Seeding là gì? Đây là một chiến lược quan trọng trong Marketing nhằm tạo dựng uy tín và lan tỏa thông tin về một sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều Marketer vẫn chưa biết cách tạo ra một chiến dịch Seeding hiệu quả. Vì vậy, qua bài viết dưới đây, TopCV sẽ cùng các bạn giải đáp về vấn đề trên và chia sẻ cách thực hiện Seeding thành công nhé!
Seeding là gì?
Seeding là phương pháp phổ biến trong Marketing, nhằm mục đích phân tán nội dung một cách hiệu quả trên Internet. Phương pháp này thường được thực hiện bởi các nhà sáng tạo nội dung bằng cách tạo và lan truyền các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu qua website, blog, diễn đàn… Nhờ thế, các thông tin này sẽ được nhiều người biết đến hơn, góp phần nâng cao nhận thức thương hiệu.
Lợi ích của seeding trong marketing là gì?
Khi áp dụng đúng cách, seeding sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn cho doanh nghiệp như gia tăng doanh số bán hàng, gia tăng khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu,... Cụ thể như sau:
Tăng lượt tìm kiếm, nhận diện thương hiệu
Seeding giúp thương hiệu dễ dàng tiếp cận và tạo ấn tượng với người dùng thông qua việc quảng bá thông điệp, sản phẩm. Từ đó, cơ hội mà thương hiệu được nhắc đến và lựa chọn cũng tăng lên.
Tăng sự tương tác và kết nối
Các bài Seeding kích thích sự tò mò, tạo ra sự chú ý và thúc đẩy người đọc tương tác một cách tự nguyện, chủ động thông qua các lượt like, bình luận hay chia sẻ... Trong dài hạn, điều này sẽ tạo ra mối quan hệ lâu dài, trung thực giữa thương hiệu và khách hàng.
Thu hút khách hàng tiềm năng
Bài Seeding thú vị, hấp dẫn được đăng tải trong các nhóm cộng đồng có cùng sự quan tâm sẽ giúp thương hiệu tiếp cận với khách hàng tiềm năng một cách tự nhiên. Điều này giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và không có cảm giác bị ép phải tiếp xúc với thông điệp của thương hiệu. Lúc này, với tâm thế chủ động, khách hàng cũng dễ dàng tiếp nhận thông tin, tìm hiểu và mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hơn.
Tạo truy cập website
Sau khi bị thu hút bởi các bài Seeding, người dùng cũng sẽ chủ động tìm kiếm về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu. Điều này khiến cho lưu lượng truy cập website của doanh nghiệp tăng lên. Bên cạnh sự lan truyền của nội dung, bạn cũng có thể dựa vào lưu lượng truy cập này để đánh giá độ hiệu quả của chiến dịch Seeding.
Thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp
Seeding không chỉ tạo ra sự tò mò, mong muốn tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ mà còn giúp doanh nghiệp tăng cơ hội bán hàng. Tuy nhiên, chiến dịch Seeding hiệu quả không thể tạo ra doanh số một cách bền vững, lâu dài. Chính sản phẩm, dịch vụ tốt mới là chìa khóa níu chân khách hàng, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
3 kênh seeding hiệu quả hiện nay
Ngoài câu hỏi seeding là thì thì các kênh seeding hiệu quả là kênh nào cũng rất được quan tâm. Hiện nay, bạn có thể thực hiện seeding hiệu quả qua rất nhiều kênh, trong đó phổ biến nhất là 3 kênh sau:
Vì là mạng xã hội phổ biến bậc nhất Việt Nam nên Facebook là kênh lý tưởng để seeding thông tin sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Tại đây, bạn có thể thực hiện các hình thức Seeding qua hội nhóm có cùng sở thích, tương tác tại Fanpage, chia sẻ, bình luận trên bài viết của người có sức ảnh hưởng…
Seeding trên các sàn thương mại điện tử
Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada, Tiktok…) là nơi tập hợp hàng triệu người mua, bán hàng hóa nên các sàn thương mại điện tử cũng là kênh thích hợp để quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Trên sàn thương mại điện tử, bạn có thể sử dụng các hình thức Seeding như đánh giá, nhận xét về sản phẩm, giới thiệu, mua bán sản phẩm,...
Seeding trên diễn đàn, forum
Đây là nơi tập hợp các thành viên đam mê, quan tâm đến một lĩnh vực cụ thể. Đặc biệt, vì các thành viên trên diễn đàn rất tin tưởng nhau nên việc Seeding tại kênh này thường đem lại hiệu quả cao. Trong đó, một số hình thức có thể thực hiện trên diễn đàn, forum là đặt câu hỏi thảo luận, review sản phẩm, tổ chức sự kiện liên quan tới sản phẩm,...
