\Trên thị trường việc làm ngày nay, khái niệm "Trainee" không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ Trainee là gì và tầm quan trọng của vị trí này. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Trainee, sự khác nhau giữa Trainee và Intern cũng như vai trò của họ trong tổ chức.
Trainee là gì? Vai trò và tầm quan trọng của Trainee
Để hiểu được vai trò của Trainee, trước hết bạn cần hiểu được Trainee là ai, trách nhiệm của họ ra sao
Khái niệm Trainee
Trainee còn được gọi là nhân viên tập sự, là những người đang trong quá trình đào tạo, huấn luyện tại doanh nghiệp, tổ chức. Là thành viên mới gia nhập công ty, Trainee có lộ trình huấn luyện riêng bởi những người giàu chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Điều này sẽ giúp trang bị cho họ đầy đủ kỹ năng và kiến thức cần thiết cho công việc tương lai. Sau thời gian huấn luyện và trải qua quá trình đánh giá, các Trainee đạt kết quả tốt sẽ được bổ nhiệm vào vị trí công việc chính thức tại doanh nghiệp.
Vai trò của Trainee là gì?
Có thể nói, Trainee chính là những nhân tố tiềm năng giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững của tổ chức. Một số tác động tích cực mà vị trí này mang lại có thể kể tới như:
- Nuôi dưỡng nhân tài tương lai: Các Trainee đều được đào tạo với quy trình bài bản nhằm giúp họ phát triển đa dạng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Bằng cách này, tổ chức có thể định hình nhân sự ngay từ thời gian đầu và nuôi dưỡng những nhân tố tài năng cho tương lai.
- Nâng cao chất lượng lao động: Sức trẻ và sự tươi mới từ đội ngũ Trainee sẽ giúp gia tăng tinh thần sáng tạo và đổi mới trong tổ chức. Các ý tưởng mới từ Trainee có thể giúp tổ chức thích ứng linh hoạt với những thách thức và cơ hội mới.
- Giảm thiểu chi phí tuyển dụng: Bằng cách phát triển và giữ lại những Trainee xuất sắc, tổ chức có thể giảm thiểu chi phí tuyển dụng so với việc liên tục phải tìm kiếm nhân sự mới từ bên ngoài. Việc Trainee có cơ hội học hỏi cùng những nhân sự dày dặn kinh nghiệm trong doanh nghiệp cũng tạo cho họ nền tảng kiến thức chắc chắn, từ đó nhanh chóng tiếp cận công việc sau khi trở thành nhân viên chính thức.
Intern và Trainee khác nhau như thế nào?
Mặc dù cả hai từ "Intern" và "Trainee" đều chỉ những người mới vào nghề, nhưng đây là hai vị trí riêng biệt và có những sự khác biệt cơ bản. Hiểu rõ điều này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng khi đưa ra phương án sử dụng nhân sự trong mỗi nhóm phù hợp nhất
So sánh | Trainee | Intern (Internship) |
Đối tượng | Thường là sinh viên mới tốt nghiệp hoặc có ít kinh nghiệm làm việc. | Thường là các sinh viên năm 3, 4 đang học tại các trường Đại học. |
Thời gian tham gia | Trainee tham gia vào quá trình đào tạo với thời gian cố định như một nhân viên full-time. | Intern thường có kỳ thực tập cố định (khoảng 4 -8 tuần). Thời gian làm việc linh động hơn, có thể là part-time hoặc full-time tùy vào lịch học cũng như thỏa thuận của Intern với doanh nghiệp. |
Tính chất/ Mục tiêu công việc | Mục tiêu chính của Trainee là được phát triển kỹ năng công việc và trở thành nhân sự chính thức sau quá trình đào tạo. | Mục tiêu của Intern thường là bắt đầu tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp để hiểu về thực tế cũng như hoàn thành báo cáo thực tập. |
>>> Xem thêm: Intern là gì? 7 vị trí thực tập sinh hot nhất hiện nay, cực dễ ứng tuyển
Các vị trí Trainee phổ biến
Vị trí Trainee có thể xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau tuy nhiên tại Việt Nam, một số vị trí nhân viên tập sự phổ biến thường thấy là:
Marketing Trainee là gì?
