Nhu cầu xây dựng và nâng cấp các công trình tăng lên, nhu cầu tuyển dụng ngành kỹ thuật dân dụng - Civil Engineering càng cao. Vậy, Civil Engineering là gì? Bạn hãy cùng TopCV khám phá ngành nghề đầy hấp dẫn và tiềm năng này nhé!
Civil Engineering là gì?
Civil Engineering trong tiếng Việt gọi là Kỹ thuật Dân dụng. Ngành kỹ thuật dân dụng là việc áp dụng các nguyên tắc vật lý và khoa học vào thiết kế, xây dựng, phát triển và bảo trì tất cả các công trình nhân tạo và tự nhiên.
Các công trình đó bao gồm mọi cơ sở hạ tầng như sân bay, cầu đường, tòa nhà, kênh đập, đường ống, nhà máy điện, hệ thống nước thải, tuyến đường giao thông,...
Vậy, Civil Engineering là gì? Đây là ngành kỹ thuật dân dụng với bản chất rộng lớn vô cùng, bao quát vật lý, toán học, xây dựng, địa lý, địa chất, thủy văn, môi trường, cơ khí và nhiều hơn thế nữa. Cho đến nay, kỹ thuật dân dụng đã không ngừng phát triển và tiếp tục cải tiến.
Tính chất công việc ngành Civil Engineering là gì?
Người làm trong ngành kỹ thuật dân dụng được gọi là kỹ sư dân dụng. Họ làm công việc nghiên cứu, lập kế hoạch, lập ngân sách, quản lý dự án,... Tuy nhiên, tùy thuộc vào lĩnh vực công việc, môi trường và chuyên môn mà tính chất công việc của kỹ sư dân dụng cũng khác.
Mặc dù các kỹ sư dân dụng dành phần lớn thời gian trên công trường, nhưng họ cũng sẽ thường xuyên làm việc trong môi trường văn phòng để lập kế hoạch và kiểm tra các thủ tục. Kỹ sư dân dụng cũng nhận dự án ở khắp mọi nơi trên quốc gia của mình.
Vì thế, họ cũng có nhiều cơ hội được trải nghiệm những vùng đất mới, những nền văn hóa mới. Đồng thời, với chính kiến thức và kinh nghiệm đa dạng trau dồi được qua thời gian, các kỹ sư dân dụng cũng có nhiều cơ hội được thử sức trong nhiều loại dự án khác nhau.
Đương nhiên, bất kể ở vị trí nào, các kỹ sư dân dụng đều cần tuân thủ hợp đồng với các bên đối tác. Bởi vì bất cứ sự sai phạm, sơ suất nào trong công việc đều có thể khiến kỹ sư dân dụng vướng phải khiếu nại, hoặc thậm chí là cáo buộc hình sự.
Vì thế, để làm việc với tư cách là một kỹ sư dân dụng, bạn cần phải được đào tạo chuyên sâu và bài bản nhất có thể. Để xin việc trong ngành Civil Engineering, bạn cũng cần thi lấy nhiều loại chứng chỉ và phỏng vấn, test đầu vào rất gắt gao.
Triển vọng nghề nghiệp Civil Engineering
Kỹ thuật dân dụng phục vụ cho đời sống cộng đồng, giúp cho thế giới trở thành một nơi dễ sống và đáng sống. Họ cung cấp cho cộng đồng những tòa nhà, cầu đường, bệnh viện, sân bay, tuyến đường giao thông và nhà ở,...
Chúng ta cần họ thiết kế, xây dựng và bảo trì những cơ sở hạ tầng xung quanh chúng ta. Vì vậy, kỹ thuật dân dụng vẫn sẽ luôn giữ được giá trị quan trọng trong tương lai. Và sẽ tiếp tục phát triển để đưa ra những giải pháp thân thiện hơn với môi trường và đời sống.
Công việc dành cho kỹ sư dân dụng không bao giờ thiếu. Thậm chí yêu cầu công việc ngày càng cao và phức tạp hơn do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, hứa hẹn mang lại những vị trí công việc hấp dẫn hơn nhiều so với trước kia.
