Bộ câu hỏi phỏng vấn xem nhân viên là người thật thà là bí kíp giúp nhà tuyển dụng “soi” thấu tính cách, mức độ thành thật của ứng viên. Vì thế, nếu bạn chưa biết cách nhận biết người thật thà thì đây là bài viết bạn không thể bỏ qua. Hãy cùng TopCV tham khảo bộ 15+ câu hỏi giúp nhà tuyển dụng đánh giá chính xác tính cách của ứng viên nhé!
Dấu hiệu của người thật thà
Trong công việc, thật thà và trung thực luôn là một phẩm chất quan trọng, được nhà tuyển dụng đánh giá cao ở mỗi ứng viên. Thực tế, bạn có thể nhận biết người thật thà qua một số dấu hiệu sau đây.
- Người thật thà thường rất chân thành
Sự chân thành của người thật thà được thể hiện rất rõ qua từng cử chỉ, lời nói và hành động. Những người này cũng khó che giấu cảm xúc thực sự. Dù vui, buồn hay giận dữ, người thật thà đều vô tư thể hiện ra bên ngoài qua.
Đây cũng là những người không ngại thổ lộ, cảm xúc, suy nghĩ thật của mình, kể cả khi điều đó khiến người này trở nên yếu đuối hoặc dễ bị tổn thương. Ngoài ra, người thật thà cũng sẽ không cố gắng giấu giếm cảm xúc cá nhân để duy trì hình ảnh hoàn hảo cho bản thân.
- Người thật thà sẵn sàng thừa nhận sai lầm
Người thật thà cũng dễ dàng thừa nhận sai lầm của bản thân và không đổ lỗi hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Điều này cho thấy người thật thà có lòng tự trọng và sự chín chắn để nhìn nhận lỗi lầm của bản thân một cách khách quan.

- Luôn minh bạch và rõ ràng
Người thật thà không thích vòng vo hay nói năng mơ hồ mà sẽ luôn nói chuyện thẳng thắn và rõ ràng. Trong giao tiếp, đây là những có khả năng truyền đạt thông điệp một cách trực tiếp, dễ hiểu, tránh gây nhầm lẫn cho người nghe. Trong công việc, người thật thà cố gắng minh bạch trong mọi vấn đề, từ tiến độ đến kết quả làm việc và không thích giấu diếm thông tin hay đưa ra những lời hứa hão huyền.
- Khó nói dối và che giấu sự thật
Bởi vì tính cách thẳng thắn nên người thật thà rất khó đóng kịch hay nói dối. Khi phải nói dối, người này thường lộ rõ vẻ bối rối, mất tự nhiên. Ngoài ra, người thật thà cũng không thích phải che giấu sự thật. Nếu được hỏi về vấn đề nhạy cảm, không muốn tiết lộ thì người này sẽ chọn từ chối trả lời một cách lịch sự thay vì nói dối.
Tại sao đức tính thật thà, trung thực lại quan trọng?
Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của tính trung thực, thật thà bạn có thể tham khảo nội dung ngay sau đây.
- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp
Tính cách thật thà và trung thực sẽ giúp bạn xây dựng được niềm tin với những người xung quanh. Nếu có được đức tính này thì bạn sẽ được mọi người yêu quý và cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi làm việc chung. Ngược lại, những người hay đóng kịch, thích nói dối hoặc giấu giếm sự thật sẽ không được người khác tin tưởng, tôn trọng.

- Tránh rắc rối và phiền phức
Việc nói dối hoặc che giấu sự thật thường kéo theo nhiều rắc rối, phiền phức không đáng có. Bởi vì, sau một lời nói dối, bạn sẽ phải chuẩn bị sẵn nhiều lời nói dối khác để lấp liếm cho lời nói dối trước đó.
Ngược lại, người thật thà sẽ không phải đắn đo suy nghĩ để trả lời câu hỏi mà có thể thẳng thắn, trực tiếp bày tỏ ý kiến hoặc từ chối trả lời. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt gánh nặng tinh thần và tránh những rắc rối về lâu dài.
- Giành được sự tôn trọng của mọi người
Người thật thà và trung thực luôn nhận được sự tôn trọng của mọi người xung quanh. Người này thường được đánh giá cao về đạo đức, nhân cách cũng như uy tín chuyên môn. Ngược lại, những người hay nói dối, lừa đảo sẽ khó có được lòng tin và sự tôn trọng đúng nghĩa. Vì vậy, thật thà và trung thực chính là chìa khóa để tạo dựng uy tín và danh dự cho bạn.
