Thực tập sinh Java hiện đang là vị trí được nhiều sinh viên ngành lập trình quan tâm. Trong bài viết này, hãy cùng TopCV tìm hiểu thực tập sinh Java là gì và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này .
Thực tập sinh Java là gì?
Thực tập sinh Java là vị trí thực tập trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Vị trí này phù hợp với sinh viên năm cuối, người mới ra trường hoặc nhân sự trái ngành. Trở thành thực tập sinh Java, bạn sẽ được học hỏi và phát triển kỹ năng về lập trình Java trong một môi trường thực tế.
Đối với vị trí này, thực tập sinh sẽ kết hợp với chuyên viên phát triển hoặc lập trình viên Java khác. Để thiết kế, phát triển và tối ưu các ứng dụng sử dụng ngôn ngữ lập trình này. Vị trí thực tập sinh cũng sẽ được học cách sử dụng các công cụ phát triển phần mềm, và các kỹ thuật lập trình Java chuyên nghiệp.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về lập trình Java – Cơ hội việc làm lập trình viên Java

Các nhiệm vụ của thực tập sinh Java là gì?
Vậy, nhiệm vụ của thực tập sinh Java là gì? Dưới đây sẽ là một số nhiệm vụ thường gặp của vị trí này:
Tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về ngôn ngữ lập trình Java: Nhiệm vụ này sẽ bao gồm việc học về cú pháp, cấu trúc cơ bản, các thư viện và framework liên quan đến Java. Đồng thời, bạn cũng sẽ được hướng dẫn để nắm vững các công cụ hỗ trợ phát triển phần mềm như IDE, Git, Maven, và Jenkins.
Tham gia vào các dự án phát triển phần mềm: Hoàn thành các nhiệm vụ được phân công bởi người quản lý dự án, hỗ trợ các nhân viên khác trong việc xây dựng phần mềm, ứng dụng. Nhiệm vụ này sẽ giúp bạn tích lũy kinh nghiệm trong công việc.
Tham gia vào đánh giá, nâng cao chất lượng các phần mềm: Điều này bao gồm việc kiểm tra mã nguồn, phát hiện và sửa lỗi, tối ưu hóa các thuật toán, cải thiện hiệu suất và tăng tính bảo mật của phần mềm. Tuy vậy, các thực tập sinh java vẫn sẽ thực hiện nhiệm vụ này dưới sự giám sát của các lập trình viên khác.
Một số nhiệm vụ khác: Tìm kiếm và học hỏi thêm nhiều kiến thức mới liên quan đến ngôn ngữ lập trình, phát triển phần mềm. Hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của người hướng dẫn.

Làm thế nào để trở thành thực tập sinh Java?
Những kiến thức, yêu cầu và kỹ năng cần có để bạn có thể trở thành thực tập sinh Java là gì? Dưới đây là một số yêu cầu, kỹ năng cần có để bạn có thể giải đáp câu hỏi này. Bao gồm:
Yêu cầu về trình độ học vấn
Về học vấn, để có thể trở thành thực tập sinh Java, bạn sẽ cần đáp ứng những yêu cầu như sau:
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Công nghệ thông tin, khoa học máy tính, hệ thống thông tin quản lý hoặc các ngành liên quan.
- Có kiến thức nền tảng về lập trình Java, JEE nội bộ, công nghệ ORM, SQL,... và các công nghệ liên quan.
- Hiểu biết về các framework như Spring MVC, Struts,...
- Có khả năng phân tích, thiết kế và triển khai các ứng dụng Java đơn giản, nhạy bén với các thuật toán.
- Có khả năng sử dụng bằng tiếng Anh cơ bản.
Kiến thức bổ sung liên quan đến Java
Ngoài học vấn, bạn cũng sẽ cần rèn luyện và trau dồi thêm một số kiến thức khác để giúp quá trình nộp CV thực tập được thuận lợi hơn. Bao gồm như sau:
- Hiểu biết về lập trình hướng đối tượng (OOP): Ví dụ như các khái niệm cơ bản của OOP như kế thừa, đa hình, trừu tượng hóa và đóng gói.
- Kiến thức về Java Core: Ví dụ như các phương thức cơ bản và cấu trúc lệnh trong Java, các kiểu dữ liệu cơ bản, các biểu thức điều kiện và vòng lặp.
- Kiến thức về cơ sở dữ liệu: Các khái niệm cơ bản của cơ sở dữ liệu, như cách tạo, truy vấn và sử dụng cơ sở dữ liệu.
- Kiến thức về công nghệ web: Ví dụ như HTML, CSS, JavaScript và các khái niệm cơ bản về phát triển web.