>>> Xem thêm: Đâu là các loại hình Content Marketing phổ biến? Khám phá ngay
3 giai đoạn triển khai seeding
Các chiến dịch Seeding thường được triển khai với 3 giai đoạn chính, bao gồm:
Giai đoạn 1: Nhận diện thương hiệu (Awareness Stage)
Đây là giai đoạn rất quan trọng, tạo tiền đề cho các giai đoạn tiếp theo và là nền tảng tạo ra sự thành công của cả chiến dịch Seeding. Mục tiêu chính của giai đoạn này là gieo vào tiềm thức của người tiêu dùng các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của thương. Điều này giúp khách hàng nhận biết được sự tồn tại của thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.
Thực tế, các Seeder có thể thực hiện nhiều phương pháp trong giai đoạn Nhận diện thương hiệu. Trong đó, các biện pháp được sử dụng nhiều hơn cả là chạy quảng cáo nâng cao nhận thức thương hiệu, đăng tải thông tin chính thống về sản phẩm, dịch vụ, khuyến khích người dùng chia sẻ ấn tượng, trải nghiệm ban đầu về sản phẩm, thương hiệu…
Giai đoạn 2: Gia tăng giá trị cảm xúc (Emotion Stage)
Như vậy, sau khi giai đoạn 1 kết thúc, người tiêu dùng đã nhận biết về sản phẩm, thương hiệu. Bước sang giai đoạn này, bạn cần tập trung củng cố cảm xúc tích cực của người dùng đối với sản phẩm và thương hiệu. Điều này có thể thực hiện bằng cách tổ chức các hoạt động nâng cao trải nghiệm khách hàng, khuyến khích người dùng chia sẻ cảm nhận, những câu chuyện hay đăng tải nội dung củng cố cảm xúc tích cực của người dùng với doanh nghiệp…
Nhìn chung, giai đoạn này sẽ tập trung vào những chia sẻ mang tính cảm xúc để gia tăng giá trị cảm xúc của người dùng với thương hiệu. Kết thúc giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ củng cố được sự tin tưởng và lan tỏa thông điệp mạnh mẽ hơn đến khách hàng.
Giai đoạn 3: Thực hiện hành động trực tiếp (Action Stage)
Như vậy, ở hai giai đoạn trước đó, hạt giống cảm xúc tích cực của người dùng với thương hiệu đã được gieo mầm và chăm sóc thường xuyên. Đến giai đoạn này, khi cảm xúc của khách hàng đủ sâu, tức là khách hàng đã có sự tin tưởng và yêu thích nhất định, doanh nghiệp có thể tiến hành thu hoạch thông qua các chiến dịch bán hàng.
Một số hành động được khuyến khích sử dụng trong giai đoạn này như mua sắm, tham gia sự kiện, đăng ký dịch vụ… Từ đó, doanh nghiệp có thể biến khách hàng từ người quan sát đến biết quan tâm và hành động.
Các bước tạo chiến dịch seeding
Vậy các bước tạo chiến dịch seeding là gì, gồm bao nhiêu bước. Để tạo chiến dịch seeding hiệu quả và thu được kết quả tốt nhất, doanh nghiệp có thể thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu seeding
Trong bước này, bạn cần xác định rõ mục tiêu của chiến dịch Seeding dựa trên các yếu tố như sản phẩm quảng bá, thị trường/khách hàng mục tiêu, ngân sách và thời gian…
Bước 2: Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp
Dựa trên đối tượng mục tiêu và ngân sách, doanh nghiệp có thể tiến hành lựa chọn kênh truyền thông phù hợp bao gồm Facebook, Instagram, forum, Youtube...
Bước 3: Lên kịch bản, nội dung
- Xác định cá nhân/nhóm có sức ảnh hưởng với đối tượng mục tiêu để thực hiện seeding
- Xây dựng kịch bản seeding chi tiết, phù hợp với sản phẩm, ngành hàng cụ thể
- Xác định cá nhân có sức ảnh hưởng với đối tượng mục tiêu
- Chọn cá nhân có sức ảnh hưởng để seeding
Bước 4: Tiếp cận, đàm phán, hợp tác với người có sức ảnh hưởng
- Giải thích chiến dịch và lợi ích hợp tác
- Thỏa thuận các yếu tố hợp tác như thù lao, chế độ hậu mãi
Bước 5: Triển khai và giám sát
- Cung cấp thông tin và hỗ trợ kỹ thuật cho đội ngũ seeder
- Giám sát quá trình thực hiện, tiến hành đo lường các chỉ số trong quá trình này để có biện pháp điều chỉnh kịp thời
Quy tắc Seeding thành công
Bên cạnh việc xây dựng chiến dịch một cách chi tiết, để tiến hành Seeding thành công bạn cần lưu ý những quy tắc sau đây:
- Seeding đúng đối tượng khách hàng mục tiêu: Đây là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên sự thành công của chiến dịch. Bởi vì, khi xác định được đúng đối tượng, bạn mới chọn đúng kênh truyền thông và xây dựng nội dung Seeding phù hợp.