>>> Xem thêm: Kỹ năng phỏng vấn cho các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp
Các câu hỏi phỏng vấn xem nhân viên là người thật thà
Hiện nay, rất nhiều công ty lấy tính cách thật thà làm một tiêu chuẩn để tuyển dụng. Người thật thà trong công việc họ sẽ có những đóng góp chính trực, thẳng thắn cho công ty. Làm thế nào để biết một người là thật thà? Bạn có thể tham khảo các câu hỏi sau đây:
Bạn nghĩ gì về việc làm tăng ca?
Tính chất của một số công việc cần phải tăng ca để đảm bảo KPI đề ra vì vậy khi đưa ra câu hỏi này thường mục đích của nhà tuyển dụng muốn đánh giá khả năng chịu áp lực cao của ứng viên, kiểm tra mức độ chân thành, nhiệt huyết để đánh giá xem ứng viên có sẵn sàng cống hiến hết mình cho doanh nghiệp không đồng thời nhà tuyển dụng muốn ngầm thông báo cho ứng viên biết về việc vị trí này sẽ thường xuyên phải tăng ca để ứng viên cân nhắc xem công việc này có phù hợp không.

Ứng viên nên trả lời khéo léo với câu hỏi này để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Dưới đây là một số gợi ý trả lời:
Gợi ý trả lời:
- Dựa trên kinh nghiệm thực tế của bản thân: Trong trường hợp đã có kinh nghiệm làm tăng ca, ứng viên có thể dựa vào kinh nghiệm trước đây để trả lời câu hỏi. Bạn có thể kể về một dự án hoặc công việc mà bạn đã từng làm tăng ca để hoàn thành.
- Nhấn mạnh vào khả năng đáp ứng tăng ca: Ứng viên cần xem xét khả năng đáp ứng tăng ca dựa trên điều kiện thực tế của bản thân. Nếu có thể làm tăng ca, ứng viên có thể nhấn mạnh vào khả năng chịu đựng áp lực công việc, sự linh hoạt và sẵn sàng thay đổi,… còn nếu hoàn cảnh không cho phép thì bạn hãy chia sẻ thẳng thắn dù có bị mất điểm để tránh những phiền toái về sau nếu bạn vào làm ở cty phải tăng ca liên tục
- Đề cập tới phúc lợi khi làm tăng ca: Ứng viên có thể trả lời là đồng ý tăng ca đồng thời sẽ đưa ra một số nguyện vọng và phúc lợi riêng khi làm việc ngoài giờ.
- Nhấn mạnh vào giải pháp để tránh tăng ca: Ứng viên có thể đề cập đến nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề để tránh tăng ca không cần thiết. Không trực tiếp trả lời là không, điều đó sẽ làm mất điểm của bạn trong mắt người tuyển dụng.
Ví dụ: Tôi luôn sẵn sàng tăng ca khi công ty có những thay đổi cần thiếu hoặc thiếu nhân sự. Tôi là một người có xu hướng tập trung phát triển công việc, nên trong trường hợp có những đề xuất làm thêm việc tôi sẽ ưu tiên. Bên cạnh đó, tôi hy vọng, công ty cũng có chính sách đãi ngộ thỏa đáng với nhân viên làm thêm giờ. Như vậy nó giúp cho tôi có động để làm việc và cống hiến cho công ty.
Hãy kể cho tôi nghe về lần bạn lên tiếng trong một tình huống bất lợi cho bạn
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu và đánh giá về phản ứng của bạn trong các tình huống bất lợi cho bạn. Nhà tuyển dụng đang muốn nhìn nhận về suy nghĩ, tính cách, cách tư duy và cách hướng giải quyết của bạn trong các tình huống.
Vì thế, khi nhận được câu hỏi này, nhiều ứng viên sẽ có thái độ né tránh, trả lời vòng vo. Tuy nhiên, cách trả lời hay nhất là thẳng thắn và trung thực chia sẻ câu chuyện của mình. Bởi vì, ít nhất, điều này cho thấy rằng, bạn đang thành thật và dám chấp nhận thất bại.

Gợi ý trả lời:
- Hãy nêu thời điểm bạn gặp phải tình huống bất lợi
- Tình huống đó gây ra cho bạn những hậu quả/ảnh hưởng tiêu cực như thế nào?
- Cách bạn lên tiếng để bảo vệ bản thân
Ví dụ: “Công ty đầu tiên của tôi đã yêu cầu nhân viên phải làm thêm giờ vào các ngày thứ ba, tư và sáu trong tuần. Chưa nói đến vấn đề đãi ngộ, việc phải ở lại ngoài giờ khiến tôi không thể tham gia các lớp học nâng cao nghiệp vụ chuyên môn do trùng lịch. Đương nhiên, nếu vấn đề là do tôi chưa hoàn thành công việc hoặc do dự án cần bàn giao gấp thì tôi sẵn sàng làm thêm giờ. Tuy nhiên, tôi đã hoàn thành xong công việc trong ngày và việc làm thêm giờ là không cần thiết. Vì thế tôi đã chia sẻ với đội ngũ quản lý của mình về việc này. Cuối cùng, họ đã lắng nghe tôi và thực hiện một số thay đổi quan trọng sau đó."
