Câu hỏi phỏng vấn PR là căn cứ để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực và mức độ phù hợp của ứng viên với các công việc liên quan đến PR. Đồng thời, khi bạn đưa ra được câu trả lời thích hợp trong từng tình huống người phỏng vấn với phong thái tự tin, bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt với người phỏng vấn và cơ hội trúng tuyển cao hơn. Vì thế, trong bài viết này, TopCV sẽ giúp bạn tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn PR thường gặp nhất và các phương pháp trả lời hiệu quả nhé!
PR là gì?
PR (Public Relation) có nghĩa là quan hệ công chúng. Đây là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành truyền thông, báo chí, quảng cáo, về cách thức một công ty hay doanh nghiệp xây dựng kế hoạch quảng cáo, truyền thông, nhằm tạo dựng thương hiệu, hình ảnh, gây ấn tượng, nhận thức về thương hiệu trong lòng công chúng.
Khám phá TOP việc làm PR (Quan hệ công chúng) chất lượng từ các công ty uy tín hàng đầu. Click để tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp ngay hôm nay!
>>> Xem thêm: PR là gì? Phân biệt PR và Quảng Cáo, Marketing

5 câu hỏi phỏng vấn nhân viên PR về kinh nghiệm
Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn PR về kinh nghiệm phổ biến hiện nay và câu trả lời ấn tượng giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Bạn đã bao giờ phải xử lý một cuộc khủng hoảng truyền thông xã hội chưa? Nếu có bạn xử lý thế nào?
Xử lý khủng hoảng truyền thông là một trong các nhiệm vụ quan trọng của nhân viên PR. Vì thế, qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá mức độ nhạy bén, khả năng xử lý, nắm bắt thông tin, giải quyết sự cố của ứng viên, giúp giảm thiểu tổn thất tối đa cho doanh nghiệp.
Thực tế, việc ngăn chặn khủng hoảng truyền thông không đơn giản là việc giải quyết vấn đề đã xảy ra mà là quá trình tạo dựng hình ảnh với báo chí, công chúng… Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá được mức độ nhạy bén cùng với khả năng xử lý vấn để của mỗi ứng viên. Điều này cũng giúp người phỏng vấn đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với doanh nghiệp hiện tại. Bạn hãy thoải mái chia sẻ cách xử lý cũng như kinh nghiệm khi doanh nghiệp gặp khủng hoảng truyền thông giúp nhà tuyển dụng, doanh nghiệp đánh giá năng lực của bạn tốt hơn.

Gợi ý trả lời:
- Những việc bạn đã làm để xử lý khủng hoảng truyền thông cho doanh nghiệp
- Cuộc khủng hoảng truyền thông bạn đã gặp phải (nếu có) xảy ra khi nào? Cách bạn phát hiện và xử lý tình huống đó?
- Các phương án phòng ngừa rủi ro như thế nào?
- Bài học rút ra sau tình huống này để cải thiện hoạt động PR của doanh nghiệp
- Bạn đã đề xuất với cấp trên những kế hoạch khẩn cấp để giải quyết khủng hoảng truyền thông chưa? Trong kế hoạch này, bạn hãy chỉ rõ được nguyên nhân, xác định mục tiêu, lên kế hoạch và đánh giá kết quả.
- Bạn có thể đăng bài để xoa dịu dư luận và củng cố niềm tin khách hàng như thế nào?
Câu trả lời mẫu: “Khủng hoảng truyền thông là điều không một thương hiệu nào mong muốn nhưng vấn đề này có thể xảy ra vào mọi thời điểm. Trong 2 năm đi làm, cuộc khủng hoảng truyền thông tôi nhớ nhất là - Acecook bị thu hồi một số sản phẩm ăn liền vì chứa chất Ethylene Oxide, vì có một thành phần trong thuốc trừ sâu. Bộ công thương Việt Nam đã vào cuộc ngay lúc đó và có văn bản đến doanh nghiệp. Sau khi nhận được thông báo sau 1 ngày, Acecook chúng tôi trình bày: “Hai sản phẩm nói trên là sản phẩm xuất khẩu, dành riêng cho thị trường Châu Âu, không phải sản phẩm nội địa và chúng tôi cam kết tất cả các sản phẩm đang lưu hành tại thị trường Việt Nam đều tuân thủ quy định và Pháp luật Việt Nam”. Bên cạnh đó, Acebook chúng tôi còn phân tích rõ về quy định hàm lượng EO trong thực phẩm khác nhau, Châu Âu thì không vượt quá 0.1% mg/kg, Canada ở mức 500mg/kg, …và Việt Nam chưa đưa ra quy định về hàm lượng EO trong thực phẩm. Nhờ đó có thể mang lại sự tin tưởng đối với người tiêu dùng trong nước.
Bạn có thể cho chúng tôi biết về chiến dịch kỹ thuật số mà bạn đã tham gia không?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu về kinh nghiệm và năng lực chuyên môn của ứng viên thông qua các chiến dịch kỹ thuật số mà bạn đã tham gia. Vì thế, khi trả lời câu hỏi trên, bạn không nên chỉ liệt kê các chiến dịch và những thành tích đã đạt được. Thay vào đó, bạn hãy tập trung mô tả những công việc bạn đã thực hiện và đóng góp vào sự thành công của chiến dịch.

