QA (Quality Assurance) là người thực hiện giám sát, quản lý và đảm bảo chất lượng trong quy trình phát triển sản phẩm/dịch vụ. Vì thế, khi tuyển dụng QA, doanh nghiệp thường yêu cầu ứng viên có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cao. Vậy làm thế nào để bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và tăng tỷ lệ trúng tuyển khi phỏng vấn? Hãy cùng TopCV khám phá tuyển tập câu hỏi phỏng vấn QA và cách trả lời trong bài viết dưới đây!
Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn QA về kiến thức, chuyên môn
Nhân viên QA cần có những kỹ năng nào?
Mục đích của câu hỏi “Nhân viên QA cần có những kỹ năng nào?” nhằm đánh giá hiểu biết của ứng viên về vai trò QA. Ngoài ra, nhà tuyển dụng còn muốn biết bạn có nhận thức đúng về các kỹ năng quan trọng đối với một Nhân viên QA và đánh giá xem bạn có những kỹ năng đó hay không.
Để trả lời câu hỏi này, bạn nên nhấn mạnh 3 - 4 kỹ năng quan trọng (bao gồm cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm) đối với Nhân viên QA, ngoài ra đừng quên thể hiện rằng bạn sẵn sàng học hỏi và cập nhật những kỹ năng mới theo sự phát triển của ngành.
Gợi ý trả lời:
Tùy vào ngành nghề mà vị trí QA sẽ có những yêu cầu, kỹ năng khác nhau, ví dụ như QA phần mềm, QA sản phẩm, QA sản xuất, v.vv.. Tuy nhiên, nhìn chung một Nhân viên QA cần có các kỹ năng sau:
|
Khám phá TOP việc làm Nhân viên QA lương cao, đãi ngộ tốt đang được tuyển dụng trên TopCV. Click ngay để không bỏ lỡ các cơ hội việc làm hấp dẫn nhé!
|
QA đóng vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?
Đây là câu hỏi phỏng vấn nhằm đánh giá nhận thức, hiểu biết của ứng viên về tầm quan trọng của Nhân viên QA trong quy trình phát triển sản phẩm/doanh nghiệp nói riêng và doanh nghiệp nói chung.
Gợi ý trả lời:
QA đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Cụ thể:
|
>>> Xem thêm: Nhân viên quản lý chất lượng là gì? Những tố chất cần có để thành công
Bạn hiểu thế nào về lỗi (bug), khuyết tật (defect) và sự cố (failure)?
Đây là câu hỏi phỏng vấn QA phổ biến, nhằm đánh giá kiến thức chuyên môn của ứng viên về các khái niệm cơ bản trong kiểm thử phần mềm. Để trả lời câu hỏi này, bạn nên trình bày ngắn gọn về khái niệm, sự khác biệt nổi bật giữa bug, defect và failure và đưa ra các ví dụ minh họa cụ thể.
Gợi ý trả lời:
Bug, defect và failure là ba khái niệm thường được sử dụng trong kiểm thử phần mềm. Trong đó:
|
Vai trò của QA và QC khác nhau như thế nào?
QA (Quality Assurance) và QC (Quality Control) là hai vị trí dễ bị nhầm lẫn với nhau. Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này nhằm đánh giá sự hiểu biết, khả năng phân tích của ứng viên về sự khác biệt QA và QC. Với câu hỏi phỏng vấn QA này, bạn có thể đưa ra khái niệm đơn giản của 2 vị trí này. Bên cạnh đó nên lồng ghép thêm quan điểm cá nhân của bạn vào câu trả lời.
