Mất việc chưa bao giờ là tin tức đáng mừng mà là một trải nghiệm đau buồn và hụt hẫng. Layoff là thuật ngữ chỉ tình trạng đó. Cụ thể, Layoff là gì, ảnh hưởng gì đến thị trường việc làm và làm sao để vượt qua? Cùng TopCV tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Layoff là gì?
Layoff là gì? Layoff nghĩa là sa thải. Đây là thuật ngữ chỉ hành động đình chỉ, buộc người lao động thôi việc tạm thời hoặc vĩnh viễn vì những lý do ngoài hiệu suất lao động. Layoff được sử dụng nhiều nhất vào những thời kỳ khủng hoảng kinh tế, hoặc các doanh nghiệp phải tái cấu trúc.
Trước đây, Layoff thường đi kèm với Temporary (tạm thời), có nghĩa công ty chỉ cho nhân viên nghỉ tạm thời. Nguyên nhân do hết nhu cầu, khủng hoảng, không còn khả năng trả lương hoặc tái cấu trúc. Sau đó khi doanh nghiệp có nhu cầu thì nhân viên lại quay lại làm việc.
Dù vậy, sau những năm đại dịch vừa qua, thuật ngữ Layoff được biết đến nhiều hơn với ý nghĩa sa thải, buộc nhân viên thôi việc, chấm dứt hợp đồng với nhân viên. Đây được coi là giải pháp cuối cùng khi mà doanh nghiệp không còn kiểm soát được tình hình nữa.
Thị trường việc làm năm 2023 trong làn sóng Layoff
Sau tác động của Covid-19, tình hình kinh tế thế giới chao đảo, đặt ra những thách thức, khó khăn cho các doanh nghiệp trên toàn cầu. Thị trường lao động theo đó phải chịu vô vàn rủi ro.
Thị trường việc làm thế giới
Nhiều ông lớn buộc phải sa thải nhân viên hàng loạt, đứng bên bờ vực phá sản vì phải đối mặt với mức lạm phát quá cao. Theo dữ liệu từ Layoffs.fyi, chỉ trong vài tuần đầu năm 2023, đã có hơn 75.000 nhân viên làm lĩnh vực công nghệ trên toàn cầu bị sa thải. Trong đó:
- Meta sa thải 11.000 nhân lực, tương đương 13% tổng số nhân viên
- Twitter, Google cắt giảm 12.000 việc làm trên toàn cầu
- Amazon cắt giảm hơn 18.000 việc làm, vượt quá dự kiến
Và nhiều gã khổng lồ khác như Shopee, Netflix, Snapchat, Microsoft, v.vv.. cũng đã phải chịu tác động từ Covid-19 và lạm phát tăng cao. Chưa kể là chiến tranh Nga - Ukraine, sự biến đổi giá dầu, thị trường chứng khoán bất ổn cũng khiến tình trạng thị trường lao động trở nên tồi tệ.
Thị trường việc làm Việt Nam
Trước diễn biến của làn sóng sa thải nhân sự hàng loạt trên toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng khó lòng tránh khỏi “cơn địa chấn”. Nhiều công ty ở Việt Nam cũng phải cắt giảm nhân sự, sa thải hàng loạt nhân viên để bảo toàn vốn đầu tư.
Dù vậy, tình trạng Layoff ở Việt Nam chỉ căng thẳng trong thời kỳ Covid. Trong năm 2023, tình hình thị trường lao động lại có vẻ khả quan hơn, đối lập với tình trạng khốn đốn của các doanh nghiệp lớn trên thế giới.
Bị Layoff có hoàn toàn bi quan?
Theo Thesaigontimes, chính tình trạng sa thải hàng loạt trên thế giới lại mở ra cơ hội cho người lao động Việt Nam. Bởi các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tuyển dụng nhân sự Việt với số lượng lớn. Điển hình là trong lĩnh vực công nghệ thông tin:
- Ngày làm việc đầu tiên của 2023, Tập đoàn FPT đã đón chào nhân viên thú 60.000, tăng thêm hàng ngàn nhân sự so với năm trước đó.
- Tập đoàn công nghệ CMC dự kiến tuyển thêm 300 nhân sự vào cuối tháng 3/2023.