Gợi ý trả lời:
- Liệt kê một số chiến dịch kỹ thuật số nổi bật bạn đã tham gia và chọn ra 1 - 2 chiến dịch đặc biệt nhất để mô tả chi tiết. Trong đó, bạn nên chọn các chiến dịch có liên quan đến vị trí ứng tuyển và có các kỹ năng liên quan đến nội dung trong mô tả công việc.
- Nêu chi tiết những đầu việc bạn đã đảm nhận và cách bạn đóng góp vào chiến dịch. (Phân tích, đánh giá thị trường, xác định mục tiêu, lập kế hoạch, đo lường hiệu quả…)
- Kết quả của chiến dịch như thế nào?
- Những kỹ năng, kinh nghiệm bạn tích lũy được sau khi tham gia vào chiến dịch kể trên?
Câu trả lời mẫu: “Gần đây, tôi có tham gia chiến dịch kỹ thuật số nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng cho một công ty. Trong chiến dịch đó, tôi đã tham gia vào quá trình thiết kế mẫu quảng cáo trên Facebook và Google Ads. Tôi cũng đã đưa ra một số cách thức để thu hút khách hàng như sáng tạo content độc đáo trên mẫu thiết kế, tạo dựng các video thú vị để chạy quảng cáo trên Facebook và Google nhằm thu hút khách hàng tiềm năng để đẩy nhanh quá trình bán hàng. Sau khi triển khai chiến dịch, doanh thu của công ty về sản phẩm đó đã tăng 20% so với tháng trước đó…”
Bạn hãy kể về một chiến dịch truyền thông thành công nhất từng thực hiện? Tại sao chiến dịch đó lại thành công?
Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng nhận biết được khả năng giải quyết vấn đề của ứng viên cũng như quan điểm của bạn về một chiến dịch thành công. Khi trả lời câu hỏi này, bạn nên trả lời với ngữ điệu tự tin, phong thái điềm tĩnh để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Ngoài ra, bạn nên chọn chiến dịch khiến bạn trở nên khác biệt, thể hiện được quyết tâm, đam mê của bạn với PR và có liên quan đến vị trí ứng tuyển.

