CFA là gì và những lợi ích thiết thực nào khi sở hữu chứng chỉ này trong tay đang được nhiều bạn trẻ quan tâm đến trước khi quyết định theo học. Để làm rõ vấn đề này, mời bạn cùng TopCV phân tích trong bài viết dưới đây nhé!
CFA là gì? Chứng chỉ CFA là gì?
CFA là chứng chỉ chứng chỉ cao cấp và uy tín, được xem là “tiêu chuẩn vàng" trong việc đánh giá năng lực, tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của những chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực tài chính.
Chứng chỉ CFA (hay the Chartered Financial Analyst) do viện CFA cấp cho những ứng viên đã hoàn tất chương trình CFA gồm 3 level. Sở hữu chứng chỉ CFA có thể chứng minh được năng lực của bạn trong phân tích đầu tư & quản lý tài sản.
Đây là một trong những chứng chỉ phổ biến trên toàn cầu, được công nhận rộng rãi tại 165 quốc gia. Từ khi thành lập năm 1947 cho đến nay, CFA Charterholder đã có hơn 190.000 hội viên tham gia. CFA ngày càng được coi trọng và trở thành mục tiêu theo đuổi của nhiều người.

Xem thêm: Chứng chỉ Tesol là gì? Học ở đâu và hết bao nhiêu tiền?
CFA có mấy level?
Chương trình CFA cung cấp hệ thống kiến thức và kỹ năng toàn diện về lĩnh vực Tài chính - Đầu tư - Phân tích. Để hoàn thành chứng chỉ CFA, học viên cần phải vượt qua được 3 cấp độ đào tạo. Mỗi một cấp độ sẽ có những yêu cầu nhất định cần đạt được, cụ thể:
CFA level 1
Viện CFA không yêu cầu ứng viên khi tham gia cần phải chứng minh trình độ tiếng Anh đầu vào. Tuy nhiên, để có thể học tốt chương trình CFA, bạn cần có một nền tảng tiếng Anh nhất định, tương đương bằng C hoặc TOEFL 500 để có thể đọc hiểu được các tài liệu học tập và thi lấy chứng chỉ.
Ngoài ra, kiến thức cơ bản về kế toán tài chính, khả năng suy nghĩ logic cũng là một yếu tố quan trọng cần có trước khi bạn quyết định bắt đầu học CFA cấp độ 1.
Tại cấp độ 1 của chứng chỉ CFA bạn sẽ chủ yếu được giới thiệu những khái niệm và kiến thức cơ bản về lĩnh vực tài chính. Các môn học chiếm tỷ trọng cao ở cấp độ này bao gồm:
- Đạo đức và tiêu chuẩn nghề nghiệp (Ethical and Professional Standards): 15-20%
- Phân tích báo cáo tài chính (Financial Statement Analysis): 13-17%
- Cổ phiếu (Equity Investment): 10-12%
- Thu nhập cố định (Fixed Income): 10-12%
- Xác suất thống kê (Quantitative methods): 8-12%
- Kinh tế học (Economics): 8-12%
- Tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance): 8-12%
- Các sản phẩm phái sinh (Derivatives): 5-8%
- Quản lý danh mục đầu tư (Portfolio Management and Wealth Planning): 5-8%
- Đầu tư khác (Alternative Investments): 5-8%
CFA level 2
CFA level 2 là gì và học những môn gì được nhiều học viên quan tâm hơn cả. Bởi đây là level đòi hỏi bạn sẽ phải đầu tư nhiều kiến thức phức tạp và khó hơn. Trọng tâm đào tạo sẽ rơi vào mảng phân tích tài chính, cụ thể:
- Đạo đức và tiêu chuẩn nghề nghiệp (Ethical and Professional Standards): 10-15%
- Phân tích báo cáo tài chính (Financial Statement Analysis): 10-15%
- Cổ phiếu (Equity Investment): 10-15%
- Thu nhập cố định (Fixed Income): 10-15%
- Xác suất thống kê (Quantitative methods): 5-10%
- Kinh tế học (Economics): 5-10%
- Tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance): 5-10%
- Các sản phẩm phái sinh (Derivatives): 5-10%
- Quản lý danh mục đầu tư (Portfolio Management and Wealth Planning): 5-10%
- Đầu tư khác (Alternative Investments): 5-10%

