Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, nhiều công ty Nhật Bản đã rót vốn đầu tư vào các doanh nghiệp hoặc xây dựng trụ sở mới ở Việt Nam. Chính vì thế, nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân sự biết tiếng Nhật cho các vị trí việc làm rất lớn, trong đó có phiên dịch tiếng Nhật. Nếu yêu thích công việc này, trước tiên bạn cần hiểu rõ phiên dịch viên tiếng Nhật là gì và những yếu tố cần có để trở thành phiên dịch viên tiếng Nhật chuyên nghiệp. Cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây của TopCV để hiểu rõ hơn nhé!
Phiên dịch viên tiếng Nhật là gì?
Phiên dịch viên tiếng Nhật là những người trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ chuyển đổi ngôn ngữ (dịch nói) từ tiếng Nhật sang tiếng Việt và ngược lại trong các cuộc hội thảo, hội nghị, buổi gặp mặt,... mà vẫn giữ nguyên nội dung. Họ có thể làm phiên dịch viên nội bộ tại một tổ chức, doanh nghiệp bất kỳ. Hoặc họ có thể lựa chọn làm phiên dịch theo từng dự án cho các công ty.
Theo Báo cáo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, trong giai đoạn 2017-2025, mỗi năm thị trường cần thêm 1.000 biên phiên dịch. Đặc biệt, những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư mạnh vào thị trường Việt Nam ở đa dạng ngành nghề nên việc giao tiếp và đọc hiểu tiếng Nhật thành thạo mang lại cho các bạn hàng ngàn cơ hội việc làm.
Điều này thể hiện rõ hơn khi bạn lên mạng gõ từ khóa "tuyển dụng phiên dịch viên tiếng Nhật" và nhận về con số 16.500.000 kết quả tìm kiếm trong vòng 0.42 giây. Qua đó cho thấy, các doanh nghiệp đang vô cùng “khát” nhận sự phiên dịch viên tiếng Nhật.
>>> Xem thêm: Phiên dịch viên - nghề lý tưởng cho "những người chơi hệ ngôn ngữ"
Lợi ích của nghề phiên dịch viên tiếng Nhật là gì?
Ngoài mức lương hấp dẫn và cơ hội việc làm đa dạng, nghề phiên dịch viên tiếng Nhật còn mang đến cho các ứng viên nhiều lợi ích khác như:
- Mở rộng kiến thức: Dù tiếng Nhật khó học nhưng nếu ứng viên làm chủ được ngôn ngữ của mình sẽ dễ dàng khám phá thêm những điều thú vị về văn hóa, con người Nhật Bản.
- Trở nên quan trọng trong tổ chức: Ngoài chuyển ngữ, phiên dịch viên còn phải biết cách chỉn chu câu dịch để phù hợp với mọi bối cảnh và dể hiểu mà không bị ảnh hưởng đến nội dung.
- Cơ hội thăng tiến nhiều: Công việc phiên dịch thường xuyên tiếp xúc với nhiều người giúp mở ra mối quan hệ xã hội khác nhau. Nhờ đó, cơ hội việc làm cũng như thăng tiến của bạn sẽ được rộng mở hơn.
- Cơ hội học hỏi: Làm phiên dịch viên tiếng Nhật tạo cơ hội gặp gỡ, làm việc với nhiều người Nhật Bản thành đạt. Qua đó, bạn sẽ có thêm cơ hội học hỏi kiến thức và tác phong làm việc chuyên nghiệp của họ.
Công việc của phiên dịch viên tiếng Nhật
Như đã đề cập ở trên, nhiệm vụ chính của một phiên dịch viên tiếng Nhật là chuyển đổi ngôn ngữ từ tiếng Nhật sang tiếng Việt và ngược lại. Phiên dịch viên tiếng Nhật có thể dịch đuổi hoặc dịch cabin tùy vào yêu cầu của công ty, tổ chức và tính chất dự án họ nhận. Tuy nhiên, về cơ bản, phiên dịch viên tiếng Nhật sẽ đảm nhiệm những đầu việc sau:
- Phiên dịch trong các cuộc họp của công ty khi có sự tham gia của sếp hoặc nhân sự người Nhật.
- Phiên dịch trong các buổi gặp gỡ, trao đổi với đối tác, đảm bảo nội dung chính xác.
- Ở một vài doanh nghiệp nhỏ, phiên dịch sẽ đảm nhiệm công việc của biên dịch như dịch tài liệu, hồ sơ, chứng từ, hợp đồng,....
- Với những cuộc họp, hội nghị cần dịch cabin, phiên dịch viên sẽ ngồi trong phòng cách âm, nghe nội dung bài phát biểu và dịch lại rồi chuyển cho người nghe thông qua micro.
- Cung cấp cho các bên bản dịch rõ ràng và chính xác sau khi dịch tài liệu, văn bản liên quan.
