Chọn ngành, chọn nghề là một trong những điều quan trọng với nhiều người, đặc biệt đối với các bạn đang đang trong quá trình chọn ngành nghề và những người đang có ý định chuyển đổi ngành nghề của mình. Vậy, những ngành nghề, công việc nào có xu hướng sẽ phát triển trong vòng 10 năm tới? TopCV sẽ gợi ý cho bạn TOP 10 công việc có tiềm năng phát triển nhất trong 10 năm tới trong bài viết ngày hôm nay.
Trưởng phòng nhân sự
Trưởng phòng nhân sự là gì?
Trưởng phòng nhân sự - Human Resource Management – đây sẽ là vị trí có vai trò chính là quản lý đội ngũ, nguồn lực nhân sự, con người tại các doanh nghiệp, từ đó giúp cho hoạt động của doanh nghiệp được thuận lợi, mang đến hiệu quả cao nhất.
Trưởng phòng nhân sự có lộ trình thăng tiến từ chuyên viên nhân sự đến leader, trưởng nhóm, trưởng phòng nhân sự và cuối cùng thường sẽ là giám đốc quản lý nhân sự.
Các công việc của trưởng phòng nhân sự
Các công việc của trưởng phòng nhân sự bao gồm:
- Tuyển dụng nhân sự, lựa chọn các ứng viên hoặc nhân sự phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.
- Quản lý hiệu suất công việc của các nhân sự trong công ty.
- Đào tạo, phát triển nguồn lực con người, nhân sự.
- Lập kế hoạch dự phòng, xây dựng quy trình hoạt động nhân sự.
- Thiết lập quyền lợi, phúc lợi cho các nhân sự trong công ty.
- Phân tích, đánh giá những số liệu, dữ liệu liên quan đến nhân sự để giúp doanh nghiệp có thể cải tiến kịp thời.
Danh sách Top các viêc làm trưởng phòng có thu nhập hấp dẫn, phổ biến nhất hiện nay tại TopCV.vn
Quản lý bán hàng
Quản lý bán hàng là gì?
Quản lý bán hàng là vị trí nhân sự đứng đầu bộ phận bán hàng, có nhiệm vụ quản lý các cửa hàng, chi nhánh của doanh nghiệp. Quản lý bán hàng là người chịu trách nhiệm chỉ đạo, giám sát các hoạt động bán hàng của doanh nghiệp, xác định các mục tiêu doanh thu, đảm bảo lợi nhuận theo kế hoạch của công ty.
Các công việc của quản lý bán hàng
- Đáp ứng được các mục tiêu bán hàng của cửa hàng, doanh nghiệp, lập kế hoạch, ngân sách bán hàng hiệu quả.
- Quản lý, giám sát đội ngũ nhân viên tại các điểm bán hàng, cửa hàng.
- Lập kế hoạch, đề xuất các chiến lược bán hàng để đạt được mục tiêu đã đề ra của các cửa hàng.
- Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu, data khách hàng tiềm năng, khách hàng đã mua hàng tại cửa hàng để đưa ra các chiến lược bán hàng phù hợp.
- Thiết lập chính sách, quy trình bán hàng tại cửa hàng.
- Đo lường, đánh giá hiệu quả của các hoạt động bán hàng.
- Xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
Trưởng phòng Marketing
Trưởng phòng Marketing là gì?
Trưởng phòng Marketing là vị trí có trách nhiệm thực hiện lập kế hoạch, phân tích, thực thi, kiểm tra các biện pháp, phương án để củng cố, duy trì sự trao đổi có lợi cho người mua và phục vụ mục tiêu cho doanh nghiệp.
Công việc của trưởng phòng Marketing
- Tìm kiếm, đánh giá nhu cầu của khách hàng, mục tiêu tiếp thị của doanh nghiệp.
- Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả tiếp thị, đưa ra các giải pháp phù hợp để khắc phục hạn chế đó.
- Đánh giá đối thủ.
- Đưa ra chiến lược tiếp thị hiệu quả, phù hợp với doanh nghiệp.
Danh sách Top các viêc làm trưởng phòng Marketing có thu nhập hấp dẫn, phổ biến nhất hiện nay tại TopCV.vn
Quản lý quan hệ công chúng
Quản lý quan hệ công chúng là gì?
Quản lý quan hệ công chúng là vị trí thực hiện tổ chức các hoạt động, kế hoạch cụ thể để thiết lập mối quan hệ, cầu nối của tổ chức với khách hàng tiềm năng, cộng đồng khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp,… để nhằm khẳng định, định hình, tăng độ nhận diện về thương hiệu, tên tuổi, brand của doanh nghiệp, sản phẩm….
