Theo số liệu từ Công ty nghiên cứu thị trường BMI Research, thị trường dược phẩm Việt Nam ước tính sẽ đạt khoảng 16.1 tỷ USD vào năm 2026 với tỷ lệ tăng trưởng kép lên đến 11%. Điều này cho thấy, ngành Dược và nghề Dược sĩ đang "lên ngôi", mở ra vô vàn cơ hội việc làm hấp dẫn. Để ứng tuyển thành công vào công việc Dược sĩ, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng cả về chuyên môn và kỹ năng, giúp nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là ứng viên tiềm năng. Trong bài viết dưới đây, TopCV sẽ tổng hợp 20+ câu hỏi phỏng vấn Dược sĩ thường gặp và những lưu ý khi đi phỏng vấn mà bạn không nên bỏ qua.
Tuyển tập 20+ câu hỏi phỏng vấn Dược sĩ thường gặp
Câu 1. Theo bạn, đâu là khó khăn khi làm Dược sĩ mà bạn gặp phải hàng ngày?
Công việc của Dược sĩ bao gồm chịu trách nhiệm cung cấp thuốc cho bệnh nhân, tư vấn cách sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả. Vậy nên những Dược sĩ sẽ khá bận rộn và áp lực. Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi phỏng vấn này nhằm xác định xem bạn có đang nhìn nhận đúng về tính chất công việc mà bạn đang ứng tuyển hay không.
Để trả lời được câu hỏi phỏng vấn Dược sĩ này, bạn cần khẳng định rằng áp lực liên quan đến trách nhiệm, sức khỏe của người bệnh là khó khăn mà bất kỳ Dược sĩ nào cũng có thể gặp phải. Bên cạnh đó sẽ có một số khó khăn khác như:
- Tiếp nhận quá nhiều đơn thuốc trong một lần.
- Giải thích thuật ngữ chuyên ngành cho người bệnh.
- Gặp khó khăn trong giải thích, giao tiếp với người bệnh và người nhà của họ.
- Quá trình lưu trữ hồ sơ người bệnh, thống kê sổ sách.
Gợi ý trả lời:
Với tôi, một trong những khó khăn khi làm Dược sĩ là áp lực công việc cao và cần liên tục cập nhật kiến thức mới. Việc tiếp xúc với hàng trăm bệnh nhân mỗi ngày, mỗi người có một vấn đề sức khỏe khác nhau đòi hỏi Dược sĩ phải có sự tập trung cao độ và khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng. Ngoài ra, ngành Dược luôn có những thay đổi về thuốc mới, quy định mới cũng là một thách thức không nhỏ. Để giải quyết những khó khăn này, tôi luôn cố gắng trau dồi kiến thức chuyên môn, tham gia các khóa đào tạo để nâng cao kỹ năng. Đồng thời, tôi cũng rèn luyện khả năng giao tiếp, lắng nghe để có thể hiểu rõ nhu cầu của bệnh nhân và tư vấn cho họ một cách hiệu quả nhất. |

Câu 2. Theo bạn, Dược sĩ giỏi cần có những tố chất nào?
Đây là câu hỏi phỏng vấn Dược sĩ phổ biến giúp nhà tuyển dụng xác định xem bạn suy nghĩ, đánh giá như thế nào về công việc của mình. Với câu hỏi này, bạn nên lựa chọn 3 - 5 kỹ năng, tố chất phù hợp với một Dược sĩ và giải thích vì sao bạn lại lựa chọn các tố chất đó.
Gợi ý trả lời:
Theo tôi, để trở thành một Dược sĩ giỏi, cần có sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức chuyên môn và các phẩm chất cá nhân. Cụ thể:
|
Khám phá TOP việc làm Dược sĩ đãi ngộ tốt, lương cao đang được tuyển dụng trên TopCV. Click ngay để không bỏ lỡ các cơ hội việc làm hấp dẫn nhé!
|
Câu 3. Bạn thường cập nhật những thông tin, xu hướng nghiên cứu mới của ngành Dược như thế nào?
Đối với ngành Dược nói chung, luôn có những thông tin mới về các loại bệnh, vaccine chữa bệnh hoặc nghiên cứu mới, v.vv.. Vì thế, việc cập nhật kiến thức chuyên môn thường xuyên là vô cùng quan trọng, giúp Dược sĩ nâng cao kiến thức và tư vấn cho bệnh nhân một cách hiệu quả.
