Kiến trúc là một trong những ngành đặc thù nằm giữa lĩnh vực kỹ thuật và kiến trúc. Do đó, những vị trí trong ngành này như thực tập sinh kiến trúc thu hút khá nhiều bạn trẻ sắp vào nghề hiện nay. Hãy cùng TopCV tìm hiểu cụ thể hơn để hiểu rõ thực tập sinh kiến trúc là gì bạn nhé.
Thực tập sinh kiến trúc là gì?
Kiến trúc là ngành liên quan đến việc thiết kế các công trình, kiến trúc, không gian,... như nhà cửa, đường xá, khu vui chơi. Các thực tập sinh kiến trúc thường là những sinh viên năm cuối hoặc người chưa có quá nhiều kinh nghiệm, làm việc với thời gian ngắn hạn tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xây dựng, thiết kế, kiến trúc,... Những thực tập sinh này sẽ vận dụng kiến thức, kỹ năng của mình để hỗ trợ cho các nhân viên kiến trúc chính thức khác.
Mô tả công việc thực tập sinh kiến trúc
Tùy thuộc vào lĩnh vực kiến trúc mà công việc cụ thể của thực tập sinh sẽ khác nhau. Tuy vậy, nhiệm vụ chính của vị trí này sẽ là hỗ trợ cho các nhân viên khác. Cụ thể như sau:
Lĩnh vực kiến trúc cảnh quan
Lĩnh vực kiến trúc cảnh quan sẽ làm việc chính với các giải pháp liên quan đến cấp thoát nước, hệ thống cây xanh, các khu vực bên ngoài dự án, công trình,... Đối với vị trí thực tập sinh, nhiệm vụ chính thường sẽ bao gồm như:
- Hỗ trợ quản lý hồ sơ đồ án quy hoạch, cảnh quan của công trình.
- Kết hợp cùng các bộ phận khác tham gia quá trình khảo sát cảnh quan, khu vực cần thiết kế.
- Phối hợp cùng kiến trúc sư chính thức đưa ra những concept thiết kế mặt bằng, hỗ trợ thiết kế 3D, 2D đối với khu vực cảnh quan được phân công.
- Một số công việc khác theo yêu cầu hỗ trợ từ doanh nghiệp, quản lý hoặc người hướng dẫn trực tiếp.
Lĩnh vực kiến trúc công trình
Kiến trúc công trình là lĩnh vực phổ biến đối với nhiều người khi tìm hiểu về vị trí thực tập sinh kiến trúc nói riêng và ngành nghề này nói chung. Đối với lĩnh vực này, người làm kiến trúc cần có khả năng tính toán tốt, tập trung nhiều hơn vào yếu tố kỹ thuật thay vì tính nghệ thuật trong thiết kế. Một số nhiệm vụ thường gặp với vị trí thực tập sinh kiến trúc công trình như sau:
- Cùng đội ngũ kiến trúc sư tiếp nhận yêu cầu thiết kế từ khách hàng.
- Hỗ trợ cùng các kiến trúc sư chính trong việc lên concept kiến trúc, layout, phối cảnh,... cho công trình.
- Tham gia vào quá trình thi công trực tiếp tại công trình.
- Hỗ trợ quản lý, sắp xếp các hồ sơ liên quan đến thiết kế, thông công công trình, lập các báo cáo, thực hiện các công việc theo yêu cầu của quản lý trực tiếp,...
Lĩnh vực kiến trúc nội thất
Thiết kế nội thất cũng là một lĩnh vực mà bạn có thể tham khảo khi tìm hiểu về công việc của thực tập sinh kiến trúc. Công việc này sẽ giúp bạn trau dồi thêm những kiến thức, kỹ năng liên quan đến việc sử dụng kiểu dáng, chất liệu, màu sắc,... của các nội thất trong công trình. Nhiệm vụ đối với các thực tập sinh kiến trúc thuộc lĩnh vực nội thất này thường bao gồm:
- Hỗ trợ cùng các nhân viên kiến trúc khác đến khảo sát thực tế tại khu vực cần thiết kế.