- Samsung khánh thành trung tâm R&D, tuyển thêm hàng ngàn kỹ sư tại Việt Nam để tạo ra "cứ điểm" nghiên cứu, sản xuất hàng đầu của mình.
Tìm hiểu thêm: Chia sẻ cẩm nang xin việc ngành Công nghệ thông tin - IT 2023
Hàng loạt doanh nghiệp nước ngoài đang tích cực đầu tư vào Việt Nam, đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao với số lượng lớn. Ở phương diện của họ mà nói, tuyển nhân sự ở Việt Nam sẽ giúp họ tiết kiệm chi phí đáng kể so với thuê nhân sự làm việc trong nước.
Và như đã nói, nguồn gốc của Layoff không phải do vấn đề hiệu suất lao động. Nguồn gốc của việc sa thải là vấn đề kinh doanh nội bộ như tuyển dụng quá nhiều dẫn đến dư thừa nhân sự, có quá nhiều người cùng làm một công việc, lợi nhuận hàng năm không phù hợp.
Như vậy, cho dù bạn có không may nằm trong diện bị sa thải, thì vẫn có thể chuyển biến tình hình, biến trở ngại thành cơ hội!
Cánh cửa này đóng lại thì có cánh cổng khác mở ra. Với nhu cầu tuyển dụng nhân sự có chuyên môn cao như hiện nay, thì chỉ cần bạn đủ giỏi, chắc hẳn sẽ có nơi chiêu mộ. Trên các chuyên trang tuyển dụng uy tín như TopCV, bạn sẽ dễ dàng tìm được một công việc phù hợp.
Đồng thời, với xu hướng làm việc online, remote, freelance được xây dựng từ trong thời đại dịch, thì cơ hội dành cho bạn còn nhân đôi, nhân ba. Bạn có thể tham khảo các việc làm online để kiếm thêm, song song với một công việc chính thức để đảm bảo thu nhập.
Tìm hiểu thêm: Top 10 việc làm online sẽ có cơ hội ‘bùng nổ’ trong năm 2023
Phải làm sao để vượt qua tình trạng Layoff?
Nếu bạn bị sa thải, có lẽ bạn đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng với vô vàn sắc thái cảm xúc. Căng thẳng về tài chính, cảm giác bị mất kiểm soát và suy giảm sức khỏe tinh thần, thể chất có thể khiến bạn mắc phải chứng trầm cảm nghiêm trọng.
Vậy, kinh nghiệm để vượt qua Layoff là gì? Cho bản thân thời gian và không gian để xử lý toàn bộ việc chấm dứt công việc hiện tại là điều cần thiết để bạn giải tỏa tâm trí và tiến bước về phía trước.
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn đối phó với việc bị sa thải bất ngờ!
Đảm bảo quyền lợi của bản thân
Sa thải có thể đi kèm với một số hình thức hỗ trợ tài chính đến từ công ty hoặc những tổ chức liên kết với công ty của bạn. Bạn có thể nhận được:
- Trợ cấp thôi việc: Được thanh toán một lần hoặc một số khoản thanh toán cách nhau vài tuần, vài tháng.
- Trợ cấp thất nghiệp: Nộp đơn yêu cầu tại thành phố nơi bạn làm việc để nhận được trợ cấp.
Điều quan trọng là phải hành động thật nhanh chóng để việc kiểm soát tài chính trở nên dễ thở hơn. Bạn cũng sẽ yên tâm hơn về thu nhập cá nhân trong khi suy nghĩ về các bước tiếp theo trong sự nghiệp của mình.
Bạn có thể tận dụng công cụ tính mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp chính xác nhất 2023 tại TopCV để dự toán ngân sách của mình. Với công cụ này, bạn không phải mò nhập từng con số bằng tay, mà chỉ cần điền theo mẫu là bạn sẽ có ngay kết quả rồi.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách tính trợ cấp thất nghiệp 2023 chuẩn, dễ thực hiện
Quản lý tài chính một cách nghiêm túc
Tiếp theo, để vượt qua tình trạng Layoff đột ngột, bạn cần kiểm tra lại tình hình tài chính của mình để xem có cần thiết phải lập ngân sách mới cho lối sống cá nhân hay không. Hãy xem xét các quỹ tiết kiệm, quỹ khẩn cấp, trợ cấp thất nghiệp, thôi việc, v.vv..
