Ngành hệ thống thông tin quản lý đang ngày càng thu hút nhiều bạn trẻ theo đuổi, cơ hội việc làm đang cực kỳ rộng mở với những bạn trẻ theo đuổi ngành này. Hãy cùng TopCV review từ A đến Z về ngành hệ thống thông tin quản lý và cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào ngay nhé.
Ngành hệ thống thông tin quản lý là gì?
Ngành hệ thống thông tin quản lý là ngành tập hợp những hệ thống, quy trình thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn và thực hiện biên dịch, trình bày những dữ liệu đó ở dạng có thể đọc được. Hệ thống thông tin quản lý có tên tiếng Anh là Management Information Systems - MIS. MIS cung cấp cho doanh nghiệp, tổ chức công nghệ để tạo ra luồng thông tin được cải thiện, liên lạc hiệu quả hơn.
Trên thực tế, hệ thống thông tin quản lý là điển hình cho hệ thống máy tính bao gồm cả yếu tố phần cứng và phần mềm. Những yếu tố này tạo thành “xương sống” cho một doanh nghiệp nào nó. Bạn cần lưu ý rằng, khác với ngành công nghệ thông tin, MIS đề cấp đến cơ sở hạ tầng lớn được sử dụng cho một công ty hoặc tổ chức nào đó ở quy mô rộng hơn.
Tìm hiểu thêm: Bí quyết xin việc ngành công nghệ thông tin mới nhất 2023
Vì sao có ngành hệ thống thông tin quản lý?
Hiện tại, việc sử dụng các hệ thống thông tin quản lý đang ngày càng phổ biến và quan trọng hơn. Do đó, nhu cầu nhân sự về ngành này cũng cao hơn. Một số lợi ích mà hệ thống thông tin quản lý mang đến cho doanh nghiệp như:
- Giúp doanh nghiệp, tổ chức đạt được lợi thế cạnh tranh, đưa ra quyết định tốt hơn liên quan đến sản xuất, bán hàng, phân bổ nguồn nhân lực,...
- Giúp quản lý, thực thi các quy tắc về cách mà nhân viên đang truy cập công nghệ, cơ sở hạ tầng tại tổ chức như thế nào.
- Thường đóng vai trò chịu trách nhiệm về bảo mật hệ thống công nghệ thông tin, thực thi các quy tắc liên quan đến sử dụng hệ thống.
- Hỗ trợ hoạt động hàng ngày cho các doanh nghiệp về cơ sở hạ tầng như máy chủ, phần mềm ứng dụng, điện toán đám mây.
- Cung cấp, quản lý dữ liệu, các hệ thống cho phép nhân viên truy cập, cập nhật dữ liệu quan trọng liên quan đến kinh doanh.
- Đảm bảo được tính khả dụng, bảo mật của hệ thống quản lý dữ liệu.
Học gì để làm việc ngành hệ thống thông tin quản lý?
Để làm việc trong ngành hệ thống thông tin quản lý, bạn cần có bằng cấp về khoa học máy tính hoặc hệ thống thông tin quản lý. Dưới đây sẽ là một số trường đào tạo và khối thi liên quan đến ngành học này để bạn tham khảo.
Các trường đào tạo ngành hệ thống thông tin quản lý?
Ngành hệ thống thông tin quản lý tại các trường đào tạo hiện nay hầu hết đều cung cấp cho học viên những kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ vào quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp. Theo đó, người học cũng sẽ được cung cấp thêm những kỹ năng về thu thập, thiết kế, phân tích được luồng thông tin trong tổ chức.
Một số trường hiện đang đào tạo ngành học này tại từng vùng miền mà bạn có thể tham khảo như sau:
Khu vực Hà Nội - miền Bắc
- Đại học FPT khu vực miền Bắc: Thang điểm chuẩn theo điểm riêng của trường.
- Đại học Công Nghệ thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội: Chuyên ngành Hệ thống thông tin, điểm chuẩn 2022 là 23 - 25 điểm.