Có tình huống nào mà bạn phải thừa nhận sai lầm của mình với đồng nghiệp không?
Câu hỏi này nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng nhận lỗi và chịu trách nhiệm của ứng viên. Thực tế, đây là một phẩm chất quan trọng, được đánh giá cao tại nơi làm việc. Đương nhiên, để ghi điểm với nhà tuyển dụng, bạn nên thể hiện cam kết sẵn sàng thừa nhận thất bại với đồng nghiệp. Tuy nhiên, nếu đây không phải điều bạn có thể thực hiện thì kể cả bạn có nhận được công việc này thì sau đó cấp trên cũng sẽ cảm thấy thất vọng về bạn.
Gợi ý trả lời:
- Khẳng định bản thân sẵn sàng thừa nhận lỗi lầm với đồng nghiệp
- Chia sẻ tình huống bạn sẵn sàng nhận lỗi sai ở công việc trước đó
- Bài học bạn rút ra được từ sai lầm này
Ví dụ: “Có một lần trong lúc gấp rút hoàn thành tài liệu cho khách hàng, tôi vô tình gửi nhầm file cũ cho đồng nghiệp. File đó có chứa một số thông tin cũ, không còn phù hợp. Sau khi đồng nghiệp góp ý, tôi đã ngay lập tức gọi điện xin lỗi vì sự nhầm lẫn đó. Tôi thừa nhận sai sót của mình và gửi lại file đúng theo yêu cầu. Rất may mắn là đồng nghiệp tôi hợp tác và đã chỉnh sửa kịp thời trước khi chuyển cho khách hàng. Sau sự cố này, tôi rút ra bài học sẽ cẩn thận và kiểm tra kỹ lưỡng tài liệu trước khi gửi cho các bên liên quan.”
>>> Xem thêm: 10 kỹ năng trong CV nên có thu hút nhà tuyển dụng
Bạn làm gì để có được niềm tin và sự tin tưởng của người khác?
Câu hỏi này cho phép người phỏng vấn đánh giá được cách xử sự của ứng viên với đồng nghiệp và với mọi người xung quanh. Từ đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được sự thành thật của ứng viên và mức độ phù hợp của người này với vị trí công việc đang ứng tuyển.
Gợi ý trả lời:
- Chia sẻ cách thức bản thân thể hiệu điều đó trong công việc và trong cuộc sống
- Có thể trả lời câu hỏi này theo hình thức cụ thể với dẫn chứng rõ ràng để thuyết phục và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Ví dụ: “Trong công việc và cuộc sống, tôi luôn tập trung vào việc xây dựng và duy trì niềm tin và sự tin tưởng của người khác thông qua hành động và thái độ chuyên nghiệp. Dưới đây là một số cách mà tôi thường áp dụng như luôn trung thực và minh bạch, cố gắng thực hiện những gì tôi đã nói, đặt chữ tín lên hàng đầu, có mặt đúng giờ trong các buổi hẹn và gặp mặt…”
Người khác mô tả bạn như thế nào?
Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng đang muốn nghe câu trả lời thật lòng của bạn. Bạn là một người có tính cách như thế nào và cách bạn được mọi người xung quanh nhận xét. Từ đó giúp nhà tuyển dụng biết thêm nhiều thông tin về bạn để xác định xem bạn có phù hợp với vị trí và văn hóa của công ty không. Với câu hỏi này, bạn nên trả lời khéo léo những tích cách của bạn phù hợp với bản mô tả công việc mà công ty đang tuyển dụng.
Gợi ý trả lời:
- Đưa ra ví dụ có liên quan đến công việc ứng tuyển: Khéo léo đưa ra cách đánh giá của người khác về bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển.
- Thể hiện điểm mạnh của bản thân khi tham gia phỏng vấn: Thể hiện phù hợp khi đánh giá bản thân mình với người tuyển dụng để khẳng định mình thích hợp với công việc và văn hóa công ty.
Ví dụ: Những người xung quanh thường đánh giá tôi là một người có trách nhiệm, cầu tiến và luôn sẵn sàng giúp đỡ. Trong công việc, tôi luôn hoàn thành công việc đúng thời hạn và chất lượng, đồng thời luôn sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp khi cần thiết. Tôi cũng là một người có tinh thần học hỏi cao, luôn nỗ lực để nâng cao kiến thức và kỹ năng của bản thân. Trong cuộc sống, với bạn bè, tôi là một người vui vẻ và hài hước, là trung tâm của tất cả cuộc trò chuyện, tôi biết cách làm mọi người luôn chú ý đến mình.