So sánh các khoản tiền đó với chi phí sống của bạn, tách biệt các chi phí quan trọng như chăm sóc sức khỏe, thuê nhà, đi lại, thực phẩm với các chi tiêu không thiết yếu. Bởi sức khỏe tài chính của bạn có thể bị ảnh hưởng nếu bạn đang chi tiêu không thực tế.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân
Hãy cho bản thân thời gian để chọn hướng đi mới giữa ngã ba đường này. Người lao động bị sa thải đột ngột phải vật lộn với sức khỏe tinh thần của họ là điều rất bình thường. Vì thế, đây là thời điểm quan trọng để điều chỉnh lại cảm xúc của bạn.
Đầu tiên, hãy chia sẻ cởi mở với gia đình, bạn bè, người thân về việc bạn vừa mất việc. Họ có thể giới thiệu cho bạn những cơ hội việc làm mới hấp dẫn hơn trong lúc nguy cấp. Tiếp theo đó, hãy tập trung vào những suy nghĩ tích cực, hiểu rằng mất việc không phải là vĩnh viễn.
Tận dụng thời gian để tìm kiếm các mối quan hệ mới
Chính những mối quan hệ xung quanh bạn sẽ mang lại cơ hội việc làm cho bạn. Hãy tận dụng quãng thời gian này để nghỉ ngơi và mở rộng mối quan hệ một cách đúng nghĩa. Coi như là một quãng nghỉ, nạp lại năng lượng để bước vào một hành trình mới.
Bạn có thể tham gia các hoạt động tình nguyện, các câu lạc bộ thể thao, các lớp học kỹ năng mang tính thư giãn, giải trí, v.vv.. Tại những nơi đó, bạn có thể mở rộng mối quan hệ, cho phép bản thân kết nối với mọi người trong cộng đồng.
Học một kỹ năng mới để phục vụ cho công việc
Thời gian rảnh rỗi khi đang nghỉ việc có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng, căng thẳng. Nhưng đây cũng là một cơ hội tuyệt vời để bạn học hỏi những điều hữu ích. Trong suốt sự nghiệp của mình, bạn sẽ cần nâng cao nhiều kỹ năng phục vụ cho công việc.
Thất nghiệp chỉ là tạm thời, còn kỹ năng sẽ theo bạn suốt hành trình sự nghiệp sau này. Để tìm kiếm một công việc mới tiềm năng hơn, mức lương cao hơn và có lộ trình thăng tiến rộng mở hơn, bạn nên dành thời gian này học kỹ năng mới, học ngoại ngữ hoặc thi chứng chỉ.
Chắc chắn rằng khi quay trở lại với thị trường việc làm, với một núi những kỹ năng mềm đã được kích lũy trong quá trình nghỉ việc, bạn sẽ lại được săn đón bởi những nhà tuyển dụng uy tín và có tên tuổi thôi!
Bắt đầu tìm kiếm một công việc mới
Hãy bắt đầu bằng việc cập nhật hồ sơ xin việc trên các trang mạng xã hội tuyển dụng hoặc các nền tảng tìm việc làm trực tuyến. Bạn có thể đăng ký tài khoản ứng viên trên TopCV.vn, tận dụng những mẫu CV sẵn có theo ngành nghề để làm hồ sơ xin việc.
Khi tìm được những việc làm phù hợp với năng lực, bạn chỉ cần nhấn nút nộp hồ sơ, gửi kèm CV đã tạo ngay trên website là nhà tuyển dụng sẽ nhận được thông tin của bạn. Nếu nhận thấy kinh nghiệm, học vấn của bạn đáp ứng yêu cầu công việc thì họ sẽ liên hệ ngay.
Hoặc bạn thay đổi trạng thái hồ sơ của mình sang chế độ cho phép mọi nhà tuyển dụng xem được. Đó là cách để bạn kết nối với tất cả các nhà tuyển dụng tiềm năng nhất. Họ sẽ chủ động liên hệ với bạn và giới thiệu về công việc nếu như thấy CV của bạn phù hợp.