Mục đích của câu hỏi phỏng vấn này nhằm đánh giá khả năng chủ động nâng cao kiến thức và nắm bắt xu hướng ngành Dược của ứng viên. Khi trả lời, bạn có thể nêu cụ thể cách bạn áp dụng để cập nhật thông tin, xu hướng trong ngành.
Gợi ý trả lời:
Là một Dược sĩ, tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc cập nhật kiến thức, xu hướng nghiên cứu mới trong ngành. Tôi thường xuyên cập nhật các tin tức về ngành Y - Dược nói chung trên website Bộ Y tế, WHO (Tổ chức Y tế thế giới), Drugs.com, v.vv.. |
Câu 4. Phương pháp bạn sử dụng để đảm bảo các loại thuốc tương thích với nhau khi kết hợp?
Mục đích của câu hỏi phỏng vấn Dược sĩ này là đánh giá khả năng chuyên môn của ứng viên trong việc quản lý và đánh giá tính tương thích của các loại thuốc khi chúng được sử dụng cùng nhau. Nhà tuyển dụng muốn biết Dược sĩ có hiểu biết và có phương pháp khoa học, an toàn trong việc xử lý các đơn thuốc phức tạp, đặc biệt khi có nhiều loại thuốc được kê đơn cùng lúc.
Gợi ý trả lời:
Để đảm bảo các loại thuốc tương thích với nhau khi kết hợp, tôi thường sử dụng phần mềm kiểm tra tương tác thuốc để xác định các tương tác tiềm ẩn. Ngoài ra, tôi cũng thu thập thông tin đầy đủ về bệnh nhân, bao gồm các loại thuốc đang sử dụng, bệnh lý nền, dị ứng và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sự tương tác thuốc. Nếu phát hiện có nguy cơ tương tác thuốc, tôi sẽ liên hệ ngay với bác sĩ kê đơn để thảo luận về việc điều chỉnh hoặc thay đổi đơn thuốc. |
>>> Xem thêm: Khám phá mức lương ngành Dược mới nhất 2024

Câu 5. Làm thế nào để bạn có thể giải thích được tác dụng phụ của thuốc cho người bệnh?
Hiện nay, một số loại thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ đối với bệnh nhân, mức độ nặng nhẹ sẽ tùy thuộc vào loại thuốc hoặc tình trạng của bệnh nhân. Câu hỏi phỏng vấn này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng giao tiếp của Dược sĩ, đánh giá khả năng giải thích thông tin Y khoa phức tạp cho bệnh nhân.
Gợi ý trả lời:
Khi giải thích tác dụng phụ của thuốc, tôi luôn cố gắng sử dụng ngôn ngữ đơn giản, giải thích rõ ràng và hạn chế sử dụng các từ ngữ chuyên ngành. Ngoài ra, tôi sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách xử lý nếu họ gặp phải tác dụng phụ, chẳng hạn như uống nhiều nước, nghỉ ngơi, hoặc hỏi ý kiến bác sĩ. Đối với các triệu chứng nhẹ, tôi sẽ khuyên bệnh nhân không quá lo lắng, nhưng luôn theo dõi và báo lại nếu các triệu chứng kéo dài. Để bệnh nhân dễ hình dung hơn, tôi cũng cung cấp thêm các tài liệu bổ trợ như tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc bảng thông tin về các tác dụng phụ thường gặp và hiếm gặp. |
Câu 6. Quy tắc 5 chống bao gồm những gì?
Câu hỏi phỏng vấn này nhằm đánh giá kiến thức chuyên môn và sự hiểu biết của ứng viên về các nguyên tắc cơ bản trong ngành Dược, đặc biệt là liên quan đến bảo quản thuốc và nguyên liệu làm thuốc. Nhà tuyển dụng muốn biết liệu ứng viên có nắm vững các quy tắc này và có thể áp dụng chúng trong thực tế công việc để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân hay không.
Gợi ý trả lời:
Quy tắc 5 chống theo GSP (Good Storage Practices - Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc) bao gồm:
|
Câu 7. Kể tên 4 quá trình xảy ra khi thuốc vào cơ thể theo đúng trình tự
Đây là câu hỏi phỏng vấn nhằm đánh giá các kỹ năng, kiến thức cơ bản của ứng viên về dược động học - lĩnh vực cơ bản trong ngành Dược. Cụ thể, nhà tuyển dụng muốn xem ứng viên có nắm vững các giai đoạn cơ bản của dược động học hay không, tức là quá trình thuốc tương tác với cơ thể từ khi đưa vào đến khi đào thải ra ngoài.