Mọi người có thấy bạn là người đáng tin cậy không? Tại sao?
Sự đáng tin cậy là một phẩm chất quan trọng ở nơi làm việc, nếu bạn trả lời tốt câu hỏi này thì nhà tuyển dụng có lý do để tin rằng họ có thể tin tưởng bạn. Đồng thời, đây cũng là một phép thử cho sự thành thật của bạn. Vì thế, cách tốt nhất là kể về một tình huống cụ thể mà bạn được coi là người đáng tin cậy và không cố gắng thổi phồng mọi thứ.
Gợi ý trả lời:
Trình bày cụ thể một tình huống bạn được đánh giá là người đáng tin cậy. Hãy cố gắng thể hiện được mọi người tin tưởng bạn như thế nào. Bạn đã đạt được kết quả gì và bài học kinh nghiệm bạn học được trong tình huống đó
Ví dụ: “Có. Khi làm việc tại công ty cũ tôi đã được quản lý tin tưởng và cho đảm nhiệm dự án kinh doanh. Tuy nhiên, trước đó tôi là một nhân viên làm ở phòng sản xuất và chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh. Sếp đánh giá cao thái độ và năng lực của làm việc của tôi nên thay vì chọn một nhân viên phòng kinh doanh, quản lý đã tạo cơ hội thực hiện dự án. Và bằng sự nỗ lực và cố gắng học hỏi, tôi đã hoàn thành tốt dự án và nhận được lời khen từ quản lý.

Hãy kể cho chúng tôi nghe về thất bại lớn nhất trong công việc chuyên môn của bạn
Đây là một câu hỏi khó mà nhà tuyển dụng muốn đánh đố để sàng lọc ứng viên. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết thất bại trong quá khứ của bạn đến từ đâu và bài học bạn học được qua thất bạn này. Đồng thời, họ muốn biết quan điểm của bạn về thành công, thất bại và rủi ro cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của bạn. Với câu hỏi này, bạn không nên che giấu sai lầm. Thay vào đó, sự thành thật và khẳng định tinh thần đứng dậy sau thất bại sẽ được đánh giá cao hơn.
Gợi ý trả lời:
Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể sử dụng mô hình STAR dưới đây
- S (Situatio): Bạn cần cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình huống. Hãy đảm bảo chỉ đưa ra đủ thông tin trong một đoạn văn ngắn nhưng vẫn giữ được tính chính xác.
- T (Task): Đặt ra nhiệm vụ hoặc mục tiêu cụ thể mà bạn đang cố gắng đạt được trong tình huống đó.
- A (Action): Trình bày chi tiết về những gì đã xảy ra và cách bạn tiếp cận vấn đề. Hãy mô tả các bước bạn đã thực hiện và quyết định bạn đã đưa ra.
- R (Result): Kết thúc câu chuyện với một kết quả tích cực. Thay vì nhắc đến kết quả tiêu cực hãy tập trung vào bài học mà bạn đã rút ra được để áp dụng trong tương lai.
Ví dụ: “Trong công việc trước đây, tôi từng tham gia một dự án truyền thông cho sản phẩm mới của công ty. Với vai trò chủ chốt là xây dựng chiến lược và lên kế hoạch truyền thông, tôi đã đặt kỳ vọng khá cao cho dự án. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết về thị trường và đánh giá sai nhu cầu của khách hàng, chiến dịch truyền thông không thu hút được sự quan tâm của công chúng như mong đợi. Đó là một thất bại lớn đối với tôi khi đây là dự án trọng điểm của công ty. Sau thất bại đó, tôi đã rút ra nhiều bài học quý giá. Tôi nhận ra cần chuẩn bị kỹ lưỡng, nghiên cứu thị trường và lắng nghe khách hàng nhiều hơn để đưa ra chiến lược hiệu quả. Đây chính là bài học kinh nghiệm đắt giá mà tôi sẽ ghi nhớ và vận dụng cho những công việc tiếp theo sau này.”

Bạn đã từng thất bại trong quá khứ chưa? Nếu có bạn xử lý thế nào?
Ai cũng sẽ gặp phải thất bại trong công việc cũng như cuộc sống. Mục đích của câu hỏi này không phải để nhà tuyển dụng loại bạn, mà họ muốn nhìn nhận đúng đắn về cách xử lý và những kinh nghiệm bạn đã học được qua thất bại. Như vậy, với câu hỏi này, bạn cũng nên thẳng thắn chia sẻ về thất bại của mình. Tuy nhiên, để ghi điểm với người phỏng vấn, bạn nên tập trung hơn vào biện pháp xử lý mà bạn đã áp dụng trong trường hợp đó.
