Đơn xin việc là một trong những giấy tờ không thể thiếu khi đi tìm việc làm. Đây cũng là yếu tố thể hiện sự chuyên nghiệp và tỉ mỉ của ứng viên. Dù đây không phải là mẫu đơn bắt buộc nhưng rất nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao ứng viên có chuẩn bị sẵn mẫu đơn xin việc khi ứng tuyển. Bài viết dưới đây tổng hợp những mẫu đơn xin việc tham khảo chuẩn file Word dễ sử dụng nhất cho tất cả các ngành nghề năm 2024. Bạn có thể tham khảo và chọn ra những mẫu đơn phù hợp từ đó tăng cơ hội trúng tuyển nhé!
Đơn xin việc là gì?
Đơn xin việc hay còn gọi là Cover letter là một loại giấy tờ thường được đính kèm trong bộ hồ sơ xin việc, có thể là viết tay hoặc đánh máy. Về cơ bản đơn xin việc giống như một lá thư gửi tới nhà tuyển dụng nhằm bày bỏ mong muốn được làm việc tại công ty cũng như thể hiện khả năng, kiến thức hay kinh nghiệm để thuyết phục nhà tuyển dụng. Đây là loại giấy tờ không thể thiết khi bạn có nhu cầu tìm việc làm.
Hiện nay có rất nhiều các mẫu đơn xin việc thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, khi muốn ứng tuyển vào một vị trí bất kỳ, bạn nên chuẩn bị một mẫu đơn thật chỉn chu và chuyên nghiệp. Dù đôi khi đơn xin việc không phải là giấy tờ bắt buộc nhưng đây sẽ là yếu tố thể hiện sự chuyên nghiệp của ứng viên.
Tải 10 + mẫu đơn xin việc tham khảo chuẩn file Word
Với các mẫu đơn xin việc tham khảo dành cho nhiều ngành nghề như marketing, kinh doanh, nhân sự, lập trình viên, kế toán sau, bạn sẽ biết cách viết đơn xin việc như thế nào để có thể gây ấn tượng và thuyết phục nhà tuyển dụng.
TopCV.vn cung cấp các mẫu đơn xin việc dưới đây phù hợp cho cả sinh viên mới ra trường và người có kinh nghiệm làm việc. Bạn có thể tải xuống miễn phí dưới dạng file word.
Mẫu đơn xin việc chung cho nhiều ngành nghề
Mẫu đơn xin việc viết tay
Mẫu đơn xin việc cho Sinh viên mới ra trường
Mẫu đơn xin việc tham khảo cho Nhân viên Kế toán
Mẫu đơn xin việc tham khảo cho Chuyên viên Nhân sự
Mẫu đơn xin việc tham khảo cho Nhân viên Marketing
Mẫu đơn xin việc tham khảo cho Kỹ sư xây dựng
Mẫu đơn xin việc tham khảo cho Lập trình viên
Mẫu đơn xin việc tham khảo cho ngành Kinh doanh/Bán hàng
Mẫu đơn xin việc tham khảo cho ngành Ngân hàng
Mẫu đơn xin việc tham khảo cho ngành Xuất nhập khẩu
Mẫu đơn xin việc tham khảo cho Công nhân
Mẫu đơn xin việc cho Nhân viên Hành chính nhân sự
Mẫu đơn xin việc bằng tiếng Anh cho nhiều ngành nghề
>>> Xem thêm: Chi tiết cách viết đơn xin việc bằng tiếng anh chuẩn cho mọi ngành nghề
Sau khi có mẫu đơn xin việc, để tìm việc làm nhanh chóng và chất lượng, bạn hãy truy cập ngay website TopCV.vn. Hiện TopCV đang cung cấp tin tức việc làm thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, với hơn 40 nghìn tin tuyển dụng từ những doanh nghiệp hàng đầu. Bạn hãy khám phá để tìm kiếm việc làm phù hợp với mong muốn của bản thân.