>>> Đọc ngay: QA QC là gì? Những điều có thể bạn chưa biết về hai vị trí QA/QC
Gợi ý trả lời:
QA (Quality Assurance) và QC (Quality Control) đều hướng tới việc đảm bảo chất lượng sản phẩm nhưng hai vị trí này có vai trò khác nhau. Cụ thể:
Ví dụ: Trong quá trình phát triển một phần mềm, QA sẽ tham gia vào việc viết test case, review code để đảm bảo sản phẩm được phát triển đúng theo yêu cầu. Khi hoàn thành phần mềm, QC sẽ thực hiện các bài kiểm thử tự động và thủ công để đảm bảo sản phẩm hoạt động ổn định. |
Nếu bạn đang tìm kiếm các cơ hội việc làm QA/QC thì hãy khám phá ngay hàng nghìn việc làm quản lý chất lượng QA/QC uy tín, đãi ngộ tốt đang được tuyển dụng trên TopCV. Click ngay để không bỏ lỡ các cơ hội việc làm hấp dẫn ngay hôm nay!
|
Bạn hiểu như thế nào về tiêu chuẩn ISO?
ISO là tiêu chuẩn quan trọng trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng (QA), cung cấp một khuôn khổ để xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả. Đây là câu hỏi phỏng vấn nhằm đánh giá sự hiểu biết, khả năng áp dụng kiến thức về ISO của ứng viên vào công việc QA hay không.
Để trả lời câu hỏi này, bạn nên trình bày ngắn gọn về khái niệm tiêu chuẩn ISO và nêu vai trò của ISO trong lĩnh vực QA.
Gợi ý trả lời:
ISO (International Organization for Standardization) là một Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế đưa ra các tiêu chuẩn trong thương mại và công nghiệp được áp dụng trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn này được thành lập ngày 23/2/1947. Trong đó, Việt Nam đã gia nhập vào IOS với vai trò là thành viên thứ 77 vào năm 1977. Các tiêu chuẩn ISO cung cấp một tiêu chuẩn chung giúp các doanh nghiệp xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng một cách hiệu quả. Trong lĩnh vực QA, ISO 9001 là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. ISO 9001 cung cấp các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng, giúp các tổ chức xác định và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, liên tục cải tiến hiệu suất của hệ thống. |
Bạn hiểu gì về Bug leakage và Bug release?
Đây là câu hỏi chuyên môn phỏng vấn QA phổ biến, nhằm đánh giá kiến thức nền tảng của ứng viên về việc quản lý lỗi trong kiểm thử phần mềm và đánh giá kỹ năng phân tích, kinh nghiệm thực tế của ứng viên về bug leakage và bug release.
Gợi ý trả lời:
Bug Leakage và Bug Release là hai thuật ngữ được sử dụng trong phát triển và kiểm thử phần mềm để mô tả các khía cạnh khác nhau của quy trình đảm bảo chất lượng phần mềm. Cụ thể:
|
Phân biệt Gorilla testing và Monkey testing
Với câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng đang muốn đánh giá kiến thức chuyên môn của ứng viên về các phương pháp kiểm thử phần mềm cơ bản và đánh giá khả năng phân tích, so sánh của ứng viên.
Gợi ý trả lời:
Gorilla testing và Monkey testing là hai kỹ thuật kiểm thử ngẫu nhiên được sử dụng để tìm ra các lỗi trong phần mềm. Cụ thể:
|
>>> Khám phá ngay TOP việc làm QA uy tín, chất lượng đang được tuyển dụng trên TopCV. Click ngay để không bỏ lỡ cơ hội việc làm hấp dẫn!
Data-Driven Testing là gì?
Mục đích của câu hỏi phỏng vấn này là đánh giá kiến thức chuyên môn của ứng viên về Data-Driven Testing trong kiểm thử phần mềm.