CFA level 3
Kiến thức và kỹ năng của cấp độ 3 CFA chủ yếu sẽ tập trung vào mảng lên kế hoạch đầu tư và lên kế hoạch hiệu quả. Cụ thể tỷ lệ phân bổ kiến thức có trong các môn học như sau:
- Quản lý danh mục đầu tư (Portfolio Management and Wealth Planning): 35-40%
- Thu nhập cố định (Fixed Income): 15-20%
- Đạo đức và tiêu chuẩn nghề nghiệp (Ethical and Professional Standards): 10-15%
- Cổ phiếu (Equity Investment): 10-15%
- Kinh tế học (Economics): 5-10%
- Các sản phẩm phái sinh (Derivatives): 5-10%
- Đầu tư khác (Alternative Investments): 5-10%
- Xác suất thống kê (Quantitative methods): 0%
- Phân tích báo cáo tài chính (Financial Statement Analysis): 0%
- Tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance): 0%
Học chứng chỉ CFA ra làm gì?
Có đến 45% thí sinh khi đăng ký thi CFA là vì lý do nghề nghiệp như chuyển đổi công việc. CFA Charterholder thường có cơ hội nghề nghiệp mở rộng và thăng tiến trong các lĩnh vực sau:
- Kế toán, kiểm toán: Bạn có thể ứng tuyển vào các công việc kiểm toán tài chính, tư vấn thuế hoặc chuyên viên tài chính doanh nghiệp.
- Quản lý quỹ đầu tư: Học chứng chỉ CFA cung cấp cho bạn kiến thức để làm việc với vai trò quản lý các quỹ đầu tư như quỹ tài sản, quỹ hưu trí, hoặc quỹ đầu tư cá nhân.
- Ngân hàng đầu tư: Vị trí việc làm trong các phòng giao dịch, phân tích tài chính, quản lý rủi ro, và quản lý tài sản cũng rất phù hợp những người sở hữu chứng chỉ CFA.
- Quản lý rủi ro và tài chính doanh nghiệp: Bạn cũng có thể đảm nhiệm vị trí liên quan đến quản lý rủi ro tài chính, phân tích cơ cấu vốn, và quản lý tài chính cho doanh nghiệp.
- Tư vấn tài chính cá nhân: CFA cung cấp kiến thức sâu để bạn làm việc được trong mảng tư vấn, định hình chiến lược đầu tư cho các cá nhân.

Tuy nhiên, bạn cũng nên hiểu rằng CFA cũng chỉ là công cụ để đánh giá không phải là “một tấm vé thần kỳ” có thể mở cửa được tất cả các cánh cửa cơ hội. CFA Chartered có thể được một nhóm nhỏ trong lĩnh vực tài chính công nhận và đánh giá cao, chứ không phải tất cả.
Không có một chứng chỉ nào trên thế giới có thể đảm bảo chắc chắn cho bạn có được một công việc. CFA cũng chỉ giúp bạn chứng minh năng lực học tập, để có công việc bạn cần phải rèn luyện những kỹ năng khác như phỏng vấn, networking, v.vv..
Giải đáp các câu hỏi thường gặp về chứng chỉ CFA
CFA mang lại lợi ích gì? Bằng CFA dùng để làm gì?
Nếu bạn thực sự muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tài chính hoặc một số ngành có liên quan như: kế toán, kinh tế, quản lý ngân sách, chứng khoán,… thì việc đầu tư để có được một chứng chỉ uy tín, đủ khả năng công nhận và khẳng định giá trị bản thân cũng như mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai như CFA nên được cân nhắc.
Ngoài phạm vi lý thuyết hàn lâm, kiến thức CFA đào tạo còn bao gồm những kiến thức xử lý tình huống rất sát với thực tế. Nhờ vậy, đa số những học viên sau khi hoàn thành chương trình CFA đều tự tin vận dụng kiến thức được học vào giải quyết các tình hình thực tế doanh nghiệp đang mắc phải khi đi làm.
Nhờ vậy cơ hội nghề nghiệp của bạn sẽ được mở rộng hơn khi chứng minh được năng lực bản thân và có những đóng góp nhất định cho doanh nghiệp mà bạn đang cống hiến. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đều cho rằng ứng viên sở hữu chứng chỉ CFA có lợi thế cạnh tranh cao hơn so với những người còn lại. Hoặc đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định được thăng chức của nhân viên vì chúng thể hiện đủ năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn nghề nghiệp mà người làm tài chính cần có.

Đồng thời, chứng chỉ CFA còn giúp bạn tăng theo thu nhập, theo nghiên cứu mới nhất từ 300Hours về thu nhập của các học viên có CFA cho thấy rằng tổng thu nhập tăng dần sau khi hoàn thành mỗi level: tăng 28% sau khi hoàn thành level 1; tăng 34% sau khi hoàn thành level 2; tăng 53% sau khi hoàn thành level 3.
Bên cạnh đó, đây là một chứng chỉ được công nhận toàn cầu, tại trên 165 quốc gia với hơn 190.000 chuyên gia tài chính. Chỉ cần học và thi CFA một lần bạn sẽ được công nhận năng lực vĩnh viễn và có cơ mở rộng kết nối với các CFA Charterholder (người sở hữu chứng chỉ CFA) khác.
Xem thêm: Cách viết chứng chỉ vào CV
Thi CFA có khó không?
Quá trình ôn luyện CFA không hề đơn giản, nội dung mỗi kỳ thi CFA rất đa dạng và phức tạp, bao gồm nhiều lĩnh vực. Theo thống kê từ Viện CFA tỷ lệ đỗ mới nhất năm 2023 cho từng level là 37% CFA level 1; 44% CFA level 2; 47% CFA level 3.