Gợi ý trả lời:
Thuốc trong cơ thể sẽ trải qua 4 quá trình (Dược động học), bao gồm hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ. Quá trình này có thể xảy ra đồng thời hoặc tuần tự. |

Câu 8. Thông tư nào quy định về việc quản lý thuốc Gây nghiện, Thuốc hướng tâm thần?
Đối với Dược sĩ, bạn không chỉ phải giỏi kiến thức chuyên môn mà còn nắm vững các quy định pháp luật liên quan về ngành Y - Dược. Vì thế, câu hỏi này nhằm đánh giá giá sự hiểu biết của bạn về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý thuốc, đặc biệt là thuốc có tính đặc thù cao như thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần.
Câu trả lời:
Thông tư quy định về việc quản lý thuốc Gây nghiện, Thuốc hướng tâm thần là Thông tư 19/2014/TT-BYT. |
Câu 9. Theo tiêu chuẩn của nhà thuốc GPP quy định khu vực bán thuốc có diện tích tối thiểu bao nhiêu m2? Tiêu chuẩn của nhà thuốc GPP nhiệt độ bảo quản thuốc dưới bao nhiêu 0C?
GPP (Good Pharmacy Practices - Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc) bao gồm các nguyên tắc quản lý và tiêu chuẩn để đảm bảo việc sử dụng thuốc chất lượng và hiệu quả. GPP là tiêu chuẩn quan trọng được Bộ Y tế ban hành năm 2007. Câu hỏi về tiêu chuẩn GPP là câu hỏi phỏng vấn Dược sĩ nhà thuốc phổ biến, nhà tuyển dụng muốn đánh giá kiến thức chuyên môn của ứng viên liên quan đến việc tuân thủ các tiêu chuẩn thực hành tốt (GPP) trong hoạt động của nhà thuốc.
Gợi ý trả lời:
Theo tiêu chuẩn của nhà thuốc GPP quy định, diện tích bán thuốc phải đạt ít nhất 10m2, có đầy đủ các không gian bố trí, sắp xếp thuốc theo quy chuẩn (khu bảo quản, khu trưng bày, khu mỹ phẩm, v.vv..), đảm bảo các trang thiết bị cần thiết về bảo vệ thuốc.
|
Khám phá ngay những cơ hội việc làm hàng đầu trong ngành Y tế - Dược trên TopCV! Tại đây, bạn sẽ tìm thấy các vị trí công việc với mức lương hấp dẫn, chế độ đãi ngộ tốt và lộ trình thăng tiến rõ ràng. Click để khám phá ngay!
|
Câu 10. Thuốc có dấu (*) theo quy định tại Thông tư 40 cần phải lưu ý điều gì khi sử dụng? Kể tên 2 hoạt chất có dấu (*) theo Thông tư 40?
Việc hiểu rõ các yêu cầu pháp lý về quản lý, bảo quản thuốc là điều quan trọng đối với một Dược sĩ. Mục đích của câu hỏi phỏng vấn nhà nhằm kiểm tra kiến thức chuyên môn của ứng viên về quy định sử dụng thuốc, cụ thể là các thuốc có dấu (*) theo Thông tư 40/2014/TT-BYT.
Gợi ý trả lời:
Theo Thông tư 40/2014/TT-BYT, các thuốc có dấu (*) là thuốc chỉ sử dụng khi các thuốc khác trong nhóm điều trị không có hiệu quả và phải được hội chẩn trước khi sử dụng. Trường hợp cấp cứu thì phải hội chẩn chậm nhất vào ngày làm việc tiếp theo. Khi sử dụng đối với các thuốc có ký hiệu dấu (*) theo đúng quy chế chuyên môn, tổng hợp thanh toán kịp thời, đúng chủng loại, đúng số lượng và đúng giá. Hai hoạt chất có dấu (*) theo Thông tư 40 là Posaconazol*, Valganciclovir*. |

Câu 11. Phản ứng có hại của thuốc (ADR) là gì? Ai là người nên báo cáo ADR và báo cáo những gì?
Mục đích của câu hỏi phỏng vấn này là đánh giá hiểu biết của ứng viên về khái niệm và quy trình quản lý phản ứng có hại của thuốc trong thực hành. Để trả lời câu hỏi phỏng vấn này, ứng viên cần thể hiện sự hiểu biết về ADR, trả lời chính xác và ngắn gọn về khái niệm và việc thực hiện quản lý ADR trong Y dược.
