INFJ là loại tính cách hiếm thấy nhất hiện nay khi chỉ có khoảng 1% cư dân trên thế giới sở hữu nhóm tính cách này. Với những phẩm chất nhạy bén, sáng tạo. biết sẻ chia và tận tâm với công việc, những người thuộc nhóm tính cách INFJ thường phù hợp với những công việc liên quan tới con người như: chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nhân sự, v.vv.. Bài viết sau đây của TopCV sẽ cung cấp chi tiết thông tin về nhóm tính cách INFJ và nghề nghiệp phù hợp với họ.
Định nghĩa: INFJ là gì
Nhóm tính cách INFJ là một trong 16 loại tính cách được phân biệt dựa trên trắc nghiệm tính cách MBTI. Nhóm tính cách INFJ còn được biết đến là những “người che chở”. Cụm từ INFJ được cấu thành bởi 4 yếu tố: Introversion, iNtuition, Feeling, Judgement. Cụ thể:
- Introversion - Hướng nội: Các INFJ có xu hướng yêu thích các môi trường làm việc yên tĩnh, độc lập. Đồng thời họ chỉ thường bộc lộ hết bản thân với những người thân quen, bạn bè và có xu hướng khép mình khi giao tiếp với người lạ.
- iNtuition - Trực giác: Người thuộc nhóm tính cách INFJ dùng trực giác để phán đoán mọi sự vật hiện tượng. Họ quan tâm tới bức tranh toàn cảnh, những thứ có thể xảy ra trong tương lai hơn là những chi tiết nhỏ nhặt đang xảy ra ở thực tại.
- Feeling - Cảm giác: INFJ có xu hướng đưa ra các quyết định dựa trên cảm giác, cảm xúc, các yếu tổ chủ quan của bản thân. Họ thường xem nhẹ hoặc bỏ qua các yếu tố khách quan, tính logic khi xem xét vấn đề.
- Judgement - Phán đoán: Người thuộc nhóm tính cách INFJ khá tuân thủ nguyên tắc của bản thân. Với mỗi tình huống, sự việc, họ sẽ dự đoán, đưa ra kế hoạch chỉn chu từ trước và tuân thủ hoàn toàn theo nó.
Nhìn chung, nhóm tính cách INFJ là những người tận tâm, có trách nhiệm và có khả năng làm việc độc lập. Họ có quyết tâm, làm việc hết mình với công việc đam mê của bản thân. Ngoài ra, khả năng sáng tạo, tính cách quyết đoán cũng là những điểm khiến các INFJ gây ấn tượng với người khác.
INFJ cũng là người vị tha, quan tâm tới cảm xúc, tâm lý của người khác. Bên cạnh đó, người thuộc nhóm tính cách INFJ có khả năng hoạt ngôn, ứng đối linh hoạt. Kết hợp hai điều này lại, các INFJ có khả năng truyền đạt cảm xúc, động lực của bạn thân cho người khác, giúp họ giải phóng bản thân.
Tuy nhiên điểm yếu rõ ràng của các INFJ là họ hướng nội và khép mình. Họ cũng khá nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi những lời phê bình, sự xung đột trong công việc.
INFJ phù hợp với nghề nghiệp nào?
Từ những phân tích trên, có thể thấy những người thuộc nhóm tính cách INFJ phù hợp với những công việc có thể cho họ sự riêng tư, độc lập làm việc. Đây sẽ là môi trường lý tưởng để họ sáng tạo ý tưởng cũng như lên kế hoạch giải quyết công việc.
INFJ nên theo đuổi các công việc yêu cầu sự nhạy bén, có kế hoạch nhưng cần tâm hồn thấu cảm, vị tha. Những công việc liên quan tới con người, có ý nghĩa nhân đạo, mang lại hạnh phúc sẽ thích hợp với họ. Ngược lại, những nghề nghiệp liên quan tới kinh doanh, cạnh tranh, không mang lại ý nghĩa nhân đạo sẽ không phải là lựa chọn thích hợp cho INFJ.
Có thể nói, các INFJ là những người sinh ra để làm lãnh đạo, ngay cả khi họ không có chủ đích tìm kiếm các vị trí quyền lực đó. Các lãnh đạo INFJ luôn hướng tới tương lai. Khả năng truyền cảm hứng, động lực của họ sẽ giúp nhân viên luôn có tinh thần tích cực, sáng tạo trong công việc và tin tưởng vào khả năng của bản thân.
Nếu bạn là một INFJ và đang phân vân không biết nên lựa chọn nghề nghiệp nào thì một vài công việc sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định.
Bác sĩ
Bác sĩ là công việc mà những “Người che chở” có thể theo đuổi vì trong họ luôn thường trực lý tưởng nhân đạo và khao khát được cống hiến. Các INFJ luôn đặt niềm tin vào các quy chuẩn, nhất là quy chuẩn về đạo đức và điều này dễ dàng được phát huy khi họ trở thành những bác sĩ giúp ích về mặt sức khỏe cho mọi người xung quanh.