Gợi ý trả lời:
Thành thực nhận thất bại: Bạn nên chia sẻ câu chuyện về sự thất bại của bạn và xây dựng một câu chuyện về sự thất bại tốt. Nghĩa là bạn sẽ cố gắng thuyết phục người tuyển dụng rằng thất bại của bạn đến từ nguyên nhân chủ quan và kết quả của thất bạn đã đem đến cho bạn những thành công lớn trong hiện tại. Tránh kể những thất bại mang tính chủ quan và nghiêm trọng, không có hướng giải quyết.
Tập trung vào việc học hỏi kinh nghiệm: Bạn sẽ nói về thất bại bạn từng gặp phải một cách trung thực và qua thất bại ấy bạn đã học hỏi được gì về kỹ năng và kinh nghiệm gì. Từ đó, bạn đã khắc phục được những lỗi đã mắc phải và tiến bộ hơn.
Ví dụ: “Có, trong quá trình làm việc, tôi cũng đã trải qua một số thất bại nhất định. Trong đó, lớn nhất có lẽ là lần tôi làm mất mối quan hệ với khách hàng do thiếu trách nhiệm trong việc xử lý khiếu nại của họ. Khi đó, tôi đã phản ứng khá chậm trễ và không thể hiện đúng thái độ nghiêm túc, chu đáo. Điều đó khiến khách hàng rất bức xúc và quyết định chấm dứt hợp đồng với công ty. Sau sự cố đáng tiếc này, tôi ý thức được mình đã thiếu sót và mất bình tĩnh trong ứng xử. Vì thế, tôi đã chủ động gửi lời xin lỗi chân thành tới khách hàng. Đồng thời, tôi cũng rút ra bài học là cần thường xuyên rèn luyện kỹ năng ứng xử và khả năng xử lý tình huống khủng hoảng.”
Phản ứng đầu tiên của bạn khi làm sai điều gì đó ở nơi làm việc là gì?
Thực tế, những sai lầm ở nơi làm việc có thể đem đến cho bạn nhiều rắc rối. Vì vậy, với câu hỏi này, nhà tuyển sẽ xác định được cả mức độ thật thà và khả năng sẵn sàng chịu trách nhiệm của bạn. Bởi thế, lời khuyên là bạn vẫn nên thẳng thắn chia sẻ câu chuyện của mình. Tuy nhiên, nếu chưa từng mắc lỗi thì bạn có thể đề xuất giải pháp dựa trên kinh nghiệm và kiến thức đã có.
Gợi ý trả lời:
Khi bạn làm sai điều gì đó, việc đầu tiên bạn nên làm là nhận lỗi. Đây là cách để người khác cảm thấy bạn có trách nghiệm và thái độ tốt trong công việc. Sau đó, đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề đó và chấp nhận chịu hình phạt tương ứng.
Ví dụ: “Khi làm sai điều gì đó ở nơi làm việc, phản ứng ban đầu của tôi là thừa nhận lỗi và xin lỗi. Dù sai sót hay lỗi lầm nhỏ hay lớn, tôi đều cố gắng chủ động nhận trách nhiệm. Điều tôi quan tâm nhất là tìm cách khắc phục sai sót đó để hạn chế thiệt hại hoặc ảnh hưởng xấu tới những người liên quan. Vì thế, sau khi xin lỗi, tôi sẽ nhanh chóng đưa ra giải pháp khắc phục và báo cáo với cấp trên để có hướng xử lý kịp thời, hiệu quả.
Ngoài ra, tôi cũng chủ động tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến sai sót để rút kinh nghiệm cho lần sau. Điều này giúp tôi tránh mắc lại những lỗi tương tự trong tương lai. Nhìn chung, việc thừa nhận lỗi và đề xuất giải pháp là phản ứng ban đầu của tôi trước mỗi sai sót xảy ra ở nơi làm việc. Tôi tin đây chính là thái độ đúng đắn mà mỗi người nên có khi mắc lỗi.”

Bạn đã bao giờ chấp nhận một tình huống mà đó thực sự không phải lỗi của bạn để bảo vệ đồng nghiệp chưa?
Đây là câu hỏi để giúp nhà tuyển dụng đánh giá chính xác sự trung thực của một ứng viên. Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xác định mức độ minh bạch về công việc và đời tư của bạn trong công việc. Nhiều ứng viên sẽ chấp nhận bảo vệ đồng nghiệp vì tình cảm cá nhân. Tuy nhiên, điều này sẽ không được đánh giá cao trong một bài kiểm tra mức độ thành thật. Bạn có thể tham khảo một số cách trả lời dưới đây để có một câu trả lời ghi điểm trong lòng nhà tuyển dụng.
