Warehouse là gì? Warehouse đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng và nâng cao hiệu suất của toàn bộ doanh nghiệp. Trong bài viết này, bạn hãy cùng TopCV tìm hiểu thêm thông tin về warehouse và các vị trí tuyển dụng liên quan đến công việc này nhé!
Warehouse là gì?
Warehouse còn được gọi là kho bãi hay kho hàng hóa, được sử dụng để lưu trữ và bảo quản hàng hóa. Warehouse thuộc quản lý của cá nhân hoặc doanh nghiệp và luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu lưu trữ của doanh nghiệp một cách nhanh chóng với chi phí thấp nhất.
Một doanh nghiệp có thể có một hoặc vài warehouse phân bố tại nhiều địa điểm khác nhau. Nhưng cũng có doanh nghiệp không có warehouse nào nên họ sẽ có xu hướng đi thuê lại của bên thứ ba. Nhờ warehouse, doanh nghiệp có thể đảm bảo được tính hiệu quả và minh bạch trong quá trình quản lý.

Vai trò của Data Warehouse trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, warehouse mang lại nhiều lợi ích thiết thực và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chuỗi cung ứng hàng hóa. Dưới đây là một số vai trò quan trọng của kho hàng hóa
- Đảm bảo tính liên tục trong sản xuất và phân phối hàng hóa: Warehouse là yếu tố quyết định đối với sự đổi mới liên tục trong hoạt động kinh doanh. Đối với đơn vị sản xuất nếu không có warehouse, doanh nghiệp sẽ phải bán hết hàng hóa sau khi sản xuất và gặp khó khăn trong việc nhập thêm nguyên liệu mới. Đối với bên kinh doanh, không có warehouse, thì doanh nghiệp phải liên tục cập nhật hàng hóa và đối mặt với thách thức bị tồn kho. Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải có sự cân bằng giữa hàng hóa nhập vào và hàng hóa bán đi.
- Giảm chi phí: Warehouse giúp doanh nghiệp tối ưu hóa tần suất nhập xuất hàng và giảm chi phí vận chuyển. Bên cạnh đó, kho hàng hóa cũng hỗ trợ giảm chi phí thuế hoặc bảo trì cho doanh nghiệp, cải thiện hiệu suất bán hàng.
- Hỗ trợ cung ứng hiệu quả: Nhờ có warehouse, doanh nghiệp có thể chuyển hàng hóa đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng. Cụ thể, việc đặt kho bãi hợp lý sẽ giúp tăng tốc độ giao hàng trong khu vực.
- Hỗ trợ quá trình Logistics ngược: Warehouse không chỉ hỗ trợ quy trình cung ứng mà còn đóng vai trò quan trọng trong logistics ngược. Nó liên quan đến việc quản lý việc thu hồi, xử lý và tái sử dụng hàng hóa, vật liệu, hoặc sản phẩm đã được xuất khẩu hoặc phân phối đến khách hàng. Ngoài ra, kho bãi sẽ giúp doanh nghiệp quản lý và xử lý đúng cách các sản phẩm được trả lại.

Chức năng Warehouse
Chức năng chủ yếu của data warehouse là bảo quản và lưu trữ hàng hóa. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy cùng TopCV tìm hiểu thêm ở nội dung được đề cập bên dưới nhé.
- Lưu trữ hàng hóa: Kho hàng là nơi thực hiện việc lưu trữ các loại hàng hóa trong một khoảng thời gian, thường là giữa quá trình sản xuất cho đến khi tới tay khách hàng.
- Bảo quản: Ngoài việc lưu trữ thì warehouse còn chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa. Quá trình này giúp ngăn chặn sự biến đổi hay giảm chất lượng của hàng hóa trong quá trình lưu trữ.
- Chuẩn bị đơn hàng nhanh chóng: Sau khi lưu trữ, hàng hóa được phân loại để đáp ứng yêu cầu xuất kho, giao hàng, hoặc vận chuyển. Warehouse đóng vai trò quan trọng trong việc chia nhỏ, gộp lại hoặc xử lý hàng hóa để đảm bảo quy trình giao hàng.
- Kiểm soát hàng tồn kho: Doanh nghiệp có thể dễ dàng phân loại, kiểm tra và quản lý hàng tồn kho, từ đó chia nhỏ hoặc gộp lại hàng hóa để phục vụ nhu cầu xuất nhập hàng và giao hàng.
- Giữ hàng hóa an toàn: Các nhà kho có nhân viên an ninh giám sát an ninh và hệ thống camera nghiêm ngặt đảm bảo hàng hóa được bảo quản cẩn thận và an toàn.

