0
Lưu tin thành công!
Danh sách việc làm đã lưu
Góp ý
Góp ý cho TopCV
Hỗ trợ
Trung tâm hỗ trợ ứng viên
Liên hệ

TopCV cam kết sẽ xử lý các vấn đề của bạn trong vòng tối đa 24h.

Tổng đài: (024) 6680 5588 (Giờ hành chính)

Trong trường hợp không liên lạc được, vui lòng gửi hỗ trợ tới email: hotro@topcv.vn

Xin cảm ơn!

Gửi yêu cầu hỗ trợ
Họ tên *
Email *
Số điện thoại *
Vấn đề cần hỗ trợ *
Gói dịch vụ *
Mô tả vấn đề cần hỗ trợ *
Gửi yêu cầu thành công

TopCV sẽ gửi phản hồi qua email bạn đã nhập trong vòng tối đa 24h.

Liên hệ hotline nếu sau 24h bạn chưa nhận được phản hồi qua email:
(024) 6680 5588 (Giờ hành chính)

Hoặc email trực tiếp cho TopCV tại địa chỉ: hotro@topcv.vn

Xin cảm ơn!

Mẫu CV Kiến trúc sư

Tham khảo những "mẹo hay" từ TopCV để trình bày CV Kiến trúc sư chuyên nghiệp, hiện đại, gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Lựa chọn kiểu thiết kế phù hợp với bạn nhất

Tối giản 2

Tham vọng

Tiêu chuẩn

Thanh lịch

Hiện đại 6

Chuyên Nghiệp 1

Ấn tượng 2

Hiện Đại 1

Outstanding 10

Senior

Basic 1

Basic 3

Chuyên gia

Ấn tượng 4

Basic 4

Gradient 1

Trang trọng

Ấn tượng 3

Hiện Đại 4

Cao Cấp

Tinh tế 2

Ấn tượng

Đam mê

Dòng Thời Gian

Hiện Đại 2

Basic 5

Thanh Lịch 1

Thời đại

Thành đạt

Một bản vẽ 3D đẹp có thể thể hiện kỹ năng thiết kế và tư duy sáng tạo, nhưng để chinh phục nhà tuyển dụng, bạn cần nhiều hơn thế.

Kiến trúc sư không chỉ là người thiết kế bản vẽ, mà còn là người định hình không gian, giải quyết bài toán công năng, vật liệu và thẩm mỹ để tạo ra những công trình bền vững, giàu giá trị. Nhà tuyển dụng không chỉ tìm kiếm một ứng viên thành thạo phần mềm thiết kế, mà họ cần một kiến trúc sư có tầm nhìn, tư duy chiến lược và khả năng hiện thực hóa ý tưởng.

Vậy làm thế nào để CV phản ánh đúng năng lực và cá tính nghề nghiệp của bạn? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý bạn những cách tiếp cận để xây dựng một CV Kiến trúc sư chuyên nghiệp – từ cách trình bày dự án, làm nổi bật vai trò và thành tựu, đến việc tối ưu phần kỹ năng để thể hiện bạn là ứng cử viên sáng giá nhất.

>> Xem thêm: Viết CV thế nào cho đúng chuẩn (áp dụng với mọi ngành nghề)

Tham khảo mẫu CV kiến trúc sư tại TopCV

Nhà tuyển dụng muốn thấy gì ở CV Kiến trúc sư?

Nội dung

Trước khi bắt tay vào viết CV, điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ nhà tuyển dụng thực sự mong đợi điều gì ở một ứng viên kiến trúc. Dưới đây là 5 yếu tố mà các chuyên gia trong ngành thường đặc biệt quan tâm khi đánh giá hồ sơ ứng tuyển - và bạn hoàn toàn có thể chủ động làm nổi bật chúng trong CV của mình:

  • Kinh nghiệm thực tiễn qua nhiều loại hình công trình: Bao gồm nhà ở dân dụng, công trình công cộng, các dự án quy hoạch, v.v.., cho thấy khả năng thích ứng linh hoạt với đa dạng quy mô và phong cách thiết kế.
  • Khả năng thiết kế giải pháp kiến trúc tối ưu: Đáp ứng hài hòa giữa yêu cầu về thẩm mỹ, công năng và ngân sách, đồng thời hướng đến giá trị bền vững trong dài hạn.
  • Sử dụng thành thạo công cụ thiết kế chuyên ngành: Nắm vững AutoCAD, Revit, SketchUp, Rhino, Lumion, Enscape và BIM; có khả năng trình bày bản vẽ, mô hình 3D và phối cảnh một cách trực quan, chuyên nghiệp.
  • Vận hành hiệu quả trong vai trò quản lý và điều phối dự án: Theo sát quy trình từ ý tưởng đến thi công; phối hợp chặt chẽ với kỹ sư, nhà thầu và khách hàng để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.

