Ngân hàng trung ương là một cơ quan quản lý tiền tệ quan trọng của một đất nước. Vậy thực chất ngân hàng trung ương là gì? Có vai trò ra sao và chức năng thế nào? Hãy cùng TopCV điểm qua 6 điều cần biết về ngân hàng trung ương ở bài viết dưới đây nhé!
Ngân hàng trung ương là gì ?
Ngân hàng trung ương (hay còn gọi là ngân hàng dự trữ) là cơ quan đầu não chuyên quản lý hệ thống tiền tệ và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ cho một quốc gia, nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ

Mục đích hoạt động ngân hàng trung ương
Mục đích chính của ngân hàng trung ương còn đảm nhận nhiệm vụ in tiền giấy, quản lý tiền tệ, dự trữ cũng giúp nhà nước giữ vững giá trị của tiền tệ, giám sát nguồn cấp tiền, điều tiết lãi suất và hỗ trợ các ngân hàng thương mại tránh khỏi nguy cơ phá sản.
Hầu hết, các ngân hàng trung ương đều chịu sự quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia, ngân hàng dự trữ vẫn có sự độc lập nhất định so với với Chính phủ. Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là Ngân hàng Trung ương của nước CHXHCN Việt Nam, đảm trách việc quản lý tiền tệ quốc gia.
Tầm quan trọng ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm quản lý hoạt động hệ thống tiền tệ của một quốc gia. Do đó, nền kinh tế, sự thay đổi về cung cấp, lãi suất đều phụ thuộc phần lớn vào cơ quan này. Một số vai trò quan trọng của ngân hàng trung ương bao gồm:
- Giữ vững và ổn định giá trị tiền tệ là vai trò quan trọng nhất của ngân hàng trung ướng trong việc kiểm soát lạm phát. Điều này sẽ giúp tiền tệ trong nước bảo đảm được giá trị luôn ở mức tốt nhất.
- Phát hành và cung cấp tiền tệ lưu thông trong nước nhằm đảm bảo sự thống nhất trong việc lưu thông tiền tệ.
- Điều tiết mức lãi suất để ổn định nền kinh tế nhằm kiểm soát các chi phí vay và đầu tư của các doanh nghiệp, cá nhân. Bên cạnh đó, vai trò này giúp cho nền kinh tế trong nước được bình ổn và phát triển theo hướng tích cực.
- Hỗ trợ các vấn đề của ngân hàng thương mại để tránh nguy cơ phá sản bằng cách cung cấp vốn và thanh khoản cần thiết. Điều này giúp duy trì sự ổn định và đảm bảo hoạt động liên tục của hệ thống ngân hàng.
- Nếu quốc gia không có ngân hàng trung ương thì quá trình hoạt động của các ngân hàng sẽ gặp rất nhiều bất lợi. Nói cách khác, đây là cơ quan tài chính vô cùng quan trọng, không thể thiếu ở mỗi đất nước. Nhờ vào ngân hàng trung ương, việc điều phối tiền tệ nói riêng và nền kinh tế nói chung sẽ ổn định hơn.

Đặc điểm ngân hàng trung ương
Sau khi tìm hiểu khái niệm ngân hàng trung ương là gì, bạn hãy cùng TopCV khám phá 4 đặc điểm nổi bật của cơ quan chức năng này nhé!
- Thứ nhất: Ngân hàng trung ương có đặc quyền quan trọng là in tiền giấy và tiền mặt. Đây là điểm khác biệt so với những ngân hàng thương mại thông thường. Cụ thể, các ngân hàng này chỉ được phép phát hành các khoản nợ không có thời hạn, ví dụ như tiền gửi séc.
- Thứ hai: Ngân hàng trung ương là cơ quan tài chính chịu trách nhiệm giám sát hệ thống tiền tệ, điều tiết cung tiền và lãi suất cho các khoản vay và trái phiếu. Các ngân hàng trung ương có thể ban hành các chính sách tiền tệ bằng cách tăng hoặc giảm cung tiền.
- Thứ ba: Ngân hàng trung ương quản lý và điều chỉnh ngành ngân hàng thông qua việc ban hành các quy định về bảo hiểm tiền gửi, vốn, dự trữ bắt buộc (quy định ngân hàng có thể cho khách hàng vay bao nhiêu và phải giữ lại bao nhiêu tiền mặt…)
- Thứ tư: Ngân hàng trung ương còn là đơn vị hỗ trợ vay vốn cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh doanh. Nếu không có ngân hàng trung ương thực hiện các hoạt động quản lý và điều tiết thì quá trình hoạt động của các đơn vị này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, các ngân hàng nhà nước cũng là đơn vị quản lý dự trữ ngoại hối ở mỗi quốc gia.