Gợi ý trả lời:
- Luôn đề cao tính minh bạch trong công việc, mỗi người phải có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình.
- Từ chối bao che cho lỗi lầm và đề xuất hỗ trợ bằng cách đưa ra phương án giải quyết cho đồng nghiệp.
- Thuyết phục đồng nghiệp nhận lỗi, đối mặt trực tiếp để giải quyết vấn đề tốt nhiên để hoàn thành tốt công việc.
Ví dụ: “Chưa. Tôi chưa bao giờ đổ lỗi cho mình để bảo vệ đồng nghiệp cả. Bởi nếu làm như vậy, điều đó không những không công bằng với bản thân tôi mà còn khiến những người liên quan hiểu sai sự thật. Theo tôi, việc bảo vệ hay che giấu lỗi cho đồng nghiệp cũng không phải là cách giải quyết vấn đề tốt. Thay vào đó, điều quan trọng là tất cả phải cùng nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, tìm ra nguyên nhân gốc rễ để có giải pháp khắc phục triệt để. Chính vì thế, trong bất cứ tình huống nào, tôi cũng sẽ thẳng thắn phân trần nếu đó không phải lỗi do mình gây ra. Đồng thời, tôi sẽ thúc giục đồng nghiệp cùng nhìn nhận vấn đề một cách công bằng, trung thực để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục thỏa đáng cho tất cả các bên.”
Trên thang điểm từ 1 đến 10, bạn trung thực ở mức độ nào?
Đây là câu hỏi khó vì không ai trung thực 100%. Nhà tuyển dụng hỏi câu này để ứng viên tự đánh giá chính bản thân mình. Thông qua câu trả lời cùng với thông tin từ các câu hỏi khác, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được tính cách trung thực của bạn. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng muốn xem xét mức độ tự tin về khả năng của ứng viên. Vì thế, hãy trả lời trong khả năng tốt nhất của bạn và nêu một số dẫn chứng minh họa.
Gợi ý trả lời:
- Tự đánh giá mức độ trung thực của bản thân và đưa ra lý do tại sao bạn lại tự chấm điểm mình như vậy
- Nêu dẫn chứng minh họa cho mức độ trung thực mà bạn vừa đánh giá
Ví dụ: "Tôi rất muốn cho điểm 10/10 về sự trung thực của bản thân nhưng thành thật mà nói không phải ai lúc nào cũng trung thực 100%. Vì vậy, nếu tôi phải đánh giá mức độ trung thực của mình trên thang điểm từ 1 đến 10, tôi sẽ đánh giá mình là 8. Tôi coi trọng tính trung thực và đạo đức trong mọi khía cạnh của cuộc sống và công việc. Tôi luôn cố gắng nói sự thật và không che giấu thông tin quan trọng. Tuy nhiên, trong một số tình huống mà lý do nào đó dẫn đến việc không thể tiết lộ thông tin. Trong những trường hợp như vậy, tôi cam kết sẽ cân nhắc kỹ lưỡng mức độ quan trọng và tìm cách để giải quyết vấn đề một cách trung thực và công bằng. Để đảm bảo điều đó không ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống."

Bạn đã bao giờ được đồng nghiệp hoặc người giám sát khuyên nói dối về một tình huống nào đó chưa? Bạn đã xử lý tình huống khó xử về mặt đạo đức này như thế nào?
Trong công việc cũng như cuộc sống, có rất tình huống khó xử về mặt đạo đức sẽ xảy ra. Vì thế, khi nhà tuyển dụng hỏi bạn câu này, họ đang muốn xem văn hóa làm việc và trung thành với công ty. Với câu hỏi này, bạn sẽ phải lựa chọn giữa đạo đức và mức độ tuân thủ cấp trên. Câu trả lời này sẽ ngầm khẳng định đạo đức của bạn trong công việc. Để trả lời câu trả lời này để không mất lòng cấp trên và không đi trái đạo đức bạn có thể tham khảo chi tiết dưới đây.
Gợi ý trả lời:
- Khẳng định quan điểm của mình: Bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy là một người có đạo đức trong công việc. Bạn sẽ chấp nhận hình phạt vì không tuân thủ yêu cầu của cấp trên thay vì phải lừa dối người khác.
- Từ chối và thuyết phục người khác: Bạn sẽ dùng những lập luận và hiểu biết của mình về vấn để để trình bày và thuyết phục họ đây là một hành động không nên vì nó ảnh hưởng đến uy tín công ty.
