Mô hình kinh doanh là gì và việc xác định mô hình kinh doanh có vai trò như thế nào là những câu hỏi được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Qua bài viết, TopCV sẽ giới thiệu đến bạn khái niệm này và những yếu tố cần thiết để xây dựng mô hình phù hợp cho công ty.
Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh (Business Model) là một bản kế hoạch tổ chức chi tiết về hoạt động của một doanh nghiệp, nhằm tạo ra giá trị và đạt được lợi nhuận. Đây là một phần cốt lõi của mọi doanh nghiệp, bao gồm cả công ty lớn và khởi nghiệp. Mô hình kinh doanh xác định cách mà doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, và thị trường mục tiêu cung cấp đến khách hàng, và kiếm được lợi nhuận từ hoạt động đó.
Lợi ích mô hình kinh doanh
Những lợi ích mà mô hình kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp có thể kể đến như sau:
- Xác định chiến lược kinh doanh: Đề ra kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, giúp doanh nghiệp định hình chiến lược của mình.
- Phân khúc khách hàng chính: Xác định đối tượng, tệp khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp tập trung và triển khai chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả.
- Thiết lập kế hoạch phục vụ khách hàng: Thiết lập kế hoạch phục vụ từng nhóm đối tượng khách hàng, giúp doanh nghiệp tối ưu thời gian và chi phí của mình.
- Xác định các kênh tiếp cận: Khi tìm ra cách tiếp cận và cung cấp sản phẩm/dịch vụ qua các kênh tiếp thị như Zalo, Facebook, sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể thu về được nhiều lợi nhuận và tối ưu hoá chi phí.
- Duy trì mối quan hệ khách hàng: Khi mô hình kinh doanh tốt, doanh nghiệp có thể tạo được lòng tin với khách hàng, giúp giữ chân tệp khách hàng trung thành của công ty.
- Phát triển nguồn lực chính: Tập trung vào phát triển các nguồn lực chính, giúp doanh nghiệp đạt được sự phát triển bền vững và cạnh tranh trong thị trường.
- Nâng cao sự cạnh tranh và uy tín: Mô hình kinh doanh hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh với các công ty lớn, công ty đối thủ. Đồng thời nâng cao sự uy tín của doanh nghiệp qua chất lượng sản phẩm đến tay khách hàng.
- Mở rộng cơ hội phát triển thị trường: Việc mở rộng thị trường giúp doanh nghiệp gia tăng thị phần, tiếp cận khách hàng mới và nâng cao cơ hội tăng trưởng doanh thu hiệu quả..
- Nâng cao năng suất và giảm chi phí: Doanh nghiệp có thể đầu tư vào thiết kế, xây dựng chiến lược sản phẩm và tận dụng nguồn năng lượng sạch, tái tạo. Điều này sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, tối ưu hóa hiệu suất đầu vào và giảm yếu tố tác động của vấn đề môi trường và xã hội đến doanh nghiệp.
Mô hình kinh doanh không chỉ là một bản kế hoạch cụ thể, mà còn là chìa khóa quyết định sự thành công hoặc thất bại của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đây cũng là công cụ mạnh mẽ giúp nhà quản trị định hình chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả.
Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp mới và muốn thách thức bản thân trong một môi trường kinh doanh đầy sáng tạo, năng động, hãy đặt bước chân của bạn vào thế giới của việc làm. Dù bạn là người mới ra trường, đang bắt đầu sự nghiệp hoặc là người có kinh nghiệm tìm kiếm sự đổi mới, cơ hội nghề nghiệp đang đợi chào đón bạn tại website việc làm TopCV
9 yếu tố cần thiết trong xây dựng mô hình kinh doanh
Dưới đây là 9 yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần chú ý khi xây dựng mô hình kinh doanh.
Các hoạt động chủ chốt
Các hoạt động chủ chốt trong mô hình kinh doanh là những nhiệm vụ quan trọng mà doanh nghiệp cần thực hiện để tận dụng tối đa nguồn lực và tạo ra giá trị cho khách hàng, từ đó thu được lợi nhuận. Bằng cách áp dụng một cách hợp lý và hiệu quả các nguồn lực có sẵn, công ty có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng và tạo ra lợi ích kinh tế cho cả hai bên.