Gợi ý trả lời:
- Lựa chọn chiến dịch truyền thông bạn đã thực hiện và đạt được kết quả tốt nhất, có liên quan đến công việc đang phỏng vấn.
- Mô tả chi tiết về chiến dịch (Mục tiêu, phương hướng, những đóng góp của bạn, kết quả)
- Chiến dịch đã đạt được những thành tựu gì? (Minh họa bằng số liệu cụ thể) Theo bạn đâu là yếu tố để tạo nên những thành công đó (Sự sáng tạo, đổi mới, lòng kiên trì…)
- Những điểm cần cải thiện của chiến dịch đó là gì? Bài học bạn rút ra được sau khi thực hiện thành công chiến dịch này
Câu trả lời mẫu: Tôi đã thực hiện thành công chiến dịch truyền thông quảng bá khóa học cho trẻ em của công ty. Để chiến dịch thành công tôi đã lên kế hoạch quảng bá học thử miễn phí 1 tuần học tiếng anh dành cho trẻ em, chiến dịch này đã thu hút rất nhiều phụ huynh quan tâm, vì tôi hiểu rằng các bậc phụ huynh luôn muốn tìm cho con của mình một cơ sở dạy học chất lượng thì trước đó cần phải cho con trải nghiệm để biết được cơ sở dạy học có phù hợp với con hay không và con có thích hay không..
Khi chiến dịch được phát động, tháng đó Trung tâm chúng tôi được rất nhiều phụ huynh quan tâm về chương trình này, sau khi các bạn nhỏ được trải nghiệm buổi học thử thì các bạn thấy rất vui và đã thuyết phục bố mẹ cho mình được học tại môi trường này. Mục tiêu của chiến dịch là tăng doanh số trong những tháng tiếp theo… Điều đáng bất ngờ, kết quả doanh số đã tăng lên khoảng 25% so với quý trước, cao hơn dự kiến trước đó của chúng tôi, vì trong chiến dịch này tôi đã thành công trong việc hiểu được tâm lý của phụ huynh về sự yên tâm khi một chọn đơn vị dạy học uy tín là như thế nào nên đã đạt được kỳ vọng doanh thu vượt ngoài mong đợi.
Bạn đã từng tổ chức sự kiện chưa? Nếu có hãy chia sẻ những kinh nghiệm bạn có được?
Trong câu hỏi này, người phỏng vấn muốn biết về kinh nghiệm tổ chức sự kiện của ứng viên, bao gồm khả năng sáng tạo, nghiên cứu và lên ý tưởng kịch bản… Vì thế, với câu hỏi này, bạn chỉ cần nêu được sự kiện bạn đã tổ chức, số lượng người đã tham gia và mức độ truyền thông của sự kiện đến người tham gia.

Gợi ý trả lời:
- Bạn đã tổ chức sự kiện nào? Nhằm mục đích gì?
- Sự kiện diễn ra như thế nào? Bạn đã đảm nhận những công việc gì trong quá trình tổ chức sự kiện?
- Trình bày kết quả công việc của bạn và bài học kinh nghiệm bạn rút ra sau khi tham gia tổ chức sự kiện
Câu trả lời mẫu: “Vào cuối tháng 12 năm ngoái, tôi đã tổ chức sự kiện tri ân khách hàng với quy mô khoảng 200 khách hàng tiềm năng. Thông qua sự kiện tôi đã nhận được nhiều phản hồi tích cực về sản phẩm của công ty. Khi triển khai sự kiện, tôi đã sử dụng một số chiến dịch nhằm giữ chân người tiêu dùng như tặng các voucher cho khách hàng cũ, chiết khấu trực tiếp khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ lần tiếp theo và tìm kiếm những khách hàng mới. Đây là một trong những sự kiện tôi rất tự hào về kết quả mà nó đem lại.”
>>> Khám phá TOP việc làm PR (Quan hệ công chúng) lương cao, đãi ngộ tốt được cập nhật liên tục trên TopCV ngay!
Nếu Công ty muốn có những bài viết PR trên truyền hình hoặc các báo lớn, bạn có thực hiện được không và bạn làm thế nào?
Câu hỏi này không đơn giản được đưa ra nhằm mục đích tìm hiểu về kinh nghiệm làm việc của bạn. Nếu trước đó bạn có đề cập đến nội dung này trong phần kinh nghiệm hoặc kỹ năng thì đây sẽ là phép kiểm chứng để nhận biết các ứng viên nói thật hay không. Vì thế, bạn cần đưa thông tin chuẩn vào CV và trả lời thành thật câu hỏi này. Nếu đã từng thực hiện những bài PR này, bạn có thể mô tả sơ qua về ý tưởng nội dung bài viết hoặc cách bạn tạo ra các bài viết này.