- Seeding một cách tự nhiên: Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận với đối tượng và thực hiện được mục tiêu của chiến dịch. Để thực hiện được điều này, bạn có thể kết hợp Seeding với hoạt động tương tác cộng đồng, hỏi đáp,...
- Seeding đúng chủ đề, đúng mục tiêu: Bên cạnh đối tượng, Seeder cũng cần luôn luôn ghi nhớ về mục tiêu chiến dịch. Nhờ thế, bạn có thể xây dựng và cung cấp đúng, đủ thông tin, tránh gây nhàm chán và khó nhớ cho người tiếp cận.
- Nắm bắt nhanh xu hướng: Để thành công trong việc seeding, bạn cần nắm bắt nhanh chóng các xu hướng mới và hot trong ngành của mình. Điều này đòi hỏi bạn phải theo dõi và cập nhật thường xuyên về các xu hướng mới, sự thay đổi trong thị trường và sở thích của khách hàng. Điều này có thể giúp bạn tạo ra nội dung hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Nhấn mạnh từ khóa mục tiêu: Từ khóa mục tiêu là những từ hoặc cụm từ mà người dùng thường tìm kiếm để tìm thông tin liên quan đến lĩnh vực của bạn. Để seeding thành công, bạn cần nhấn mạnh từ khóa mục tiêu trong nội dung của bạn. Điều này giúp tăng khả năng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm và thu hút lượng lớn người dùng mục tiêu.
- Chăm chỉ và nhẫn nại: Seeding thành công đòi hỏi sự kiên nhẫn và đầu tư thời gian và công sức. Bạn cần phải chăm chỉ tạo ra nội dung chất lượng, xây dựng mạng lưới liên kết, tương tác với khách hàng và theo dõi kết quả. Quá trình seeding có thể mất thời gian để đạt được hiệu quả, vì thế việc kiên nhẫn và không bỏ cuộc là rất quan trọng để thành công.
Các hình thức seeding hiện nay
Cùng với sự phát triển của kênh truyền thông, các hình thức Seeding mới xuất hiện ngày càng nhiều. Trong đó, dưới đây là những hình thức Seeding được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
- Bài viết thảo luận: Đây là các bài viết có chủ đề, nội dung mang tính thảo luận liên quan tới sản phẩm và khuyến khích mọi người tham gia trao đổi.
- Hỏi đáp: Với hình thức này, người Seeding sẽ mở đầu bằng các câu hỏi liên quan đến sản phẩm rồi tự giải đáp hoặc mời cộng đồng cùng tham gia trả lời.
- Review sản phẩm: Seeder sẽ viết các bài đánh giá chi tiết về việc trải nghiệm sản phẩm, giúp người đọc hình dung rõ hơn về sản phẩm, thương hiệu.
- Giới thiệu sản phẩm: Đây là các nội dung chia sẻ về thông tin sản phẩm, bao gồm tính năng, công dụng, cách sử dụng,... nhằm giới thiệu sản phẩm đến cộng đồng.
- Tạo cuộc thảo luận: Với hình thức này, bạn sẽ tạo ra những chủ đề, câu hỏi gây tranh cãi để thu hút sự tham gia thảo luận của cộng đồng và gián tiếp quảng bá sản phẩm, thương hiệu.
5 mẫu kịch bản seeding cơ bản
Để hình dung dễ dàng hơn về nội dung Seeding trong marketing là gì, bạn có thể tham khảo một số ví dụ về kịch bản seeding cơ bản dưới đây:
Seeding dạng review sản phẩm
Một số dạng sản phẩm, dịch vụ được nhiều khách hàng quan tâm về sự trải nghiệm trước và sau khi dùng thử như đồ ăn hay mỹ phẩm thì đây sẽ một mẫu kịch bản seeding phù hợp. Bạn có thể tham khảo ví dụ sau:
- Trà chanh giã tay đã có tại Bông rồi, mức giá hoàn toàn xứng đáng với chất lượng luôn.
- Ngóng chờ Bông ra món “trend” này, cuối cùng mình cũng tậu được một ly, cực kỳ giải khát mùa hè các bạn ơi!
- Vẫn là Bông, vị chua ngọt đậm đà, đứa mê chua ngọt như tui rất là thích Trà chanh giã tay ở Bông.