Gợi ý trả lời:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction - ADR) là phản ứng có hại, không mong muốn hoặc không định trước khi sử dụng thuốc, xảy ra khi sử dụng thuốc với liều lượng thông thường để phòng bệnh, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người nên báo cáo ADR là tất cả các cán bộ Y tế, bao gồm Bác sĩ, Dược sĩ, Y tá, Điều dưỡng, Nữ hộ sinh và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác, cần báo cáo tất cả các biến cố nghi ngờ là phản ứng có hại gây ra bởi vắc xin, thuốc và các chế phẩm sinh học, thuốc cổ truyền và thuốc có nguồn gốc dược liệu, thực phẩm chức năng. Đặc biệt, nên chú trọng báo các các bản ứng có hại của thuốc mới, gây ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc chưa từng được biết đến với thuốc đó. |
>>> Đọc ngay: Trình dược viên là gì? Phân biệt trình dược viên OTC và ETC
Câu 12. Bộ Y tế quy định như thế nào về bảo quản vắc xin?
Vắc xin là loại sinh phẩm y tế yêu cầu điều kiện bảo quản khắt khe về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, v.vv.. Bởi nếu việc bảo quản vắc xin không đảm bảo thì có thể khiến vắc xin mất đi một phần hoặc toàn bộ hiệu lực (tức là mất/giảm khả năng bảo vệ cơ thể người bệnh). Câu hỏi phỏng vấn chuyên môn này nhằm đánh giá kiến thức chuyên môn của ứng viên về quy trình bảo quản vắc xin theo Bộ Y tế.
Để trả lời, ứng viên cần thể hiện hiểu biết về các yêu cầu của Bộ Y tế liên quan đến điều kiện bảo quản, bao gồm nhiệt độ, độ ẩm và phương pháp vận chuyển, để vắc xin không bị hư hỏng và giữ nguyên tính hiệu quả.
Gợi ý trả lời:
Theo thông tư 24/2018/TT-BYT, Bộ Y tế quy định về việc bảo quản Vắc xin như sau: a) Vắc xin phải được bảo quản riêng trong thiết bị dây chuyền lạnh, không bảo quản chung với các sản phẩm khác. b) Sắp xếp vắc xin đúng vị trí, tránh làm đông băng vắc xin c) Bảo đảm vệ sinh khi thực hiện thao tác với hộp, lọ vắc xin d) Thực hiện việc theo dõi nhiệt độ dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin hằng ngày (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ) và ghi vào bảng theo dõi nhiệt độ tối thiểu 2 lần/ngày vào buổi sáng bắt đầu ngày làm việc và buổi chiều trước khi kết thúc ngày làm việc đ) Đối với vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng: Ngoài việc thực hiện các quy định tại các điểm a, b, c, d Khoản này, phải có thiết bị cảnh báo nhiệt độ buồng lạnh, có nhật ký tự động ghi lại nhiệt độ đối với kho bảo quản vắc xin trong tiêm chủng mở rộng của trung ương và khu vực có nhiệt kế và chỉ thị đông băng điện tử đối với kho hoặc tủ lạnh bảo quản vắc xin của tuyến tỉnh và tuyến huyện có nhiệt kế đối với tủ lạnh, hòm lạnh hoặc phích vắc xin của tuyến xã. |
Câu 13. Trường hợp nào thuốc bị đình chỉ lưu hành, thu hồi?
Mục đích của câu hỏi phỏng vấn này là đánh giá xem ứng viên có hiểu rõ các quy định về việc đình chỉ lưu hành và thu hồi thuốc, đồng thời có khả năng nhận diện các tình huống cần thực hiện các biện pháp này hay không.
Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn Dược sĩ này, ứng viên nên nêu cụ thể các trường hợp khiến thuốc bị đình chỉ lưu hành hoặc thu hồi theo Thông tư 09/2010/TT-BYT của Bộ Y tế.