Gợi ý trả lời:
- Những bài viết PR đó được đăng tải ở đâu? Nhằm mục đích gì?
- Bạn đã tạo ra các bài viết đó như thế nào? Trong quá trình sáng tạo, bạn có gặp khó khăn hay có điều gì đáng nhớ nhất không?
- Mô tả sơ qua ý tưởng và cách bạn chinh phục khán giả - người tiếp nhận các nội dung bạn đã tạo ra trên truyền hình hoặc báo cáo lớn
Câu trả lời mẫu: “Với khả năng sáng tạo và học hỏi không ngừng, tôi tin rằng tôi có thể nhận các bài viết PR về sản phẩm và dịch vụ của công ty trên các phương tiện truyền thông. Nội dung tôi triển khai sẽ nói tới lợi ích của sản phẩm mang tới cho người tiêu dùng bằng những hình ảnh minh họa chân thực, nội dung ngắn gọn và gần gũi.”
Bạn có thể tìm hiểu thêm về việc làm chuyên viên PR dưới đây.
6 Câu hỏi tình huống phỏng vấn vị trí nhân viên PR
Bên cạnh việc tìm hiểu kinh nghiệm, nhà tuyển dụng cũng thường xuyên đưa ra các tình huống để đánh giá khả năng giải quyết vấn đề của ứng viên. Vì thế, bạn đừng quên tham khảo các câu hỏi tình huống phỏng vấn PR sau đây để có một buổi phỏng vấn ấn tượng nhé!
Nếu xảy ra bất đồng quan điểm với cấp trên khi triển khai chiến dịch PR, bạn sẽ giải quyết như thế nào
Khi đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá được khả năng làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết phục, cũng như kỹ năng giải quyết xung đột của ứng viên. Đây cũng là cách để nhận biết được liệu ứng viên có dám lên tiếng nếu có ý tưởng tốt hơn hoặc khi phát hiện sếp đang mắc sai lầm.
Vì thế, khi trả lời câu hỏi này, bạn cần nêu lên kinh nghiệm giải quyết xung đột với cấp trên trước đó. Ngược lại, nếu chưa từng gặp trường hợp này thì bạn có thể nêu một tình huống giả định và cách bạn sẽ phản ứng khi ấy.

Gợi ý trả lời: Những giải pháp bạn đã thực hiện khi xuất hiện bất đồng với cấp trên trong quá trình triển khai chiến dịch PR:
- Nêu rõ quan điểm: Bạn sẽ giải thích với cấp trên về quan điểm của bạn khi triển khai chiến dịch và lý do tại sao bạn nghĩ là chiến dịch phù hợp. Nếu cấp trên không đồng ý quan điểm, bạn hãy lắng nghe ý kiến sau đó chỉ ra những ưu điểm và lợi ích của chiến dịch.
- Chiến dịch vẫn không được chấp thuận: Nếu cấp trên vẫn không chấp nhận chiến dịch bạn đề xuất với tổ chức cuộc họp, và cần có sự thảo luận của các thành viên khác. Lúc này, bạn nên đưa ra số liệu chứng minh chiến dịch phù hợp với tình hình hiện tại
- Đưa ra giải pháp khác: Trong trường hợp, chiến dịch bạn không được thông qua, bạn đưa ra giải pháp khác hoặc cùng bàn với cấp trên để đưa ra giải pháp chung cho chiến dịch sắp tới.
Câu trả lời mẫu: “Khi làm việc trong tập thể để thống nhất được một quyết định thì chắc chắn mỗi nhân sự cần phải đưa ra một chiến lược phù hợp, sau khi đưa ra quan điểm cá nhân của mình thì cần bảo vệ quan điểm đó qua những số liệu, dẫn chứng cụ thể. Bản thân tôi cũng như vậy, đã có nhiều lần đưa ra những ý kiến khác với mọi người. Trong lúc đấy, tôi đã phân tích những dẫn chứng, số liệu chứng minh cụ thể để bảo vệ cho ý kiến của mình, nếu sau khi đưa ra dẫn chứng và số liệu cụ thể nhưng vẫn không được thông qua thì tôi sẽ cùng bàn lại với đồng nghiệp và cấp trên để có một phương án tối ưu, khả thi nhất để có kết quả tích cực nhất”