Các công việc của Quản lý quan hệ công chúng
Quản lý quan hệ công chúng thường đảm nhiệm những công việc như sau:
- Chuyên viên PR: quan hệ cộng đồng, quan hệ báo chí, tổ chức các hoạt động, sự kiện truyền thông,…
- Chuyên viên đo đạc, tư vấn quan hệ công chúng: Phân tích, lập báo cáo môi trường truyền thông đối ngoại, đối nội,…
- Biên tập viên, phóng viên: Một vài công việc của vị trí quản lý quan hệ công chúng có thể liên quan đến việc biên tập viên, thực hiện các công việc liên quan đến báo chí, hãng thông tấn, đài truyền hình,…
Giám đốc điều hành
Giám đốc điều hành là gì?
Giám đốc điều hành hay CEO là vị trí nhân sự có trách nhiệm điều hành doanh nghiệp, quản lý nhân sự, hoạch định và đưa ra các mục tiêu, giá trị cốt lõi, tầm nhìn cho doanh nghiệp. CEO còn là người đưa ra những chiến lược ngắn hạn, dài hạn để đảm bảo được sự tăng trưởng cho doanh nghiệp và là người sẽ chịu trách nhiệm với các kết quả kinh doanh.
Các công việc của Giám đốc điều hành
- Lập các kế hoạch, đưa ra các định hướng chung để doanh nghiệp phát triển.
- Thiết lập các mục tiêu các chỉ số tăng trưởng cũng như đưa ra những chiến lược để có thể hoàn thành các mục tiêu đấy .
- Điều hành, chịu trách nhiệm với các hoạt động của doanh nghiệp.
- Quản lý điều hành đào tạo nhân sự.
- Tiếp nhận các báo cáo từ tác phong bản từ đó đưa ra được những đánh giá về tình hình hoạt động cũng như đưa ra các biện pháp giúp cải thiện nhanh nhất.
Danh sách Top các viêc làm Giám đốc điều hành có thu nhập hấp dẫn, phổ biến nhất hiện nay tại TopCV.vn
Nhà hoạch định sự kiện
Nhà hoạch định sự kiện là gì?
Nhà hoạt động sự kiện hay nhân viên tổ chức sự kiện làm vị trí nhân sự thường xuyên đảm nhiệm tổ chức các sự kiện truyền thông, sự kiện ra mắt sản phẩm, sự kiện truyền thông nội bộ,... của một doanh nghiệp nào đó. Trong trường hợp là công ty chuyên tin về dịch vụ tổ chức sự kiện thì vị trí nhà hoạch định sự kiện sẽ bao gồm công tác chuẩn bị các sự kiện cho đối tác, khách hàng của công ty.
Các công việc của Nhà hoạch định sự kiện
- Tiếp nhận thông tin yêu cầu từ đối tác, khách hàng hoặc các phòng ban cần tổ chức sự kiện trong công ty.
- Tiến hành đánh giá các sự kiện về quy mô và đưa ra đề xuất về quy trình để tiến hành chuẩn bị, tổ chức các sự kiện.
- Lập kế hoạch, lên kinh phí cho sự kiện.
- Trực tiếp liên hệ với các đơn vị phối hợp khác như cho thuê địa điểm, các đơn vị cung cấp vật tư khác như loa, đài, các đơn vị cung cấp thực phẩm hoặc các vật phẩm cần thiết khác.
- Lên kịch bản cho sự kiện được diễn ra ổn định và đúng kế hoạch đề ra.
- Ngoài ra sẽ có một số công việc khác như hỗ trợ các bên cung cấp thiết bị vận chuyển, tháo dỡ, lắp đặt và trang trí thiết bị; đón khách tại sự kiện theo yêu cầu;….
Nhà văn
Nhà văn là gì?
Nhà văn chính là một nghề có xu hướng khá HOT trong vòng 10 năm tới khi đời sống tinh thần của mọi người ngày càng được quan tâm hơn. Có thể hiểu đơn giản rằng, nhà văn chính là những người sáng tác các tác phẩm văn học. Nhà văn sẽ cần có các tác phẩm đã được xuất bản và công bố, được khán giả, độc giả thừa nhận về giá trị của các tác phẩm đó.
Để trở thành nhà văn cần gì?