Cấu trúc chung của một lá đơn xin việc
Nhìn chung, tất cả mọi loại đơn xin việc đều có một cấu trúc gồm 3 phần: Mở đầu - Nội dung - Kết thúc:
Phần mở đầu
- Quốc hiệu, tiêu ngữ: Đối với các văn bản hành chính cần sự trang trọng, nghiêm túc, thường dùng cho bản Word và bản viết tay.
- Tiêu đề: Có những tiêu đề chung nhất là “Đơn xin việc/Thư xin việc/Đơn ứng tuyển/Thư ứng tuyển/Cover Letter”.
- Người nhận đơn: Cần ghi đầy đủ tên của doanh nghiệp muốn ứng tuyển. Bạn hãy viết hoa tên riêng của công ty. Hoặc nếu có người nhận cụ thể, hãy ghi rõ tên người nhận hoặc chức vụ của họ trong công ty tuyển dụng.
- Giới thiệu bản thân: Cung cấp chính xác các thông tin về họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email, v.vv.. Nhìn chung là các thông tin liên hệ cơ bản để nhà tuyển dụng có thể liên hệ lại để xác nhận danh tính.
- Lý do bạn muốn ứng tuyển: Nêu rõ mục tiêu là ứng tuyển vào vị trí nào, thuộc bộ phận nào. Không cần nhắc đến việc bạn đã nghỉ việc hay chưa, chỉ tập trung vào mục tiêu.
Phần nội dung
Một trong những cách để viết đơn xin việc giúp ghi điểm đối với nhà tuyển dụng chính là trình bày đầy đủ các thông tin về học vấn, kinh nghiệm làm việc, các giải thưởng, kỹ năng, v.vv.. nhưng không quá dài dòng.
Phần nội dung của đơn xin việc sẽ bao gồm:
- Học vấn: Trình độ học vấn cao nhất của bạn, ví dụ như Trung Cấp, Cao Đẳng, Đại Học, 12/12, v.vv.. Bạn có thể ghi thêm xếp hạng khi tốt nghiệp. Phần này không phải là yếu tố bắt buộc nên nếu không có gì nổi bật, bạn không cần đưa vào đơn cũng được.
- Trình độ chuyên môn: Có thể ghi những ngành nghề bạn đã học hoặc được đào tạo. Hoặc là ngành nghề mà bạn đã luôn theo đuổi và tiếp tục muốn phát triển ở công ty mới. Trình độ chuyên môn này nên phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Nếu bạn muốn chuyển sang ngành mới, có thể đẩy phần trình độ chuyên môn này ra sau kinh nghiệm làm việc để dễ điều hướng sang các kỹ năng phù hợp với yêu cầu của công việc.
- Kinh nghiệm làm việc: Ghi ngắn gọn kinh nghiệm làm việc từ lúc ra trường đến thời điểm hiện tại. Ở mục này bạn cần lưu ý ghi từ công việc gần nhất đến công việc xa nhất, chỉ nên ghi những công việc bạn đã gắn bó từ 6 tháng trở lên. Nên trình bày rõ chức vụ đảm nhiệm có liên quan đến vị trí tuyển dụng.
- Thành tựu: Các giải thưởng, chứng chỉ, thành tích đã đạt được trong thời gian trước đó như các chứng chỉ nghiệp vụ, giải thưởng - học bổng tại trường, v.vv.. Đây là phần giúp bạn thuyết phục nhà tuyển dụng chọn lựa bạn thay vì những ứng viên khác.
- Kỹ năng liên quan đến công việc: Ví dụ như tin học văn phòng, kỹ năng sử dụng các phần mềm liên quan, giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, v.vv.. Nên để ý trong mô tả công việc nhà tuyển dụng ưu tiên ứng viên có kỹ năng nào thì bạn trình bày kỹ năng đó ra. Hoặc tùy vào đặc thù công việc, nghề nghiệp, có những kỹ năng nào cần thiết thì bạn trình bày ra.
Phần kết
Đối với phần này, bạn cần nêu ra được:
- Nguyện vọng của bản thân đối với vị trí tuyển dụng của công ty/doanh nghiệp.
- Lời chào kết và lời cảm ơn.
