
Mẫu CV Designer
TopCV gợi ý các mẫu CV Designer mới nhất, kèm hướng dẫn tạo chi tiết giúp bạn gia tăng lợi thế cạnh tranh khi tìm việc.

Thiết kế khác cho Mẫu CV Designer

Tối giản 2

Tham vọng

Tiêu chuẩn

Thanh lịch

Hiện đại 6

Chuyên Nghiệp 1

Ấn tượng 2

Hiện Đại 1

Senior

Outstanding 10

Basic 1

Chuyên gia

Basic 3

Ấn tượng 4

Basic 4

Gradient 1

Trang trọng

Ấn tượng 3

Hiện Đại 4

Cao Cấp

Tinh tế 2

Ấn tượng

Đam mê

Dòng Thời Gian

Hiện Đại 2

Basic 5

Thanh Lịch 1

Thời đại

Thành đạt
Việc làm Designer mới nhất
Là một nhà thiết kế (Designer), bạn không chỉ cần sở hữu óc sáng tạo mạnh mẽ cùng kỹ năng biến hóa thần sầu, mà còn phải biết cách "khoe" bản thân thật ấn tượng. Bên cạnh Portfolio, một bản CV Designer thể hiện được tài năng và phong cách cá nhân độc đáo chính là công cụ đắc lực giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng và chạm tay tới những dự án trong mơ.
Hãy cùng TopCV biến chiếc CV đơn điệu trở thành sân khấu biểu diễn độc nhất của riêng bạn với những hướng dẫn chi tiết sau!

