Engineering là ngành kỹ thuật, ứng dụng khoa học vào giải quyết các vấn đề của thế giới thực. Cụ thể ngành Engineering là gì, bao gồm các lĩnh vực nào, cơ hội việc làm ra sao? Bạn hãy cùng TopCV khám phá qua bài viết sau nhé!
Engineering là gì?
Engineering gọi là ngành kỹ thuật, là một ngành nghề rất lớn bao quát mọi lĩnh vực khoa học, kinh tế và xã hội. Kỹ thuật làm nên mọi thứ, từ màng tế bào đến cấu trúc xây dựng, bộ phận nhân tạo để cải thiện hiệu suất động cơ, vận tải và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.
Mặc dù ngành kỹ thuật khởi nguồn từ khi chiếc bánh xe đầu tiên được phát minh (và nhiều hơn thế), nhưng bản thân thuật ngữ này đã xuất hiện từ thế kỷ 14. Engine'er - thợ máy, trước kia là người chế tạo ra các động cơ quân sự cho Hoa Kỳ.
Về sau này, ngành kỹ thuật đã phát triển vượt ra ngoài các ứng dụng quân sự và được áp dụng rộng rãi vào các cấu trúc dân sự, như cầu đường, tòa nhà, máy móc, vật liệu. Vậy, Engineering là gì? Nói ngắn gọn, đó là ngành kỹ thuật bao quát mọi lĩnh vực đời sống.
Nhân sự ngành kỹ thuật làm gì?
Nhân sự ngành kỹ thuật hay chính là kỹ sư - Engineer, tham gia vào việc thiết kế, đánh giá, phát triển, thử nghiệm. Thêm vào đó là sửa đổi, kiểm tra và bảo trì nhiều loại sản phẩm, cấu trúc và hệ thống. Họ làm hết tất cả mọi thứ liên quan đến khâu sản xuất và vận hành.
Công việc của họ phân chia ra rất nhiều khâu, từ đề xuất vật liệu, quy trình, giám sát quy trình sản xuất và xây dựng, tiến hành phân tích và điều tra lỗi, cung cấp dịch vụ tư vấn và giảng dạy kỹ thuật cho sinh viên, học viên.
Tuy nhiên, ngành kỹ thuật là vô cùng bao la, rộng lớn. Muốn biết chi tiết công việc của một kỹ sư, cần phải xem chuyên ngành của họ là gì, lĩnh vực mà họ tham gia là gì, họ làm vị trí gì và đảm nhiệm vai trò gì.
Tìm hiểu thêm: Kỹ sư là gì? Một số việc làm kỹ sư HOT hiện nay
Những chuyên ngành thuộc ngành Engineering
Các chuyên ngành thuộc Engineering là gì? Có rất nhiều chuyên ngành kỹ thuật được phân chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, kỹ sư làm việc trong ngành dầu khí thì gọi là kỹ sư dầu khí. Người làm về các ứng dụng trong nông nghiệp thì gọi là kỹ sư nông nghiệp.
Trong khi có một số lĩnh vực kỹ thuật truyền thống, chẳng hạn như kỹ thuật cơ khí và dân dụng. Thì còn nhiều lĩnh vực kỹ thuật mới đòi hỏi kiến thức kết hợp của các chuyên ngành khác nhau. Ví dụ, một kỹ sư hàng không vũ trụ cần hiểu cả các khía cạnh của kỹ thuật điện và máy tính.
Những loại kỹ thuật này được gọi là kỹ thuật liên ngành, bao gồm kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật âm thanh, hàng không vũ trụ, ô tô, máy tính, dệt may, địa chất, kỹ thuật hạt nhân,... Tuy nhiên, dưới đây TopCV sẽ chỉ đề cập đến những lĩnh vực kỹ thuật truyền thống phổ biến hơn.
Mechanical Engineering - Kỹ thuật cơ khí
Các kỹ sư cơ khí sẽ tham gia vào việc thiết kế, sản xuất, kiểm tra, bảo trì máy móc, thiết bị và các linh kiện như phương tiện, động cơ, tua-bin, người máy, máy móc xây dựng, máy móc nông nghiệp, các loại công cụ và thiết bị phục vụ đời sống.
Kỹ thuật cơ khí cũng bao gồm quản lý các hệ thống điều khiển và công cụ để đo lường hiệu suất và tình trạng của máy móc. Đây cũng là một trong những chuyên ngành kỹ thuật phổ biến nhất tại Việt Nam, luôn cần những nhân sự có chuyên môn và kinh nghiệm chuyên sâu.
