Hiệu ứng chim mồi là gì và có ảnh hưởng như thế nào trong kinh doanh? Có thể nói, đây là một chiến lược được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Vậy bạn hãy cùng TopCV tìm hiểu chi tiết về hiệu ứng chim mồi để xem cách các doanh nghiệp ứng dụng chiến lược này như thế nào qua bài viết này nhé!
Hiệu ứng chim mồi là gì
Hiệu ứng chim mồi (còn gọi là hiệu ứng thống trị bất cân xứng) xảy ra khi mọi người có xu hướng thay đổi sở thích giữa hai lựa chọn khi có một lựa chọn thứ ba, bất đối xứng xuất hiện (mồi nhử). Nói cách khác, giữa 3 lựa chọn này luôn không cân xứng nhau, nhằm đẩy khách hàng tìm đến sản phẩm mà doanh nghiệp mong muốn. Bản chất của hiệu ứng này chính là nâng cao giá trị sản phẩm đó trong mắt người tiêu dùng.
Đây là chiến lược Marketing được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhằm thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm mang lại giá trị, lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Marketing là gì? Các vị trí trong ngành Marketing
Để hiểu rõ hơn về ngành Marketing, cũng như cơ hội việc làm, mức lương ngành Marketing như thế nào, bạn có thể tham khảo tại TopCV để hiểu rõ hơn. Truy cập ngay để ứng tuyển việc tốt từ những doanh nghiệp hàng đầu!

Bản chất và cách thức hoạt động hiệu ứng chim mồi
Bản chất hiệu ứng chim mồi
Hiệu ứng chim mồi ra đời dựa trên nghiên cứu về tâm lý học của khách hàng. Cụ thể, khi phải lựa chọn giữa nhiều sản phẩm cùng lúc, khách hàng thường cảm thấy khó khăn khi đưa ra quyết định.
Để giảm bớt sự lo lắng, đắn đo khi đưa ra quyết định, người tiêu dùng có xu hướng đơn giản hóa quy trình mua hàng bằng cách tối đa hóa giá trị có lợi cho mình. Điều này thể hiện qua việc so sánh các tiêu chí trên cùng một sản phẩm (chẳng hạn như giá cả hay số lượng). Bằng việc thao túng các thuộc tính lựa chọn, mồi nhử sẽ hướng khách hàng theo một hướng cụ thể trong vô thức, khiến khách hàng cảm thấy mình đang đưa ra lựa chọn sáng suốt, hợp lý, và “được hời” khi mua sản phẩm.
Do đó, hiệu ứng chim mồi được xem là một “cú hích” khiến người tiêu dùng mua hàng theo ý muốn của doanh nghiệp. Nguyên tắc này tập trung vào các yếu tố như thông tin bên ngoài, bản chất “phi lý trí” của tư duy và bản tính thích so sánh. Cuối cùng, khách hàng sẽ sẵn sàng chi tiền cho sản phẩm có mức giá cao hơn mà vẫn vui vẻ, không có sự thúc ép từ phía nhà bán hàng.

Cách thức hoạt động hiệu ứng chim mồi
Từ bản chất ở trên, thì cách thức hoạt động hiệu ứng chim được tóm gọn trong 3 mục đích chính là: Rút ngắn thời gian mua hàng, đưa ra lý do chọn mua sản phẩm, tác động đến quyết định mua hàng
- Rút ngắn thời gian mua hàng: Hiệu ứng chim mồi kích thích người dùng mua hàng bằng cách kích thích sự quan tâm và tương tác tích cực từ phía người tiêu dùng. Vì khi có nhiều tùy chọn như giá cả, số lượng thì họ thường sẽ khó khăn đưa ra quyết định mua hàng.
- Đưa ra lý do nên chọn mua sản phẩm: Hiệu ứng chim mồi cung cấp các lý do chính đáng, thích hợp với nhu cầu mua hàng của họ.
- Tác động đến quyết định mua hàng: Hiệu ứng chim mồi có tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Nhưng thay vì ép buộc thì doanh nghiệp sẽ đưa ra các lựa chọn để người dùng cảm giác mình là người lựa chọn, và cảm thấy vui vẻ, hài lòng với sản phẩm đó.
Nguyên tắc khi áp dụng hiệu ứng chim mồi
Khách hàng là người đưa ra lựa chọn
Người tiêu dùng sẽ cảm thấy không thoải mái nếu bị ép buộc mua hàng. Do đó, để thu hút nhiều khách hàng mua sản phẩm, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược chim mồi hiệu quả.
Chiến lược chim mồi phải được thiết kế có chủ ý và hợp lý để làm cho lựa chọn có vẻ hấp dẫn hơn. Đồng thời, bạn cần phải đảm bảo rằng sản phẩm mồi nhử không quá cực đoan. Điều này sẽ khiến khách đặt câu hỏi về tính hợp lý trong việc định giá của bạn mà không mua hàng.
Ví dụ: Khách hàng đang tìm kiếm một bộ nồi chảo mới cho nhà bếp của mình. Trên kệ hàng, có hai lựa chọn: một bộ nồi chảo gồm 4 món với giá 800.000đ và một bộ nồi chảo gồm 6 món với giá 1.200.000đ. Tất nhiên họ sẽ lựa chọn bộ nồi chảo gồm 6 chiếc. Nhưng có thể khách hàng không nhận ra bộ nồi chào gồm 4 món là mồi nhử để thúc đẩy họ mua bộ 6 món.