Các kỹ sư dân dụng sẽ có nhiệm vụ là tiếp tục thu thập, phát triển và sử dụng nhiều kỹ năng công nghệ hơn trước. Tích hợp càng nhiều giải pháp và cải tiến mới càng tốt. Có thể nói, nhu cầu tuyển dụng chuyên gia ngành Civil Engineering vẫn sẽ đứng top đầu trên toàn thế giới.
>>> Khám phá thêm các công việc ngành Xây dựng được cập nhật mới nhất từ TopCV!
Cơ hội việc làm ngành Civil Engineering
Kỹ thuật dân dụng có rất nhiều chuyên ngành phụ, trải rộng trên nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Do đó, ngành này cũng yêu cầu nhân sự phải biết kết hợp nhiều chuyên môn cùng lúc để hoàn thành tốt công việc của mình.
Cơ hội việc làm ngành kỹ thuật dân dụng là rất rộng mở và tiềm năng. Chỉ cần bạn có được kỹ năng, kinh nghiệm làm việc thực tiễn, chuyên sâu, thì tương lai nghề nghiệp của bạn sẽ rực rỡ nhường nào! Vậy, các chuyên ngành con của Civil Engineering là gì?
Sau đây là giới thiệu sơ lược các vị trí và chuyên môn thuộc ngành kỹ thuật dân dụng mà bạn có thể chọn lựa:
Kỹ thuật xây dựng tổng hợp
Chuyên ngành kỹ thuật này thường được áp dụng khi chuyển đổi một diện tích đất từ mục đích sử dụng này sang mục đích sử dụng khác. Các kỹ sư dân dụng sẽ làm công việc thăm dò địa điểm, khảo sát, họp bàn với các bên liên quan, lập kế hoạch và phát triển xây dựng.
Đồng thời, họ cũng cần đánh giá các tác động tiềm ẩn của công trình đối với con người và môi trường xung quanh. Có thể thấy, phân loại đầu việc đối với kỹ sư làm trong chuyên ngành này là khá đa dạng và chi tiết. Dĩ nhiên, vì đó là chuyên ngành tổng hợp mà!
Kỹ thuật biển
Nhánh kỹ thuật dân dụng này liên quan đến việc quản lý các khu vực ven biển, bao gồm cả bảo vệ chống lũ lụt và xói mòn bờ biển. Kỹ sư dân dụng làm chuyên ngành này làm việc nghiên cứu, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và quản lý các công trình ngoài biển.
Kỹ thuật biển là một ngành nghề còn chút mới mẻ hơn so với các ngành khác, nên đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao. Nếu chọn chuyên ngành này, bạn sẽ trở thành kỹ sư ngành kỹ thuật công trình biển, hoặc công tác tạo các viện, sở, cục, bộ.
Kỹ thuật xây dựng
Các kỹ sư xây dựng tham gia vào việc lập kế hoạch, vận chuyển và sử dụng vật liệu xây dựng, sử dụng kiến thức về môi trường, địa kỹ thuật, thủy lực và kỹ thuật kết cấu. Không chỉ xuất hiện ngoài công trường, kỹ sư xây dựng còn cần làm nhiều công việc văn phòng.
Nếu chọn chuyên ngành này, bạn sẽ cần làm rất nhiều công việc liên quan đến soạn thảo hợp đồng, hậu cần và giám sát nguồn cung cấp để tạo ra các kế hoạch tối ưu để các chủ thầu, nhà quản lý xây dựng có thể áp dụng.
Kỹ thuật môi trường
Chuyên ngành kỹ thuật môi trường bao gồm quản lý chất thải nguy hại và bảo vệ môi trường khỏi chất thải hóa học, sinh học và nhiệt, tái chế và làm sạch không khí, đất và nước. Các kỹ sư môi trường cũng đánh giá thực trạng môi trường và đưa ra đề xuất.
Nếu quyết định học và làm ở chuyên ngành này, bạn có thể đảm nhiệm vai trò là một chuyên viên môi trường ở các công ty về môi trường. Hoặc bạn sẽ công tác tại các bộ, sở, viện, phòng tài nguyên và môi trường, trung tâm phân tích, quan trắc môi trường.
Kỹ thuật pháp y
Các kỹ sư pháp y sẽ tham gia vào quá trình pháp lý, điều tra sự cố của vật liệu, sản phẩm, máy móc, kết cấu hoặc các bộ phận dẫn đến thương tích cá nhân hoặc thiệt hại tài sản. Cuối cùng là đưa ra giải pháp cải thiện các quy trình, giải quyết các khiếu nại về sở hữu trí tuệ.