- Đại học Bách Khoa Hà Nội: Chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý, điểm chuẩn 2022 là 26.55 điểm.
- Đại học CNTT và truyền thông Thái Nguyên: Chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý, điểm chuẩn năm 2022 xét tuyển theo học bạ từ 17 - 18 điểm.
- Đại học Công nghiệp Hà Nội: Chuyên ngành Hệ thống thông tin, điểm chuẩn năm 2022 là 25.15, tiêu chí phụ xét tuyển thứ nhất là môn toán > 8.4.
Khu vực miền Trung
- Đại học Sư phạm Huế: Chuyên ngành hệ thống thông tin, điểm chuẩn năm 2022 là 15 điểm.
- Đại học Duy Tân: Chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý, điểm chuẩn năm 2022 là 16 điểm.
- Đại học Vinh: Chuyên ngành Khoa học máy tính, điểm chuẩn năm 2022 là 18 và chuyên ngành Công nghệ thông tin, điểm chuẩn 20.
- Đại học Nha Trang: Chuyên ngành hệ thống thông tin, điểm chuẩn năm 2022 là 17 điểm.
Khu vực Hồ Chí Minh - miền Nam
- Đại học Công Nghệ Thông Tin thuộc Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh: Chuyên ngành hệ thống thông tin, điểm chuẩn năm 2022 là 26.7 điểm.
- Đại học Công Nghiệp thành phố HCM: Chuyên ngành hệ thống thông tin, điểm chuẩn năm 2022 là 24.25 điểm.
- Đại học Văn Hiến: Chuyên ngành Khoa học máy tính, điểm chuẩn năm 2022 là 16 và chuyên ngành Công nghệ thông tin, điểm chuẩn 15.
- Đại học Khoa học Tự Nhiên thuộc Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh: Chuyên ngành Khoa học máy tính, điểm chuẩn năm 2022 là 28.20 và chuyên ngành Công nghệ thông tin, điểm chuẩn 27.20.
Ngành hệ thống thông tin quản lý thi khối nào?
Tùy thuộc vào từng ngành học mà khối thi vào ngành Hệ thống thông tin quản lý sẽ khác nhau. Phổ biến là những khối thi sau:
- Khối thi A00: Gồm 3 môn Toán, Hóa và Lý.
- Khối thi A01: Gồm 3 môn Toán, Anh và Lý.
- Khối thi D01: Gồm tổ hợp môn Toán, Anh và Văn.
- Khối thi D07: Tổ hợp 3 môn Toán, Anh và Hóa.
- Khối thi C01: Tổ hợp các môn Toán, Lý và Văn.
- Khối thi D90: Tổ hợp các môn toán, Anh và Khoa học tự nhiên.
Một số công việc trong ngành hệ thống thông tin quản lý
Vậy, cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin quản lý là như thế nào? Dưới đây sẽ là một số vị trí mà bạn có thể đảm nhiệm sau khi hoàn thành ngành học này:
Tư vấn giải pháp CNTT
Nhân viên/chuyên viên tư vấn giải pháp CNTT là những người sẽ thực hiện hỗ trợ khách hàng trong những dự án công nghệ. Vị trí này thường làm việc cho các doanh nghiệp cung cấp giải pháp quản trị hệ thống thông tin, giải pháp công nghệ cho những tổ chức khác. Nhiệm vụ chính của nhà tư vấn giải pháp là giúp các doanh nghiệp, tổ chức quản lý việc sử dụng công nghệ của họ hiệu quả.
Mức lương trung bình tham khảo: 10 - 15 triệu đồng/tháng. Mức trung bình cao có thể đạt từ 20 - 45 triệu đồng/tháng.
Nhân viên Web Developer
Công việc chính của một Web Developer là tạo ra các trang web. Vai trò chính của họ là đảm bảo trang web hấp dẫn trực quan và dễ điều hướng, nhưng Web Developer cũng chịu trách nhiệm về hiệu suất và dung lượng của trang web. Trong lập trình web sẽ có 3 phân loại vị trí nhỏ hơn là Backend Developer, Front-end Developer, Full-stack Developer.
