Trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch là một điểm cộng giúp bạn được nhà tuyển dụng ưu tiên hơn trong quá trình xét duyệt hồ sơ. Vậy, làm thế nào để trình bày trình độ ngoại ngữ thật nổi bật và ấn tượng trong sơ yếu lý lịch? TopCV sẽ hướng dẫn bạn chi tiết trong bài viết sau!
Trình độ ngoại ngữ là gì?
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, cả các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài đều chú trọng vào trình độ ngoại ngữ của ứng viên. Trình độ ngoại ngữ chính là thông tin có trong sơ yếu lý lịch của ứng viên, thể hiện khả năng sử dụng ngoại ngữ (nghe, nói, đọc, viết) theo khung đánh giá năng lực được nhà nước công nhận hoặc theo các bằng cấp/chứng chỉ quốc tế ghi nhận.
Trình độ ngoại ngữ là năng lực sử dụng ngoại ngữ theo tiêu chuẩn của nhà nước và quốc tế
Lý do cần điền trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch
Ngoài trình độ chính trị, trình độ văn hóa, v.vv.. thì trình độ ngoại ngữ cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên.
- Để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực ứng viên và chọn lựa ra những người phù hợp nhất với yêu cầu công việc của doanh nghiệp.
- Giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng và tăng tỷ lệ trúng tuyển.
Trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch ghi như thế nào?
Tại Việt Nam, thông tư 01/2014/TT-BGDĐT đã ban hành khung năng lực ngoại ngữ gồm 6 bậc, áp dụng chung cho tất cả các ngoại ngữ được giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân. Các bậc này tương đương với khung năng lực ngôn ngữ Châu Âu CEFR, được phân loại chi tiết tại bảng sau:
Khung năng lực ngôn ngữ Việt Nam | Bậc tương đương trong khung năng lực ngôn ngữ châu Âu (CEFR) | Mô tả năng lực | |
Sơ cấp | Bậc 1 | A1 |
|
Bậc 2 | A2 |
| |
Trung cấp | Bậc 3 | B1 |
|
Bậc 4 | B2 |
| |
Cao cấp | Bậc 5 | C1 |
|
Bậc 6 | C2 |
|
Khung năng lực ngoại ngữ theo tiêu chuẩn CEFR châu Âu
Ví dụ về cách trình bày trình độ ngoại ngữ theo bậc 6 trong sơ yếu lý lịch:
- Tiếng Anh trình độ A1
- Tiếng Nga trình độ C2
- Tiếng Pháp trình độ B2
Trong trường hợp bạn có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (IELTS, TOEIC, tiếng Nhật, tiếng Trung, v.vv..), bạn nên ghi đầy đủ thông tin số điểm/cấp bậc theo chứng chỉ được cấp. Ví dụ về cách trình bày trình độ ngoại ngữ theo bằng quốc tế trong sơ yếu lý lịch:
- Tiếng Anh IETLS 7.5
- Tiếng Anh TOEIC 900
- Tiếng Trung HSK 4
- Tiếng Nhật N2
>>> Xem thêm: Hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch tự thuật chuẩn năm 2023
Trường hợp không nên ghi trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch
Trình độ ngoại ngữ là yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực ứng viên. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ không nên đưa trình độ ngoại ngữ vào sơ yếu lý lịch, bao gồm:
Bạn ứng tuyển vào vị trí lao động phổ thông: Các vị trí lao động phổ thông thường yêu cầu sức khỏe thay vì trình độ chuyên môn. Vì thế, việc đưa trình độ ngoại ngữ vào sơ yếu lý lịch trong trường hợp này là thừa thãi.
Bạn ứng tuyển vị trí mà ngoại ngữ là công cụ làm việc chính: Với những nghề mà ngoại ngữ là điều kiện bắt buộc như giáo viên ngoại ngữ, dịch thuật, viết nội dung, v.vv.. thì bạn cũng không cần đưa trình độ ngoại ngữ vào sơ yếu lý lịch mà nên tập trung vào trình bày kinh nghiệm làm việc và kỹ năng.
Lưu ý khi viết trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch
Khi trình bày trình độ ngoại ngữ trong bản sơ yếu lý lịch, bạn cần lưu ý những điều quan trọng sau:
- Đảm bảo chính xác thông tin: Sơ yếu lý lịch là văn bản dùng để xác thực độ tin cậy của ứng viên (với điều kiện đã được công chứng bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền). Vì thế, mọi thông tin trình bày trong sơ yếu lý lịch, bao gồm trình độ ngoại ngữ, phải trung thực và chính xác.
- Đảm bảo chứng chỉ, bằng cấp còn thời hạn: Một số loại chứng chỉ ngoại ngữ, đặc biệt là chứng chỉ quốc tế, có thời hạn nhất định. Bạn cần chú ý xem bằng của mình có còn hạn hay không thì mới ghi vào sơ yếu lý lịch.
- Trình bày loại chứng chỉ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng: Bạn nên thể hiện trình độ ngoại ngữ của mình ở ngôn ngữ mà công ty tuyển dụng yêu cầu. Ví dụ nhà tuyển dụng đang tìm ứng viên thành thạo tiếng Anh thì bạn ghi bằng cấp tiếng Anh của bạn.
Cách trình bày trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch ấn tượng hơn
Để làm nổi bật được mục trình bày trình độ ngoại ngữ, tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng bạn có thể tham khảo các cách sau:
- Sử dụng thuật ngữ chuyên ngành: Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành rải rác trong sơ yếu lý lịch để thể hiện rằng bạn thực sự hiểu biết và có chuyên môn.
- Trình bày kinh nghiệm thực tế: Thể hiện kinh nghiệm thực tế có sử dụng ngoại ngữ và có liên quan đến yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra.
- Dùng mẫu sơ yếu lý lịch TopCV cung cấp sẵn: Sử dụng các mẫu sơ yếu lý lịch chuyên nghiệp được TopCV tạo sẵn. Các mẫu sơ yếu lý lịch này được trình bày ở dạng file Word, có bố cục bắt mắt, căn chỉnh hài hòa, rất dễ chỉnh sửa và điền thông tin. Mục trình độ ngoại ngữ đã được điều chỉnh kích thước để dễ dàng nhập thông tin hơn.
>>> Xem thêm: Tải mẫu sơ yếu lý lịch xin việc chuẩn nhất 2023
Ngoài ra, bạn có hoàn thiện bộ hồ sơ xin việc bao gồm đủ sơ yếu lý lịch, mẫu CV và mẫu Cover Letter bằng các công cụ mà TopCV cung cấp trên web và app. Thông qua các văn bản này, bạn sẽ trình bày được trình độ ngoại ngữ của mình một cách cuốn hút và ấn tượng hơn.
Trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch là yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực ứng viên. Vì thế, bạn cần biết cách trình bày năng lực ngoại ngữ một cách chỉn chu, trung thực và ấn tượng trong sơ yếu lý lịch của mình. Để gia tăng khả năng vượt qua vòng loại hồ sơ khi xin việc, bạn đừng quên sử dụng các mẫu sơ yếu lý lịch, CV và Cover Letter mà TopCV cung cấp. Bên cạnh đó, hãy tham khảo các việc làm mới nhất được đăng tải trên chuyên trang tuyển dụng TopCV để có thêm cơ hội khởi đầu sự nghiệp!