Phân loại Data Warehouse
Trong lĩnh vực logistics, warehouse có nhiều loại với các chức năng và đặc điểm riêng biệt. Cùng TopCV phân loại kho hàng hóa ngay sau đây:
- Kho kiểm soát khí hậu (Climate-controlled warehouse): Với nhiệm vụ kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ để bảo quản chất lượng hàng hóa, thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa dễ hỏng, chủ yếu là thực phẩm, để không bị hư hỏng.
- Kho tư nhân (Private warehouse): Kho hàng hóa tư nhân thuộc sở hữu của các tập đoàn lớn hoặc công ty lưu trữ tư nhân. Warehouse này thường có tính chất độc quyền của doanh nghiệp và được xây dựng gần các cơ sở sản xuất.
- Kho chung ( Shared warehouse): Đây là hình thức sử dụng chung kho với các đơn vị khác, giúp tiết kiệm chi phí, thích hợp khi doanh nghiệp cần lưu trữ hàng hóa trong thời gian ngắn.
- Kho tự động (Automated warehouse): Warehouse tự động sử dụng phần mềm để quản lý việc nhận đơn hàng, lưu trữ và di chuyển hàng hóa. Việc sử dụng kho tự động giúp hạn chế sai sót, tăng tốc độ vận hành, luân chuyển hàng hóa.
- Kho ngoại quan (Bonded warehouse): Là kho để lưu trữ các loại hàng hóa đã làm thủ hải quan chờ xuất khẩu, từ nước ngoài về Việt Nam hoặc trong nước.
- Kho CFS (Container freight station): Đây là điểm tập trung và thu gom hàng lẻ để vận chuyển chung trong container. Loại kho này được dùng khi doanh nghiệp không đủ hàng để điều động một container riêng.
- Kho bảo thuế (Tax suspension warehouse): Kho hàng hóa bảo thuế giúp lưu trữ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã thông quan nhưng chưa nộp thuế xuất khẩu. Warehouse bảo thuế thường thuộc sở hữu của doanh nghiệp và liên quan đến các thủ tục kiểm tra, giám sát thuế.

