Copyright chắc hẳn đã quá quen thuộc đối những ai hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo như nhà văn, nhạc sĩ, thiết kế, v.vv.. Tuy nhiên, thuật ngữ này còn khá xa lạ đối với nhiều người. Vậy copyright là gì? Hãy cùng TopCV tìm hiểu về copyright trong bài viết dưới đây.
Copyright là gì?
Copyright (hay bản quyền) là hình thức bảo vệ pháp lý cho các tác phẩm sáng tạo. Hiểu theo cách khác, copyright giống như quyền sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ các tác phẩm gốc và quyền tác giả của tác phẩm. Copyright được áp dụng cho các tác phẩm như: sách, bài hát, phim, tranh ảnh, phần mềm, v.vv..
Khi một tác phẩm được bảo vệ bởi copyright, tác giả của tác phẩm có quyền kiểm soát quá trình sao chép tác phẩm gốc, biểu diễn hoặc sử dụng làm tiền đề cho một tác phẩm mới. Đồng thời, tác giả có thể sử dụng hoặc kinh doanh tác phẩm để thu lợi nhuận.
Khi tác phẩm được đăng ký bản quyền thì thời hạn tối thiểu bảo vệ quyền tác giả là suốt cuộc đời tác giả và năm 50 năm sau khi tác giả qua đời (theo Công ước Berne). Sau khi thời gian bảo hộ quyền tác giả kết thúc thì tác phẩm đó sẽ trở thành tài sản của công chúng.
Copyright có ký tự là ©
>>> Xem thêm: CopyWriter là gì? Bạn có đang hiểu sai về Content Writer?
Quyền tác giả bao gồm những quyền nào?
Theo Điều 22 và 23 của Bộ Luật Dân sự 2005, Nghị định 100/NĐ-CP/2006 của Chính phủ và Luật sở hữu trí tuệ. Quyền tác giả bao gồm 2 quyền sau đây:
Quyền nhân thân:
- Đặt tên cho tác phẩm, không áp dụng với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được xướng tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ toàn vẹn của tác phẩm, người khác không được sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào, chỉ trừ trường hợp có thỏa thuận của tác giả;
- Đối với tác phẩm là chương trình máy tính, tác giả và nhà đầu tư sản xuất có thể thỏa thuận về việc đặt tên và phát triển chương trình.
Quyền tài sản:
- Làm tác phẩm phái sinh.
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn một cách trực tiếp để công chúng có thể tiếp cận tác phẩm.
- Chủ sở hữu quyền tác giả có quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện sao chép tác phẩm bằng nhiều phương tiện, hình thức khác nhau.
- Phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng với mục đích bán, cho thuê hoặc chuyển nhượng. Đối với tác phẩm tạo hình và tác phẩm nhiếp ảnh thì quyền phân phối còn bao gồm trưng bày và triển lãm trước công chúng.
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác nhằm mục đích giúp công chúng tiếp cận tác phẩm ở bất kỳ địa điểm và thời gian mà họ muốn xem.
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính có thời hạn.
>>> Xem thêm: Đâu là các loại hình Content Marketing phổ biến? Khám phá ngay!
Những đối tượng được áp dụng và không được áp dụng Copyright
Copyright được áp dụng cho những đối tượng nào?
Copyright được áp dụng cho nhiều loại hình tác phẩm khác nhau, từ chữ viết, âm thanh cho đến hình ảnh. Dưới đây là những đối tượng đang được bảo hộ bởi quyền tác giả:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự;
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm điện ảnh;
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
- Tác phẩm nhiếp ảnh;
- Tác phẩm kiến trúc;
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ có liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc.
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
- Chương trình máy tính.
- Tác phẩm phái sinh (tuyệt đối không làm phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm phái sinh).
>>> Xem thêm: Graphic Designer là gì? Học gì để trở thành Graphic Designer
Các đối tượng không được áp dụng copyright
Mặc dù copyright được sử dụng với mục đích bảo vệ bản quyền cho các tác phẩm. Nhưng thực tế vẫn có một số đối tượng không thuộc phạm vi của quyền bảo hộ tác giả, gồm:
- Tin tức thời sự như các thông tin báo chí ngắn hằng ngày. Bởi vì đối tượng này chỉ mang tính chất đưa tin, không có tính sáng tạo.
- Các văn bản hành chính như: văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản thuộc lĩnh vực tư pháp, v.vv.. Bởi vì các loại văn bản này thuộc quyền quản lý của nhà được, có phạm vi tác động trên toàn bộ lãnh thổ và cần được phổ biến rộng rãi để mọi người biết đến.
- Các đối tượng như: khái niệm, nguyên lý, số liệu, quy trình, v.vv.. vì những đối tượng này mang tính chất cung cấp thông tin, cần được phổ biến rộng rãi để nhiều người biết đến.
>>> Xem thêm: Copywriter và Content Writer: Bạn có phân biệt được sự khác nhau giữa hai nghề nghiệp này?
Điều kiện để tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Một tác phẩm muốn được bảo hộ quyền tác giả thì chính tác phẩm và tác giả phải đáp ứng các điều kiện sau đây.
Về tác phẩm
Tác phẩm là kết quả của hoạt động sáng tạo
Một tác phẩm được nhiều người đón nhận và sống mãi với thời gian phải chứa những nội dung mang giá trị tinh thần, phong phú và chất lượng. Khi tác phẩm đạt được điều này thì đây chính là kết quả của quá trình tìm hiểu, suy nghĩ và sáng tạo của tác giả. Hơn hết, tác phẩm phải do chính tác giả sáng tạo, không được sao chép từ tác phẩm của người khác.