Đã bao giờ bạn thực hiện chiến dịch truyền thông mà khách hàng không hiểu được thông điệp của bạn? Nếu rơi vào trường hợp này, bạn sẽ xử lý ra sao.
Ở câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết khả năng phân tích và đánh giá kết quả sau khi thực hiện chiến dịch truyền thông. Đồng thời, họ muốn xem bạn có phải là người có trách nhiệm và cách bạn “đứng lên” sau thất bại. Trong tình huống này, bạn có thể kể về câu chuyện thất bại của mình. Tuy nhiên, thay vì tập trung vào yếu tố tiêu cực, bạn nên nhấn mạnh quá trình xử lý và cách bạn vượt lên sau thất bại.
Gợi ý trả lời:
- Tìm hiểu nguyên nhân khách hàng không hiểu được nội dung của chiến dịch ( thông điệp quá dài, phức tạp, không rõ ràng, từ ngữ khó hiểu,...)
- Tái cấu trúc thông điệp để nội dung trở nên ngắn gọn, dễ hiểu nhất và khách hàng có thể dễ dàng hiểu cũng như ghi nhớ.
- Linh hoạt sử dụng hình ảnh và video để gây ấn tượng với khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ được thông điệp của chiến dịch
- Tìm hiểu kênh truyền thông phù hợp với khách hàng mục tiêu để nội dung của chiến dịch đến được đúng đối tượng cần tiếp cận
Câu trả lời mẫu: “Một chiến dịch truyền thông sau khi triển khai mà khách hàng không hiểu được hoặc hiểu sai nội dung của thông điệp doanh nghiệp muốn truyền tải đây được xem là chiến dịch truyền thông không đạt hiệu quả. Đối với trường hợp này, tôi sẽ ngồi lại xem vấn đề cốt lõi khiến cho việc truyền thông không đạt hiệu quả là ở đâu, và nếu như nhận thấy việc truyền thông không đạt hiệu quả là do nội dung chưa rõ ràng, chưa thật sự thu hút người xem, dẫn đến việc không đạt hiệu quả trong việc truyền tải thông điệp thì chúng tôi sẽ phải chuẩn chỉnh lại nội dung có giá trị hơn.
Qua sự việc này, tôi đã rút được bài học trước khi dựng chiến dịch truyền thông, thì nội dung cần chính xác, dễ hiểu, sáng tạo thu hút người xem thông qua những thiết kế hình ảnh tượng trưng, có như vậy thì chiến dịch khi triển khai mới truyền tải được thông điệp có giá trị đến người xem. ”

Trong trường hợp bị bí ý tưởng truyền thông. Nếu rơi vào trường hợp này bạn sẽ làm gì?
Việc không tìm kiếm được ý tưởng truyền thông là chuyện thường gặp đối với mỗi nhân viên PR. Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết khả năng sáng tạọ, tư duy học hỏi, tìm kiếm thông tin trong mỗi ý tưởng truyền thông của bạn. Ngoài ra, đây cũng là cách để nhà tuyển dụng đánh giá mức độ thành thật của ứng viên và cách giải quyết thực tế khi gặp tình huống này.
Vì thế, với câu hỏi này, bạn không nên nói dối kiểu “Tôi chưa bao giờ bị bí ý tưởng…”. Thay vào đó, bạn nên kể khái quát một số tình huống thực tế bạn đã gặp phải và biện pháp xử lý của bạn để cải thiện tình trạng này. Đồng thời, việc liệt kê một số cách bạn thường áp dụng để không bị bí ý tưởng cũng được đánh giá là câu trả lời hay, có sức thuyết phục.
Gợi ý trả lời:
- Tìm kiếm ý tưởng truyền thông từ nhiều nguồn khác nhau (đọc nhiều hơn, báo, tạp chí, fanpage, sự kiện đời thường,,...)
- Thảo luận để có được nhiều ý tưởng mới mẻ với những góc nhìn khác nhau
- Tìm kiếm ý tưởng từ các chuyên gia, đặc biệt là với các sự kiện mang tính chuyên môn cao
Câu trả lời mẫu: “Trong quá trình tìm kiếm các ý tưởng cho các chiến dịch truyền thông, khó tránh khỏi những lúc tôi không tìm kiếm được ý tưởng phù hợp. Khi gặp trong trường hợp đó, tôi sẽ tham khảo ý tưởng truyền thông từ nhiều nguồn khác nhau như thông qua phương tiện truyền thông đại chúng, tham khảo ý tưởng chuyên gia trong lĩnh vực, hoặc tham khảo ý tưởng từ đối thủ, đọc nhiều sách hơn.. Sau đó, liệt kê những chiến dịch khả thi nhất và lựa chọn ý tưởng phù hợp với chiến dịch sắp tới…”