Chiến thuật đánh lừa sự lựa chọn
Đây là một chiến thuật điển hình được sử dụng trong marketing. Một cách để đánh lừa sự lựa chọn của khách hàng bằng cách đưa ra một lựa chọn thứ hai không hấp dẫn nhưng có mục đích hướng khách hàng đến mua sản phẩm, dịch vụ có giá trị cao hơn.
Ví dụ:
- Dịch vụ 1: Massage da đầu - thư giãn: 700 nghìn đồng
- Dịch vụ 2: Tiêm messo trị rụng tóc: 3 triệu đồng
- Dịch vụ 3: Chăm sóc tóc chuyên sâu (gội đầu, massage, tiêm meso trị rụng tóc …): 3 triệu đồng
Như vậy, ngoại trừ khả năng về tài chính thấp, nếu một khách hàng có nhu cầu chăm sóc tóc, da đầu thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn dịch vụ 3.
Quy luật 100
Đây là một nguyên tắc thường được áp dụng trong các chương trình khuyến mãi. Hiểu đơn giản, đây là việc giảm giá theo tỷ lệ phần trăm cho sản phẩm mang giá trị nhỏ, và giảm giá theo số tiền trực tiếp cho sản phẩm mang giá trị lớn. Đây là cách các thương hiệu đánh vào tâm lý “lười tính toán chi tiết” của khách hàng.
Ví dụ: Khi mua một chiếc mũ trị giá 300 nghìn đồng, việc giảm giá 10% sẽ làm cho khách hàng hứng thú hơn so với việc nói giảm giá được 30 nghìn đồng. Tuy nhiên, khi mua chiếc điện thoại trị giá 15.000.000 đồng, bạn sẽ cảm thấy thích thú hơn khi nghe được giảm 1.500.000 đồng thay vì giảm 10%.
Ý nghĩa của hiệu ứng chim môi
Hiệu ứng chim mồi trong kinh doanh mang đến nhiều ý nghĩa cho doanh nghiệp. Đồng thời, yếu tố này cũng tác động đến trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng. Cụ thể như sau:
Đối với doanh nghiệp:
- Thu hút sự chú ý: Hiệu ứng chim mồi có thể giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu, tiềm năng.
- Tăng cường tương tác: Bằng cách tạo ra nội dung hoặc chiến lược quảng cáo hấp dẫn, doanh nghiệp có thể kích thích sự tương tác của khách hàng, như nhấp chuột, chia sẻ, hoặc thậm chí là mua sắm.
- Tạo ra ấn tượng mạnh mẽ: Hiệu ứng chim mồi có thể giúp tạo ra ấn tượng mạnh mẽ về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, làm cho nó nổi bật trong tâm trí của khách hàng.
- Tăng doanh số: Hiệu ứng chim mồi trong marketing bằng cách tối ưu hóa quảng cáo, làm thu hút và thuyết phục khách hàng ra quyết định mua sắm, nhất là các sản phẩm hót, cạnh tranh bằng một lựa chọn “chim mồi” khéo léo, doanh nghiệp có thể tăng cơ hội chuyển đổi, thúc đẩy khách hàng chọn mua sản phẩm mà họ muốn mua.
- Tạo ra hiệu ứng lan tỏa: Nếu chiến lược “chim mồi” được thực hiện hiệu quả, nó có thể lan tỏa qua các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, tăng cường sự hiện diện và uy tín của doanh nghiệp.

Đối với người tiêu dùng:
- Chú ý và thu hút: Người tiêu dùng có thể cảm thấy thu hút và chú ý hơn đối với sản phẩm hoặc dịch vụ được “chim mồi”.
- Trải nghiệm tiêu dùng hấp dẫn: Hiệu ứng chim môi có thể tạo ra trải nghiệm mua sắm sản phẩm độc đáo và hấp dẫn, khiến cho người tiêu dùng cảm thấy thú vị và kích thích.
- Ấn tượng mạnh mẽ: Hiệu ứng chim môi có thể tạo ra ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của người tiêu dùng, giúp họ nhớ đến sản phẩm hoặc thương hiệu trong thời gian dài.
- Đắn đo, cân nhắc: Hiệu ứng chim mồi làm cho ý định mua sắm trở nên khó khăn hơn đối với người tiêu dùng. Họ không biết nên chọn sản phẩm nào dựa trên nhu cầu thực sự của họ.
- Hỗ trợ quyết định mua hàng: Hiệu ứng chim mồi giúp người tiêu dùng tập trung vào việc so sánh các tùy chọn sản phẩm, mua được sản phẩm ưng ý đúng nhu cầu sử dụng.
Ví dụ về hiệu ứng chim mồi trong kinh doanh
Để hiểu rõ hơn, bạn có thể nhìn vào ví dụ về hiệu ứng chim mồi sau:
Ban đầu, khách hàng phân vân lựa chọn giữa các lựa chọn:
- Bắp rang cỡ nhỏ giá 12.000 VND
- Bắp rang cỡ lớn giá 23.000 VND
Lúc này, khách hàng sẽ đứng trước 2 sự lựa chọn: mua bắp nhỏ để tiết kiệm tiền hay mua bắp lớn nhưng ăn ngon và ăn được nhiều, đủ để xem được cả bộ phim. Khi việc lựa chọn tốn quá nhiều thời gian, khách hàng có xu hướng mua sản phẩm rẻ hơn là bắp cỡ nhỏ. Tuy nhiên, điều này sẽ không có lợi cho rạp phim.
Ngược lại, khi rạp phim cung cấp thêm bắp cỡ vừa với giá 18.000 VNĐ, khách hàng sẽ cảm thấy cỡ lớn “có lợi hơn”. Lý do vì bạn chỉ cần bỏ thêm 5.000 VNĐ là sẽ có nhiều bắp hơn. Do đó, người xem phim sẽ quyết định mua bắp cỡ lớn.