Gợi ý trả lời:
Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 09/2010/TT-BYT, các trường hợp thuốc bị đình chỉ lưu hành, thu hồi như sau: a) Thuốc không đúng chủng loại do có sự nhầm lẫn trong quá trình cấp phát, giao nhận. b) Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký. c) Thuốc không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về ghi nhãn hàng hoá của thuốc theo quy định tại Điều 37 của Luật Dược và các quy định khác của pháp luật có liên quan. d) Thuốc có vật liệu bao bì và dạng đóng gói không đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng thuốc. đ) Thuốc không có số đăng ký hoặc chưa được phép nhập khẩu. e) Thuốc có thông báo thu hồi của cơ sở sản xuất, cơ quan quản lý, cơ quan kiểm tra chất lượng nhà nước về thuốc của Việt Nam hoặc nước ngoài:
g) Các trường hợp tự nguyện thu hồi của cơ sở kinh doanh thuốc hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý, cơ quan kiểm tra chất lượng nhà nước về thuốc. |

Câu 14. Cần lưu ý gì khi sử dụng Ciprofloxacin đường uống?
Đây là câu hỏi phỏng vấn nhằm đánh giá kinh nghiệm thực tiễn của ứng viên, kiểm tra xem ứng viên có rõ các tác dụng phụ, tương tác thuốc, và những lưu ý đặc biệt khi kê đơn Ciprofloxacin để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân hay không.
Khi trả lời câu hỏi này, ứng viên cần giải thích được kháng sinh Ciprofloxacin là gì, sau đó liệt kê các điều cần lưu ý khi sử dụng Ciprofloxacin đường uống đối với bệnh nhân.
Gợi ý trả lời:
Ciprofloxacin là một loại thuốc kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm fluoroquinolon, thường được chỉ định cho các nhiễm khuẩn nặng mà các kháng sinh thông thường không còn tác dụng để tránh phát triển các vi khuẩn kháng ciprofloxacin. Vì thế, khi sử dụng thuốc Ciprofloxacin đường uống thì cần lưu ý những điều sau:
|
Câu 15. Đối với bệnh nhân khám Bảo hiểm y tế, không có sổ điều trị bệnh nãm tính, được cấp thuốc tối đa bao nhiêu ngày?
Nếu bạn đang chuẩn bị phỏng vấn Dược sĩ bệnh viện thì kiến thức, quy định liên quan đến Bảo hiểm y tế là vô cùng quan trọng, đảm bảo bạn cần thực hiện đúng quy định và bảo vệ quyền lợi của bệnh nhân. Đây là câu hỏi nhằm đánh giá kiến thức của ứng viên về các quy định cấp phát thuốc đối với bệnh nhân khám Bảo hiểm y tế.
Câu trả lời:
Theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 52/2017/TT-BYT, đối với bệnh nhân khám Bảo hiểm y tế, không có sổ điều trị bệnh mãn tính thì số lượng thuốc sử dụng tối đa 30 ngày. |
Câu 16. 3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong Y khoa là gì?
Đây là câu hỏi phỏng vấn nhằm kiểm tra kiến thức của ứng viên về các nguyên tắc cơ bản trong thực hành y khoa, đặc biệt là những nguyên tắc liên quan đến việc kê đơn và sử dụng thuốc. Mục đích của câu hỏi là để đánh giá xem ứng viên có nắm vững và áp dụng đúng các quy tắc cơ bản này trong công việc hàng ngày, từ đó đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị cho bệnh nhân hay không.
Gợi ý trả lời:
3 tra, 5 chiếu, 5 đúng trong Y khoa là 3 kiểm tra, 5 đối chiếu và 5 đúng. Cụ thể:
|
Câu 17. Khi kê đơn cho trẻ 54 tháng tuổi thì trong mục Tuổi bệnh nhân phải ghi như thế nào?
Dược sĩ là một nghề nghiệp đặc thù, nên khi phỏng vấn Dược sĩ, nhà tuyển dụng thường sẽ yêu cầu ứng viên làm bài test hoặc hỏi về kiến thức nhằm đánh giá sự hiểu biết và chuyên môn của ứng viên. Với câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng cũng muốn kiểm tra xem ứng viên có nắm vững các quy định về cách ghi thông tin đối với bệnh nhân hay không.
Gợi ý trả lời:
Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 52/2017/TT-BYT quy định “Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số chứng minh nhân dân hoặc sổ căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ.” Như vậy, khi kê đơn cho trẻ 54 tháng tuổi thì trong mục Tuổi bệnh nhân cần ghi tháng tuổi của bé kèm tên bố hoặc mẹ và số chứng minh nhân dân. |
Nếu bạn chưa biết tạo CV như thế nào cho nổi bật, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thì hãy tham khảo các CV Điều dưỡng tại TopCV ngay. Tại đây, bạn có thể dễ dàng tạo CV ngành Y tế - Dược miễn phí, nhanh chóng và tăng cơ hội được nhận vào vị trí mơ ước. Click để sử dụng ngay!
|
Câu 18. Hãy giải thích khái niệm "Liều tối đa" và "Liều duy trì" của thuốc.