Thể hiện “chất riêng” và “gu thẩm mỹ” qua từng chi tiết
Trước hết, bạn cần nhớ rằng: CV là đại diện cho bản sắc của bạn. CV Designer không nên chỉ là một tập hợp thông tin về kỹ năng và kinh nghiệm như những ngành nghề khác, mà còn là cơ hội để bạn thể hiện khả năng sáng tạo, gu thẩm mỹ và tư duy thiết kế của mình.
Vậy, làm thế nào để tạo nên một CV Designer "chất lừ"? Bạn cần tập trung chú ý tới 4 yếu tố chính sau:
Bố cục độc đáo và sáng tạo
Hãy ứng dụng tư duy thiết kế để cân bằng các yếu tố về hình ảnh, nội dung và khoảng trắng trong CV sao cho hồ sơ của bạn trông thật mới lạ, ấn tượng mà vẫn đảm bảo sự logic giữa các hạng mục. Đừng quên sử dụng công cụ tạo CV Designer như một trợ lý thông minh giúp bạn hiện thực hóa ý tưởng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Màu sắc hài hòa ấn tượng, thể hiện được phong cách cá nhân
Việc sử dụng màu sắc để truyền tải thông điệp (và đôi khi là để định hướng nhận thức của người xem) là điều bất cứ ai làm thiết kế cũng nằm lòng. Hãy cân nhắc chọn một dải màu thể hiện được bạn là ai đồng thời có sự tương quan với thương hiệu bạn đang muốn ứng tuyển, từ đó tạo nên hiệu ứng thị giác và kết nối cảm xúc mạnh mẽ với người duyệt CV. Lưu ý rằng màu sắc của Brand luôn yêu cầu sự chính xác tuyệt đối, vậy nên hãy chỉ sử dụng trong CV nếu bạn biết chính xác mã màu để tránh gây phản ứng ngược nhé.
Font chữ độc lạ nhưng dễ đọc
Một font chữ đẹp nhưng không phổ biến chắc chắn sẽ khiến nhà tuyển dụng ấn tượng hơn với CV của bạn. Nếu có thể, hãy tự thiết kế một font chữ riêng cho bản thân và chú thích trong CV rằng đó là tác phẩm của bạn để tạo thêm điểm nhấn. Lưu ý rằng trong CV bạn chỉ nên sử dụng tối đa 2-3 font chữ, tránh sử dụng những font quá mảnh, quá dày hoặc có nhiều chi tiết phức tạp. Hãy cân đối để đảm bảo sự hài hòa về cả đường nét lẫn kích thước giữa các hạng mục và khả năng dễ đọc trên mọi thiết bị.
Làm nổi bật nội dung chính
Đôi khi vì quá muốn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, CV của Designer thường có xu hướng thiết kế quá phức tạp, tạo điểm nhấn cho mọi hạng mục, khiến người xem không biết đâu mới là nội dung quan trọng cần tập trung. Lúc này, bạn cần nhớ lại kiến thức về “quy tắc điểm tụ trong thiết kế” để dẫn ánh mắt của nhà tuyển dụng lên nội dung bạn muốn “khoe” nhất. Tất nhiên trong CV vẫn có thể có nhiều hơn một điểm tụ, điều quan trọng là bạn cần xác định rõ thứ tự ưu tiên và bố trí hợp lý để không gây rối mắt người xem.
Giới hạn nội dung trong một trang CV
Khi ứng tuyển vị trí Designer, ngoài CV thì các nhà thiết kế luôn cần chuẩn bị thêm một bản Portfolio để trình bày những tác phẩm nổi bật nhất. Do đó CV chỉ nên là một bản mô tả ngắn gọn những thông tin quan trọng nhất, được trình bày trong một trang CV để tránh làm mất thời gian của nhà tuyển dụng.
Lưu ý rằng khi ứng tuyển vào vị trí Designer, chúng tôi không khuyến khích bạn sử dụng 100% mẫu CV sẵn có vì điều này có thể khiến bạn trở thành bản sao của vô số ứng viên khác. Hãy tận dụng và biến những mẫu CV trên trở thành nguồn cảm hứng nhằm kiến tạo bản sắc riêng cho chính bạn.
Để giúp bạn nhanh chóng chọn được mẫu CV phù hợp, TopCV đã thiết kế sẵn những mẫu CV nổi bật theo từng phong cách nhằm đáp ứng nhu cầu khắt khe của các nhà thiết kế tài năng, mời bạn cùng tham khảo:
>> Có thể bạn quan tâm: Graphic Designer là gì? Học gì để trở thành Graphic Designer
Cách viết Giới thiệu/Mục tiêu nghề nghiệp trong CV Designer
Bất cứ CV vào cũng nên mở đầu bằng phần “Giới thiệu” hoặc “Mục tiêu nghề nghiệp” (và bạn chỉ nên sử dụng một trong hai).
- Phần “Giới thiệu” phù hợp với ứng viên có nhiều kinh nghiệm, giúp nhà tuyển dụng hình dung nhanh về năng lực và tiềm năng thiết kế của bạn. Ở phần này bạn cần thể hiện kỹ năng và thành tích nổi bật của bạn, định hướng phát triển trong tương lai cũng như những đóng góp mà bạn có thể mang lại cho công ty.
- Phần “Mục tiêu nghề nghiệp” phù hợp với sinh viên mới ra trường, ít kinh nghiệm, hoặc những người mới chuyển hướng sang ngành thiết kế. Bạn chỉ nên gói gọn phần này trong 2-3 câu ngắn gọn về dự định tương lai trong ngành thiết kế, bao gồm mục tiêu ngắn hạn (2 năm đổ lại) và dài hạn (từ 5 năm trở lên).
Dù dự định sử dụng loại nội dung nào, bạn cũng nên tự trả lời những câu hỏi sau để làm rõ hơn về mục tiêu của chính bạn với nghề Designer, đồng thời cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng cử viên phù hợp nhất cho vị trí họ cần:
- Đâu là những kỹ năng, kinh nghiệm, thành tích mà bạn tự hào nhất ở bản thân? (Hãy đảm bảo những gì bạn viết thực sự nổi bật và ít người đạt được)
- Bạn mong muốn trở thành nhà thiết kế như thế nào trong vòng 2-5 năm tới, bao gồm làm việc tại vị trí nào, đạt được những thành tích ra sao?
- Để đi tới đích đến ấy bạn dự định sẽ trau dồi kiến thức và tích lũy kinh nghiệm như thế nào?
- Mục tiêu và hành động của bạn sẽ đóng góp gì cho doanh thu hay sự phát triển của công ty?
- Liệu mục tiêu của bạn có khớp với kỳ vọng của công ty đối với vị trí Designer bạn đang ứng tuyển không? (Hãy đọc kỹ lại JD và tìm hiểu về công ty để khớp mục tiêu nghề nghiệp của bạn với mục tiêu của doanh nghiệp nhé!)
Tóm lại: Nội dung mở đầu CV càng cụ thể, rõ ràng, thể hiện sự chân thành và nêu bật được khả năng của bản thân sẽ khiến CV của bạn tỏa sáng hơn rất nhiều so với những hồ sơ khác. Lưu ý tuyệt đối không sử dụng những từ ngữ chung chung, sáo rỗng, viết những mục tiêu phi thực tế hoặc không liên quan tới sứ mệnh của tổ chức bạn đang muốn ứng tuyển.
Cách NÊN và KHÔNG NÊN viết tại phần “Giới thiệu” trong CV Designer
NÊN
Tôi đã có hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Graphic và UI/UX Design, sở hữu 25 dự án viral trên mạng xã hội và từng đạt giải Quán quân hạng mục Mobile UI/UX tại cuộc thi Creative Challengers 2022. Ngoài khả năng thiết kế mạnh mẽ, tôi còn nắm vững các kiến thức cơ bản về Marketing và Lập trình (HTML, CSS, JavaScript, React) nhằm phát huy tối đa hiệu quả khi phối hợp với các phòng ban khác. Với mục tiêu trở thành Product Design Manager trong vòng 1 năm tới, tôi tự tin sẽ trở thành nguồn lực thiết yếu giúp công ty kiến tạo những sản phẩm số xuất sắc và khẳng định vị thế dẫn đầu trên thị trường công nghệ. |
KHÔNG NÊN
Tôi là Product Designer có khả năng sáng tạo cao, ham học hỏi và luôn nỗ lực hoàn thành tốt mọi công việc được giao. Tôi mong muốn được tham gia vào một môi trường làm việc năng động, sáng tạo để tạo ra những sản phẩm xuất sắc và đóng góp vào doanh thu của công ty. |
Cách NÊN và KHÔNG NÊN viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV Designer
NÊN
Trở thành chuyên gia thiết kế UI/UX hàng đầu trong lĩnh vực FinTech.
|
KHÔNG NÊN
Với kiến thức và kinh nghiệm có được về Graphic và UI/UX Design, tôi muốn đóng góp vào những sản phẩm và doanh thu của công ty trong tương lai. |
Cách viết kinh nghiệm chuyên môn trong CV Designer
Phần "Kinh nghiệm" trong CV đóng vai trò then chốt trong việc thể hiện năng lực và kỹ năng của Designer, do đó cần được đầu tư kỹ lưỡng. Bạn nên điều chỉnh nội dung để làm nổi bật những điểm độc đáo tại từng công ty, đồng thời làm rõ được những yếu tố sau:
- Cụ thể những vị trí, công việc bạn từng đảm nhiệm? Công việc ấy nằm trong phạm vi thiết kế nào, thường sử dụng những công cụ gì?
- Thành tựu bạn đạt được từ những công việc đó? Được đo lường bằng những số liệu, giải thưởng nào?
Lưu ý:
- Sắp xếp mốc thời gian từ gần nhất đến xa nhất
- Không nhân bản các đầu mục công việc cho tất cả các vị trí từng làm, hãy chuyên biệt hóa bởi mỗi công ty sẽ luôn có những điểm khác biệt nhất định
- Không nêu những kinh nghiệm không liên quan tới thiết kế
Cách NÊN và KHÔNG NÊN trình bày mục tiêu nghề nghiệp trong CV Designer (với những ứng viên có kinh nghiệm)
NÊN
CÔNG TY TNHH MINWON 12/2018 - 03/20220 Product Designer
|
KHÔNG NÊN
CÔNG TY TNHH MINWON 12/2018 - 03/20220 Product Designer
|
Vậy nếu bạn có ít kinh nghiệm chuyên môn thì sao?
Thực tế là phần lớn các bạn đang đi học hay mới ra trường đều không có nhiều kinh nghiệm để viết vào CV, và nhà tuyển dụng hoàn toàn hiểu điều này khi họ tuyển dụng những vị trí sơ cấp như Intern hay Junior.
Để "khỏa lấp" phần kinh nghiệm còn thiếu, điều quan trọng là bạn cần chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự có tiềm năng trong thiết kế và phù hợp với doanh nghiệp của họ.
- Hãy mô tả về các dự án thiết kế cá nhân hoặc cộng đồng bạn từng làm trên ghế nhà trường.
- Bổ sung các hoạt động ngoại khóa liên quan đến thiết kế mà bạn đã tham gia, nêu rõ những gì bạn học hỏi và đạt được từ các hoạt động này.
- Liệt kê các thành tích, giải thưởng thiết kế mà bạn đã đạt được (nếu có).
- Hạn chế nêu những kinh nghiệm không liên quan đến thiết kế.
NÊN
Dự án Thiết kế cá nhân: Sự kiện từ thiện "Green Hearts" 02/2018 - 03/2018 Graphic Designer
|
KHÔNG NÊN