Kỹ năng cần có của thực tập sinh Java
Bên cạnh những yêu cầu về trình độ học vấn, kỹ năng mềm cũng là một trong những điều kiện cần để trở thành thực tập sinh Java. Dưới đây là một số kỹ năng, kiến thức hỗ trợ thêm mà thực tập sinh Java nên có:
- Kỹ năng làm việc nhóm: Thực tập sinh thường phải làm việc theo nhóm, vì vậy kỹ năng làm việc nhóm là rất quan trọng để có thể kết nối, học tập và tích lũy kinh nghiệm tốt hơn trong quá trình thực tập.
- Kỹ năng giao tiếp: Giúp bạn có thể trình bày những ý tưởng, phản hồi những thắc mắc trong quá trình thực tập dễ dàng hơn.
- Kỹ năng tổ chức, quản lý thời gian, công việc: Sắp xếp công việc và thời gian phù hợp để tránh bị quá tải, dẫn đến căng thẳng trong quá trình thực tập.
- Kỹ năng học tập: Mục đích chính của giai đoạn thực tập sinh là học tập, do đó kỹ năng này sẽ giúp bạn có thể học, tích lũy những kiến thức, kinh nghiệm trong giai đoạn này.
- Khả năng tư duy logic: Bạn cần biết cách phân tích và giải quyết các vấn đề phức tạp, đưa ra quyết định đúng đắn và đưa ra lời giải phù hợp.

Cơ hội phát triển sau khi kết thúc vị trí thực tập sinh Java là gì?
Thông thường, bạn sẽ làm việc ở vị trí thực tập sinh Java trong một khoảng thời gian ngắn, trung bình từ 3 tháng - 1 năm tùy thuộc vào các điều kiện khách quan khác. Vậy, những cơ hội phát triển sau khi kết thúc vị trí thực tập sinh Java là gì? Dưới đây sẽ là một lộ trình phát triển phổ biến mà bạn có thể tham khảo về vị trí này:
Junior Java Developer
Junior Java Developer là chuyên viên phát triển phần mềm sơ cấp trong lĩnh vực lập trình bằng ngôn ngữ Java. Các ứng viên Junior Java Developer thường có trình độ học vấn từ trung cấp đến đại học, có kiến thức cơ bản về lập trình Java, tuy nhiên chưa có kinh nghiệm thực tế hoặc chỉ có ít kinh nghiệm.
Công việc của Junior Java Developer bao gồm viết mã, tham gia các dự án phát triển phần mềm và học hỏi từ các đồng nghiệp có kinh nghiệm hơn. Mức thu nhập trung bình tham khảo của vị trí Junior Java Developer: 8 - 15 triệu đồng/tháng.
Senior Java Developer
Senior Java Developer là một chuyên gia trong lập trình Java với nhiều kinh nghiệm và kỹ năng để phát triển các ứng dụng Java phức tạp. Vị trí này sẽ cần có những kiến thức chuyên sâu về Java. Thêm vào đó là các framework phổ biến như Spring và Hibernate, các công nghệ web như HTML, CSS và JavaScript và các cơ sở dữ liệu như Oracle và MySQL,...
Đây là một trong những vị trí mà bạn sẽ cần phải trải qua 5 - 8 năm làm việc, tích lũy từ vị trí thực tập sinh Java. Mức thu nhập trung bình tham khảo của vị trí Senior Java Developer: 30 - 50 triệu đồng/tháng.