- Phát hiện và giải quyết các xung đột liên quan đến ý nghĩa của từ, khái niệm, thực tiễn, hành vi.
- Thường xuyên kiểm tra, phát hiện và chỉnh sửa bản dịch tiếng VIệt sang tiếng Nhật hoặc ngược lại đảm bảo nội dung sát bản gốc, tránh sai sót ngôn từ.
- Đôi lúc phải đi công tác cùng lãnh đạo để tham gia các buổi đàm phán, ký hợp đồng.
- Báo cáo tình trạng công việc để cấp trên nắm được hiệu quả công việc và đưa ra định hướng phù hợp.
>>> Xem thêm: Gợi ý một số việc làm tiếng Nhật part time mới nhất bạn nên biết
Yếu tố để trở thành phiên dịch viên tiếng Nhật là gì?
Dù mức lương hấp dẫn và cơ hội việc làm rộng mở nhưng để trụ vững với nghề phiên dịch tiếng Nhật dù dịch thuật hay giao tiếp đều không hề đơn giản. Vì vậy, để trở thành phiên dịch tiếng Nhật, ứng viên cần đáp ứng được các tiêu chí sau:
Khả năng ngoại ngữ
Phiên dịch viên tiếng Nhật phải thành thạo 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Theo đó, ứng viên cần thi đỗ chứng chỉ tiếng Nhật (JLPT – “Japanese Language Proficiency Test” – 日本語能力試験 (にほんごのうりょくしけん) N2 hoặc N1, trong đó, N1 là cấp độ cao nhất.
Các bạn có thể theo học ngành biên phiên dịch tiếng Nhật hoặc ngôn ngữ Nhật hoặc tiếng Nhật thương mại ở các trường Đại học nổi tiếng như:
- Đại học Hà Nội (HANU)
- Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS)
- Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng
- Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Kinh tế – Tài chính
Kỹ năng giao tiếp
Phiên dịch viên tiếng Nhật như người kết nối, đảm nhiệm việc truyền đạt thông tin cuộc hội thoại giữa người nghe và người nói. Do đó, họ cần có kỹ năng giao tiếp dù dịch nói hay dịch viết để diễn đạt ý rõ ràng tăng hiệu quả công việc cũng như xây dựng, phát triển quan hệ với đối tác.
Kỹ năng lắng nghe và ghi nhớ tốt
Đây là kỹ năng bắt buộc một phiên dịch viên nói chung và phiên dịch viên tiếng Nhật nói chung cần có. Dù dịch đuổi hay dịch cabin, phiên dịch đều phải kết hợp nghe - nhớ - dịch trong khoảng thời gian rất gấp mà vẫn phải đảm bảo độ chính xác. Điều này gây khó khăn với người mới vào nghề bởi đa số đều không có nhiều khả năng nhớ nội dung đối thoại dẫn đến dịch không trôi chảy. Chính vì thế, phiên dịch cần nghiên cứu kỹ tài liệu chuyên ngành trước buổi dịch và thường xuyên tập luyện để rèn trí nhớ cũng như nâng cao phản xa.
Có hiểu biết về văn hóa Việt - Nhật
Việc am hiểu văn hóa của cả Việt Nam và Nhật Bản giúp phiên dịch viên linh hoạt trong chuyển đổi ngôn ngữ. Trong trường hợp 2 bên chưa nắm rõ văn hóa, phong tục của nhau thì phiên dịch sẽ giải thích, dẫn dắt để duy trì quan hệ tốt đẹp và tránh xung đột ngoài ý muốn.
Khả năng chịu áp lực cao
So với biên dịch, phiên dịch chịu áp lực lớn hơn nhiều về thời tốc độ và tính chính xác. Bởi chỉ cần sai sót một từ cũng đủ để nội dung cả câu thay đổi khiến người nghe hiểu nhầm ý người nói, thậm chí gây ra hậu quả nặng nề như không ký thành công hợp đồng, xảy ra xung đột,.... Do đó, khi làm phiên dịch viên tiếng Nhật, bạn cần chịu được áp lực thời gian và trau dồi kiến thức để tự tin xử lý mọi sự cố có thể xảy ra.
Thu nhập và quyền lợi của phiên dịch viên tiếng Nhật
Quyền lợi của phiên dịch viên tiếng Nhật là gì? Đây là vấn đề được đa số các bạn trẻ theo đuổi nghề này thắc mắc. Thực tế, nghề phiên dịch viên tiếng Nhật nằm trong những nghề có mức thu nhập khá hấp dẫn kèm nhiều đãi ngộ, lương trung bình dao động từ 15-30 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên tùy vào từng cấp độ, mức lương của phiên dịch viên tiếng Nhật sẽ có sự chênh lệch. Cụ thể:
Cấp độ cơ bản
Cấp độ này thường dành cho sinh viên, người đang học các khóa phiên dịch và người muốn làm trái ngành muốn tích lũy kinh nghiệm. Tùy vào thời gian rảnh, các bạn sẽ nhận ca tác nghiệp với mức thu nhập 50 USD/buổi.