Cửa hàng thời trang MEANIE 02/2018 - 10/2018 Nhân viên bán hàng
|
Cách viết trình độ học vấn trong CV Designer
Đối với các vị trí Intern/Junior Designer, trình độ học vấn có thể là một yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực và tiềm năng của ứng viên. Bằng cấp về thiết kế hoặc các lĩnh vực liên quan như mỹ thuật, đồ họa, truyền thông, v.v.. sẽ chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng ứng viên có kiến thức nền tảng và kỹ năng cần thiết cho công việc.
Đối với các vị trí Senior Designer trở lên, kinh nghiệm thực tế và những tác phẩm được trình bày trong Portfolio thường được coi trọng hơn trình độ học vấn. Tuy nhiên, trình độ học vấn vẫn có thể là một điểm cộng, đặc biệt là khi ứng viên có bằng cấp từ các trường đại học danh tiếng hoặc chương trình đào tạo đặc biệt chuyên sâu về thiết kế.
- Nếu bạn đang đi học, thực tập hoặc mới ra trường, hãy để mục “Trình độ học vấn” lên trước “Kinh nghiệm" và cố gắng liệt kê thật nhiều loại bằng cấp liên quan đến Thiết kế.
- Nếu bạn đã tốt nghiệp và có kinh nghiệm nhất định rồi thì nên đặt “Trình độ học vấn" phía sau “Kinh nghiệm” để nhà tuyển dụng tập trung vào năng lực chuyên môn của bạn. Phần “Trình độ học vấn” lúc này chỉ nên liệt kê bằng cấp chính của bạn (thường là bằng cử nhân) để tránh khiến CV thêm dài dòng.
Dưới đây là ví dụ tham khảo khi trình bày mục trình độ học vấn trong CV dành cho Designer.
NÊN (Đối với ứng viên có kinh nghiệm)
Trường Đại học Mỹ thuật TopCV 09/2015 - 05/2019 Tốt nghiệp Cử nhân ngành Truyền thông Đa phương tiện
|
NÊN (Đối với ứng viên chưa có kinh nghiệm)
Đại học Mỹ thuật Sebong 09/2015 - 05/2019 Tốt nghiệp Cử nhân ngành Truyền thông Đa phương tiện Học viện Thiết kế KMG 12/2018 - 03/2019 Tốt nghiệp Khóa học Web Application UX/UI Design
|
Cách viết kỹ năng trong CV Designer
Vị trí Designer thường sẽ cần thành thạo các kỹ năng chuyên môn như:
- Sử dụng các phần mềm thiết kế như Adobe Photoshop, Illustrator, InDesign, After Effect, Sketch, Figma, v.v..
- Kỹ năng thiết kế đồ họa, UI/UX, vẽ minh họa và xử lý hình ảnh.
- Kiến thức về nguyên tắc thiết kế, lý thuyết màu sắc, kiểu chữ và bố cục.
- Hiểu biết về xu hướng thiết kế và chuẩn mực ngành.
Và kỹ năng mềm như:
- Tư duy sáng tạo (Creative Thinking)
- Tư duy thiết kế (Design Thinking)
- Khả năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng giao tiếp (bao gồm làm việc nhóm và khả năng phối hợp với các phòng ban khác)
- Kỹ năng quản lý dự án
Ngoài ra, bạn cũng có thể mở rộng thêm một số kỹ năng bổ trợ khác như:
- Kiến thức về lập trình (HTML, CSS, JavaScript, v.vv..)
- Kỹ năng viết lách và trình bày ý tưởng.
- Khả năng nghiên cứu và phân tích hành vi của người dùng trên website và mobile
Để viết phần kỹ năng hiệu quả, hãy lưu ý:
- KHÔNG trình bày bằng thang đánh giá sao (hoặc những hình thức chấm điểm tương tự) bởi điều này chỉ thể hiện ý kiến chủ quan của bạn, không mang lại giá trị hữu ích nào cho nhà tuyển dụng trong việc đánh giá năng lực thực tế của ứng viên.
- Thay vào đó, hãy mô tả chi tiết từng kỹ năng của bạn đang ở cấp độ hay phạm vi nào (Ví dụ: cơ bản, trung bình, nâng cao); hoặc nếu có thể, hãy minh họa bằng các số liệu, chứng chỉ, thành tích, giải thưởng bạn từng đạt được.
Ví dụ, bạn có thể viết: Có khả năng vẽ minh hoạ theo phong cách chibi, hoạt hình, tả thực. Đã vẽ minh họa cho hơn 100 bài báo và đạt giải quán quân trong cuộc thi "Hanoi Art Street".
Dưới đây là những cách bạn nên và không nên trình bày phần kỹ năng trong CV Designer.
NÊN
Kỹ năng thiết kế (nâng cao)
Kỹ năng bổ trợ (cơ bản)
Công cụ thành thạo
|
KHÔNG NÊN
|
>> Xem thêm: Cách viết kỹ năng trong CV xin việc
Đính kèm link Portfolio
Hãy nhớ rằng khi ứng tuyển vị trí Designer, CV và Portfolio là hai tài liệu bắt buộc bổ sung cho nhau. CV đóng vai trò như lời giới thiệu ngắn gọn, trong khi Portfolio là minh chứng cho năng lực và kinh nghiệm của bạn. Việc kết hợp hiệu quả hai tài liệu này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng và tăng khả năng thành công trong quá trình ứng tuyển.
Hãy thiết kế một bản Portfolio thật ấn tượng và gắn link rút gọn vào CV. Một số công cụ/nền tảng tạo Portfolio quen thuộc với dân Designer có thể kể đến:
- Behance
- Dribbble
- Adobe Portfolio
- Morpholio
- Wordpress
>> Xem thêm: Cách làm Portfolio gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Tham khảo thêm các mẫu CV khác trong ngành Thiết kế
CV UI/UX Designer