Thiết kế

Một bản CV ấn tượng không chỉ đến từ nội dung súc tích và thuyết phục, mà còn từ cách bạn trình bày thông tin một cách khoa học và thẩm mỹ. Giống như một công trình kiến trúc, dù ý tưởng có hay đến đâu, bản thiết kế cũng cần được thể hiện chỉn chu, rõ ràng thì mới có thể chinh phục người xem. Để đảm bảo CV của bạn vừa chuyên nghiệp vừa thu hút ánh nhìn, hãy chú ý những yếu tố thiết kế sau:

  • Bố cục (Template CV): Để làm nổi bật kinh nghiệm thiết kế kiến trúc song song với kỹ năng kỹ thuật, bạn nên chọn mẫu CV hai cột: Cột rộng hơn dành cho kinh nghiệm làm việc, dự án tham gia, vai trò cụ thể; Cột hẹp hơn trình bày kỹ năng kỹ thuật, phần mềm thành thạo, chứng chỉ hoặc giải thưởng. Cách trình bày này giúp thông tin được phân bổ hợp lý, dễ theo dõi – giống như một bản vẽ kiến trúc được phân khu mạch lạc và cân đối.
  • Lề trang (Margins): Hãy giữ phần lề trong khoảng 0.5 đến 1 inch (1.27–2.54 cm). Lề quá hẹp khiến CV nhìn chật chội, thiếu chuyên nghiệp; còn lề quá rộng thì lãng phí không gian. Giống như mặt bằng công trình – mọi chi tiết cần được tính toán hợp lý và gọn gàng.
  • Màu sắc: Ưu tiên các tone trung tính như xám, xanh navy, be hoặc trắng ngà. Những màu này mang lại cảm giác tinh tế, dễ chịu và chuyên nghiệp – phù hợp với đặc thù ngành Kiến trúc đang có xu hướng đề cao thẩm mỹ tối giản và hiện đại.
  • Font chữ: Sử dụng các font dễ đọc, thân thiện với hệ thống ATS (Applicant Tracking System) – thường là các font không chân (sans-serif) như: Helvetica, Calibri, Roboto, Lato, Open Sans; hoặc nếu bạn thích font có chân thì Georgia, Times New Roman cũng là lựa chọn lý tưởng. Cỡ chữ lý tưởng cho CV thường là 10–12pt, và không nên dùng quá nhiều font khác nhau trên cùng một CV.

Để đáp ứng được trọn vẹn các yêu cầu trên, các mẫu CV sau của TopCV sẽ là người đồng hành đáng tin cậy, hỗ trợ bạn tạo CV online và tải về nhanh chóng dưới định dạng PDF:

Cách viết Mục tiêu nghề nghiệp trong CV Kiến trúc sư

Mục tiêu nghề nghiệp là nơi bạn định vị bản thân, thể hiện rõ định hướng phát triển trong ngành Kiến trúc và mức độ phù hợp với vị trí ứng tuyển. Hãy tập trung nêu bật thế mạnh chuyên môn, kinh nghiệm liên quan và giá trị cụ thể bạn có thể đóng góp ngắn gọn trong 3-4 câu. Nếu có thể, hãy khéo léo lồng ghép một vài thành tựu nổi bật để tăng tính thuyết phục và tạo dấu ấn khác biệt so với các ứng viên khác.

Cấu trúc gợi ý:

  • Câu 1: Giới thiệu ngắn về số năm kinh nghiệm và chuyên môn chính
  • Câu 2: Thành tựu nổi bật từng đạt được, kèm theo số liệu minh chứng
  • Câu 3: Định hướng phát triển và giá trị bạn mong muốn đóng góp cho tổ chức

Cách NÊN và KHÔNG NÊN viết Mục tiêu nghề nghiệp trong CV Kiến trúc sư

NÊN

Kiến trúc sư chuyên thiết kế bền vững với 5 năm kinh nghiệm, từng tham gia triển khai 3 dự án đạt chứng nhận LEED/EDGE, giúp giảm trung bình X% năng lượng tiêu thụ. Thành thạo thiết kế khí hậu thụ động, vật liệu xanh và giải pháp tiết kiệm năng lượng. Mục tiêu trong tương lai là trở thành Kiến trúc sư trưởng trong lĩnh vực kiến trúc xanh, đóng góp vào việc kiến tạo những công trình bền vững, nâng tầm giá trị không gian sống và giảm tác động môi trường.