- Tham gia vào quá trình lên ý tưởng thiết kế, các giải pháp liên quan đến công năng, quy hoạch, sản xuất,... các sản phẩm nội thất.
- Thực hiện các báo cáo, công việc khác theo yêu cầu của doanh nghiệp, người quản lý/hướng dẫn trực tiếp.
Lộ trình thăng tiến từ thực tập sinh kiến trúc
Trên thực tế, lộ trình thăng tiến của kiến trúc sư từ vị trí thực tập sinh không quá phong phú như những ngành nghề khác. Tuy vậy, bạn cũng có thể đạt được vị trí cao đối với ngành nghề này. Cụ thể, lộ trình thăng tiến từ thực tập sinh kiến trúc sẽ trải qua những vị trí như sau:
Kiến trúc sư/Nhân viên thiết kế
Kiến trúc sư/Nhân viên thiết kế là người sẽ chịu trách nhiệm liên quan đến thiết kế, quy hoạch các công trình xây dựng, cảnh quan, nội thất, ngoại thất,... theo nhiệm vụ của mình. Đây là một trong những vị trí quen thuộc mà bạn có thể làm việc sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại vị trí thực tập sinh kiến trúc.
Nhiệm vụ của Kiến trúc sư/Nhân viên thiết kế thường bao gồm như:
- Thực hiện lên ý tưởng, thiết kế kiến trúc cho các không gian, công trình,... theo yêu cầu từ khách hàng hoặc từ quản lý trực tiếp.
- Làm việc, trao đổi với khách hàng khi cần thiết để hoàn thành bản thiết kế phù hợp nhất với yêu cầu của khách hàng.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan để quá trình thiết kế, thực thi bản vẽ kiến trúc được hiệu quả và đúng quy định pháp luật.
- Trực tiếp tham gia vào quá trình giám sát thi công bản vẽ kiến trúc.
- Lập các báo cáo và thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác theo phân công.
Mức lương của Kiến trúc sư/Nhân viên thiết kế tham khảo: Trung bình khoảng từ 8 - 15 triệu đồng/tháng tùy vào trình độ, năng lực, kinh nghiệm và vị trí thiết kế.
Trưởng phòng quản lý thiết kế
Sau khi làm việc ở vai trò là nhân viên thiết kế/kiến trúc sư, bạn có thể thăng tiến thành vị trí trưởng phòng thiết kế kiến trúc. Đây là vị trí quan trọng đối với những doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực kiến trúc, thiết kế xây dựng. Bạn có thể mất 5 - 10 năm từ vị trí thực tập sinh kiến trúc để thăng tiến lên chức danh này.
Nhiệm vụ của Trưởng phòng thiết kế kiến trúc thường gặp như sau:
- Quản lý hoạt động của bộ phận thiết kế. Lập các kế hoạch về nhân sự, công việc, quản lý, phân bổ ngân sách phù hợp.
- Tham gia trực tiếp vào quá trình chỉ đạo, thực hiện các dự án thiết kế của doanh nghiệp.
- Cùng các cấp quản lý khác trong doanh nghiệp tìm kiếm các nhà thầu phụ, đối tác tham gia vào dự án.
- Thiết lập, quản lý quy trình làm việc của bộ phận kế toán.
- Thực hiện tuyển dụng, ra quyết định nghỉ việc đối với những nhân sự thuộc phòng ban do mình quản lý.
Mức lương của Trưởng phòng thiết kế kiến trúc tham khảo: Khởi điểm từ 10 - 20 triệu đồng/tháng, trung bình khoảng 25 - 30 triệu đồng/tháng và có thể đạt mức cao đến hơn 60 triệu đồng/tháng.
Giám đốc phòng thiết kế/Giám đốc xây dựng
Trong những doanh nghiệp, tập đoàn xây dựng lớn thường sẽ có nhiều phòng ban thiết kế khác nhau. Lúc này, bạn có thể thăng tiến từ Trưởng phòng thiết kế thành giám đốc thiết kế hoặc vị trí giám đốc xây dựng. Đây là vị trí sẽ quản lý toàn bộ mọi hoạt động liên quan đến thiết kế, xây dựng của doanh nghiệp xây dựng.