Như vậy, để hoàn thành hết 3 level và nhận chứng chỉ CFA không hề dễ dàng, đôi khi sẽ là thách thức rất lớn đối với những bạn học hời hợt và thiếu quyết tâm. Tuy nhiên, cũng không phải là không thể đạt được khi bạn dành sự tập trung, nhiệt huyết và nỗ lực hết mình để nắm bắt được hết những khía cạnh chuyên sâu, kiến thức, kỹ năng cần đạt được.
Chính vì vậy, chứng chỉ CFA rất được đánh giá cao và được xem là một trong những bằng cấp quan trọng trong mảng tài chính và lĩnh vực phân tích đầu tư.
Tổng chi phí học CFA là bao nhiêu?
Muốn học CFA bạn sẽ cần phải trả một số các khoản phí sau:
- Phí đầu vào: Theo cập nhật mới nhất từ Viện CFA, phí đăng ký dự thi đầu vào của thí sinh là 350$ và bạn chỉ cần đóng phí mở tài khoản một lần duy nhất khi đăng ký thi CFA level 1.
- Lệ phí thi: Mỗi lần tham gia thi cho từng level bạn sẽ đóng thêm phí dự thi tương ứng. Lệ phí thi được chia làm 2 loại là phí đóng sớm (900$) và phí đóng chuẩn (1200$).
- Chi phí học ôn luyện CFA: đối với khoản phí này sẽ không có mức chuẩn vì còn phụ thuộc vào cơ sở đào tạo và hình thức học tập mà bạn chọn lựa.
Điều kiện dự thi CFA
Các kỳ thi của Chương trình CFA chỉ được thực hiện bằng tiếng Anh. Do vậy, yêu cầu bạn cần có trình độ tiếng Anh để đọc hiểu và đưa ra câu trả lời cho các tình huống tài chính phức tạp. Có hộ chiếu còn thời hạn đến ngày thi và đã đăng ký online trên trang https://www.cfainstitute.org/en/.

Ngoài ra, để có thể đăng ký tham gia chứng chỉ CFA thí sinh cần hội tụ đủ một trong các điều kiện sau:
- Hoàn thành chương trình cao đẳng/đại học hoặc tương đương.
- Sinh viên đại học có khoảng thời gian dự kiến tốt nghiệp đến khi thi CFA level 1 không quá 23 tháng và đăng ký dự thi CFA level 2 không quá 11 tháng. Nếu muốn đăng ký CFA level 3 bạn cần có bằng cử nhân hoặc tích luỹ được 4000 giờ làm việc chuyên nghiệp.
- Có ít nhất 4000 giờ làm việc hoặc/và theo học chương trình cao học (chương trình yêu cầu ít nhất 3 năm học liên tiếp và cần hoàn thành chương trình cao học trước ngày dự thi CFA level 1). Trong đó:
(1) Kinh nghiệm làm việc và thời gian học tập không có sự trùng lặp.
(2) Nếu kết hợp thời gian học tập và thời gian làm việc để đủ 4000 giờ, bạn có thể giả định chương trình bậc cao học chiếm 1000 giờ/năm.
(3) Kinh nghiệm làm việc không cần liên quan đến đầu tư tài chính, nếu thực tập hoặc nghiên cứu khoa học mà được trả lương cũng sẽ được chấp nhận.
(4) Đối với kinh nghiệm làm việc cho doanh nghiệp của bạn hoặc doanh nghiệp gia đình bạn sẽ được chấp nhận nếu đó là kinh nghiệm chuyên môn mà bạn được trả lương.
Tiêu chí để trở thành CFA Charterholder
Như vậy, để có được vị trí CFA Charterholder bạn cần đáp ứng được các điều kiện sau:
- Hoàn thành các kỳ thi CFA: CFA level 1, CFA level 2, CFA level 3.
- Đảm bảo đủ tiêu chuẩn về thời gian làm việc: Tích lũy ít nhất 4000 giờ làm việc liên quan trực tiếp đến quá trình ra quyết định đầu tư hoặc tạo ra một sản phẩm công việc nhằm cung cấp thông tin hoặc tăng thêm giá trị cho quy trình ra quyết định đầu tư.
- Gửi thư giới thiệu: Bạn cần có ít nhất 2-3 thư giới thiệu về đánh giá kinh nghiệm làm việc và tính chuyên nghiệp của bạn.
- Đăng ký để trở thành CFA Charterholder và đợi phê duyệt.

Như vậy, trên đây TopCV đã giải đáp thắc mắc về CFA là gì và đồng thời cung cấp những kiến thức tổng hợp liên quan đến chứng chỉ CFA, học CFA để làm gì, học chứng chỉ CFA ra làm gì. Hy vọng với những thông tin này, bạn đọc đã có thể hiểu thêm về chứng chỉ CFA là gì rồi và đã có thể tự đưa ra quyết định cho bản thân rằng có nên theo đuổi chứng chỉ này hay không. Bên cạnh việc học và nâng cao kiến thức chuyên môn, bạn cũng nên theo dõi thị trường việc làm, tuyển dụng để nhanh chóng ứng tuyển được vào những công việc doanh nghiệp hàng đầu với chế độ đãi ngộ hấp dẫn trên TopCV.
Xem thêm: Một số câu hỏi phỏng vấn vị trí nhân viên kế toán đáng phải lưu tâm