Lưu ý: Một số đơn vị có thể sẽ yêu cầu thêm phần xác nhận của ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền tại nơi tạm trú/thường trú đối với bản cứng đã soạn thảo trên máy tính hoặc viết tay. Với 2 cách viết đơn xin việc này, bạn cần mang đơn chưa ký ra các cơ quan công chứng. Ký tại cơ quan đó trước sự chứng kiến của cán bộ rồi họ sẽ hỗ trợ bạn công chứng giấy tờ.
Các hình thức và hướng dẫn cách viết đơn xin việc chi tiết nhất
Hiện nay có 4 cách viết đơn xin việc phổ biến, tạo được ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng:
- Viết đơn xin việc qua email: Phần lớn các doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng trên website công ty, các trang mạng xã hội sẽ để lại email nhận đơn ứng tuyển. Viết đơn xin việc gửi qua email, kèm CV, portfolio và các tài liệu cá nhân liên quan là cách tiện lợi và chuyên nghiệp nhất.
- Viết đơn xin việc trực tuyến trên website tuyển dụng: Hầu hết các doanh nghiệp cũng đăng tin tuyển dụng trên các nền tảng kết nối việc làm trực tuyến. Tại đây, bạn chỉ cần bấm vào nút nộp hồ sơ là có thể viết đơn xin việc đính kèm với CV. Các trang tuyển dụng chuyên nghiệp như TopCV có cung cấp mẫu đơn xin việc , giúp ứng viên dễ dàng điều chỉnh nội dung đơn và gửi đi nhanh chóng ngay tại website.
- Viết trên các trình soạn thảo văn bản: Sử dụng các ứng dụng tin học văn phòng như Word, Excel, PDF, v.vv.. để tạo đơn xin việc cũng là hình thức phổ biến. Văn bản này sau khi soạn thảo vẫn sẽ được gửi qua email hoặc website tuyển dụng trực tuyến. Chỉ có một số ít công ty yêu cầu ứng viên in đơn xin việc ra để nộp.
- Viết tay: Tính đến thời điểm hiện tại, các mẫu xin việc viết tay vẫn đang được các đơn vị, doanh nghiệp, đặc biệt là các cơ quan nhà nước đánh giá cao.
Sau đây, TopCV sẽ chia sẻ với bạn cách viết đơn xin việc với 4 hình thức: Email xin việc, thư Cover letter gửi trực tuyến trên các website việc làm, bản Word xin việc và đơn xin việc viết tay:
Cách viết đơn xin việc qua email
Đơn xin việc qua email bao gồm tiêu đề, nội dung và chữ ký:
Tiêu đề email
Một tiêu đề mail chỉn chu, khoa học không chỉ giúp tạo sự chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng, mà còn giúp email của bạn tránh bị loại vào hòm thư rác. Có những công ty yêu cầu mẫu tiêu đề email cố định, còn lại, bạn có thể tận dụng các mẫu như sau:
- Ứng tuyển_Vị trí tuyển dụng_Họ và tên
- Họ và tên_Vị trí ứng tuyển_Tên công ty ứng tuyển
- Tên công ty ứng tuyển_Vị trí ứng tuyển_Họ và tên
- Ứng tuyển vị trí [Tên vị trí]_Tên công ty ứng tuyển_Họ và tên
Nội dung email
Mở đầu bằng "Kính gửi" để thể hiện sự tôn trọng với nhà tuyển dụng. Cân nhắc lời chào và cách xưng hô cho phù hợp, không nên tỏ ra quá thân thiện hay quá trịnh trọng.
- Nếu biết rõ người nhận, bạn có thể viết: Kính gửi anh/chị [Tên/Chức vụ]
- Nếu không biết người nhận là ai, hãy viết: Kính gửi Bộ phận nhân sự của Công ty [Tên công ty]
Tiếp đến là phần nội dung bao gồm các ý (mỗi ý chỉ ngắn gọn 1 - 2 câu, làm nổi bật trọng tâm):
- Giới thiệu ngắn gọn về bản thân.
- Vị trí ứng tuyển, kênh cung cấp thông tin tuyển dụng.