Mẫu kịch bản hỏi đáp
Đôi khi khách hàng chưa đưa ra quyết định mua sản phẩm một cách nhanh chóng là bởi họ còn những đắn đo. Vì thế, người bán có thể chủ động seeding hỏi người mua và giải đáp những thắc mắc của khách hàng. Từ đó, bạn có thể nhận được sự ủng hộ từ khách hàng. Dưới đây là ví dụ về kịch bản hỏi đáp
- Chào bạn, bạn đang quan tâm đến sản phẩm viên uống sáng da vitamin C bên em đúng không ạ. Em vừa thấy chị bình luận ở bài viết ạ
- Dạ đúng rồi. Mình đang có thâm đen chủ yếu ở hai bên má, nên tìm sản phẩm trị thêm phù hợp ạ. vậy hiện tại em có thể dùng vitamin C kết hợp trong khi đang sử dụng ISO không ạ?
Mẫu seeding dạng chia sẻ
Yêu cầu công việc đối với vị trí Seeding là gì?
Tùy vào ngành hàng, sản phẩm, người làm Marketing cần có hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực đó. Ngoài ra, khi tìm kiếm một Seeder, nhà tuyển dụng thường yêu cầu một số tiêu chí sau:
- Quản lý nhiều tài khoản mạng xã hội, thông thường khoảng 10-15 tài khoản trên mỗi mạng xã hội, và có khoảng 1000 bạn bè trên mỗi tài khoản.
- Am hiểu các mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook, Instagram, Youtube, Zalo...
- Có kỹ năng viết bài chuẩn SEO với hình thức bắt mắt, nội dung hấp dẫn người đọc
- Biết xây dựng nội dung và tương tác cộng đồng hiệu quả
- Chủ động, sáng tạo trong cách thể hiện, truyền tải thông điệp
- Cập nhật xu hướng và thị hiếu người dùng internet
Ngoài ra, bạn có thể truy cập website TopCV.vn - nền tảng công nghệ tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam hiện nay và tìm kiếm các công việc có liên quan. Đây là cách nhanh nhất để bạn tìm hiểu về những yêu cầu cụ thể của nhà tuyển dụng đối với công việc Seeding.
Mô tả công việc và mức lương của nghề Seeding
Tùy vào quy mô, ngành hàng của doanh nghiệp, Seeder sẽ đảm nhiệm những vị trí, công việc khác nhau. Thông thường, khi làm Seeding, bạn sẽ thực hiện những đầu việc sau:
- Nghiên cứu kịch bản, nắm bắt thông tin sản phẩm cung cấp
- Lên ý tưởng và nội dung chia sẻ phù hợp để seeding
- Đăng tải nội dung lên nhiều kênh như mạng xã hội, diễn đàn, blog...
- Tham gia tương tác và thu hút sự quan tâm của cộng đồng người dùng
- Theo dõi và đo lường hiệu quả chiến dịch
- Chia sẻ và bình luận các nội dung liên quan trên các bài viết đã đăng nhằm quảng cáo và PR cho sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của công ty.
Thực tế, mức lương của người làm Seeding cũng phụ thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng, vị trí công việc, quy mô công ty, đặc thù của từng chiến dịch,... Ngoài ra, tùy vào hiệu quả mà chiến dịch mang lại, các Seeder có thể được nhận thêm một khoản thưởng KPI. Thông thường, mức lương và các đãi ngộ dành cho nhân viên Seeding tối thiểu là 7 triệu đồng/tháng tại thị trường Việt Nam.
Tìm công việc seeding ở đâu?
Seeding đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực marketing bởi vì nó giúp tạo ra sự nhận biết và tương tác đối với sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu. Vì vậy, nếu bạn có kinh nghiệm về seeding hay muốn thử sức với lĩnh vực này, bạn có thể tìm kiếm những vị trí có yêu cầu về seeding ngay tại TopCV - Nền tảng công nghệ tuyển dụng hàng đầu hiện nay với hơn 200.000 doanh nghiệp hàng đầu cùng 2.000.000+ Việc làm được kết nối. Tại đây, bạn có thể tìm thấy nhiều công việc liên quan như content SEO, content Marketing, sáng tạo nội dung,...
Qua bài viết trên, Top CV đã chia sẻ tới bạn khái niệm Seeding là gì và các yêu cầu cũng như mức lương của một nhân viên Seeding. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn trong hành trình tìm kiếm công việc mơ ước.
Ngoài ra, bạn đừng quên theo dõi TopCV để tìm kiếm các cơ hội việc làm mới và có thêm nhiều kiến thức hữu ích để phát triển sự nghiệp. Bên cạnh đó, hiện TopCV còn cung cấp hàng trăm mẫu CV liên quan đến công việc Seeding. Qua đó giúp bạn tạo CV nhanh, gọn, lẹ.