Hiệu ứng chim mồi áp dụng trong lĩnh vực nào
Hiệu ứng chim mồi có thể được áp dụng trong nhiều ngành hàng và lĩnh vực khác nhau. Để nắm rõ thông tin về một số lĩnh vực được áp dụng hiệu ứng này thường xuyên nhất thì bạn có thể xem ngay nội dung được đề cập dưới đây.
- Marketing: Hiệu ứng chim mồi được sử dụng trong việc định giá, đưa ra các gói lựa chọn phù hợp để thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí marketing, quảng bá sản phẩm.
- Bán lẻ: Bạn có thể tạo ra các chương trình khách hàng thân thiết. Bằng cách cung cấp điểm thưởng, phiếu giảm giá hoặc các ưu đãi độc quyền cho khách hàng. Tuy nhiên khi khách hàng đến, họ có thể bị giới hạn với những phiếu giảm giá cho các sản phẩm tương ứng.
- Dịch vụ du lịch: Bằng cách tạo ra ấn tượng mạnh mẽ qua các ưu đãi và giảm giá, nhưng chỉ áp dụng cho một khoảng thời gian ngắn, du lịch trở nên hấp dẫn hơn và khách hàng cảm thấy như đang bị bỏ lỡ cơ hội. Hiệu ứng này kích thích sự quan tâm và tăng động lực cho việc đặt tour hoặc đặt phòng khách sạn, tạo nên trải nghiệm du lịch độc đáo.
- F&B: Dịch vụ này áp dụng hiệu ứng chim mồi thường xuyên và phổ biến nhất. Hiệu ứng mồi nhử thường được ứng dụng thông qua quảng cáo ưu đãi đặc biệt, món ăn hoặc đồ uống miễn phí để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, khi khách hàng đến, họ có thể gặp một số giới hạn về lựa chọn hoặc phải chấp nhận mức giá thực tế cao hơn so với những gì được quảng cáo.
- Bất động sản: Bất động sản là ngành nghề mang lại giá trị lớn nên sẽ khiến nhiều khách hàng đắn đo khi quyết định mua. Doanh nghiệp có thể quảng cáo một căn nhà hoặc căn hộ với giá rất hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Thế nhưng, khi khách hàng đến tham quan, căn nhà đó đã được bán hoặc không còn sẵn có. Thay vào đó, họ sẽ được đề xuất các tùy chọn khác không phù hợp với nguyện vọng của họ.
Để tìm hiểu những công việc phù hợp từng ngành nghề và hiểu sâu hơn về hiệu ứng chim mồi, bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí trên webiste TopCV

Mỗi ngành hàng đều sẽ có cách ứng dụng hiệu ứng chim mồi khác nhau để đạt được mục tiêu cụ thể. Nếu bạn mong muốn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực Marketing, Dịch vụ du lịch hãy chuẩn bị cho mình một mẫu CV thật chỉn chu và chuyên nghiệp để ứng tuyển vào doanh nghiệp mình mong muốn.
TopCV là đơn vị uy tín và chuyên nghiệp, đồng hành và kết nối hàng nghìn ứng viên với các doanh nghiệp uy tín. Bạn có thể tham khảo các doanh nghiệp đang tuyển dụng tại TopCV với nhiều vị trí khác nhau. Đồng thời, hãy đầu tư cho mình một chiếc CV thật chuyên nghiệp ngay tại đây để chinh phục nhà tuyển dụng nhé!
Với những thông tin được cung cấp chi tiết ở trên, TopCV hy vọng rằng các bạn đã hình dung được hiệu ứng chim mồi là gì. Đồng thời, bài viết cũng bật mí cho bạn cách thức doanh nghiệp áp dụng “mồi nhử “vào trong kinh doanh thực tế. Lưu ý rằng, chỉ khi bạn áp dụng chính xác nguyên tắc và thấu hiểu “nỗi đau” của khách hàng, hiệu ứng chim mồi mới hiệu quả và thúc đẩy doanh thu lâu dài nhé!
Nguồn ảnh: Sưu tầm