Chức năng ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương được xem là cơ quan đầu não của một quốc gia. Vậy chức năng của ngân hàng trung ương là gì? Dưới đây sẽ là một số thông tin mà TopCV đã tổng hợp được cho bạn tham khảo.
- Phát hành tiền tệ
In tiền tệ là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của ngân hàng trung ương. Chỉ có central bank mới có thẩm quyền thực hiện chức năng này ở hầu hết các nước. Chính vì thế, ngân hàng trung ương là đơn vị duy nhất in tiền giấy, còn các loại tiền khác sẽ do Chính phủ phát hành.
- Ngân hàng của các ngân hàng
Ngân hàng trung ương thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng với các ngân hàng trung gian, như:
Nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian dưới dạng tiền gửi thanh toán và tiền gửi bắt buộc. Trong đó, tiền gửi bắt buộc là khoản tiền mà các ngân hàng trung gian phải gửi lại để đảm bảo khả năng thanh toán khi khách hàng rút tiền. Mặt khác, tiền gửi thanh toán là khoản tiền mà các ngân hàng trung gian phải gửi thường xuyên để đáp ứng nhu cầu thanh toán.
Cho vay cho ngân hàng trung gian bằng cách tái chiết khấu các chứng từ có giá trị ngắn hạn. Nói cách khác, đây là một hình thức cung cấp vốn cho ngân hàng trung gian để mở rộng hoạt động tín dụng. Ngân hàng nhà nước đảm bảo an toàn cho các ngân hàng trung gian trước nguy cơ sụp đổ. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng là trung tâm thanh toán, bù trừ giảm thiểu chi phí thanh toán và lưu thông vốn cho các ngân hàng và nền kinh tế.
- Ngân hàng của chính phủ
Ngân hàng trung ương được xem như một đại lý của chính phủ. Cụ thể, ngân hàng trung ương sẽ tập trung phát hành các trái phiếu và thanh toán lãi, các khoản nợ cho chính phủ. Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương cũng tạo các khoản nợ và kiểm soát giao dịch liên quan đến kho bạc của Nhà nước. Cuối cùng, central bank sẽ giải quyết các khoản thanh toán và cho chính phủ vay khi cần.
- Thi hành chính sách tiền tệ
Ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ để ổn định giá trị tiền tệ, cung tiền, lãi suất, và kích thích tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng cho phép và điều phối hoạt động thị trường mở, yêu cầu dự trữ, và tỷ giá hối đoái.
- Giám sát và kiểm soát các hệ thống tài chính
Ngân hàng trung ương có vai trò giám sát và kiểm soát hệ thống tài chính bằng cách theo dõi, điều chỉnh các yếu tố tài chính liên quan đến cung cấp tiền, lãi suất và hoạt động của ngân hàng thương mại để đảm bảo an toàn, minh bạch, cũng như hiệu quả của các tổ chức tài chính. Ngoài ra, cơ quan này có thể ban hành các quy định, tiêu chuẩn, và quy trình cho các tổ chức tài chính.
- Tham gia hợp tác quốc tế
Bên cạnh những chức năng trên, ngân hàng trung ương có thể tham gia hợp tác quốc tế với nhiều đơn vị khác như các ngân hàng trung ương trên thế giới, các tổ chức tài chính quốc tế, và các cơ quan quốc tế. Bên cạnh đó, ngân hàng dự trữ cũng có thể tham gia vào các liên minh tiền tệ, các thỏa thuận tín dụng, và các hoạt động hỗ trợ nhau.