Nếu bạn gặp tình huống bị rò rỉ thông tin không nên tiết lộ cho phóng viên, họ đăng tải trên truyền thông đại chúng làm ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp, Bạn xử lý thế nào?
Ở dạng câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết khả năng chịu áp lực và cách bạn xử lý tình huống trước dư luận truyền thông. Điều này đặc biệt quan trọng nếu thông tin bị rò rỉ là những thông tin có thể gây bất lợi, ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh công ty. Nếu gặp tình huống tương tự thì bạn có thể đề cập đến xác nhận lại thông tin đang bị rò rỉ và nhờ các mối quan hệ công chúng tháo gỡ các thông tin mật này trên truyền thông hoặc các giải pháp bạn có thể nghĩ ra ở thời điểm đó.
Gợi ý trả lời: Nêu ra một ra giải pháp để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của thông tin bị rò rỉ đối với doanh nghiệp
- Phản hồi nhanh chóng và xác nhận thông tin bị rò rỉ
- Tận dụng các mối quan hệ công chúng để tháo gỡ được vấn đề công ty đang gặp phải
- Sau khi rò rỉ thông tin, có những bài báo sẽ đăng bài sai sự thật về công ty. Vì vậy, bạn cần đính chính lại thông tin một cách minh bạch, rõ ràng trên tất cả phương tiện truyền thông của công ty, và trên các báo chí để không làm ảnh hưởng đến danh tiếng doanh nghiệp.
Câu trả lời mẫu: “Trong thực tế, việc bị rò rỉ thông tin ra bên ngoài là điều thường xuất hiện ở doanh nghiệp. Nếu gặp trường hợp đó thì tôi sẽ báo cáo cho cấp trên và đơn vị phóng viên để giải quyết vấn đề. Tôi sẽ cố gắng hạn chế thiệt hại cũng như đảm bảo thông tin của khách hàng và doanh nghiệp được bảo vệ tốt nhất. Tôi cũng cam kết với công ty rằng những sự cố như thế này sẽ không xảy ra trong tương lai nữa…”

Trường hợp lãnh đạo hay quản lý của Cty phát biểu lỡ lời thì cách xử lý thế nào?
Mục đích chính khi nhà tuyển dụng hỏi ứng viên câu hỏi này là để đánh giá sự nhạy bén trong việc xử lý nhanh các tình huống bất ngờ. Để trả lời được câu hỏi này, bạn chỉ cần đưa ra những giải pháp bạn đã áp dụng trước đó hoặc các biện pháp mà bạn có thể nghĩ ra ở thời điểm hiện tại.
Gợi ý trả lời:
- Giữ bình tĩnh và không vội vàng phản ứng vì nóng vội có thể làm tình huống trở nên tồi tệ và khó kiểm soát hơn
- Đưa ra lời xin lỗi nếu cấp trên bạn đã lỡ lời
- Giải thích và làm rõ với truyền thông những gì cấp trên muốn truyền tải đến công chúng
Câu trả lời mẫu: “Trường hợp lãnh đạo hay quản lý của công ty phát biểu lỡ lời trước công chúng, tôi sẽ bình tĩnh đợi khi lãnh đạo phát biểu xong. Sau đó, tôi sẽ xin lỗi và giải thích với báo chí truyền thông về sự cố của lãnh đạo trong lúc phát biểu. Ngoài ra, tôi sẽ giải thích với họ hàm ý chính xác của lãnh đạo trong câu nói lỡ lời đó.”
Nếu một tờ báo đăng tải những thông tin bất lợi hoặc không đúng sự thật về chiến dịch ra mắt sản phẩm mới hay chiến dịch truyền thông sắp tới của doanh nghiệp bạn sẽ làm thế nào?
Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết khả năng xử lý các vấn đề có thể xảy ra sau khi thực hiện chiến dịch ra mắt sản phẩm mới của bạn. Đồng thời, đây cũng là cách để nhận biết về tầm nhìn của ứng viên khi chuẩn bị sẵn các phương án dự phòng cho những trường hợp xấu có thể xảy ra khi ra mắt sản phẩm mới.
Vì thế, với câu trả lời này, bạn cần thể hiện được rằng đây là một tình huống bạn đã lường trước và đã đề ra biện pháp giải quyết hiệu quả. Tuy nhiên, để câu trả lời có tính thuyết phục hơn, bạn nên liệt kê một số giải pháp bạn đã lên kế hoạch trước đó.