KHÔNG NÊN

Là một người có niềm đam mê với kiến trúc, tôi mong muốn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng. Tôi luôn sẵn sàng làm việc chăm chỉ, sáng tạo và không ngừng cải thiện bản thân để có thể tiến xa hơn trong lĩnh vực này. Mục tiêu của tôi là có thể trở thành một kiến trúc sư giỏi, được nhiều người biết đến.

Cách viết Kinh nghiệm chuyên môn trong CV Kiến trúc sư

Dù bạn là kiến trúc sư đã có kinh nghiệm hay đang chập chững bước chân vào nghề, phần “Kinh nghiệm làm việc” trong CV vẫn là hạng mục quan trọng nhất để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đây không chỉ là nơi bạn liệt kê công việc từng làm, mà còn là không gian để bạn kể lại hành trình phát triển năng lực - từ phát triển ý tưởng thiết kế, phối hợp đội nhóm, giải quyết vấn đề cho đến việc tạo ra không gian mang giá trị thực tiễn.

Để giúp phần này thật sự thuyết phục, bạn nên xem xét một số nguyên tắc sau:

  • Liệt kê theo thứ tự thời gian từ gần nhất đến xa nhất: Nhà tuyển dụng thường chỉ dành vài giây đầu tiên để lướt qua CV, nên việc sắp xếp công việc gần nhất lên trước sẽ giúp họ nhanh chóng nắm bắt được mức độ phù hợp hiện tại của bạn với vị trí đang tuyển.
  • Chọn lọc nội dung phù hợp với vị trí ứng tuyển: Bạn chỉ nên liệt kê những trải nghiệm có liên quan trực tiếp với nghề kiến trúc. Với người có kinh nghiệm, hãy thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm và thành tích qua từng dự án. Với người mới, hãy tập trung trình bày các trải nghiệm có yếu tố thiết kế trong thời gian thực tập, tham gia workshop, đồ án tốt nghiệp hay dự án cá nhân.
  • Sử dụng ngôn từ cụ thể, số liệu chi tiết: Bạn nên tránh viết những từ chung chung như “tham gia thiết kế nhiều dự án”, thay vào đó hãy viết rõ “triển khai hồ sơ kỹ thuật cho 3 công trình nhà phố; phối hợp với kỹ sư kết cấu để xử lý phần móng và kết nối hệ thống kỹ thuật”. Những mô tả chi tiết như vậy giúp nhà tuyển dụng hình dung được năng lực thực tế của bạn.
  • Kết hợp kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng phối hợp: Kiến trúc là nghề cần sự cộng tác. Vì thế, bên cạnh các phần mềm bạn thành thạo, đừng quên thể hiện khả năng làm việc nhóm, giao tiếp với khách hàng hoặc xử lý tình huống tại công trình - đây là yếu tố giúp bạn ghi điểm mạnh, bất kể đã đi làm bao lâu.
  • Giữ cách trình bày mạch lạc, dễ hiểu - kể cả với người không chuyên: Người đọc CV đôi khi không phải là chuyên gia ngành kiến trúc, mà là người quản lý nhân sự hoặc chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp. Vì vậy, hãy hạn chế dùng quá nhiều thuật ngữ kỹ thuật hoặc viết quá dài dòng – hãy để các con số, vai trò cụ thể và kết quả cuối cùng “nói lên tất cả”.