Công việc của Dược sĩ là tư vấn, cung cấp thuốc cho người bệnh tại nhà thuốc hoặc các bệnh viện. Vì thế, việc phân biệt về các liều dùng của thuốc là vô cùng quan trọng. Đây là câu hỏi phỏng vấn nhằm đánh giá kiến thức nền tảng cơ bản của ứng viên.
Gợi ý trả lời:
|

Câu 19. Tổ chức quản lý dược ở cấp TW?
Đây là câu hỏi nhằm đánh giá kiến thức của ứng viên về cơ cấu tổ chức và các cơ quan quản lý dược phẩm ở cấp trung ương tại Việt Nam.
Gợi ý trả lời:
Theo tổ chức quản lý Nhà nước về Dược thì quản lý được được tổ chức với 4 cấp:
|
Câu 20. Nguyên tắc xếp loại thuốc theo mã ATC dựa trên?
Với câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá kiến thức của ứng viên về hệ thống mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical Classification System) và cách thức phân loại thuốc theo hệ thống này, từ đó chứng minh khả năng ứng dụng kiến thức này trong thực hành dược.
Gợi ý trả lời:
Mã ATC là hệ thống phân loại Giải phẫu - Điều trị - Hoá học được dùng để phân loại thuốc được Tổ chức Y tế thế giới công nhận. Trong hệ thống phân loại mã ATC, thuốc được phân loại dựa theo các đặc trưng như: Bộ phận cơ thể hoặc hệ thống cơ quan mà chúng tác động, đặc tính điều trị của thuốc và nhóm công thức hóa học của thuốc. |
Câu 21. Bạn có thể làm việc ca đêm không?
Dù bạn đang tìm việc Dược sĩ nhà thuốc hay Dược sĩ ở bệnh viện thì việc xoay ca linh hoạt, trực ca đêm là điều khó tránh khỏi. Đối với câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng đang muốn đánh giá khả năng linh động, đáp ứng yêu cầu làm việc của bạn hay không và liệu bạn có thể duy trì hiệu suất làm việc tốt trong thời gian làm việc này.
Để ghi điểm với nhà tuyển dụng, ứng viên nên thể hiện sự sẵn sàng, linh hoạt trong việc đáp ứng yêu cầu của công việc. Đồng thời, bạn có thể nêu kinh nghiệm làm việc ca đêm trước đây để chứng minh rằng bạn phù hợp và có thể thức ứng với lịch làm việc linh hoạt trong ngành Y - Dược.
Gợi ý trả lời:
Tôi sẵn sàng làm việc ca đêm nếu công việc yêu cầu. Tôi hiểu rằng trong ngành Y - Dược, việc cung cấp dịch vụ liên tục là rất quan trọng để đảm bảo bệnh nhân luôn được hỗ trợ kịp thời. Trước đây, tôi đã từng làm việc ca đêm tại một nhà thuốc bệnh viện. Tôi đã học được cách quản lý thời gian nghỉ ngơi hiệu quả và duy trì sự tập trung để đảm bảo công việc được thực hiện chính xác và an toàn. |
Câu 22. Giải thích cơ chế tác dụng của nhóm thuốc kháng sinh beta-lactam.
Mục đích của câu hỏi hỏi phỏng vấn này là nhằm đánh giá kiến thức chuyên môn của ứng viên về nhóm thuốc kháng sinh beta-lactam. Để trả lời câu hỏi này, ứng viên nên giải thích một cách rõ ràng, chính các về cơ chế hoạt động mà nhóm thuốc beta-lactam tiêu diệt vi khuẩn.
Gợi ý trả lời:
Beta-lactam là nhóm kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vách tế bào cũng như làm ly giải và biến dạng vi khuẩn. Beta-lactam là nhóm kháng sinh phụ thuộc vào thời gian (time-dependent bactericidal activity), nghĩa là tốc độ và mức độ diệt khuẩn phụ thuộc chủ yếu vào thời gian vi khuẩn tiếp xúc với kháng sinh. |

Câu 23. Bạn sẽ làm thế nào khi một bệnh nhân yêu cầu bạn cung cấp thuốc mà không có đơn từ bác sĩ?