Để trở thành Trainee marketing, người ứng tuyển thường có yêu cầu đầu vào là đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing, tiếp thị, sales. Thông thường, các nhà tuyển dụng sẽ có xu hướng ưu tiên các ứng viên năng động, sáng tạo cho vị trí này.
Một số nhiệm vụ chính của Trainee marketing:
- Tham gia vào việc phân tích thị trường và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
- Hỗ trợ trong xây dựng chiến lược quảng cáo và tiếp thị.
- Thực hiện công việc liên quan đến quảng cáo trực tuyến và offline.
Sales Trainee là gì?
Những ứng viên tiềm năng cho vị trí này sẽ được đào tạo về quy trình tìm kiếm, kĩ năng đàm phán và thuyết phục khách hàng. Bên cạnh đó, các kỹ năng về quản lý mối quan hệ cũng như cách xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả cũng sẽ là nội dung quan trọng mà một Sales Trainee cần có. Vị trí này đòi hỏi ứng viên có khả năng ăn nói và tinh thần quyết liệt, kiên trì.
Một số nhiệm vụ chính của Sales Trainee:
- Tham gia phát triển và triển khai kế hoạch kinh doanh.
- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến phát triển thị trường và thu thập thông tin khách hàng.
IT Trainee là gì?
Sự phát triển liên tục của khoa học công nghệ khiến IT Trainee cũng là một trong những vị trí vô cùng hấp dẫn. Do đặc thù công việc liên quan đến dữ liệu và tính bảo mật, quy trình đào tạo IT Trainee thường khắt khe và lâu hơn các vị trí khác. Các nhiệm vụ chính của IT Trainee bao gồm:
- Học cách phát triển và bảo trì phần mềm.
- Quản lý hạ tầng và giải quyết vấn đề kỹ thuật.
- Tham gia vào các dự án nghiên cứu, phát triển và triển khai công nghệ mới.
HR Trainee là gì?
HR Trainee hay còn gọi là nhân viên tập sự ngành quản trị nhân lực. Đây là đội ngũ tiềm năng cho phòng nhân sự tại doanh nghiệp.Tùy vào nhu cầu của mỗi nơi, HR Trainee sẽ có những vai trò và nhiệm vụ khác nhau, chẳng hạn như:
- Tham gia vào quy trình tuyển dụng và phát triển chính sách nhân sự.
- Tham gia tổ chức lớp đào tạo và hỗ trợ quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Quản lý thông tin nhân sự và hỗ trợ trong quản lý hiệu suất.
Management Trainee là gì?
Vị trí này chỉ những người tham gia chương trình Quản trị viên tập sự. Với vai trò management Trainee, bạn sẽ được làm việc và đào tạo trực tiếp bởi một quản lý phòng ban hoặc Giám đốc điều hành của doanh nghiệp.
Mục tiêu của các chương trình quản trị viên tập sự thường hướng tới trang bị cho ứng viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành quản lý trong tương lai. Chính vì thế, khối lượng công việc của vị trí này thường bao gồm một số mảng chính như:
- Quản lý dự án: Tham gia lập kế hoạch, triển khai và giám sát dự án
- Phân tích dữ liệu và lập báo cáo: Tổng hợp và phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định thực thi.
- Tìm hiểu về quy trình hoạch định chiến lược: Học cách đề xuất và triển khai chiến lược trong tổ chức. Trực tiếp tham gia vào quá tình nghiên cứu thị trường và đề xuất chiến lược mới.
- Quản lý nhân sự và hiệu suất: Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản lý nhân sự. Tham gia vào việc đặt mục tiêu và theo dõi hiệu suất cá nhân và nhóm.
- Tham gia vào quy trình quản lý rủi ro: Tham gia xây dựng và duy trì các chính sách liên quan đến đánh giá và quản lý rủi ro. Đề xuất cải tiến các “điểm nóng” để tối ưu hiệu quả lao động.
>>> Xem thêm: Management Trainee là gì? Khám phá chương trình Management Trainee
Một số chương trình Trainee uy tín tại Việt Nam
Với mục tiêu tìm kiếm các nhân tố tiềm năng giúp tổ chức tăng trưởng, từ đó xây dựng xã hội giàu mạnh, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng các chương trình Trainee (quản trị viên tập sự) uy tín và thu hút đông đảo ứng viên.