- Tóm tắt kỹ năng, kinh nghiệm làm việc có liên quan đến vị trí ứng tuyển.
- Đính kèm CV, portfolio, thư giới thiệu hay các tài liệu liên quan.
Kết thúc email nhớ gửi lời cảm ơn, bày tỏ hy vọng sớm nhận được phản hồi.
Chữ ký
Cuối cùng, để lại thông tin liên lạc cho nhà tuyển dụng ở phần chữ ký. Nên có những thông tin cơ bản như họ tên, số điện thoại, địa chỉ email, website cá nhân (nếu có).
>>> Xem thêm: Cách gửi email xin việc để ngay lập tức ghi điểm với nhà tuyển dụng
Cách viết đơn xin việc qua các trang tuyển dụng trực tuyến
Một số nền tảng công nghệ tuyển dụng thông minh như TopCV sẽ cung cấp mẫu thư xin việc (Cover Letter) trực tuyến. Khi click vào nộp đơn ứng tuyển, bạn chỉ cần chọn mẫu đơn được gợi ý, sau đó điều chỉnh lại một số thông tin là có thể gửi ngay cho nhà tuyển dụng.
Một số trang khác không cung cấp sẵn mẫu đơn, thì bạn có thể tạo một file trên Word hoặc PDF để đăng tải lên hệ thống khi gửi hồ sơ đến các doanh nghiệp.
Cách viết đơn xin việc qua các trang tuyển dụng trực tuyến cũng bao gồm các phần:
Tiêu đề thư
Giống như tiêu đề Email, nên đặt ngắn gọn một câu như:
- Thư ứng tuyển vị trí [Tên vị trí]
- Đơn xin việc vị trí [Tên vị trí]
- Đơn ứng tuyển vị trí [Tên vị trí]
Nội dung thư xin việc
Nên viết thành các đoạn văn ngắn (mỗi đoạn 2 - 3 câu), vắn tắt lại các thông tin:
- Giới thiệu sơ lược về bản thân.
- Tìm được thông tin công việc qua đâu.
- Có kinh nghiệm gì, bao nhiêu năm, thành tích nổi trội gì, phù hợp với công việc đang tuyển dụng không.
- Có tự tin đảm nhiệm công việc không, có thể mang lại giá trị gì cho công ty, kế hoạch thế nào, mục tiêu ra sao.
- Cam kết gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Kết thư
Gửi lời cảm ơn, thể hiện mong muốn được phỏng vấn để có thể trình bày rõ hơn về bản thân. Có ký tên ở kết thư.
Cách viết đơn xin việc trên Word
Đơn xin việc trên Word khác với các loại đơn trực tuyến. Tuy không mang tính quy phạm, nhưng đơn xin việc trên Word lại cần có cấu trúc tương đối quy củ của một văn bản hành chính, với các phần cố định như sau:
Mở đầu
- Ghi quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Tiêu đề văn bản đề là "ĐƠN XIN VIỆC/THƯ XIN VIỆC" (viết in hoa).
- Thông tin người nhận đơn (Kính gửi ai).
- Thông tin người nộp đơn (Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, email, trình độ học vấn, chuyên môn, v.vv..).
- Nội dung đơn
- Nêu lý do biết đến công ty (không bắt buộc nhưng nên có 1 câu).
- Nêu lý do xin việc (Đây là phần chính, nên trình bày khoảng 2 - 3 câu).
- Nêu lý do nhà tuyển dụng nên chọn bạn (Đây cũng là phần chính, trình bày sao cho ngắn gọn nhưng đủ ý, chủ yếu nói về kinh nghiệm, kỹ năng và mục tiêu nghề nghiệp).
Kết đơn
- Bày tỏ mong muốn nhận được phản hồi sớm.
- Gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng.
- Ngày tháng năm, ký tên (Có chữ ký số càng tốt).
Lưu ý: Toàn bộ phần thư xin việc trên Word chỉ nên gói gọn trong 1 trang A4, căn chỉnh lề đầy đủ để thật chỉn chu và bắt mắt. Nên in đậm thông tin người nhận đơn để bày tỏ sự tôn trọng.