Chưa kể, một trong những điểm mạnh của “Người che chở” là truyền tải tới người nghe bằng tất cả niềm tin và lý tưởng của mình một cách chân thành, thẳng thắn. Cho nên họ sẽ thuyết phục được bệnh nhân, kể cả những người cứng nhắc nhất.
Một nhân vật điển hình cho nhóm tính cách INFJ đã thành công trong vai trò bác sĩ là Carl Jung. Ông là một bác sĩ tâm thần học người Thụy Sĩ. Ông nổi tiếng là một người chuyên nghiên cứu về biểu tượng học và phân tích giấc mơ. Ông cũng được xem là một trong các nhà tâm thần học hiện đại tiên phong trong cách nhìn nhận về hệ tâm trí người như là thứ có "bản chất tôn giáo", và lấy đó làm trung tâm điểm cho mọi khảo cứu.
>>> Apply ngay việc làm bác sĩ trên TopCV với mức thu nhập hấp dẫn.
Giáo viên
Sẽ không quá khi nói giáo viên là một công việc giúp INFJ có thể lan truyền lòng vị tha và phát huy sự sáng tạo của mình. Nhờ điểm mạnh về tính cách vị tha, mong muốn xây dựng một tập thể tốt đẹp hơn, khi trở thành giáo viên “Người che chở” sẽ là những người cô, người thấy rất thấu hiểu học sinh.
Chưa kể, nguyên tắc thẳng thắn của INFJ cũng sẽ giúp họ truyền tải thông tin tới người nghe một cách chân thành, thẳng thắn. Họ sẽ thuyết phục được kể cả những học sinh cứng nhắc nhất, từ đó truyền cảm hứng và khám phá tiềm năng của học sinh.
Ngoài ra, khả năng sáng tạo của INFJ sẽ được phát huy tốt khi làm việc trong môi trường giáo dục. Bằng việc biết nắm bắt cơ hội để sáng tạo cùng tư duy cởi mở, “Người che chở” sẽ tạo ra những bài giảng hay và hoạt động giáo dục thú vị nhằm kích thích sự hứng thú của người học.
Nếu biết tận dụng các thế mạnh về tính cách, INFJ hoàn toàn có thể phát triển trong môi trường giáo dục và tiến đến những vị trí cao hơn, kể cả với vai trò là người lãnh đạo.
>>> Khám phá ngay hàng trăm việc làm giáo viên đang tuyển dụng trên toàn quốc tại TopCV.
Nhà hoạt động xã hội
Nhân viên hoạt động xã hội là một trong những công việc lý tưởng mà các INFJ có thể theo đuổi và đạt được thành công nếu biết phát huy những thế mạnh của bản thân. Tính cách đam mê và muốn sống với lý tưởng của những “Người che chở” sẽ giúp họ thực hiện các hoạt động xã hội một cách nghiêm túc và theo quy chuẩn.
Hơn hết, các INFJ luôn khao khát một cuộc sống ý nghĩa, sống có mục đích. Họ muốn sống với lý tưởng của riêng mình và theo đuổi những điều đẹp đẽ, quý giá. Khi được truyền cảm hứng, INFJ sẽ là những nhà hoạt động xã hội truyền đạt cảm xúc cho người khác mà không sợ hãi, vì họ luôn có ước mơ lớn và sự khác biệt thị giác.
Đặc biệt, các INFJ rất có lòng vị tha. Họ không muốn chiến thắng bằng cách hạ thấp đối thủ mà họ luôn suy nghĩ cho mục tiêu chung của tập thể. Họ cũng không quá để ý tới việc lời nói và hành động của mình sẽ ảnh hưởng tới người khác như thế nào, miễn là điều đó giúp họ đạt tới đích đến cuối cùng là giúp đỡ và mang đến những điều tốt đẹp nhất. Những người thuộc nhóm tính cách INFJ sẽ góp phần xây dựng một thế giới tươi đẹp hơn, bắt đầu từ những điều nhỏ bé và giản đơn nhất.
Thực tế đã có những INFJ trở thành nhà hoạt động xã hội và thành công trong chính công việc này. Có thể kể tên như:
- Martin Luther King Jr: Là Nhà hoạt động nhân quyền và nhà lãnh đạo dân tộc Mỹ. Ông là người đoạt Giải Nobel Hòa bình năm 1964 và là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cũng như lịch sử đương đại của phong trào bất bạo động. Ông được nhiều người trên khắp thế giới ngưỡng mộ như một anh hùng, nhà kiến tạo hòa bình.
- Nelson Mandela: Là Tổng thống Nam Phi thứ ba, nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc. Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Mandela thường ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc. Sau khi rời ghế Tổng thống, ông Mandela tiếp tục đóng vai trò tích cực trong nhiều tổ chức xã hội và vì quyền con người.