Để hiểu rõ các hoạt động quan trọng và chủ chốt trong doanh nghiệp, người lãnh đạo cùng các nhà quản lý cần xác định được đặc điểm của mô hình kinh doanh. Điều này không chỉ giúp tối ưu hóa hoạt động hiện tại mà còn hướng doanh nghiệp đến sự thành công trong tương lai.
Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính trong mô hình kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp như chi trả lương, thanh toán các khoản phải trả, duy trì vòng quay vốn hay đầu tư và phát triển...
Nguồn lực tài chính có thể bao gồm:
- Nguồn lực về tài nguyên
- Nguồn lực về trí tuệ
- Nguồn nhân lực
- Tài chính (dòng tiền)
Dòng doanh thu
Để xác định được chiến lược đúng đắn cho mô hình kinh doanh, doanh nghiệp cần hiểu rõ về dòng doanh thu. Đây là nguồn tiền mà công ty nhận được từ khách hàng khi cung cấp các sản phẩm, dịch vụ,…
Trong bối cảnh tài chính, đây là một yếu tố quan trọng và đứng đầu danh sách ưu tiên của mọi doanh nghiệp. Lý do là vì dòng doanh thu đại diện cho mục tiêu cốt lõi trong việc duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh. Dòng doanh thu có thể đến từ:
- Bán sản phẩm, dịch vụ
- Phí cho thuê, cho vay, thế chấp sản phẩm, dịch vụ
- Phí cấp phép sử dụng tài sản trí tuệ
- Phí quảng cáo
Cơ cấu chi phí
Cơ cấu chi phí là tập hợp các chi phí mà doanh nghiệp chi trả để tạo ra giá trị cho khách hàng. Từ đó, công ty có thể tạo nên doanh thu và lợi nhuận.
Cơ cấu chi phí bao gồm hai loại chính là chi phí cố định (như tiền lương nhân viên, chi phí thuê mặt bằng, chi phí sản xuất) và chi phí biến đổi (như tiền điện nước, thưởng nhân viên, chi phí quảng cáo, truyền thông). Nhờ vào yếu tố này, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu suất hoạt động của mình và tìm ra giải pháp khắc phục khi gặp vấn đề.
Các đối tác chính
Mối quan hệ đối tác quan trọng (Key Partnerships) là sự kết hợp của tất cả các bên liên quan. Bao gồm nhà cung cấp, nhà phân phối, và đối tác trong lĩnh vực truyền thông quảng cáo, luật sư,…
Các đối tác này đóng góp vào quá trình tạo ra giá trị cho khách hàng. Đồng thời, đây cũng là yếu tố đảm bảo mô hình kinh doanh vận hành một cách hiệu quả nhất. Từ đó, doanh nghiệp có thể thu về doanh thu và lợi nhuận.
Phân khúc khách hàng
Để xây dựng và vận hành mô hình doanh hiệu quả, doanh nghiệp cần định vị được tệp khách hàng mà mình muốn tiếp cận. Dưới đây là phân khúc thị trường quan trọng và đem lại nhiều giá trị nhất:
- Thị trường đại chúng: Thị trường này không có phân khúc cụ thể, tập trung hầu hết các đối tượng khách hàng khác nhau. Do đó, thị trường đại chúng sẽ phù hợp với những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày.
- Thị trường ngách: Thay vì tập trung vào toàn bộ ngành, thị trường ngách tập trung vào một nhóm khách hàng nhỏ hoặc có nhu cầu khác biệt với phần lớn còn lại phù hợp với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thị trường hỗn hợp: Đây là phân khúc khách hàng phụ thuộc lẫn nhau để tạo ra giá trị chung. Cụ thể, thị trường này sẽ bao gồm doanh nghiệp, tư nhân, khách hàng nhỏ lẻ,...
Phân khúc khách hàng được xem là chìa khóa để duy trì mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, tùy thuộc vào định hướng phát triển mà mỗi công ty cần lựa chọn phân khúc khách hàng phù hợp.
Giá trị cung cấp
Giá trị cung cấp không chỉ bao gồm chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ, mà còn là trải nghiệm toàn diện mà khách hàng trải qua trước, trong và sau quá trình mua sắm. Đồng nghiệp, doanh nghiệp cần thực hiện nghiên cứu thường xuyên, tiến hành cải tiến và nâng cấp sản phẩm, đây cũng là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
Quan hệ khách hàng
Để giữ chân người dùng hiện tại và khiến họ trở thành những khách hàng trung thành, công ty cần thiết kế chiến lược quan hệ khách hàng hiệu quả.