Cách viết đơn xin việc viết tay
Đơn xin việc viết tay về cơ bản giống hệt với văn bản trên Word, với toàn bộ những đề mục và nội dung tương tự. Chỉ khác là bạn phải viết trên giấy và đóng vào trong tệp hồ sơ để gửi kèm đến công ty tuyển dụng.
Ngày nay không còn nhiều đơn vị yêu cầu đơn xin việc viết tay. Nhưng khi nộp hồ sơ ứng tuyển trực tiếp tại văn phòng, dù không được yêu cầu thì bạn vẫn nên tự viết một lá thư gửi kèm để gây ấn tượng tốt hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
Thông qua đơn viết tay (chữ viết đúng, viết đẹp, trình bày sạch sẽ, v.vv..), nhà tuyển dụng có thể đánh giá rằng bạn là một người cẩn trọng, tỉ mỉ, kiên nhẫn và đáng tin cậy.
Mở đầu
Hãy mở đầu bằng quốc hiệu, tiêu ngữ. Sau đó gửi lời chào đến nhà tuyển dụng (Kính gửi ai). Tiếp đến, nêu khái quát thông tin về bản thân và vị trí muốn ứng tuyển.
Nội dung đơn
Hãy nêu những điểm nổi bất nhất về thành tích học tập và kinh nghiệm làm việc của bạn. Tập trung vào kỹ năng chuyên môn phù hợp với vị trí đang tuyển dụng. Thể hiện thái độ tích cực nhưng không khoa trương. Trên hết phải thật trung thực vì văn bản viết tay được coi là căn cứ có tính pháp lý, độ xác thực cao.
Kết đơn
Hãy lịch sự đề xuất một buổi phỏng vấn và lưu ý cho nhà tuyển dụng rằng bạn đã gửi kèm các tài liệu cá nhân quan trọng trong bộ hồ sơ xin việc. Sau đó đừng quên cảm ơn. Ghi rõ ngày tháng năm và ký tên.
Kỹ năng cần thể hiện trong đơn xin việc
Tùy thuộc vào vị trí ứng tuyển, các nhà tuyển dụng sẽ kỳ vọng nhìn thấy ở ứng viên những kỹ năng khác nhau. Bạn cần hiểu biết về vị trí công việc để tìm thấy điều này. Ví dụ nếu bạn tìm việc làm ngành Marketing những kỹ năng cần thiết sẽ bao gồm kỹ năng viết, khả năng sáng tạo, lên ý tưởng, kế hoạch còn nếu bạn tìm việc làm Hành chính/nhân sự, bạn cần có kỹ năng tin học văn phòng, sự cẩn thận, kỹ năng quan sát, lắng nghe, v.vv..
Tuy nhiên, bạn không cần thiết phải đưa hết toàn bộ những kỹ năng mà bạn cho là cần thiết vào đơn xin việc. Đơn xin việc không phải CV, CV có một phần riêng để bạn thể hiện các kỹ năng mình có nhưng đơn xin việc sẽ chỉ là bản tóm tắt, ngắn gọn. Bạn cần tự xem xét bản thân có những kỹ năng nào phù hợp và thực sự là điểm mạnh của bạn để đưa vào đơn xin việc cho phù hợp. Một số gợi ý về các kỹ năng cần có trong đơn xin việc như sau:
- Kỹ năng liên cá nhân - interpersonal skills
- Kỹ năng giải quyết vấn đề - problems solving
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng lãnh đạo
Những lỗi thường gặp khi viết đơn xin việc
Trên thực tế, một khi hồ sơ xin việc đã được gửi đi tức là nó đã ở trong tay nhà tuyển dụng. Việc sửa chữa sau đó gần như không thể.
Vậy trước đó nếu mắc bất cứ sai lầm nào, bạn sẽ để lại ấn tượng không đẹp trong mắt nhà tuyển dụng. Vì thế trong quá trình soạn mẫu đơn xin việc, bạn phải tránh tuyệt đối những lỗi phổ biến sau:
Thiếu động từ hành động
Trong mẫu đơn xin việc, bạn hãy tránh sử dụng những từ ngữ mang tính tiêu cực. Các từ "chịu trách nhiệm về...", "rất tiếc rằng...". Thực chất, nhà tuyển dụng sẽ không hứng thú với ứng viên thiếu tự tin như vậy.