- Đưa ra giải pháp thay thế: Bạn có thể tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vấn đề. Từ đó, bạn đề xuất ra những hướng giải quyết mới thay vì phải nói dối người khác.
Ví dụ: Tôi là một kỹ sư phần mềm tại một công ty công nghệ được yêu cầu bởi cấp trên của mình để sửa đổi mã nguồn của một ứng dụng để che giấu một lỗi nghiêm trọng. Cấp trên nói với tôi rằng lỗi này không phải là vấn đề lớn và nó sẽ được sửa chữa trong một bản cập nhật trong tương lai. Tôi biết rằng lỗi này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được sửa chữa. Tôi nói với cấp trên của mình rằng mình không thể sửa đổi mã nguồn và che giấu lỗi. Cấp đã sa thải tôi vì không làm theo yêu cầu. Sau đó, công ty đã bị khiếu nại vì sản phẩm không đạt tiêu chuẩn của người dùng.
Trong những tình huống nào thì nên nói ra sự thật để bán được sản phẩm?
Mỗi sản phẩm đều sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy vào nhu cầu và mức độ cảm nhận của khách hàng. Có những trường hợp bạn phóng đại lợi ích sản phẩm, khách hàng sẽ cảm thấy không đáng tin cậy. Chính vì vậy, thay vì cố gắng thu hút khách hàng bằng những đặc điểm không có thật bạn nên thành thật nói đúng về sản phẩm. Bên cạnh đó, bạn giải thích về những đặc điểm của sản phẩm và thuyết phục khách hàng mua nó. Vì thế, câu hỏi này được đưa ra để xác định cách tư duy và bán sản phẩm của bạn, nó có phù hợp với công ty và đem đến sự tin tưởng cho khách hàng.
Gợi ý trả lời:
- Chia sẻ suy nghĩ của bản thân của bạn một cách thành thật, thẳng thắn
- Giải thích với nhà tuyển dụng lý do bạn lại nghĩ như vậy
Ví dụ: “Theo tôi, những tình huống cần nói ra sự thật để bán được sản phẩm có thể kể đến như sau:
- Khi khách hàng hỏi về chính xác công dụng của sản phẩm, cần thật thà phản hồi các tác dụng thực tế của sản phẩm, không nên cường điệu quảng cáo quá mức.
- Khi khách hàng thắc mắc về hàm lượng, xuất xứ của các thành phần trong sản phẩm, cần trung thực cung cấp chi tiết cụ thể, tránh đưa thông tin sai lệch.
- Trường hợp khách hàng hỏi kỹ về chất lượng của sản phẩm, cần nêu rõ những ưu điểm cũng như khuyết điểm, nhược điểm thực tế của sản phẩm.
Như vậy, nói ra sự thật sẽ giúp khách hàng tin tưởng vào những gì chúng ta cung cấp, từ đó có quyết định đúng đắn và mua sản phẩm. Sự thành thật, chân thực chính là cách làm marketing hiệu quả nhất để chiếm được niềm tin và sự trung thành của khách hàng lâu dài.”

Hãy kể cho tôi nghe về một lần tại nơi làm việc mà tính chính trực của bạn bị thử thách. Bạn xử lý thế nào?
Câu hỏi này nhằm khiến ứng viên lúng túng và để lộ ra những sơ hở nếu ứng viên đó đang nói dối. Thông qua cách ứng viên đó trả lời, từ ngôn ngữ hình thể lẫn lời nói, nhà tuyển dụng có thể biết được tính cách thật sự của người này là như thế nào. Khi nhận được câu hỏi này, bạn nên bình tĩnh và suy xét, sắp xếp từ ngữ cẩn thận trước khi trả lời để tránh bị “vạ miệng”.
Gợi ý trả lời:
- Kể về trải nghiệm của bạn trong tình huống này và cách bạn xử lý vấn đề ra sao
- Chia sẻ thêm về những bài học bạn đã rút ra từ trải nghiệm này và cách thay đổi để không gặp tình huống tương tự lần nữa.
Ví dụ: “Một lần, trong một cuộc họp với đối tác, sếp của tôi đưa ra một số cam kết về chất lượng và tiến độ sản xuất mà tôi biết chắc chắn là công ty không thể đáp ứng được. Lúc đó, áp lực công việc lớn nhưng vì tính chính trực, tôi đã quyết định lên tiếng.