Tìm hiểu thêm: Kỹ sư cơ khí là gì? Cơ hội nghề nghiệp của ngành cơ khí
Civil Engineering - Kỹ thuật dân dụng
Các kỹ sư dân dụng tham gia vào việc thiết kế, xây dựng, bảo trì và kiểm tra các dự án cơ sở hạ tầng dân dụng lớn, bao gồm đường bộ, đường sắt, cầu đường... Họ sẽ làm việc trên các dự án công cộng và tư nhân khác nhau.
Kỹ sư dân dụng thường làm việc trong các lĩnh vực như kỹ thuật môi trường, kỹ thuật kết cấu và cả khảo sát. Như đã đề cập ngay từ đầu, kỹ thuật dân dụng đã được tạo ra để phân biệt với kỹ thuật quân sự, khởi đầu của thuật ngữ Engineering.
Chemical Engineering - Kỹ thuật hóa học
Các kỹ sư hóa học sử dụng các nguyên tắc vật lý, hóa học, sinh học và kỹ thuật để thiết kế thiết bị, hệ thống và quy trình tinh chế nguyên liệu thô. Từ đó có thể trộn, pha chế và xử lý hóa chất cho nhiều loại sản phẩm hóa học, dược phẩm.
Thông thường, các kỹ sư hóa học tham gia vào các quy trình từ lọc dầu đến lên men và sản xuất các phân tử sinh học. Ở Việt Nam, các kỹ sư hóa học chủ yếu làm việc ở các viện nghiên cứu không ít có khả năng nhiễm độc và ít gặp nguy hiểm cho sức khỏe.
Electrical Engineering - Kỹ thuật điện
Các kỹ sư điện làm công việc thiết kế, thử nghiệm, sản xuất, xây dựng, điều khiển, giám và kiểm tra các thiết bị, linh kiện, máy móc và hệ thống điện và điện tử. Các phạm vi kích thước này từ các vi mạch nhỏ nhất đến các hệ thống truyền tải và phát điện lớn.
Nhân sự chuyên ngành kỹ thuật điện phải kiểm soát kỹ thuật phát sóng đến thiết bị điện tử, hệ thống máy tính, viễn thông,... Vì thế, vai trò của họ trong đời sống là vô cùng quan trọng. Họ dường như góp phần vào vận hành thế giới khi kiểm soát nguồn điện thường trực.
Tìm hiểu thêm: Kỹ sư điện là gì? Tìm hiểu công việc và mức lương của kỹ sư điện
Biomedical Engineering - Kỹ thuật y sinh
Công việc ngành Biomedical Engineering là gì? Các kỹ sư y sinh sẽ thiết kế hệ thống, thiết bị và dụng cụ để sử dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và y học sau khi làm việc với các chuyên gia y tế như bác sĩ, nhà trị liệu và nhà nghiên cứu.
Đây cũng là một lĩnh vực rất nổi bật, thu hút nhiều sự quan tâm và đầu tư trên thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Kỹ thuật y sinh rất chuyên sâu với nền tảng kiến thức sinh học, hóa học, vi sinh vật và cả kỹ thuật.
Marine Engineering - Kỹ thuật hàng hải
Kỹ thuật hàng hải có liên quan đến bất kỳ nhiệm vụ kỹ thuật nào trên hoặc gần các biển và đại dương. Công việc của kỹ sư hàng hải bao gồm thiết kế và phát triển cho tàu biển, tàu ngầm, giàn khoan dầu, trên tàu, bến cảng, nhà máy,...
Lĩnh vực kỹ thuật chuyên biệt này cần kết hợp các loại kỹ thuật khác, bao gồm kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, kỹ thuật dân dụng và lập trình. Vì thế, công việc của kỹ thuật hàng hải sẽ khá là phức tạp và yêu cầu chuyên môn sâu.
Cơ hội nghề nghiệp ngành Engineering
Ngoài các chuyên ngành kỹ thuật kể trên, khối ngành Engineering còn chia thành rất nhiều lĩnh vực nhỏ bên trong nữa. Và với sự phủ rộng trên mọi mặt đời sống, ngành kỹ thuật yêu cầu lực lượng lao động tốt cả về chất và lượng.
Trên thực tế, có nhiều dự báo nói rằng nhu cầu tuyển dụng kỹ sư sẽ còn tiếp tục tăng lên. Bởi vì khi các nền công nghiệp tiếp tục phát triển, đặc biệt là công nghệ, thì các kỹ sư vẫn luôn là yếu tố quan trọng nhất để giải quyết các vấn đề và mang lại những sự đổi mới cho xã hội.