Chương trình Quản trị viên tập sự của Unilever Vietnam (UFLP)
Unilever VietNam là công ty tiên phong cho chương trình Management Trainee tại Việt Nam. Với nội dung liên tục được cải tiến qua từng năm, chương trình này không chỉ mang tới cho ứng viên cơ hội học hỏi mà hơn hết là một hành trình phát triển sự nghiệp toàn diện và có ảnh hưởng tích cực đối với cộng đồng và môi trường. Tập trung vào các lĩnh vực chính gồm: Marketing, HR, R&D, Finance, Supply Chain, UFLP cung cấp các chương trình đào tạo chuyên sâu về quản lý, qua đó tìm kiếm và phát triển các nhà lãnh đạo tương lai cho công ty.
Chương trình quản trị viên tập sự P&G Vietnam
Chương trình tập sự P&G Vietnam không chỉ là cơ hội để Trainee học hỏi về lĩnh vực hàng tiêu dùng mà còn là bước chân đầu tiên trong hành trình lãnh đạo và phát triển sự nghiệp quốc tế. Các Trainee sẽ được học hỏi và phát triển trong môi trường đa quốc gia qua các chương trình đào tạo chuyên sâu về quản lý, kế hoạch kinh doanh, và kỹ năng lãnh đạo,v.vv…Bên cạnh đó, quản trị viên tập sự P&G Vietnam cũng có cơ hội tham gia thực hành và đóng góp ý kiến vào các quyết định chiến lược của Tập đoàn, qua đó khẳng định bản thân, tạo tiền đề cho vị trí nhân viên chính thức trong tương lai.
Chương trình Quản trị viên tập sự của Nestlé (Nestlé #SparktheNext Leaders Program)
Nestlé #SparktheNext Leaders Program mang tới những cơ hội học tập và phát triển toàn diện cho các tài năng trẻ để họ sẵn sàng trở thành những nhà lãnh đạo trong tương lai. Ngay khi trở thành Trainee, ứng viên sẽ được tham gia các dự án lớn của tổ chức dưới sự dẫn dắt và đào tạo trực tiếp bởi các chuyên gia hàng đầu. Ngoài ra, các Trainee cũng được có cơ hội thực tập tại quốc tế để hiểu rõ hơn về các thị trường toàn cầu và môi trường kinh doanh đa dạng.
Shopee Vietnam Global Leaders Program
Global Leaders Program là một trong những chương trình thu hút rất nhiều bạn trẻ mong muốn phát triển trong lĩnh vực Thương mại điện tử nói chung và Shopee nói riêng. Các Trainee tham gia chương trình quản trị viên tập sự của Shopee sẽ được tiếp cận và phát triển bản thân tại 4 phòng ban quan trọng của doanh nghiệp bao gồm: Business Development, Product Management, Marketing, Operations. Sau khi hoàn thành chương trình, các Trainee sẽ có cơ hội thăng tiến và đảm nhận các vị trí quản lý cấp cao tại Shopee.
Nhằm tiếp cận và thu hút được các ứng viên tiềm năng, thông tin tuyển dụng nhân viên tập sự được các doanh nghiệp truyền thông rộng rãi trên các kênh như website, mạng xã hội,v.vv…Nếu bạn đang tìm kiếm và mong muốn phát triển bản thân tại vị trí Trainee thì hãy truy cập ngay TopCV để không bỏ lỡ các thông tin tuyển dụng mới nhất. Không dừng lại ở đó, TopCV cũng giúp ứng viên tạo CV dễ dàng, nhanh chóng với kho mẫu CV theo ngành nghề đa dạng với các ngôn ngữ Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Nhật.
Trên đây là tổng hợp thông tin giúp bạn có câu trả lời chi tiết cho câu hỏi Trainee là gì. TopCV hy vọng bạn sẽ lựa chọn được vị trí Trainee phù hợp để phát triển và xây dựng nền tảng vững chắc cho sự thành công sự nghiệp trong tương lai. Đừng quên theo dõi TopCV để kết nối cùng những nhà tuyển dụng uy tín và chọn lựa công việc tốt nhất nhé!