Sau khi nắm được các nguyên tắc trình bày hiệu quả, bạn cần đảm bảo phần Kinh nghiệm làm việc được cấu trúc đầy đủ và rõ ràng. Một mục kinh nghiệm nên bao gồm các thành phần cơ bản sau:

  • Chức danh công việc
  • Tên công ty
  • Thời gian làm việc
  • Danh sách gạch đầu dòng mô tả cụ thể các nhiệm vụ và trách nhiệm đã đảm nhiệm

Cách NÊN và KHÔNG NÊN trình bày Kinh nghiệm chuyên môn trong CV Kiến trúc sư

NÊN (đối với ứng viên đã có nhiều kinh nghiệm)

Công ty XYZ Architects

03/2021 - Hiện tại

Kiến trúc sư công trình

  • Thiết kế và triển khai hơn 15 dự án chung cư cao cấp, biệt thự, khách sạn với tổng diện tích hơn 50.000m²
  • Phối hợp với kỹ sư kết cấu và MEP để đảm bảo phương án thiết kế khả thi và tối ưu ngân sách xây dựng
  • Ứng dụng công nghệ BIM trong thiết kế giúp giảm X% sai sót khi thi công
  • Đề xuất giải pháp kiến trúc xanh giúp tiết kiệm X% năng lượng cho dự án A

Công ty ABC Design Studio

09/2019 - 02/2021

Kiến trúc sư công trình

  • Phụ trách thiết kế nội thất cho hơn 30 dự án nhà phố, căn hộ, văn phòng cao cấp
  • Nghiên cứu vật liệu và đề xuất phương án tối ưu, giúp giảm X% chi phí so với dự toán ban đầu
  • Kết hợp yếu tố phong thủy và thiết kế công năng để nâng cao trải nghiệm người dùng
  • Thiết kế không gian cho chuỗi cửa hàng A, giúp tăng X% mức độ nhận diện thương hiệu

NÊN (đối với ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm)

Công ty kiến trúc ABC

03/2022 - Hiện tại

Thực tập sinh Kiến trúc

  • Hỗ trợ triển khai bản vẽ kỹ thuật cho 5 dự án nhà phố và biệt thự, sử dụng AutoCAD và Revit
  • Tham gia nghiên cứu vật liệu xây dựng mới, giúp tối ưu chi phí thi công giảm X% so với dự toán ban đầu
  • Làm việc cùng nhóm thiết kế để phát triển concept kiến trúc theo phong cách hiện đại và tối giản

Freelancer – Thiết kế nội thất căn hộ

2022 – 2023

  • Thực hiện thiết kế 3 căn hộ chung cư theo phong cách Scandinavian và Industrial
  • Làm việc trực tiếp với khách hàng để tư vấn về phương án tối ưu hóa không gian và ngân sách
  • Sử dụng SketchUp & V-Ray để dựng phối cảnh, giúp khách hàng dễ dàng hình dung trước khi thi công

Đồ án tốt nghiệp – Thiết kế Trung tâm Văn hóa

2021

  • Xây dựng concept thiết kế theo hướng bền vững và tiết kiệm năng lượng, áp dụng giải pháp hướng gió tự nhiên và mặt đứng xanh
  • Sử dụng Revit & Lumion để mô phỏng không gian 3D, giúp trực quan hóa thiết kế cho hội đồng chấm điểm
  • Được đánh giá cao với điểm số 9.2/10, lọt top 5 đồ án xuất sắc của khoa

KHÔNG NÊN

Công ty kiến trúc ABC

03/2022 - Hiện tại

Kiến trúc sư nội thất

  • Thiết kế nội thất cho các dự án nhà ở và văn phòng
  • Đề xuất phương án tối ưu hóa không gian
  • Phối hợp với các bên liên quan để đảm bảo tiến độ

Cách viết Trình độ học vấn trong CV Kiến trúc sư

Đối với một Kiến trúc sư, nền tảng học vấn không chỉ là bằng cấp mà còn thể hiện quá trình rèn luyện tư duy thiết kế, kỹ năng chuyên môn và khả năng tiếp cận các xu hướng kiến trúc hiện đại. Vì vậy, khi viết phần Trình độ học vấn trong CV, bạn cần đảm bảo thông tin rõ ràng, súc tích và có giá trị đối với vị trí ứng tuyển.