Cấp độ nâng cao
Ở cấp độ này, phiên dịch viên đã có kinh nghiệm và làm tại các công ty, doanh nghiệp quy mô lớn. Mức thu nhập nếu tính theo ngày thì khoảng 150 USD/ngày.
Cấp độ cao cấp
Khi đã có nhiều kinh nghiệm cũng như tốc độ nghe dịch nhanh hơn, phiên dịch viên tiếng Nhật sẽ được tin tưởng và cùng cấp trên tham gia các buổi họp, hội thảo quan trọng, thậm trí là các cuộc gặp ngoại giao của các nguyên thủ quốc gia. Lúc này mức lương có thể đạt ngưỡng 350 USD/ngày.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách viết Hồ sơ/CV tiếng Nhật xin việc chuẩn
Kinh nghiệm dành cho phiên dịch viên tiếng Nhật mới
Đối với những sinh viên vừa ra trường hoặc người làm trái nghề muốn theo đuổi nghề phiên dịch viên tiếng Nhật, ngoài kiến thức chuyên môn, khả năng ngôn ngữ thì kinh nghiệm làm thông dịch thực tế cũng rất quan trọng. Các bạn có thể tích lũy và từng bước phát triển kỹ năng phiên dịch của mình bằng một số cách sau:
- Dịch theo cụm từ: Thay vì dịch theo từng từ rồi ghép vào câu, bạn nên nghe dịch theo cụm từ và câu để tạo sự liền mạch. Sau khi kết thúc khóa học trung cấp 1 tiếng Nhật, bạn nên tìm việc làm dịch thuật thực tế để tập làm quen với công việc phiên dịch.
- Sử dụng từ điển: Dù phiên dịch viên tiếng Nhật hay bất cứ ngôn ngữ nào, từ điển chuyên ngành đều là vậy bất ly thân, luôn cần thiết khi dịch thuật.
- Ghi chú vào sổ tay: Trong quá trình dịch, đôi lúc bạn sẽ gặp phải nhiều từ hoặc thành ngữ tiếng Nhật. Lúc này, hãy ghi lại vào sổ tay để ghi nhớ và học tập cách hành văn của người Nhật để cải thiện khả năng diễn đạt.
Nên tìm việc làm phiên dịch tiếng Nhật ở đâu?
Chắc hẳn với những thông tin kể trên phần nào đã giúp bạn đọc hiểu hơn về phiên dịch viên tiếng Nhật là gì? Có thể thấy, nhu cầu tuyển dụng phiên dịch viên tiếng Nhật ngày càng cao nhưng không phải ai cũng biết cách tiếp cận những thông tin việc làm này.
Để không lãng phí thời gian và tránh lừa đảo, ứng viên nên lựa chọn các trang tin tuyển dụng việc làm uy tín như TopCV, Indeed, Vieclam24h,.... để tìm việc làm phiên dịch tiếng Nhật. Theo Báo cáo tuyển dụng năm 2021 của TopCV, 71,8% các nền tảng việc làm như TopCV là kênh tìm kiếm cơ hội việc làm mới ưa thích của người lao động. Mỗi ngày, trên TopCV có hơn 30.000 việc làm phiên dịch viên tiếng Nhật và nhiều lĩnh vực khác được cập nhật từ 190.000+ nhà tuyển dụng uy tín, kết nối thành công trung bình 250.000+ ứng viên mỗi tháng.
Ứng viên dễ dàng tìm kiếm thông tin tuyển dụng phiên dịch viên tiếng Nhật dưới sự trợ giúp của 2 bộ lọc là Địa điểm làm việc và Lĩnh vực/Ngành nghề. Ngoài ra, TopCV còn hỗ trợ công cụ tạo CV số 1 Việt Nam giúp ứng viên gia nhập vào hệ sinh thái kết nối tuyển dụng giữa doanh nghiệp và ứng viên, bạn có thể dễ dàng tạo CV tiếng Nhật theo ý muốn.
>>> Tham khảo:
- Tìm việc làm Tiếng Nhật tại Hồ Chí Minh, tuyển dụng Tiếng Nhật tại Hồ Chí Minh
- Tìm việc làm Tiếng Nhật tại Hà Nội, tuyển dụng Tiếng Nhật tại Hà Nội
- Tìm việc làm Tiếng Nhật tại Đà Nẵng, tuyển dụng Tiếng Nhật tại Đà Nẵng
Trên đây là tổng hợp những thông tin về phiên dịch viên là gì bao gồm mức lương, yêu cầu kỹ năng cũng như cơ hội và những thách thức. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về công việc này và đưa ra định hướng nghề nghiệp trong tương lai.