Các hoạt động xây dựng và duy trì quan hệ khách hàng có thể bao gồm:
- Hỗ trợ cá nhân: Đây là quá trình giao tiếp trực tiếp, tư vấn chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi mua sản phẩm.
- Tự phục vụ: Doanh nghiệp sẽ sử dụng phương thức kết nối gián tiếp như công cụ trả lời tự động. Điều này sẽ giúp tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.
- Cộng đồng: Tạo không gian kết nối, chia sẻ thông tin đến khách hàng thông qua mạng xã hội, các hoạt động cộng đồng.
Kênh truyền thông và phân phối
Kênh truyền thông và phân phối là hai yếu tố quan trọng trong mô hình kinh doanh. Cụ thể như sau:
Đối với kênh phân phối:
- Phân phối trực tiếp: cửa hàng, showroom, website, event,...
- Phân phối gián tiếp: đơn vị bán hàng trung gian, nhà phân phối,...
Đối với kênh truyền thông:
- Kênh truyền thông trực tiếp: nhân viên chăm sóc khách hàng, tư vấn, triển lãm, hội chợ,...
- Kênh truyền thông gián tiếp: tờ rơi, website, báo chí, pano, bảng hiệu, truyền hình,... (báo chí, tờ rơi), phương tiện trưng bày (pano, áp phích, bảng hiệu,…) thông tin trên mạng xã hội, Website, truyền hình,…
10 mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay
Hiện nay, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều mô hình kinh doanh để phát triển và tạo ra giá trị trong thị trường. Dưới đây là một số mô hình phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
- Nhà sản xuất: Tập trung vào quá trình sản xuất và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Nhà phân phối: Nhà phân phối sẽ bán lại cho các đại lý bán lẻ hay đưa trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Các đại lý mua hàng hóa trực tiếp từ nhà sản xuất như Unilever, Masan, Coca Cola,…
- Kinh doanh online: Kinh doanh online là hình thức bán hàng qua Internet và mạng xã hội. Bạn sẽ bán thông qua các kênh như Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo, Youtube,… Mô hình này giúp tiết kiệm chi phí mặt bằng và nhân viên nhưng có khả năng tiếp cận một lượng lớn người tiêu dùng.
- Bán lẻ: Cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các cửa hàng, siêu thị.
- Thương mại điện tử: Kinh doanh sản phẩm và dịch vụ trực tuyến thông qua các nền tảng thương mại điện tử như Shoppe, Amazon…
- Nhượng quyền thương mại: Đây là mô hình mua hoặc thuê lại toàn bộ mô hình kinh doanh và thương hiệu của các công ty, cơ sở nổi tiếng để kinh doanh. Doanh nghiệp thuê hoặc mua lại sẽ phải trả một khoản phí cho bên nhượng quyền để được sử dụng mô hình và thương hiệu sẵn có của họ. Ví dụ: McDonald’s, KFC, Pizza Hut, Pizza Company, Lotteria,…
- Agency: Hoạt động như một bên thứ 3 giúp kết nối nhà cung cấp và người tiêu dùng.
- Tiếp thị liên quan đến quảng cáo: Tập trung vào quảng cáo và tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Bán hàng trực tiếp: Gặp trực tiếp khách hàng để bán sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Thu lợi nhuận từ sản phẩm kèm theo: Tạo ra lợi nhuận không chỉ từ sản phẩm chính mà còn từ các sản phẩm bổ sung.
Ví dụ về mô hình kinh doanh
Dưới đây là các ví dụ cụ thể về những doanh nghiệp có mô hình kinh doanh phổ biến:
- Nhà sản xuất: Samsung - tập trung vào sản xuất và cung cấp sản phẩm công nghệ từ điện thoại di động đến tivi và thiết bị gia dụng.
- Nhà phân phối: FedEx - chuyển phát nhanh và phân phối hàng hóa từ nguồn cung đến địa điểm đích trên toàn thế giới.
- Kinh doanh online: Amazon - hoạt động trên nền tảng trực tuyến, cung cấp hàng nghìn sản phẩm và dịch vụ khác nhau.