Gợi ý trả lời:
Data-Driven Testing (DDT) là một kỹ thuật kiểm thử tự động trong đó dữ liệu kiểm thử được lưu trữ trong các nguồn dữ liệu bên ngoài như XLSX, XML, CSV, database, thay vì được mã hóa trực tiếp vào các trường hợp kiểm thử. Từ đó, cho phép cùng một logic kiểm thử được thực thi nhiều lần với các tập dữ liệu khác nhau. Khi sử dụng phương pháp Data-Driven Testing, bạn sẽ tạo ra các kịch bản kiểm thử hoặc các luồng kiểm thử để thực thi cùng các bộ dữ liệu liên quan trong một khung kiểm thử tự động. Ví dụ: Giả sử bạn muốn kiểm thử chức năng đăng nhập của một ứng dụng. Thay vì viết từng kịch bản cho mỗi trường hợp (tên đăng nhập đúng, mật khẩu sai; tên đăng nhập sai, mật khẩu đúng...), bạn sẽ tạo một tập dữ liệu chứa các cặp tên đăng nhập và mật khẩu khác nhau, sau đó viết một kịch bản duy nhất để thực hiện việc đăng nhập với các dữ liệu trong tập dữ liệu đó. |
Kiểm thử hồi quy (Regression testing) là gì? Những trường hợp kiểm thử nào nên được chọn để kiểm thử hồi quy?
Mục đích của câu hỏi phỏng vấn này là đánh giá kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của ứng viên trong kiểm thử hồi quy (Regression testing).
Gợi ý trả lời:
Kiểm thử hồi quy (Regression testing) là loại kiểm thử phần mềm nhằm đảm bảo các thay đổi mới được thêm trong phần mềm không ảnh hưởng tiêu cực đến các tính năng hiện có. Khi đó, thử nghiệm quy hồi cần đảm bảo hai điều kiện là code mới thay đổi đạt yêu cầu quy định và code cũ hiện tại không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của code mới. Những trường hợp nên được chọn để kiểm thử hồi quy (Regression testing) bao gồm:
|
Hãy phân biệt Stubs và Drivers?
Với câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem bạn có nắm rõ về các khái niệm cơ bản trong kiểm thử tích hợp hay không, đồng thời, đánh giá khả năng phân tích và kinh nghiệm thực tiễn của bạn liên quan đến Stubs và Drivers.
Gợi ý trả lời:
Stubs và Drivers là hai khái niệm quan trọng trong kiểm thử tích hợp. Cụ thể:
|
Phân biệt Load testing và Stress testing
Kiểm thử đóng vai trò quan trọng với QA, nhằm phát hiện lỗi và đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Vì thế, khi phỏng vấn QA, nhà tuyển dụng thường đặt các câu hỏi chuyên môn liên quan đến kiểm thử nhằm đánh giá về kiến thức nền tảng cũng như kinh nghiệm thực tiễn của ứng viên. Tương tự với câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng đang muốn đánh giá hiểu biết, kinh nghiệm của bạn liên quan đến Load testing và Stress testing.
Gợi ý trả lời:
Load testing và Stress testing là hai loại kiểm thử hiệu năng nhằm đảm bảo chất lượng của phần mềm/hệ thống dưới các điều kiện khác nhau. Cụ thể:
|
>>> Xem thêm: TOP 30 câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất ứng viên cần biết
Tìm việc làm ngành QA không khó với TopCV. TopCV cung cấp hàng nghìn cơ hội việc làm ngành QA uy tín từ các doanh nghiệp hàng đầu hiện nay. Click ngay để tìm kiếm các việc làm phù hợp nhé!
|
Sự khác biệt giữa kiểm thử thủ công (Manual Testing) và kiểm thử tự động (Automated Testing) là gì?
Với câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá hiểu biết, kinh nghiệm của bạn về hai loại hình kiểm thử phổ biến là kiểm thử thủ công và kiểm thử tự động.
Gợi ý trả lời:
Kiểm thử thủ công và kiểm thử tự động là hai phương pháp kiểm thử phần mềm phổ biến hiện nay, mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể:
|
Bạn hiểu như thế nào về thuật ngữ Black box testing và White box testing?
Đây là câu hỏi phỏng vấn QA phổ biến nhằm đánh giá kiến thức chuyên môn của ứng viên trong kiểm thử phần mềm.