Những câu hỏi thường gặp khi bị sa thải
Ngoài khái niệm Layoff là gì, sa thải là gì và tình trạng lao động hiện tại ở Việt Nam, chắc hẳn sẽ còn một số vấn đề xoay quanh việc sa thải mà bạn còn thắc mắc. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi bạn bị sa thải.
Sa thải và buộc thôi việc khác nhau thế nào?
Sa thải áp dụng trong phạm vi doanh nghiệp (nhà nước và tư nhân), còn buộc thôi việc áp dụng trong phạm vi cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập. Người sử dụng lao động được quyền sa thải người lao động. Còn công nhân viên chức bị buộc thôi việc là dưới sự quyết định của đơn vị có thẩm quyền kỷ luật.
Sa thải và đơn phương chấm dứt hợp đồng khác nhau thế nào?
Sa thải là biện pháp xử lý kỷ luật người lao động, có tính răn đe do người lao động đã vi phạm một hành vi nào đó không được phép. Còn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có thể thực hiện bởi người lao động hoặc người sử dụng lao động. Đơn phương chấm dứt hợp đồng là phương pháp bảo vệ quyền lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động.
Tìm hiểu thêm: Thủ tục khi nghỉ việc cần bàn giao những gì?
Bị sa thải có được nhận lương không?
Nếu việc sa thải người lao động là đúng pháp luật thì công ty vẫn cần trả đủ tiền lương cho người lao động. Bạn làm được bao nhiêu ngày thì được nhận thù lao tương xứng với những ngày đó. Miễn sao bạn có chấm công đầy đủ và thực hiện công việc của mình thật có tâm, thật có tình thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ nhận được những đồng lương chính đáng từ doanh nghiệp.
Bị sa thải có được hưởng bảo hiểm xã hội không?
Người lao động bị sa thải có thể hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội là dưới 20 năm. Vì bảo hiểm xã hội một lần không phân biệt người lao động chấm dứt hợp đồng trong trường hợp nào, bị sa thải hay vì nguyên nhân gì.
Tìm hiểu thêm: Công cụ tính bảo hiểm xã hội một lần online miễn phí 2023
Sa thải có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Người lao động bị sa thải vẫn có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu ở trong điều kiện là đã chấm dứt hợp đồng, có đóng bảo hiểm tối thiểu 12 tháng trước khi bị sa thải. Như vậy, miễn sao người lao động đã đáp ứng đủ điều kiện như những trường hợp thông thường, thì bạn vẫn có thể được nhận trợ cấp thất nghiệp.
Bị sa thải có khó xin việc lại không?
Cơ hội việc làm ngày nay có vô vàn. Các doanh nghiệp cũng không phải ai ai cũng cố chấp xoáy sâu vào việc bạn đã từng bị sa thải. Sau khi bị sa thải, bạn hoàn toàn có thể tìm một công việc khác hấp dẫn hơn, lương cao hơn và chế độ đãi ngộ tốt hơn.
Bởi vì Layoff có thể xảy ra với bất cứ ai trong giai đoạn suy thoái kinh tế, nên bạn càng không phải lo quá nhiều về đánh giá của nhà tuyển dụng đối với bạn. Chỉ cần bạn giữ được phong thái tự tin, có được những kiến thức, kỹ năng khéo léo thì hoàn toàn có thể sớm tìm ra được sự lựa chọn tối ưu cho mình thôi!
Tìm hiểu thêm: Những lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc bạn không nên bỏ qua
Layoff là gì mà buồn bã đến thế? Mặc dù bị sa thải là một việc khó khăn, nhưng điều đó không có nghĩa là sự nghiệp của bạn đã kết thúc. Trên hết, Layoff có ý nghĩa là một cơ hội mới trong những bước tiếp theo của bạn trên con đường sự nghiệp. Trong thời gian này, bạn hãy chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất một cách điềm tĩnh. Hãy cho bản thân không gian và thời gian để đánh giá tình hình hiện tại, hiểu các mục tiêu trong tương lai và chuẩn bị cho các bước tiếp theo trên con đường sự nghiệp của bạn! Và đừng quên tận dụng chuyên trang tuyển dụng TopCV để tìm những việc làm mới nhất trên toàn quốc cũng như tạo CV ứng tuyển nhé!