Tôi đã nêu lên những mối lo ngại của mình với sếp một cách thẳng thắn, lịch sự. Đồng thời, tôi cũng đề xuất các cam kết thay thế phù hợp và khả thi hơn với năng lực hiện tại của công ty. Rất may là nhờ đó, công ty đã có cơ hội xem xét lại kế hoạch và đưa ra cam kết phù hợp, tránh được rủi ro về sau. Đối tác cũng đánh giá cao sự thật thà và trung thực của chúng tôi trong làm ăn. Tôi cảm thấy rất vui vì đã lắng nghe lương tâm, giữ vững nguyên tắc của bản thân.”

Bạn đã bao giờ cảm thấy mình không đủ năng lực cho công việc được giao chưa?
Bề ngoài, câu hỏi này có vẻ như đang thử thách về sự tự tin của ứng viên vào năng lực của mình. Tuy nhiên, thực chất, đây là một câu hỏi thường thấy trong bài kiểm tra mức độ thành thật. Bởi vì, thực tế, mỗi người đều có những giây phút cảm thấy bản thân yếu kém, không đủ năng lực.
Điều quan trọng là cách bạn giải quyết những cảm xúc tự ti đó và trở nên tốt hơn. Vì thế, khi trả lời, bạn không nên tập trung quá nhiều vào cảm xúc tiêu cực mà hãy ưu tiên nhấn mạnh vào giải pháp.
Gợi ý trả lời:
- Thẳng thắn thừa nhận mình thiếu năng lực và đưa ra những giải pháp mình đã thực hiện để cải thiện năng lực.
- Học hỏi không ngừng: Tôi luôn cố gắng trau dồi chuyên môn mỗi ngày bằng cách đọc sách, đọc tài liệu, xem các video chuyên ngành để bổ sung kiến thức.
- Kiên trì và không bỏ cuộc: Tôi luôn động viên mình cố gắng và nỗ lực không ngừng để có thể tiến bộ hơn mỗi ngày.
- Tham gia các khóa học về kỹ năng: Ngoài giờ làm làm, tôi tham gia thêm một số lớp học kỹ năng cần thiết trong công việc như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy, kỹ năng phản biện,...
>>> Xem thêm: TOP kỹ năng giúp bạn thành công đột phá
Ví dụ: “Có, trong quá trình làm việc, tôi cũng từng trải qua cảm giác không tự tin khi phải đảm nhận một số công việc mới hoặc thử thách hơn so với năng lực hiện tại. Điển hình như lúc mới vào công ty, với tư cách một nhân viên mới, tôi được giao nhiệm vụ thiết kế một chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm mới. Lúc đó do chưa có nhiều kinh nghiệm, tôi cảm thấy áp lực và lo lắng liệu mình có hoàn thành tốt yêu cầu của công ty hay không. Tuy nhiên, tôi đã chủ động trao đổi với sếp về nỗi lo lắng đó thay vì giấu diếm. Và công ty đã xem xét lại, điều chỉnh kế hoạch công việc phù hợp hơn với năng lực của tôi lúc bấy giờ. Nhờ sự hỗ trợ đó, tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và từng bước nâng cao kỹ năng để đảm đương những công việc phức tạp hơn sau này…”

Phỏng vấn xin việc chính là cơ hội để bạn chứng tỏ được giá trị bản thân trước nhà tuyển dụng từ đó giúp gia tăng tăng khả năng được nhận vào vị trí mà bạn mong muốn. Tuy nhiên để được vào vòng phỏng vấn thì trước tiên bạn cần phải chuẩn bị cho mình một bản CV xin việc thật “xịn sò”
TopCV là nền tảng công nghệ tuyển dụng thông minh hàng đầu hiện nay. Cung cấp cho ứng viên các mẫu CV miễn phí phù hợp với từng ngành nghề. Với kho mẫu CV khổng lồ và độc quyền, ứng viên dễ dàng lựa chọn cho mình được mẫu CV miễn phí và chuyên nghiệp nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể tiến hành tự thiết kế bản CV theo đúng mục đích của mình một cách nhanh nhất.
Hệ thống việc làm của TopCV còn tạo cơ hội cho bạn tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp phù hợp. Với hơn 2.000.000 việc làm được kết nối trên mọi lĩnh vực nghề nghiệp được cập nhật liên tục mỗi ngày, bạn dễ dàng tìm thấy công việc phù hợp cho mình.
Trên đây là 15 câu hỏi phỏng vấn xem nhân viên là người thật thà được nhà tuyển dụng hỏi nhiều nhất giúp nhà tuyển dụng xác định được mức độ thành thật của ứng viên. Hy vọng qua bài viết này, các bạn biết thêm các cách trả lời khéo léo khi phỏng vấn. Ngay bây giờ, hãy truy cập vào TopCV để tạo CV online và tìm kiếm việc làm để gia tăng cơ hội tham gia phỏng vấn nhé. Chúc các bạn thành công.
Nguồn ảnh: Sưu tầm