Gợi ý trả lời:
|
Kiểm thử đơn vị (Unit testing) và kiểm thử tích hợp (Integration testing) khác nhau như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Dưới đây là những khác nhau giữa kiểm thử đơn vị (Unit testing) và kiểm thử tích hợp (Integration testing) để bạn tham khảo:
Kiểm thử đơn vị (Unit testing) | Kiểm thử tích hợp (Integration testing) | |
Mục đích | Kiểm thử riêng biệt từng đơn vị hoặc từng module của chương trình. | Kiểm thử tích hợp hai hay nhiều đơn vị/modules kết hợp cùng nhau. |
Kỹ thuật kiểm thử | Kiểm thử hộp trắng (White box testing). | Kiểm thử hộp đen (Black box testing). |
Thời điểm thực hiện | Có thể thực hiện bất cứ lúc nào. | Thường thực hiện sau Unit testing và trước System testing. |
Kiểm thử phần phụ thuộc | Không xác minh rằng mã có hoạt động đúng với các phần phụ thuộc bên ngoài hay không. | Xác minh rằng mã hoạt động đúng với các phần phụ thuộc bên ngoài như cơ sở dữ liệu, API. |
Mức độ phát hiện lỗi | Tìm lỗi dễ dàng hơn do chỉ tập trung vào đơn vị mã nhỏ. | Tìm lỗi khó hơn do sự phức tạp của các module tích hợp. |
Bạn đã có một mẫu CV Nhân viên QA chuyên nghiệp để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng khi apply chưa? Nếu chưa thì hãy sử dụng ngay công cụ tạo CV MIỄN PHÍ của TopCV ngay dưới đây! Với công cụ tạo CV này, bạn có thể tạo CV chuẩn chỉ với vài thao tác đơn giản. Click để sử dụng ngay!
|
Câu hỏi phỏng vấn QA về kinh nghiệm thực tiễn
Khi nhận được tài liệu về thiết lập quy trình QA mới, nếu không hiểu thì bạn sẽ làm gì?
Đây là câu hỏi phỏng vấn nhằm đánh giá khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp và cách ứng xử lý tình huống khi gặp khó khăn trong quá trình làm việc của ứng viên. Nhà tuyển dụng muốn biết liệu bạn có chủ động tìm cách để hiểu rõ vấn đề và có cách tiếp cận hợp lý để không ảnh hưởng đến tiến độ công việc không.
Gợi ý trả lời:
Khi nhận được tài liệu về một quy trình QA mới, đầu tiên tôi sẽ làm là đọc kỹ tài liệu, ghi chú lại các điểm mà tôi chưa hiểu rõ hoặc còn thắc mắc. Sau đó tôi sẽ kiểm tra lại các tài liệu hướng dẫn hoặc kiến thức liên quan mà công ty có sẵn để hiểu thêm về quy trình mới này. Trong trường hợp tôi vẫn chưa hiểu thì tôi sẽ liên hệ, trao đổi trực tiếp với người phụ trách chương trình để được hướng dẫn trực tiếp. Tôi tin rằng sự sẵn sàng học hỏi, chủ động trong công việc là kỹ năng quan trọng đối với một QA khi đối mặt với các kiến thức và thử thách mới. |
Bạn có thế mạnh về QA phần mềm hay hàng hóa?
Trên thực tế, vị trí QA sẽ thường làm việc tại các công ty phần mềm, công nghệ thông tin hoặc những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa. Mục đích của câu hỏi này là để nhà tuyển dụng đánh giá thế mạnh của bạn trong lĩnh vực QA và xem liệu kinh nghiệm, kỹ năng của bạn có phù hợp với yêu cầu của công việc hay không.
Để trả lời câu hỏi phỏng vấn này, bạn nên trình bày về thế mạnh của bản thân, giải thích lý do vì sao bạn chọn lĩnh vực đó và thể hiện sự liên kết giữa thế mạnh của bạn với vị trí đang ứng tuyển.