Những thông tin cần có trong phần này:

  • Tên trường đại học (ưu tiên các trường chuyên ngành kiến trúc, xây dựng)
  • Ngành học & Bằng cấp (Cử nhân/Kỹ sư/Thạc sĩ Kiến trúc)
  • Thời gian học
  • Thành tích nổi bật (nếu có: điểm GPA cao, đồ án xuất sắc, học bổng, giải thưởng)

NÊN (đối với ứng viên học đúng ngành)

Đại học Kiến trúc Hà Nội

Cử nhân Kiến trúc Công trình | 2018 – 2023

  • GPA: 3.5/4.0 | Học bổng xuất sắc 2 năm liên tiếp
  • Đồ án tốt nghiệp đạt giải Nhất cuộc thi Thiết kế Kiến trúc Bền vững 2023

Nếu bạn không tốt nghiệp đúng chuyên ngành Kiến trúc, bạn vẫn có thể tận dụng phần Trình độ học vấn để thể hiện nền tảng liên quan và những kỹ năng có thể áp dụng vào công việc. Hãy tập trung vào những kiến thức, khóa học bổ trợ hoặc kinh nghiệm thực tế giúp bạn có đủ năng lực đảm nhận vai trò Kiến trúc sư.

NÊN (đối với ứng viên học trái ngành)

Đại học Bách khoa Hà Nội

Cử nhân Kỹ thuật Xây dựng | 2017 – 2021

  • Các môn học liên quan: Kết cấu công trình, Vật liệu xây dựng, Đồ án thiết kế công trình
  • Chứng chỉ bổ trợ: Thiết kế Kiến trúc với AutoCAD & Revit (FPT Skillking, 2021)

Cách viết Kỹ năng trong CV Kiến trúc sư

Phần Kỹ năng trong CV của một kiến trúc sư không chỉ đơn thuần là danh sách phần mềm bạn sử dụng hay kỹ năng kỹ thuật bạn có. Đây còn là nơi thể hiện tư duy thiết kế và những giá trị bạn có thể đóng góp cho dự án, đội nhóm và doanh nghiệp.

Thay vì liệt kê dàn trải, bạn nên phân nhóm rõ ràng để nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt năng lực tổng thể. Một cấu trúc phổ biến và hiệu quả là chia thành 3 nhóm kỹ năng sau:

Kỹ năng phần mềm (Software Skills)

Một CV chuyên nghiệp không nên chỉ liệt kê phần mềm bạn biết, mà còn cần thể hiện mức độ thành thạo và cách bạn áp dụng chúng trong công việc thực tế. Dưới đây là các nhóm phần mềm quan trọng trong ngành Kiến trúc mà bạn có thể đưa vào CV:

  • 2D Drafting: AutoCAD, Revit (Architecture), ArchiCAD
  • 3D Modeling & Rendering: SketchUp (+V-Ray/Lumion), Rhino, 3ds Max
  • BIM & Quản lý dự án: Revit (BIM 360), Navisworks, Tekla
  • Đồ họa & Trình bày: Photoshop, Illustrator, InDesign

Khi viết CV, thay vì chỉ liệt kê phần mềm, bạn nên thể hiện cách áp dụng chúng trong công việc. Ví dụ:

NÊN

  • AutoCAD: Thành thạo triển khai bản vẽ 2D (3 năm kinh nghiệm)
  • Revit: Ứng dụng BIM Level 2 cho 3 dự án nhà phố
  • Navisworks: Phát hiện và giải quyết 200+ clash detection

KHÔNG NÊN

  • AutoCAD
  • SketchUp
  • Photoshop

Kỹ năng chuyên môn (Technical Skills)

Bên cạnh việc sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế, một Kiến trúc sư cần có nền tảng kỹ thuật vững chắc để biến ý tưởng thành những bản vẽ khả thi và có tính ứng dụng cao. Nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm đến khả năng vẽ đẹp, mà còn đánh giá cao sự hiểu biết của bạn về kết cấu, vật liệu và tiêu chuẩn xây dựng.

Dưới đây là những kỹ năng kỹ thuật quan trọng mà bạn nên thể hiện trong CV:

  • Triển khai bản vẽ kỹ thuật: Thành thạo đọc, phân tích và triển khai bản vẽ thi công theo tiêu chuẩn xây dựng.
  • Thiết kế kiến trúc: Nắm vững nguyên tắc thiết kế, công năng sử dụng, tối ưu không gian và ánh sáng tự nhiên.
  • Kết cấu & Vật liệu: Hiểu biết về kết cấu công trình, lựa chọn vật liệu phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và ngân sách.
  • BIM (Building Information Modeling): Ứng dụng quy trình BIM để phối hợp giữa các bộ môn Kiến trúc, Kết cấu, MEP.
  • Quy chuẩn & Pháp lý: Am hiểu các tiêu chuẩn thiết kế, quy hoạch và quy định xây dựng hiện hành.
  • Kỹ thuật thi công: Kiến thức về trình tự thi công, giám sát công trình và xử lý các vấn đề phát sinh trong thực tế.