Hãy tập trung vào hiện tại, thế mạnh và thành tích. Ưu tiên sử dụng các động từ hành động, từ mạnh để gây ấn tượng ngay lập tức.
>>> Xem thêm: 8+ lưu ý khi viết đơn xin việc bạn cần nắm rõ
Quá dài hoặc quá ngắn
Bạn nên giới hạn "quảng bá" bản thân trong khoảng 2 trang giấy là đủ. Tập trung triển khai ý chính nhất cần truyền đạt.
Nếu không đủ thông tin, không nên cố gắng lấp đầy mẫu đơn. Hoặc ngược lại nếu dài hơn, đừng cắt không thương tiếc hồ sơ của mình.
Đi "sao chép" mẫu đơn xin việc
Việc tải sẵn một mẫu đơn xin việc trên mạng hoặc của người rồi rồi "copy" y đúc hoặc chỉ sửa qua loa sẽ khiến bạn bị nhầm lẫn hay bỏ qua các chi tiết quan trọng cần sửa. Để tạo ấn tượng, bạn cần tự mình xây dựng ý tưởng để viết đơn xin việc theo đúng phong cách của mình.
Khi tự viết, bạn sẽ kiểm soát được lỗi chính tả, đảm bảo nội dung và tránh dài dòng, lạc đề. Các mẫu đơn xin việc có sẵn chỉ để tham khảo.
Dùng một đơn xin việc cho tất cả cơ hội việc làm
Nhà tuyển dụng không bao giờ muốn nhìn thấy một mẫu đơn xin việc chung chung, tìm việc chung chung. Mẫu đơn xin việc của bạn cần phải thể hiện rõ "Bạn có những điều mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm".
Và điều này ở mỗi công ty sẽ có yêu cầu khác nhau nên bạn không được chỉ sử dụng duy nhất 01 mẫu đơn đơn xin việc gửi cho tất cả nhà tuyển dụng. Hãy điều chỉnh sao cho thích hợp!
Phóng đại hoặc nói sai sự thật
Hãy trung thực trước về khả năng của mình. Các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao sự trung thực.
Nếu không, bạn sẽ không có giá trị làm việc ở đó. Để tránh những sai lầm không chủ ý, hãy dành thời gian phân tích bản thân.
Viết đơn xin việc giống CV xin việc
Có những ứng viên đã lặp lại toàn bộ CV xin việc trong đơn xin việc. Điều này khiến nhà tuyển dụng cảm thấy lá đơn là thừa thãi và gây mất thời gian cho đôi bên.
Hiện nay có rất nhiều mẫu đơn online làm sẵn với bố cục khoa học, bạn có thể tham khảo để tạo cho mình một mẫu đơn ưng ý. Lưu ý tránh những lỗi trên để mẫu đơn của bạn có thể để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Bạn có thể tham khảo các mẫu CV chuyên nghiệp, chuẩn chỉnh tại kho mẫu CV của TopCV. TopCV cung cấp hàng trăm mẫu CV ấn tượng với thao tác tùy chỉnh dễ dàng ngay trên website giúp bạn tạo CV nhanh chóng để ứng tuyển vào các công việc mơ ước.
Những câu hỏi thường gặp liên quan đến đơn xin việc
Hồ sơ xin việc bao gồm những gì?
Hồ sơ xin việc là bộ tài liệu cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản về ứng viên. Thông qua hồ sơ xin việc, nhà tuyển dụng sẽ có cơ sở lựa chọn ứng viên tiềm năng cho những vòng phỏng vấn tiếp theo. Một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ sẽ gồm những giấy tờ và tài liệu sau:
- Sơ yếu lý lịch: Sơ yếu lý lịch là bản tóm tắt về quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc và các thông tin cá nhân của ứng viên.
- Đơn xin việc: Đơn xin việc thể hiện lý do ứng viên muốn ứng tuyển vào vị trí công việc và nguyện vọng của họ.