Nhà tâm lý học
INFJ có khả năng lắng nghe và đồng cảm mạnh mẽ, đây chính là thế mạnh giúp họ trở thành những nhà tâm lý học xuất sắc. Họ có thể giúp đỡ và hỗ trợ người khác trong việc tìm hiểu và giải quyết các vấn đề tâm lý nhờ thế mạnh về sự sâu sắc trong tính cách.
Các INFJ hiểu rằng vẻ ngoài có thể đánh lừa thị giác của con người. Vì vậy họ ưu tiên đào sâu vào cốt lõi vấn đề để thấu hiểu hơn về sự việc và những người xung quanh. Nếu biết nắm bắt và phát huy tốt các tính cách này, “Người che chở” sẽ rất thành công khi theo đuổi con đường trở thành những nhà tâm lý học.
Một trong những nhân vật điển hình thuộc nhóm tính cách INFJ đã thành công trong vai trò nhà tâm lý học là Carl Jung - nhà tâm lý học người Thụy Sĩ, nhà sáng lập ra tâm lý học phân tích.
Ông đã trở thành phó chủ tịch danh dự của Hiệp hội Tâm lý trị liệu Đức và là một trong những nhà tâm lý học quan trọng nhất của thế kỷ 20. Công việc của ông ảnh hưởng đến nhiều ngành nghiên cứu bao gồm tâm thần học, nhân chủng học, văn học và triết học.
>>> Tạo CV chuẩn, độc, lạ để ứng tuyển vào những tin tuyển dụng việc làm hấp dẫn
Nhà thiết kế đồ họa
Sự sáng tạo và khả năng thẩm mỹ của những “Người che chở” có thể phát huy trong lĩnh vực thiết kế đồ họa. Họ có thể tạo ra các thiết kế độc đáo, mang tính cá nhân hóa và thể hiện thông điệp riêng của mình.
Chưa kể, các INFJ cũng có tư duy cởi mở, sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn để tìm kiếm những hướng đi táo bạo hơn. Ưu điểm này khiến họ luôn tìm tòi và đưa ra những ý tưởng thiết kế mới lạ, đẹp đẽ và quý giá.
Để có thể phát huy tốt nhất các thế mạnh của mình trong công việc thiết kế đồ họa, INFJ nên đặt mục tiêu và liệt kê ra những việc mình nên làm, cần làm và có thể làm được, sau đó thực hiện mỗi ngày và từng bước tiến về phía trước. Ngoài ra, các INFJ cũng nên học cách cân bằng giữa công việc và chăm sóc bản thân để khắc phục nhược điểm dễ bị kiệt sức.
>>> Đừng bỏ qua việc làm thiết kế đồ họa thu nhập hấp dẫn trên TopCV
Ngoài ra, những công việc sau đây cũng sẽ giúp bạn có thêm câu trả lời cho câu hỏi INFJ phù hợp nghề gì:
- Tư vấn viên, Tư vấn tâm lý xã hội, Giáo dục giới tính, Giáo dục sức khỏe cộng đồng, Nhân viên trong các tổ chức phi chính phủ, tổ chức từ thiện...;
- Điều dưỡng viên, bảo mẫu;
- Chuyên gia xã hội học;
- Thẩm phán, Luật sư, Công tố viên;
- Y tá/Chuyên gia dinh dưỡng;
- Nhà văn, Kiến trúc sư, Nhạc sĩ, Họa sĩ, Nhiếp ảnh gia..;
- Các công việc liên quan đến tôn giáo như: Giám mục, Mục sư, Lãnh đạo các tổ chức tôn giáo, v.vv..
- Nhân sự
Trên đây là những lĩnh vực giúp nhóm tính cách INFJ phát huy tối đa khả năng của mình và đem lại giá trị lớn nhất cho xã hội. Tuy nhiên khả năng của con người là vô hạn và bạn không cần thiết phải bó buộc mình trong những công việc này. Hiểu rõ tính cách của mình sẽ giúp bạn khai thác tối đa những điểm mạnh và điểm yếu dù cho làm ở bất cứ công việc nào.
Những người nổi tiếng thuộc nhóm tính cách INFJ
Bạn sẽ khá ngạc nhiên khi thấy một số người nổi tiếng thuộc nhóm tính cách INFJ. Họ đã rất thành công trong lĩnh vực mà mình theo đuổi:
- Nicole Kidman (Diễn viên)
- Jimmy Carter, Thomas Jefferson, Calvin Coolidge (Cựu tổng thống Hoa Kỳ)
- Adolf Hitler (Cựu thủ tướng Đức)
- Johann Wolfgang von Goethe (Nhà văn),...
Trên đây là những thông tin cơ bản về nhóm tính cách INFJ mà TopCV muốn gửi tới bạn. Hy vọng rằng bạn đã hiểu hơn về các INFJ cũng như các lĩnh vực phù hợp nhất cho nhóm người này. Đừng quên sử dụng TopCV để có thể tiếp cận nhanh nhất những ngành nghề tiềm năng. Chúc bạn sớm thành công.
Nguồn ảnh: Sưu tầm