Tác phẩm phải được thể hiện ở một hình thức vật chất nhất định
Tác phẩm chỉ được bảo hộ quyền tác giả khi thể hiện ở một hình thức vật chất nhất định. Bởi vì các ý tưởng sáng tạo nếu chỉ tồn tại trong tâm trí tác giả, chưa được thể hiện ra bên ngoài sẽ không có cơ sở thừa nhận và bảo hộ.
Đồng thời, các tác phẩm trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học chỉ có ý nghĩa khi được công chúng biết đến. Do đó, tác phẩm cần được thể hiện ra bên ngoài thông qua hình thức nhất định để người khác có thể nhận biết.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không giới hạn về hình thức vật chất thể hiện tác phẩm. Do đó, tác phẩm được thể hiện thông qua các hình thức như: sách, báo, trang tin điện tử hoặc các vật liệu khác.
Tác phẩm phải thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học
Tác phẩm muốn được công nhận quyền tác giả phải thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học. Bởi vì tác phẩm chính là thành quả của quá trình lao động. Các tác phẩm chứa đựng những nội dung tạo ra giá trị tinh thần cho xã hội và được pháp luật ghi nhận.
>>> Xem thêm: Content Marketing là gì? Khám phá mức lương Content Marketing mới nhất 2023
Về tác giả
Tác phẩm muốn đăng ký quyền bảo hộ tác giả thì tác giả phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tác giả phải là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và cũng là chủ sở hữu quyền tác giả.
- Tác giả có thể là tổ chức hoặc cá nhân Việt Năm hoặc nước ngoài và có tác phẩm được công bố đầu tiên tại Việt Nam, chưa công bố ở bất kỳ quốc gia nào.
- Tác giả là tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài có tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam trong vòng 30 ngày kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên tại nước khác.
- Tác giả là tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác mà Việt Nam là thành viên.
Những câu hỏi thường gặp về Copyright
Phạm vi bảo hộ của Copyright là gì?
Phạm vi bảo hộ của Copyright được áp dụng cho các tác phẩm mang tính sáng tạo, trí tuệ, nghệ thuật như: các tác phẩm văn học, bài thơ, lời bài hát, hình ảnh, tranh vẽ, phim điện ảnh, chương trình truyền hình, phần mềm máy tính, v.vv..
Tuy nhiên, Copyright chỉ được áp dụng trên những tác phẩm đã được thể hiện ở một hình thức vật chất nhất định như: sách, báo, trang tin điện tử hoặc các vật liệu khác. Điều này đồng nghĩa Copyright không áp dụng cho các ý tưởng hoặc thông tin cá nhân của tác giả.
Làm sao để sử dụng tác phẩm được bảo hộ Copyright?
Copyright là quyền tác giả của tác phẩm gốc. Như vậy, nếu muốn sử dụng các tác phẩm có gắn Copyright, bạn cần phải xin phép tác giả và được họ cho phép sử dụng. Ngoài ra, bạn có được ủy quyền của tác giả mới được thực hiện những điều sau đây:
- Sao chép hoặc nhân bản tác phẩm nghệ thuật gốc như một bản sao digital.
- Sáng tạo một tác phẩm hoàn toàn mới dựa trên một phần của tác phẩm gốc.
- Cấp phép thương mại hoặc nhượng quyền kinh doanh tác phẩm cho bản sao của tác phẩm gốc.
- Cho phép hiển thị tác phẩm dù không mang mục đích thương mại.
Vi phạm luật bản quyền bị phạt bao nhiêu?
Ngoài khái niệm Copyright là gì, bạn cần hiểu rõ các quy định về mức phạt trong luật bản quyền. Theo Nghị định số 131/2013/NĐ-CP của Luật Bản quyền, người vi phạm quyền tác giả sẽ bị xử phạt như sau:
- Đối với hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm: Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng nếu người sử dụng tác phẩm không nêu hoặc nêu không đúng tên thật, bút danh của tác giả, tác phẩm trên các bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng.
- Đối với hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm: Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm và từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây ảnh hưởng xấu đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Đối với hành vi xâm hại quyền công bố tác phẩm: Phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng đối với hành vi tự ý công bố tác phẩm mà không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Đối với hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh: Phạt tiền từ 5.000.000 -10.000.000 đồng đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh dựa trên tác phẩm gốc nhưng chưa được sự cho phép của chủ quyền sở hữu tác giả.
Copyright là quyền tác giả, giúp tác giả bảo vệ tác phẩm do họ sáng tạo ra trước các hành vi vi phạm bản quyền. Hiểu rõ về copyright sẽ giúp những người đang theo đuổi công việc liên quan đến sáng tạo nội dung, nghệ thuật, thiết kế,.... nắm được những thông tin cần thiết để bảo vệ bản quyền tác phẩm của mình. Hy vọng những kiến thức trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc Copyright là gì, điều kiện để đăng ký bản quyền cho tác phẩm.
Ngoài ra, bạn hãy thường xuyên truy cập TopCV để cập nhật thêm nhiều thông tin, kiến thức hữu ích về nghề nghiệp nhé. TopCV sẽ kết nối bạn đến các nhà tuyển dụng tiềm năng nhất, giúp bạn có thể chạm tay tới việc làm mơ ước.
>> > Tạo CV chuẩn, độc, lạ để ứng tuyển vào những tin tuyển dụng việc làm hấp dẫn