Nếu chọn ngành này, bạn có khả năng làm việc với tư cách nghiên cứu viên khoa học pháp y, công tác tại các viện, sở. Hoặc chuyên sâu hơn nữa có thể làm bác sĩ pháp y, trở thành người đào tạo kỹ thuật pháp y tại các trung tâm, học viện.
Địa kỹ thuật
Bạn sẽ điều tra các điều kiện đất đá để hỗ trợ tạo dựng các cấu trúc, nền móng và tường chắn cho công trình. Bạn sẽ nghiên cứu cực sâu về đất, hiểu được độ lún, trượt,... để triển khai dự án sao cho an toàn nhất.
Ở một góc độ nào đó, có thể hiểu địa kỹ thuật là giao thoa của kỹ sư địa chất công trình và kỹ sư xây dựng. Vì thế, nếu chọn chuyên ngành này, bạn sẽ được tham gia tất cả các công trình được làm trên nền đất.
Ngoài các chuyên ngành cơ bản kể trên, Civil Engineering còn bao gồm nhiều lĩnh vực nhỏ khác, mang đến cho bạn cơ hội việc làm hấp dẫn. Điển hình là kỹ thuật thủy lợi, kỹ thuật vật liệu, kỹ thuật kết cấu, cơ khí giao thông, kỹ thuật đô thị, hệ thống công trình dân dụng,...
Tìm hiểu thêm: Tuyển tập những câu hỏi phỏng vấn nhân viên kỹ thuật thường gặp nhất
Điều kiện để làm trong ngành Civil Engineering là gì?
Hầu hết các kỹ sư dân dụng muốn vào việc được phải học để lấy bằng trong vòng 3-5 năm. Bạn phải trở thành cử nhân kỹ thuật hoặc cử nhân công nghệ trước, nhằm xây dựng nền tảng vật lý và toán học vững chắc.
Sau đó, qua các vị trí công việc thấp nhất như thực tập sinh, thợ học nghề,... đi dần lên, bạn mới có kinh nghiệm thiết kế, lập kế hoạch và quản lý dự án. Khi đã thạo nghề và có sự gắn bó đủ lâu, bạn sẽ có thể đi đến cấp cao nhất là có đủ khả năng giảng dạy ngành kỹ thuật này.
Nhìn chung, để trở thành một kỹ sư dân dụng, bạn cần có sự hiểu biết cơ bản về các nguyên tắc trước. Sau đó, bạn có thể chuyển hướng chuyên sâu về một hoặc nhiều phân ngành kỹ thuật dân dụng.
Bằng cử nhân đại học thường được coi là bằng cấp cơ bản để bạn bắt đầu làm việc. Nhưng để mau chóng thăng tiến và thử sức mình với những dự án lớn hơn, hấp dẫn hơn, nhiều người đã chọn học chuyên sâu với các bằng cấp sau đại học như chuyên gia, thạc sĩ, tiến sĩ,...
Nếu như bạn đang phân vân về ngành học, thì có thể dựa trên mô tả công việc sơ lược các chuyên ngành nhỏ bên trên để chọn ra ngành nghề phù hợp nhất với mình và theo đuổi ngay trên ghế nhà trường. Còn nếu bạn đã có nền tảng kỹ thuật rồi, bây giờ muốn thử sức ở mảng dân dụng thì có thể bắt đầu tạo CV và ứng tuyển việc làm kỹ thuật dân dụng yêu cầu ít kinh nghiệm nhất được đăng tải tại TopCV.
Với những tin tuyển dụng kỹ thuật dân dụng thuộc vô vàn chuyên ngành nhỏ khác nhau, đăng tải bởi nhiều doanh nghiệp uy tín trên khắp cả nước cùng mức lương hấp dẫn, TopCV sẽ dẫn lối bạn đến với con đường phát triển sự nghiệp bền vững. Không còn thắc mắc Civil Engineering là gì, cần gì và cơ hội việc làm ra sao. Giờ là lúc để bạn thử thách bản thân ngay với những công việc thực tiễn mà TopCV cung cấp đấy!