Sự khác nhau giữa ngân hàng trung ương và ngân hàng nhà nước
Trên thực tế, ngân hàng nhà nước cũng chính là ngân hàng trung ương. Do đó, hai khái niệm này không có gì khác nhau. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại có sự khác biệt rất lớn.
Ngân hàng trung ương | Ngân hàng nhà nước |
|
|
Cơ hội việc làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Hiện nay, tại các ngân hàng, phòng giao dịch, kỹ thuật tài chính đang ngày một phát triển trên khắp cả nước. Do đó, cơ hội làm việc trong lĩnh vực này là rất lớn từ những bạn sinh viên mới ra trường đến những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Điều này được thấy rõ thông qua bản “Báo cáo Thị trường tuyển dụng 2022 & Nhu cầu tuyển dụng 2023” của TopCV. Tài chính là lĩnh vực sở hữu tỷ lệ doanh nghiệp có kế hoạch tăng sách ngân sách tuyển dụng đứng thứ hai 50% chỉ sau ngành bảo hiểm.
Để làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các ứng viên có thể tìm kiếm thông tin tuyển dụng trực tiếp trên các Website của ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại hoặc tìm việc làm thông qua các nền tảng tuyển dụng trực tuyến như www.topcv.vn.
>>> Xem thêm: 5 phòng ban quan trọng trong ngân hàng bạn cần biết

Dưới đây là một số vị trí đang được tuyển dụng thường xuyên với số lượng lớn ở ngân hàng trung ương:
- Chuyên viên phân tích và quản lý dữ liệu tài chính: Vị trí này sẽ là người đưa ra các khuyến nghị kinh doanh hoặc đầu tư dựa trên các phân tích, đánh giá dữ liệu tài chính.
- Giao dịch viên ngân hàng: Vị trí này còn được gọi là bộ mặt của ngân hàng bởi đây vị trí này sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng. Có trách nhiệm giao tiếp và tiếp nhận các yêu cầu giao dịch, xử lý việc gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, và xử lý các thông tin của khách hàng.
- Nhân viên tín dụng: Vị trí này cần phải xử lý và giám sát các hoạt động vay - trả nợ của khách hàng. Họ làm việc trực tiếp với khách hàng về các sản phẩm tín dụng, giúp khách hàng hoàn thiện giấy tờ, hồ sơ liên quan để sử dụng sản phẩm tín dụng.
- Kế toán ngân hàng: Là người thực hiện việc xử lý, ghi chép, tổng hợp và phân tích các nghiệp vụ kế toán, tài chính cũng như cung cấp các thông tin cần thiết cho hoạt động tiền tệ của ngân hàng.
- Chuyên viên hỗ trợ thanh toán giao dịch quốc tế: Vị trí này cần phải kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của chứng từ và xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế. Ngoài ra, vị trí này cũng hỗ trợ các giao dịch của khách hàng tại doanh nghiệp
>>> Xem thêm: Cẩm nang xin việc ngành tài chính ngân hàng
Ngoài ra, nếu bạn muốn tham khảo thêm nhiều vị trí hơn nữa trong lĩnh vực ngành ngân hàng tài chính, đừng bỏ qua TopCV để có nhiều lựa chọn đa dạng.
Qua bài viết trên, TopCV đã giới thiệu đến bạn ngân hàng trung ương là gì và cơ hội việc làm trong ngành hiện nay. Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc về lĩnh vực này thì đừng quên truy cập vào trang web chính thức của TopCV nhé!
Nguồn ảnh: Sưu tầm