Mức lương trung bình tham khảo: Khoảng 16.2 - 24.4 triệu đồng/tháng.
Tìm hiểu thêm: Những ngôn ngữ lập trình web phổ biến hiện nay
Business Intelligence Analyst
Business Intelligence Analyst là vị trí chịu trách nhiệm đánh giá những dữ liệu mà tổ chức tạo ra hoặc thu thập được để đáp ứng nhu cầu về Business Intelligence của doanh nghiệp. Trong đó, Business Intelligence là quy trình thực hiện phân tích dữ liệu, cung cấp thông tin có thể hành động, đưa ra được quyết định sáng suốt dựa vào những dữ liệu đó.
Mức thu nhập trung bình tham khảo: Dao động từ 13.9 - 27.8 triệu đồng/tháng.
Quản trị mạng hệ thống
Quản trị mạng nói chung là công việc được thực hiện nhằm đảm bảo nhiệm vụ thiết kế hệ thống bảo mật cho thông tin mạng, dữ liệu, ngăn chặn sự phá hoại liên quan đến những hệ thống này. Nhân viên quản trị mạng hệ thống sẽ làm việc chủ yếu với những nhiệm vụ như thiết kế, giữ gìn, bảo mật hệ thống mạng nhằm ngăn chặn những sự tấn công, phá hoại từ bên ngoài.
Mức thu nhập trung bình tham khảo: Dao động từ 23.2 - 27.8 triệu đồng/tháng.
Business Application Developer
Business Application Developer là những người thực hiện nhiệm vụ phát triển các ứng dụng kinh doanh của doanh nghiệp. Một số ứng dụng này được sử dụng để cải thiện và theo dõi năng suất trong toàn công ty. Bên cạnh đó, sẽ có một số ứng dụng khác được sử dụng để ghi lại, xử lý dữ liệu doanh nghiệp quy mô lớn. Đây là một trong những vị trí chưa quá phổ biến tại Việt Nam.
Phân tích hệ thống
Các chuyên viên phân tích hệ thống chịu trách nhiệm đảm bảo cho hệ thống có thể đáp ứng được nhu cầu của tổ chức. Họ sẽ nhận những yêu cầu từ tổ chức để thiết kế, xây dựng những chương trình quản trị hệ thống thông tin phù hợp. Họ cũng sẽ là người chịu trách nhiệm duy trì, khắc phục các sự cố xuất hiện trong kho dữ liệu của tổ chức.
Mức lương trung bình tham khảo: Dao động khoảng từ 22 - 44 triệu đồng/tháng.
Chuyên viên Hỗ trợ Kỹ thuật
Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật là người cung cấp những hoạt động hỗ trợ dịch vụ, kỹ thuật đối với các sản phẩm liên quan đến máy tính, hệ thống thông tin. Họ có thể làm việc để chuyên xử lý các sự cố kỹ thuật dữ liệu trong một tổ chức. Hoặc vị trí này cũng có thể làm việc là một nhân viên hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đó.
Mức lương trung bình tham khảo: Dao động khoảng từ 8 - 18 triệu đồng/tháng.
Business Analyst
Business Analyst là nhân viên thực hiện thống kê, tổng hợp, phân tích những tập hợp dữ liệu lớn. Từ đó xác định được đâu là cách thức hiệu quả để thúc đẩy hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức nào đó. Business Analyst có thể làm việc trực tiếp với khách hàng. Hoặc họ cũng đóng vai trò là chuyên viên phân tích các số liệu kinh doanh cho nội bộ hệ thống của tổ chức.
Mức lương trung bình tham khảo: Dao động khoảng từ 16.2 - 24.4 triệu đồng/tháng.
Hy vọng bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành hệ thống thông tin quản lý là gì và những vấn đề xung quanh ngành này. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm việc làm liên quan đến những vị trí nói trên, hãy truy cập ngay TopCV để không bỏ lỡ những tin tuyển dụng hấp dẫn nhé.