10 lưu ý khi doanh nghiệp thuê Warehouse
Khi thuê warehouse, doanh nghiệp cần lựa chọn kho phù hợp để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý:
Hệ thống HVAC (sưởi, thông gió và điều hòa không khí):
- Nếu bạn có nhu cầu thuê warehouse có hệ thống HVAC thì doanh nghiệp cần tự cài đặt, vì không phải warehouse nào cũng trang bị đầy đủ hệ thống.
- Khi thuê warehouse có hệ thống HVAC, bạn nên kiểm tra kỹ để tránh những sai sót về kỹ thuật. Vì chắc chắn rằng bạn sẽ không biết được trước đó hệ thống đã được bảo trì đúng yêu cầu hay không.
- Khi đàm phán hợp đồng, doanh nghiệp cần phải đưa ra những thỏa thuận trên giấy tờ để tránh các tình trạng lỗi phát sinh sau khi thuê. Ở hợp đồng, bạn cần ghi rõ người thuê sẽ bảo trì hệ thống HVAC, nhưng khi phát sinh việc sửa chữa hệ thống hoặc thay thế thì chủ kho sẽ phải chịu trách nhiệm.
Chi phí vận hành:
- Doanh nghiệp cần hiểu rõ các chi phí vận hành bao gồm thuế, bảo hiểm và bảo trì.
- Bạn cũng nên phân biệt rõ đâu là những khoản phí có thể loại trừ để tối ưu ngân sách.
Diện tích cần thuê:
- Doanh nghiệp xác định chính xác diện tích cần thuê để giảm chi phí cho không gian không sử dụng.
- Bạn cần kiểm tra hợp đồng thuê, tìm hiểu về luật phòng trường hợp chủ thuê cố tình tính thêm diện tích kho.
Khu vực đậu xe:
- Doanh nghiệp cần xác định rõ trách nhiệm và chi phí liên quan đến khu vực đậu xe.
- Doanh nghiệp đàm phán với chủ kho về việc ai sẽ chịu trách nhiệm sửa chữa và bảo dưỡng khu vực đậu xe.
Phân vùng:
- Nếu có yêu cầu đặc biệt về phân vùng hàng hóa, doanh nghiệp cần đảm bảo điều này được thể hiện rõ trong hợp đồng thuê.
Bảo trì hàng hóa:
- Bảo trì hàng hóa là trách nhiệm chung giữa doanh nghiệp và chủ kho. Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu rõ về nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên để không xảy ra tranh chấp.
Khu vực làm hàng và vận chuyển:
- Doanh nghiệp kiểm tra kích thước và lối đi để đảm bảo phù hợp với việc vận chuyển hàng hóa và các thiết bị liên quan.
Nguồn điện:
- Doanh nghiệp cần xác định yêu cầu về nguồn cung điện và kiểm tra hệ thống điện trong kho.
- Bạn nên đề xuất chủ kho hỗ trợ nếu có vấn đề cần giải quyết về nguồn điện.
Chiều cao trần:
- Doanh nghiệp cần kiểm tra xem chiều cao trần có phù hợp với yêu cầu về lưu trữ hàng hóa hay không.
Tải trọng sàn:
- Bạn hãy xác định tải trọng sàn cụ thể và đảm bảo rằng tải trọng sản đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Vị trí công việc trong Data Warehouse
Trong một kho hàng, có rất nhiều vị trí công việc quan trọng để đảm bảo quản lý hiệu quả hàng hóa và dịch vụ. Dưới đây một số vị trí cơ bản trong warehouse mà Top CV đã tổng hợp được:
- Nhân viên kho (Warehouse Staff)
Nhân viên kho chịu trách nhiệm toàn bộ đến việc quản lý kho như lưu trữ trong kho, nhập kho, bảo quản, xuất kho đảm bảo về mặt số lượng và chất lượng hàng hóa. Mức lương của nhân viên kho sẽ tùy vào vị trí, kinh nghiệm.
- Quản lý kho (Warehouse Manager)
Vị trí này có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động trong kho từ hàng hóa đến quá trình vận chuyển. Đồng thời, quản lý kho sẽ đảm bảo quy trình tổ chức kho hiệu quả để đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Theo Báo cáo Thị trường tuyển dụng 2022 & Nhu cầu tuyển dụng 2023 của Topcv, lương của quản lý kho sẽ dao động từ 12.000.000 -20.000.000 VNĐ / tháng.
- Kế toán kho (Warehouse Accountant)
Bộ phận kế toán kho đảm nhận trách nhiệm xuất hàng từ kho và nhập nguyên vật liệu từ nhà cung cấp từ số lượng, mẫu mã, tình trạng hàng hóa theo yêu cầu từ các bộ phận liên quan. Theo Báo cáo Thị trường tuyển dụng 2022 & Nhu cầu tuyển dụng 2023 của Topcv, lương trung bình sẽ từ 8.000.000 -12.000.000 VNĐ.
- Giám sát kho (Warehouse Supervisor)
Giám sát kho có trách nhiệm giám sát các công việc liên quan trong kho, chịu trách nhiệm nhận, sắp xếp, lưu trữ hay vận chuyển hàng hóa. Vị trí này mức lương tùy vào vị trí, mức lương, cấp bậc.
- Nhân viên giao hàng (Delivery Staff)
Nhóm nhân viên giao hàng của doanh nghiệp chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến địa điểm đích. Mức lương của vị trí này sẽ tùy thuộc vào vị trí, mức lương, kinh nghiệm, kỹ năng của từng người.
- Nhân viên chất lượng (Quality Control Staff):
Bộ phận chất lượng có trách nhiệm thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa. Ngoài ra, vị trí này cũng hỗ trợ báo cáo các hàng hóa không đạt chất lượng và đề xuất các biện pháp cải thiện.

Để có cơ hội lọt vào mắt xanh của Nhà tuyển dụng và có được công việc với mức lương cao, khi ứng tuyển bạn cần có một CV ấn tượng. Hãy tạo CV mọi ngành nghề cực chất thông qua công cụ tạo CV online của TopCV.
Tìm công việc Warehouse ở đâu?
Để tìm kiếm cơ hội việc làm trong lĩnh vực quản lý kho, bạn có thể vào website TopCV - nền tảng tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam. Tại TopCV, ứng viên sẽ được cung cấp nguồn thông tin đáng tin cậy về các công ty và vị trí việc làm với thu nhập tốt. Đồng thời, website còn có giao diện thân thiện với người dùng nên sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian khi tìm việc.
Ngoài ra, TopCV cũng cho phép bạn xem danh sách các công ty lớn đang tuyển dụng trong lĩnh vực quản lý kho. Mỗi thông tin tuyển dụng đều có mô tả công việc, yêu cầu tuyển dụng, và quy trình nộp đơn rõ ràng. Điều này giúp bạn nắm bắt rõ hơn về các cơ hội nghề nghiệp phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm của mình.
Warehouse là gì và 10 lý do warehouse quan trọng với doanh nghiệp đã được Top CV chia sẻ trong bài viết trên. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của quản lý kho và các vị trí công việc liên quan. Hãy tham khảo trang web TopCV.vn để tìm kiếm các vị trí có mức lương cao trong lĩnh vực này nhé.
Nguồn ảnh: Sưu tầm