Gợi ý trả lời:
Tôi có thế mạnh về QA phần mềm, tôi có kinh nghiệm trong việc thiết kế test case, thực hiện kiểm thử tự động và sử dụng các công cụ kiểm thử như Selenium, TestComplete, Ranorex, Appium, v.vv.. |
Giải thích các rủi ro trong đảm bảo chất lượng. Nêu 5 khía cạnh của rủi ro.
Mục đích của câu hỏi phỏng vấn này là kiểm tra hiểu biết, kinh nghiệm của ứng viên về các rủi ro trong đảm bảo chất lượng và khả năng phân tích các yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng đến quá trình kiểm thử phần mềm hoặc hàng hóa. Nhà tuyển dụng muốn đánh giá khả năng nhận diện, quản lý rủi ro và biện pháp bạn có thể áp dụng để giảm thiểu các rủi ro đó.
Gợi ý trả lời:
Rủi ro trong đảm bảo chất lượng là các yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm/dịch vụ. 5 khía cạnh của rủi ro bao gồm:
|
Làm thế nào để quyết định một phần mềm cần bao nhiêu lần kiểm thử trong đảm bảo chất lượng?
Câu hỏi này nhằm đánh giá kinh nghiệm, cách ứng viên xác định số lượng lần kiểm thử cần thiết để đảm bảo phần mềm đáp ứng yêu cầu chất lượng mà không lãng phí tài nguyên.
Gợi ý trả lời:
Việc xác định số lần kiểm thử cho một phần mềm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể:
|
Bạn từng gặp khó khăn nào lớn trong quy trình sản xuất chưa? Bạn giải quyết ra sao?
Đây là câu hỏi phỏng vấn nhằm đánh giá khả năng thích ứng và giải quyết vấn đề của ứng viên khi gặp tình huống khó khăn trong quy trình sản xuất. Nhà tuyển dụng muốn biết bạn đã từng đối mặt với các tình huống phức tạp như thế nào và bạn đã tìm ra giải pháp ra sao để đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng.
Gợi ý trả lời:
Trong một dự án phát triển phần mềm gần đây, chúng tôi gặp một khó khăn lớn khi triển khai hệ thống kiểm thử tự động cho một sản phẩm có nhiều tính năng mới. Sau một bản cập nhật lớn, hệ thống kiểm thử tự động gặp phải lỗi không tương thích, khiến một số bài kiểm thử quan trọng không thể thực hiện được. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lịch trình kiểm thử hồi quy và có nguy cơ làm chậm trễ toàn bộ quy trình phát hành sản phẩm. Sau đó, tôi đã ngay lập tức phối hợp với nhóm phát triển và nhóm kiểm thử để xác định nguyên nhân của vấn đề. Sau khi xem xét kỹ lưỡng, chúng tôi phát hiện ra rằng bản cập nhật đã thay đổi cách một số module tương tác với nhau, gây ra lỗi không tương thích với các công cụ kiểm thử tự động mà chúng tôi đang sử dụng. Nhận thấy mức độ ảnh hưởng của vấn đề, tôi đã đề xuất chuyển sang thực hiện kiểm thử thủ công cho những module quan trọng nhất để không làm gián đoạn tiến độ kiểm thử. Nhờ giải pháp kết hợp giữa kiểm thử thủ công và cập nhật hệ thống kiểm thử tự động, chúng tôi đã đảm bảo không có lỗi nghiêm trọng nào bị bỏ sót và kịp thời hoàn thành giai đoạn kiểm thử hồi quy. Chúng tôi đã hoàn thành quy trình phát hành sản phẩm đúng hạn, đảm bảo chất lượng phần mềm cao mà không gây chậm trễ cho toàn bộ dự án. |
Làm thế nào để bạn xác định độ ưu tiên của một bug?
Đây là câu hỏi chuyên môn thường gặp khi phỏng vấn QA, nhằm đánh giá khả năng phân tích, đánh giá rủi ro và quản lý lỗi (bug) của bạn trong quá trình đảm bảo chất lượng phần mềm. Nhà tuyển dụng muốn bạn sẽ xác định mức độ ưu tiên của lỗi (bug) như thế nào.