Đây không chỉ là câu hỏi tình huống khi đi phỏng vấn mà còn là tình huống thực tế mà bạn sẽ thường gặp trong vai trò là một Dược sĩ. Mục đích của câu hỏi phỏng vấn nhằm đánh giá xem ứng viên có hiểu rõ về quy định pháp luật liên quan đến việc bán thuốc theo đơn hay không. Đồng thời, đánh giá về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống và tuân thủ đạo đức ngành Y của ứng viên.
Gợi ý trả lời:
Là một Dược sĩ, tôi hiểu rõ việc cung cấp thuốc cho bệnh nhân mà không có đơn từ Bác sĩ không chỉ vi phạm pháp luật mà còn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bệnh nhân. Vì thế, trong trường hợp này, tôi sẽ khuyên bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kê đơn. Nếu tình trạng của bệnh nhân cần được xử lý ngay lập tức, tôi sẽ hướng dẫn họ đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. Tôi tin rằng việc tuân thủ quy định và đặt lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu là trách nhiệm của mỗi Dược sĩ. |
Những lưu ý khi đi phỏng vấn Dược sĩ
Khi đi phỏng vấn Dược sĩ thì bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Tìm hiểu thông tin doanh nghiệp: Đối với vị trí Dược sĩ, bạn có thể ứng tuyển vào các nhà thuốc hoặc bệnh viện. Trước khi tham gia phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin của nhà thuốc hoặc bệnh viện đó, bao gồm: Thương hiệu, quá trình hình thành và phát triển, môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp, v.vv.. Bởi nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi để đánh giá về mức độ quan tâm, tìm hiểu của bạn đối với doanh nghiệp họ.
- Chuẩn bị kỹ kiến thức chuyên môn: Y - Dược là một ngành rất đặc thù, đòi hỏi ứng viên phải có kiến thức nền tảng chuyên môn vững chắc. Vì thế, khi phỏng vấn nhà tuyển dụng cho thể yêu cầu bạn làm bài test hoặc hỏi sâu về các kiến thức chuyên môn. Nên trước khi đi phỏng vấn, bạn hãy ôn tập thật kỹ về các cơ chế hoạt động sinh hóa, cách sử dụng thuốc, quản lý thuốc và các quy định liên quan, v.vv..
- Sửa soạn trang phục: Trang phục là yếu tố đầu tiên để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Khi đi phỏng vấn, bạn nên chọn những trang phục gọn gàng, lịch sự, hạn chế mặc váy ngắn hoặc trang phục quá nổi bật.
- Nên đến sớm 10 - 15 phút: Việc đi muộn ngay trong buổi phỏng vấn sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng, thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của mình. Vì thế, hãy cố gắng đi sớm 10 - 15 phút, việc đi sớm sẽ giúp bạn tránh những tình huống đột ngột, đồng thời có thời gian chuẩn bị tinh thần tốt hơn.
- Giao tiếp tự tin, mạch lạc: Dược sĩ không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn giỏi mà cần có kỹ năng giao tiếp tốt, bởi họ là người trực tiếp tư vấn thuốc cho các bệnh nhân. Trong quá trình phỏng vấn, bạn hãy cố gắng trả lời thật bình tĩnh, tự tin và mạch lạc. Một tips nhỏ trong quá trình phỏng vấn chính là bạn hãy nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng khi trả lời nhé!
- Đừng quên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng: Thông thường, trước khi kết thúc buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi ứng viên “Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?”. Lúc này, bạn đừng ngần ngại mà đặt 3 - 5 câu hỏi liên quan đến vị trí ứng tuyển, văn hóa team, văn hóa công ty, v.vv.. Những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu hơn về công việc đang ứng tuyển, đồng thời gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Bạn đang tìm một bước tiến mới trong sự nghiệp của mình? Truy cập TopCV ngay để khám phá hàng triệu cơ hội việc làm hấp dẫn ở mọi ngành nghề khác nhau. Click ngay để không bỏ lỡ các công việc phù hợp với chuyên ngành, năng lực của bản thân nhé!
|

Trên đây là toàn bộ câu hỏi phỏng vấn Dược sĩ để bạn tham khảo, hy vọng những chia sẻ trên của TopCV sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình phỏng vấn, xin việc nhé.
Nguồn ảnh: Sưu tầm.