- Bán lẻ: Nike - cung cấp sản phẩm thể thao và thời trang thông qua cửa hàng bán lẻ trên khắp thế giới.
- Thương mại điện tử: Shopee - nền tảng thương mại điện tử kết nối người bán và người mua trực tuyến.
- Nhượng quyền thương mại: McDonald's - nhượng quyền thương mại cho các đối tác để mở rộng chuỗi nhà hàng trên toàn cầu.
- Agency: Ogilvy & Mather - công ty quảng cáo toàn cầu đóng vai trò là đại diện kết nối giữa quảng cáo và khách hàng.
- Tiếp thị liên quan đến quảng cáo: Google Ads - cung cấp nền tảng quảng cáo trực tuyến cho doanh nghiệp để tiếp cận đối tượng mục tiêu.
- Bán hàng trực tiếp: Avon - sử dụng mô hình bán hàng trực tiếp để cung cấp sản phẩm chăm sóc cá nhân và làm đẹp.
- Thu lợi nhuận từ sản phẩm kèm theo: HP - tạo ra lợi nhuận không chỉ từ bán laptop chính mà còn từ các sản phẩm phụ trợ như mực in và phần mềm.
Các bước xây dựng mô hình kinh doanh
Xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Dưới đây là các bước quan trọng để xây dựng mô hình kinh doanh:
Tìm hiểu, đánh giá, xác định nhu cầu khách hàng
Việc xác định nhu cầu của khách hàng là chìa khóa để doanh nghiệp xây dựng được một chiến lược kinh doanh hiệu quả. Đồng thời, bạn sẽ tạo nên sự hấp dẫn khi mua hàng và tạo ra nhu cầu trong thị trường.
Tìm hiểu, đánh giá, và xác định nhu cầu khách hàng thông qua công cụ test MBTI là một phương pháp hiệu quả để tiếp cận và tạo ra trải nghiệm tương tác cá nhân hóa. MBTI, hay còn gọi là chỉ số Myers-Briggs Type Indicator, không chỉ giúp hiểu rõ tính cách cá nhân, sở thích, và cách khách hàng đưa ra quyết định. Điều này giúp tạo ra chiến lược tương tác phù hợp, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.
Lên ý tưởng cho sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
Sau khi hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ thông qua việc xác định khung mô hình kinh doanh là gì. Từ đó, công ty có thể tạo ra các sản phẩm với chất lượng, thiết kế, và giá cả hấp dẫn.
Lên ý tưởng cho các kênh kinh doanh
Mỗi doanh nghiệp cần lên ý tưởng cho các kênh kinh doanh để tương tác và tiếp cận khách hàng hiệu quả. Đồng thời, bạn cũng có thể thu hẹp khoảng cách giữa sản phẩm và khách hàng để tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể, ở mỗi kênh, bạn nên xác định các yếu tố như đối tượng, độ tuổi, giới tính, giá cả, tiếp thị, phân phối để kênh hoạt động hiệu quả, đáp ứng sự thay đổi của thị trường.
Lập kế hoạch và thử nghiệm thực tế
Để xác định được khung mô hình kinh doanh, doanh nghiệp cần lập kế hoạch cụ thể và thử nghiệm thực tế. Điều này sẽ giúp công ty chủ động trong mọi tình huống và dễ dàng khắc phục khi có rủi ro.
Bắt đầu hoàn thiện mô hình kinh doanh và đi vào hoạt động
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần lập kế hoạch chi tiết về cách triển khai mô hình kinh doanh, từ sản phẩm/dịch vụ đến chiến lược tiếp thị và quản lý tài chính. Sau đó, doanh nghiệp phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị,… để đảm bảo hỗ trợ mọi hoạt động kinh doanh.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên tận dụng những website tuyển nhân sự như TopCV để xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng. Bên cạnh đó, TopCV sẽ giúp doanh nghiệp kết nối được với những ứng viên tài năng, phù hợp với mục tiêu tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp.
Bài viết đã giới thiệu đến bạn mô hình kinh doanh là gì và những lợi ích mô hình này dành cho doanh nghiệp. Hy vọng sẽ bạn có cái nhìn tổng quan hơn về mô hình kinh doanh, từ đó có thể áp dụng vào doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về mô hình kinh doanh hiện nay qua trang web TopCV.vn nhé!
Nguồn ảnh: Sưu tầm