Lưu ý: Hãy mô tả cụ thể cách bạn áp dụng những kỹ năng này vào công việc thay vì chỉ liệt kê chung chung.

NÊN

  • Thiết kế kiến trúc: Đề xuất và triển khai phương án thiết kế cho 10+ dự án nhà phố, biệt thự
  • Triển khai bản vẽ thi công: Thực hiện hồ sơ thiết kế kỹ thuật cho công trình 15 tầng, đảm bảo đúng tiêu chuẩn TCVN
  • BIM: Phối hợp giữa kiến trúc và kết cấu trong 5 dự án bằng Revit, giảm 30% xung đột thiết kế

KHÔNG NÊN

  • Thiết kế kiến trúc: Có kinh nghiệm thiết kế nhà phố, biệt thự
  • Triển khai bản vẽ thi công: Đã từng thực hiện bản vẽ kỹ thuật cho nhiều công trình
  • BIM: Biết sử dụng Revit để phối hợp thiết kế

Kỹ năng mềm (Soft Skills)

Bên cạnh chuyên môn vững vàng, một Kiến trúc sư giỏi còn cần sở hữu kỹ năng mềm để làm việc hiệu quả với khách hàng, đội nhóm và các bên liên quan. Dưới đây là những kỹ năng quan trọng giúp CV của bạn nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng:

  • Quản lý dự án: Lập kế hoạch, phân chia công việc và kiểm soát tiến độ để đảm bảo dự án hoàn thành đúng hạn.
  • Giao tiếp & thuyết trình: Trình bày ý tưởng thiết kế thuyết phục với khách hàng, chủ đầu tư và các bên liên quan.
  • Tư duy sáng tạo: Đề xuất giải pháp thiết kế độc đáo, hài hòa giữa thẩm mỹ và công năng.
  • Làm việc nhóm: Phối hợp chặt chẽ với kỹ sư kết cấu, MEP, nhà thầu và các bộ phận khác để đảm bảo sự thống nhất trong thiết kế.
  • Giải quyết vấn đề: Nhạy bén trong việc xử lý các xung đột thiết kế, thay đổi yêu cầu từ khách hàng hoặc phát sinh kỹ thuật thực tế.

NÊN

  • Giao tiếp & thuyết trình: Đã trình bày và bảo vệ thành công 10+ phương án thiết kế với khách hàng, giúp tăng tỷ lệ duyệt concept lên 80%
  • Quản lý dự án: Dẫn dắt nhóm thiết kế hoàn thành 5 dự án lớn đúng tiến độ, tối ưu 20% thời gian chỉnh sửa

KHÔNG NÊN

  • Giao tiếp tốt, làm việc nhóm tốt.
  • Có khả năng sáng tạo và chịu được áp lực công việc.

Có một sự thật không thể phủ nhận rằng: Kiến trúc là sự phối hợp nhịp nhàng giữa nghệ thuật và khoa học - và CV của bạn cũng nên phản ánh được điều đó. Với những hướng dẫn chi tiết trên, hy vọng TopCV sẽ giúp bạn tạo được một CV chuyên nghiệp, sáng tạo và khác biệt giữa thị trường tuyển dụng đầy cạnh tranh.

TẠO CV ONLINE MIỄN PHÍ TRÊN TOPCV

Bên cạnh CV, bạn cũng nên chuẩn bị một Cover Letter chỉn chu để nêu bật những giá trị độc đáo mà bạn có thể mang lại cho công ty. Một lá thư ngắn gọn nhưng giàu cảm xúc sẽ giúp bạn kể câu chuyện nghề nghiệp của mình một cách thuyết phục hơn với nhà tuyển dụng.

>> Xem thêm: Cách viết Cover Letter chuyên nghiệp và ấn tượng

Giờ thì, nếu bạn đã sẵn sàng cho hành trình tiếp theo trong sự nghiệp Kiến trúc, đừng bỏ lỡ những cơ hội việc làm hấp dẫn trên TopCV - hàng trăm việc làm Kiến trúc sư từ các doanh nghiệp uy tín đang chờ bạn ứng tuyển.

Ứng tuyển ngay hôm nay để tiến gần hơn với công việc mơ ước!

Việc làm Kiến trúc sư
Xem tất cả