- CV (Curriculum Vitae): CV là một bản tóm tắt chi tiết về quá trình học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và thành tích của ứng viên.
- Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, CCCD/CMND: Đây là các giấy tờ chứng minh cá nhân cần thiết để xác thực danh tính và quyền lợi của ứng viên.
- Giấy khám sức khỏe: Một số nhà tuyển dụng có thể yêu cầu giấy chứng nhận sức khỏe để đảm bảo ứng viên đủ sức khỏe để làm việc.
- Bằng cấp, chứng chỉ: Các bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến học vấn, đào tạo và kỹ năng chuyên môn của ứng viên.
- Ảnh thẻ (3x4/4x6): Đôi khi, một số nhà tuyển dụng yêu cầu ảnh thẻ để dễ dàng nhận dạng ứng viên trong hồ sơ.
Ngoài ra, một số nhà tuyển dụng có thể yêu cầu các tài liệu và giấy tờ bổ sung khác tùy thuộc vào yêu cầu công việc cụ thể. Để đảm bảo không bỏ sót các giấy tờ và tài liệu quan trọng khi ứng tuyển, hãy đọc kỹ thông tin tuyển dụng và hướng dẫn ứng tuyển. Nếu không có hướng dẫn cụ thể hoặc bạn không chắc chắn về nội dung sơ yếu lý lịch của mình, bạn có thể tìm kiếm thêm những thông tin chia sẻ kinh nghiệm ứng tuyển trên mạng xã hội hoặc các kênh thông tin như báo, tạp chí, v.vv..
>>> Xem thêm: Giấy tờ thủ tục hồ sơ xin việc chuẩn nhất 2023
Đơn xin việc nên viết tay hay đánh máy?
Có hai hình thức để làm mẫu đơn xin việc là viết tay hoặc đánh máy, mỗi hình thức có những ưu nhược điểm riêng. Viết đơn xin việc bằng tay đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, cũng như có thể gặp lỗi chính tả và phải viết lại nhiều lần. Tuy nhiên, viết tay đơn xin việc sẽ thể hiện được bản sắc riêng của ứng viên.
Trong khi đó, việc đánh máy đơn xin việc khá tiện lợi, cho phép chỉnh sửa trực tiếp trên máy tính và in ra để nộp cho nhà tuyển dụng. Bạn cũng có thể tải xuống mẫu đơn xin việc từ internet, điền đầy đủ thông tin và tập trung vào viết lý do ứng tuyển.
Thông thường, việc lựa chọn viết tay hay đánh máy đơn xin việc phụ thuộc vào yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nếu không có yêu cầu cụ thể, bạn có thể lựa chọn hình thức mà bạn cho là phù hợp nhất.
Đơn xin việc khác gì CV?
Mẫu đơn xin việc và CV (Curriculum Vitae) là hai loại tài liệu khác nhau trong hồ sơ xin việc. Mặc dù cả hai đều là phần cần thiết trong hồ sơ, chúng có sự khác biệt về độ dài và nội dung. CV là một tài liệu dài hơn và bao quát hơn, cung cấp thông tin chi tiết về học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và thành tích của ứng viên. Trong khi đó, đơn xin việc tập trung vào thông tin cá nhân, lý do ứng tuyển và nguyện vọng làm việc tại vị trí tuyển dụng.
>>> Xem thêm:
Viết đơn xin việc ấn tượng giúp bạn tìm việc nhanh chóng và hiệu quả. Hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn tạo được mẫu đơn ưng ý nhất. Tải ngay các mẫu đơn xin việc tham khảo chuẩn file Word dễ sử dụng để tiết kiệm thời gian tìm việc. Chúc bạn sớm có được công việc ưng ý!
Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm, hãy tham khảo những tin tuyển dụng trên TopCV. TopCV với hơn 40 nghìn tin tuyển dụng từ những nhà tuyển dụng uy tín sẽ giúp bạn tìm kiếm được công việc yêu thích phù hợp với năng lực bản thân.
Nguồn ảnh: Sưu tầm