Để trở thành nhà văn, bạn cần trau dồi lối văn phong thu hút được người đọc. Điều này có thể tương đối khó với một số người bởi cảm quan của mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bạn cũng có thể hoàn toàn rèn luyện được khả năng này.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải có những yếu tố sau đây:
- Có sự cảm thụ sâu sắc, nhạy cảm nhưng vẫn cần phải năng động, tự tin để có được sự đa chiều trong khi quan sát mọi vật.
- Nhà văn cũng cần có sự cầu tiến bởi nếu không có yếu tố này, bạn sẽ dễ bị nản chí khi làm việc ở lĩnh vực đòi hỏi nhiều sự đam mê, ý chí này.
- Yêu thích viết lách, có khả năng viết tốt.
- Có khả năng xử lý thông tin tốt.
- Có phong cách viết riêng.
Nhà phát triển phần mềm
Nhà phát triển phần mềm là gì?
Nhà phát triển phần mềm là vị trí nhân sự liên quan đến công việc nghiên cứu, phát triển các phần mềm cho doanh nghiệp. Các phần mềm này được sử dụng để giúp doanh nghiệp tối ưu quá trình làm việc hoặc chính là sản phẩm của doanh nghiệp.
Các công việc của Nhà phát triển phần mềm
- Nghiên cứu, thiết kế và lập trình các phần mềm/ứng dụng theo dự án ví dụ như thiết kế các giao diện, kiến trúc, thiết kế các chức năng phục vụ lập trình,…
- Làm các báo cáo, tài liệu liên quan đến quá trình phát triển phần mềm.
- Kiểm tra, đánh giá ứng dụng/phần mềm về các yếu tố kỹ thuật, chất lượng sau khi đã lập trình xong.
- Bảo trì phần mềm theo định kỹ, hỗ trợ giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến phần mềm phát sinh trong quá trình sử dụng.
- Cải tiến, phát triển quy trình và các tính năng của sản phẩm, phần mềm, ứng dụng được tối ưu hơn.
- Thực hiện các công việc khác.
Biên tập viên
Biên tập viên là gì?
Biên tập viên là vị trí nhân sự phê duyệt lại các bài viết của người khác như các bài viết báo, bài PR, bài viết từ đội ngũ cộng tác viên,… để kiểm định nội dung xem họ viết đã phù hợp với yêu cầu, văn phong của doanh nghiệp, công ty hay chưa.
Các công việc của Biên tập viên
Nghề biên tập viên sẽ bao gồm những công việc sau đây:
- Kiểm tra các thông tin, rà soát và sửa lại bài viết nếu cần thiết.
- Lên các ý tưởng cụ thể cho bài viết, tìm kiếm các nguồn thông tin để cung cấp cho người viết bài.
- Đôi khi, biên tập viên còn là người thực hiện bài viết theo yêu cầu của đối tác hoặc từ quản lý trực tiếp.
Nhân viên thiết kế đồ họa
Nhân viên thiết kế đồ họa là gì?
Nhân viên thiết kế đồ họa chính là vị trí nhân sự chịu trách nhiệm để sáng tạo ra các hình ảnh liên quan đến hoạt động của công ty như logo, banner quảng cáo, hình ảnh của doanh nghiệp,… Hầu hết, mọi công ty, doanh nghiệp hiện tại đều cần nhân viên thiết kế đồ họa.
Các công việc của Nhân viên thiết kế đồ họa
- Thiết kế đồ họa theo yêu cầu của khách hàng hoặc của công ty, doanh nghiệp.
- Phát triển các phương pháp thiết kế, tạo ra những sản phẩm đồ họa mới lạ, độc đáo cho doanh nghiệp như poster, banner, tạp chí, video đồ họa, thiết kế website, quảng cáo.
- Ước tính chi phí thiết kế cho dự án.
- Giám sát, thực hiện các dự án đồ họa.
- Hướng dẫn, đào tạo cho các nhân sự liên quan nếu có yêu cầu.
- Thành thạo các công nghệ, phần mềm hỗ trợ cho thiết kế đồ họa.
- Một số công việc khác theo yêu cầu.
Danh sách Top các viêc làm Thiết kế đồ họa Designer có thu nhập hấp dẫn, phổ biến nhất hiện nay tại TopCV.vn
Kết
Trên đây là thông tin 10 công việc có xu hướng sẽ phát triển trong 10 năm tới được TopCV tổng hợp. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn định hướng được nghề nghiệp phù hợp với mình.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm những công việc tiềm năng theo sở thích, hãy nhanh tay tạo CV và ứng tuyển vào những việc làm hiện có trên TopCV nhé! Rất nhiều tin tuyển dụng việc làm hấp dẫn lương cao đang chờ đón bạn.
Nguồn ảnh: Sưu tầm