Architect Java Developer
Architect Java Developer thường có kinh nghiệm về nhiều khía cạnh của phát triển phần mềm. Bao gồm thiết kế, triển khai, kiểm thử và bảo trì. Họ cũng có thể có kinh nghiệm về nhiều công nghệ và công cụ liên quan đến phát triển phần mềm.
Với cấp bậc này, bạn sẽ thường đảm nhiệm quản lý từ A - Z cho một dự án, hoặc quản lý một đội nhóm nhất định. Mức thu nhập trung bình tham khảo của vị trí Architect Java Developer: 30 - 70 triệu đồng/tháng.
Cấp bậc Manager
Vị trí Manager có vai trò lãnh đạo, quản lý và ra quyết định. Vị trí này ngoài kiến thức chuyên môn vững chắc, họ cũng cần phải có thêm các kiến thức, kỹ năng liên quan đến quản trị nhân sự, quản lý tài chính,...
Mức thu nhập trung bình tham khảo của các vị trí Manager: Tùy thuộc vào kinh nghiệm, có thể từ 30 - 120 triệu đồng/tháng.

>>> Xem thêm: Tuyển tập những câu hỏi phỏng vấn JavaScript thường gặp nhất
Tìm việc thực tập sinh Java ở đâu?
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp cho vị trí thực tập sinh Java. Thì dưới đây là một số địa chỉ bạn có thể tham khảo:
Website tuyển dụng trung gian
Những website nhu TopCV, TopviecIT, ITViec,... sẽ là một sự lựa chọn tối ưu để tìm kiếm cơ hội thực tập sinh Java. Một số ưu - nhược điểm của kênh tìm kiếm này như sau:
- Ưu điểm: Dễ dàng tìm kiếm, ứng tuyển và cập nhật hồ sơ mọi lúc mọi nơi. Số lượng công việc lớn, đa dạng vị trí, kỹ năng, nhu cầu phù hợp với ứng viên. Có thể tìm kiếm, ứng tuyển nhiều công ty cùng một lúc.
- Nhược điểm: Cần có bản CV xin việc nổi bật để có thể vượt qua sự cạnh tranh gay gắt. Cần cập nhật hồ sơ và tự tin trong quá trình phỏng vấn để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng

Các group Facebook chuyên về lập trình
Bên cạnh website việc làm thì group Facebook cũng là địa chỉ hữu ích giúp bạn tìm kiếm cơ hội thực tập sinh Java. Ưu, nhược điểm của kênh tìm kiếm này như sau:
- Ưu điểm: Dễ dàng tìm kiếm thông tin công việc, tương tác nhanh chóng hơn với nhà tuyển dụng, thông tin thường được cập nhật thường xuyên.
- Nhược điểm: Thông tin trên các group Facebook cần cẩn thận về tính chính xác, độ tin cậy. Mức độ cạnh tranh ứng viên khốc liệt, không có sự hỗ trợ chuyên nghiệp như các website.
Một số cách tìm cơ hội thực tập khác
Ngoài 2 cách phổ biến trên, bạn có thể tìm kiếm cơ hội thực tập sinh Java qua những cách khác như sau:
- Tham gia các sự kiện liên quan đến ngành nghề của bạn: Như các sự kiện như hội chợ việc làm, triển lãm công nghệ, hội thảo, chương trình tuyển dụng của các công ty.
- Liên hệ và nộp hồ sơ trực tiếp cho công ty bạn muốn thực tập.
- Tìm kiếm cơ hội thực tập qua các trường đại học, câu lạc bộ,...

>>> Xem thêm: Khám phá mức lương lập trình viên Java, PHP, Android, Front-end và .Net
Hy vọng với bài viết này, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi "Thực tập sinh Java là gì?". Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm các cơ hội việc làm liên quan đến vị trí này, hãy truy cập ngay vào TopCV. Với nền tảng kết nối việc làm ứng dụng công nghệ hàng đầu TopCV, bạn có thể tạo CV xin việc và ứng tuyển, tìm kiếm các tin tuyển dụng hấp dẫn nhanh chóng.