>> Khám phá thêm cơ hội việc làm UI/UX Designer cùng TopCV
CV Thiết kế đồ họa (Graphic Designer)

>> Khám phá thêm cơ hội việc làm Thiết kế đồ họa (Graphic Designer) cùng TopCV
CV Kiến trúc sư

>> Khám phá thêm cơ hội việc làm Kiến trúc sư cùng TopCV
CV Video Editor

>> Khám phá thêm cơ hội việc làm Video Editor cùng TopCV
>> Tham khảo nhiều mẫu CV hơn tại: Kho CV tổng hợp của TopCV
>> Tạo thêm Cover Letter cho vị trí Designer tại: Danh sách mẫu Cover Letter của TopCV
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt của ngành sáng tạo, việc tạo được một bản CV thu hút ánh nhìn của nhà tuyển dụng là điều không hề dễ dàng. Hãy linh hoạt ứng dụng những hướng dẫn trên để biến CV của bạn trở thành một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thể hiện được cá tính, năng lực và niềm đam mê bất diệt của bạn với sự nghiệp thiết kế.
Chúc bạn xây dựng được một bản CV Designer thật ấn tượng và thành công tiến bước vào buổi phỏng vấn Designer tiếp theo. Ngoài ra, đừng quên hàng trăm việc làm Designer trên TopCV vẫn đang chờ đón bạn, cùng tham khảo và apply ngay:
Các bài viết liên quan

Chế độ lương thưởng
Review toàn bộ các vị trí HOT và mức lương ngành thiết kế đồ họa

Kiến thức chuyên ngành
Chi tiết về Senior Graphic Designer là gì? Khác gì với Junior?

Kiến thức chuyên ngành