Gợi ý trả lời:
- Liên hệ với các trang báo đăng tải những thông tin bất lợi đó để giải quyết, đưa ra các bằng chứng cụ thể để đính chính lại thông tin.
- Liệt kê một số giải pháp bạn đã chuẩn bị hoặc học được sau thất bại
Câu trả lời sẵn: “Khi rơi và trong trường hợp các tờ báo đăng tải những thông tin bất lợi hoặc không đúng sự thật về chiến dịch ra mắt sản phẩm mới thì em sẽ gửi thư email kèm các số liệu, thông tin chuẩn và yêu cầu họ đính chính lại thông tin, đồng thời yêu cầu họ gỡ những bài viết đã đăng tải thông tin sai sự thật. Sau khi nhận được email bên báo vẫn không chịu hợp tác thì lúc đó em sẽ tổ chức buổi họp báo. Trong buổi này, em sẽ đưa ra các thông tin đính chính chính xác của doanh nghiệp mình và khẳng định những thông tin bên các trang báo kia đăng tải là không đúng sự thật”.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo các công việc khác trong lĩnh vực marketing dưới đây.
Mẹo khi đi phỏng vấn vị trí PR
Ngoài kiến thức và kỹ năng cần có, khi tham gia phỏng vấn PR, bạn cần chuẩn bị cả về mặt tâm lý cũng như tập luyện tốt để có được thần thái tốt nhất và thu hút nhà tuyển dụng. Cụ thể, bạn có thể tham khảo một số mẹo sau đây:
- Tìm hiểu về doanh nghiệp trên trang web trước khi tới buổi phỏng vấn:
Việc nghiên cứu kỹ công ty bạn sắp phỏng vấn, khách hàng và thành công của công ty sẽ giúp bạn hiểu hơn về công ty, và “chạm” đúng nhu cầu của tổ chức. Nhờ thế, bạn có thể chứng minh sự phù hợp, giá trị của bản thân với tổ chức. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị một số câu hỏi có liên quan như “Bạn nghĩ thế nào về các chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp chúng tôi?”...

- Diễn giải với ngôn ngữ cơ thể tự tin:
Sự tự tin sẽ giúp bạn thể hiện được bản lĩnh cũng như năng lực để ứng phó với các tình huống truyền thông khẩn cấp. Vì thế, khi đi phỏng vấn, bạn đừng quên luyện tập ngôn ngữ hình thể để có được sự tự tin trong mọi tình huống, đặc biệt là khi nêu quan điểm cá nhân hoặc các câu hỏi liên quan đến thành công. Tuy nhiên, sự tự tin khi thừa nhận các thiếu sót và cam kết sửa đổi, khắc phục cũng đánh giá cao.
- Nhấn mạnh sự hứng thú và cam kết nỗ lực với vị trí nhân viên truyền thông để khẳng định bạn đã đọc kỹ mô tả công việc:
Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được mong muốn cống hiến của bạn với công ty. Đặc biệt, với các ứng viên trái ngành hoặc mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, một thái độ tích cực, nhiệt huyết sẽ giúp bạn khỏa lấp phần nào những thiếu sót về kỹ năng, kinh nghiệm,...
- Trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm, sáng tạo:
Ngắn gọn, đúng trọng tâm và sáng tạo là những yêu cầu cơ bản cho các ứng viên làm việc trong ngành PR nói riêng và Marketing nói chung. Vì thế, bạn nên thể hiện được điều này trong buổi phỏng vấn, qua các câu trả lời của mình để được nhà tuyển dụng đánh giá tích cực.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ tới bạn top 30 câu hỏi phỏng vấn PR phổ biến và cách câu trả lời ấn tượng nhất. Hy vọng rằng, những tài liệu hữu ích này sẽ trở thành hành trang, giúp bạn dễ dàng vượt qua vòng phỏng vấn và có được công việc yêu thích. Ngoài ra, bạn đừng quên truy cập website TopCV.vn để không bỏ lỡ các cơ hội việc làm có liên quan đến PR nhé!
>>> Xem thêm: 16 câu hỏi phỏng vấn vị trí PR chuyên sâu bạn nên biết (P2)
Nguồn ảnh: Sưu tầm