Không riêng gì Việt Nam mà dù ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, nhu cầu tuyển dụng ngành Engineering vẫn luôn rất cao. Yêu cầu về công việc cũng phức tạp hơn do trong thời đại mới, nhân sự luôn cần thể hiện kỹ năng multitasking - làm việc đa nhiệm của mình.
Liệu các kỹ sư có bị thay thế bởi robot/AI?
Chắc hẳn mọi người đều lo ngại về trí tuệ nhân tạo và hệ thống các robot. Khi mà chúng gây ra nguy cơ tự động hóa công việc rất lớn, kéo dài trong nhiều năm tới và sẽ làm giảm nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành kỹ thuật.
Tuy nhiên, nhìn vào mặt tích cực, sự gia tăng của robot/AI thực sự mang lại nhiều tác động tích cực. Các tác vụ thông thường và đơn giản thì có thể dễ dàng được tự động hóa. Thế nhưng, những vai trò phức tạp và nhiều sắc thái hơn thì không thể thiếu bàn tay con người.
Rõ ràng những tiến bộ về công nghệ lại tạo ra nhiều việc làm mới, bao gồm cả việc nghiên cứu và bảo trì chính những hệ thống mà mọi người lo sợ sẽ bị chúng thay thế. Như vậy, các kỹ sư không thể nào bị thay thế bởi robot/AI, miễn sao họ luôn luôn đổi mới chính mình.
Mặc dù robot đảm nhận những tác vụ đơn giản, nhưng điều đó có nghĩa là các kỹ sư có nhiều thời gian để làm những công việc hấp dẫn hơn. Chẳng hạn như thiết kế, R&D và những vai trò yêu cầu phải giao tiếp với người khác.
Tương lai nào cho các kỹ sư ngành kỹ thuật?
Rất khó có thể dự đoán tương lai của ngành Engineering là gì, kỹ thuật sẽ đi về đâu. Nhưng nhiều kỹ năng cần thiết của kỹ sư ngày nay vẫn sẽ phù hợp trong tương lai. Chẳng hạn như kỹ năng phân tích, sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, sự nhanh nhẹn và sự cầu tiến.
Khi công nghệ tiếp tục phát triển và tự động hóa gia tăng, các kỹ sư sẽ phải làm việc với công nghệ và điện tử liên tục. Các kỹ sư tương lai cần có kỹ năng sử dụng các thiết bị thông minh và biết tiếp cận Internet để học hỏi và phục vụ công việc cho mình.
Các kỹ sư làm việc tại địa điểm nguy hiểm cũng có thể được giám sát từ xa bằng các thiết bị kiểm tra định vị để bảo đảm an toàn lao động. Đồng thời, tự động hóa gia tăng cũng giúp kỹ thuật trở nên hợp lý hơn khi các quy trình được tinh gọn, đạt hiệu quả cao hơn.
Nhu cầu tuyển dụng ngành kỹ thuật
Các công việc mang tính kỹ thuật có xu hướng tăng nhu cầu tuyển dụng do ngày càng có nhiều dự án đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của xã hội. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu của từng địa phương, một số ngành kỹ thuật nhất định sẽ nổi bật hơn các ngành khác.
Và ngày nay, nhu cầu tuyển dụng ngành Engineering đã phủ rộng khắp mọi miền tổ quốc. Không chỉ tập trung ở những thành phố lớn và các tỉnh thành đầu mối. Bất cứ nơi nào có khu công nghiệp, doanh nghiệp thì đều cần lực lượng lớn kỹ sư có tay nghề và chuyên môn cao.
Cho dù đó là hệ thống giao thông cần được cải thiện, công nghệ y tế cần các thiết bị tốt hơn, quốc gia cần các nguồn năng lượng sạch hơn, nâng cao mức sống cho người dân,... thì kỹ thuật luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi cuộc sống theo hướng tốt hơn.
Không chỉ triển vọng việc làm tốt, an toàn hơn, mức lương trung bình cao hơn, kỹ sư là một nghề nghiệp tốt và mang lại cho bạn vô vàn cơ hội làm việc. Bạn có cơ hội sử dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của mình để tạo ra sự khác biệt cho cộng đồng.
Bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết giúp bạn Engineering là gì, cơ hội nghề nghiệp và nhu cầu tuyển dụng ngành kỹ thuật tại Việt Nam hiện nay. Bạn có thể tìm kiếm các việc làm ngành kỹ thuật ở mọi lĩnh vực, mọi cấp bậc tại website tuyển dụng TopCV.vn. Chọn lựa job phù hợp nhất với kinh nghiệm, kỹ năng của mình và đáp ứng được mong muốn về mức lương để khởi đầu sự nghiệp một cách thuận lợi nhé!