Nhiệm vụ của Giám đốc thiết kế/Giám đốc xây dựng thường gặp như:
- Quản lý toàn bộ hoạt động của bộ phận thiết kế, ví dụ như tuyển dụng, sa thải các vị trí quản lý cấp trung, cấp cao.
- Tham gia triển khai các hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hồ sơ thiết kế cơ sở,... phân công nhiệm vụ cho các phòng ban thiết kế liên quan.
- Cùng ban giám đốc làm việc với các đối tác khác, các nhà thầu chính, nhà thầu phụ,... để đảm bảo quá trình triển khai bản thiết kế được hiệu quả nhất.
- Thực hiện nghiệm thu chất lượng công trình thiết kế, xây dựng, kiểm tra những thông tin liên quan hồ sơ thiết kế, hồ sơ khối lượng,...
Mức lương của Giám đốc phòng thiết kế/Giám đốc xây dựng tham khảo: Trung bình khoảng 40 triệu đồng/tháng, mức phổ biến dao động từ 20 - 56 triệu đồng/tháng, mức lương cao nhất có thể hơn 90 triệu đồng/tháng.
Nên tìm kiếm việc làm thực tập sinh kiến trúc ở đâu?
Với cơ hội việc làm và thăng tiến rộng mở, thực tập sinh kiến trúc sẽ là một vị trí phù hợp để bạn bắt đầu sự nghiệp của mình trong lĩnh vực này. Tuy vậy, nên tìm việc thực tập sinh kiến trúc ở đâu? Dưới đây sẽ là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo:
Website tuyển dụng, kết nối việc làm
Các website tuyển dụng, kết nối việc làm đang dần phổ biến hơn trong thời đại 4.0 như hiện nay. Bạn có thể dễ dàng kết nối với doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm kiếm ứng viên, so sánh các tin tuyển dụng với nhau để tìm kiếm được việc làm thực tập sinh kiến trúc phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn công việc theo những bộ lọc như địa điểm, mức thu nhập, kinh nghiệm,... trên các website tuyển dụng - kết nối việc làm. Website uy tín hiện nay mà bạn có thể tham khảo là TopCV với rất nhiều job xịn lương cao.
Các cộng đồng dành cho ngành thiết kế
Bên cạnh các website tuyển dụng, kết nối việc làm, bạn cũng có thể tìm kiếm cơ hội thực tập sinh kiến trúc tại các cộng đồng dành cho ngành nghề này. Hiện tại, các mạng xã hội như Facebook, Tik Tok, LinkedIn,... sẽ là sự lựa chọn để bạn có thể tham gia vào những cộng đồng dành cho lĩnh vực thiết kế. Tuy vậy, nên lưu ý tìm hiểu kỹ thông tin của nhà tuyển dụng trước khi ứng tuyển trên những cộng đồng này.
Một số kênh tìm kiếm việc làm khác
Ngoài 2 kênh tìm kiếm việc làm thực tập sinh kiến trúc phổ biến ở trên, bạn cũng có thể tìm kiếm cơ hội kết nối với nhà tuyển dụng tại những kênh sau:
- Tham gia vào các ngày hội việc làm do trường đào tạo liên kết với các doanh nghiệp tổ chức.
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại các doanh nghiệp, tập đoàn xây dựng, kiến trúc mà bạn muốn ứng tuyển.
- Gửi hồ sơ, CV xin việc làm thực tập sinh đến những đơn vị tuyển dụng thứ 3 như headhunter, các trung tâm giới thiệu việc làm,...
Hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về thực tập sinh kiến trúc là gì và những vấn đề xung quanh vị trí này. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm việc làm liên quan đến lĩnh vực kiến trúc, hãy truy cập ngay vào TopCV. Với công nghệ hàng đầu, TopCV sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm kiếm được việc làm phù hợp với mức thu nhập hấp dẫn nhất. Vì vậy, hãy nhanh tay tiếp cận với các việc làm thực tập sinh kiến trúc tại chuyên mục Việc làm của TopCV bạn nhé.