Gợi ý trả lời:
Xác định độ ưu tiên của bug là một bước quan trọng giúp đảm bảo rằng các lỗi có ảnh hưởng lớn đến sản phẩm được xử lý trước nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ phát triển sản phẩm. Tôi thường xác định mức độ ưu tiên của một bug (lỗi) dựa vào độ nghiêm trọng (mức độ tác động của lỗi đến sản phẩm/người dùng). Mức độ nghiêm trọng sẽ được chia thành các mức độ:
|
Ngoài ra, đừng quên truy cập TopCV để cập nhật hàng triệu cơ hội việc làm ở mọi ngành nghề, cấp bậc khác nhau. Click xem ngay để khám phá việc làm lương cao, đãi ngộ tốt ngay hôm nay!
|
Làm thế nào để bạn đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa đội phát triển và đội QA trong các giai đoạn của dự án?
Ở mỗi dự án, đội QA phải thường xuyên làm việc với đội phát triển để tạo ra các sản phẩm chất lượng, đảm bảo yêu cầu của khách hàng. Với câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá khả năng làm việc nhóm của bạn, nhà tuyển dụng muốn biết bạn có thể đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, giải quyết xung đột và thúc đẩy sự cộng tác hiệu quả giữa hai bộ phận trong suốt quá trình phát triển dự án hay không.
Gợi ý trả lời:
Để đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa đội phát triển và đội QA, tôi đã xây dựng quy trình làm việc ràng và đảm bảo mọi người đều thực hiện theo. Bên cạnh đó, tôi xây dựng các kênh giao tiếp hiệu quả và tổ chức các cuộc họp định kỳ để mọi người cập nhật tiến độ và giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có). |
Bạn đã từng làm việc với những công cụ kiểm thử tự động nào và công cụ nào hiệu quả nhất?
Đây là câu hỏi phỏng vấn nhằm đánh giá kinh nghiệm, khả năng của bạn trong việc sử dụng các công cụ kiểm thử tự động và nhận thức của bạn về hiệu quả của từng công cụ.
Gợi ý trả lời:
Tôi đã có kinh nghiệm làm việc với nhiều công cụ kiểm thử tự động khác nhau như Selenium, TestComplete, LambdaTest, Appium, Katalon Studio, v.vv.. Trong đó, tôi thấy Selenium là công cụ hiệu quả nhất cho việc kiểm thử ứng dụng web. Selenium rất linh hoạt, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình như Java, Python, và C#, đồng thời tích hợp dễ dàng với các công cụ CI/CD như Jenkins. Ngoài ra, công cụ này còn cho phép kiểm thử trên nhiều trình duyệt và nền tảng khác nhau, điều này rất quan trọng để đảm bảo tính tương thích của sản phẩm. |
Kinh nghiệm phỏng vấn QA hiệu quả
Dưới đây là những kinh nghiệm phỏng vấn QA hiệu quả để bạn tham khảo:
- Tìm hiểu kỹ về mô tả công việc và vai trò của QA tại công ty mà bạn đang ứng tuyển, điều này giúp bạn hiểu rõ “chân dung ứng viên” mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Từ đó, bạn có thể tập trung vào việc làm nổi bật những điểm mạnh của mình và chuẩn bị những câu trả lời phù hợp cho các câu hỏi phỏng vấn.
- Chuẩn bị kỹ kiến thức chuyên môn liên quan đến quy trình kiểm thử, test case, tiêu chuẩn kiểm thử, các công cụ kiểm thử, v.vv..
- Tập trung vào kinh nghiệm thực tế, các dự án bạn đã thực hiện và đạt được thành công để chứng minh với nhà tuyển dụng bạn là “ứng cử viên sáng giá” cho vị trí QA này.
- Khi kết thúc buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường hỏi liệu bạn có câu hỏi gì không. Đây là cơ hội để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và thể hiện sự quan tâm tới vị trí đang ứng tuyển và công ty. Vì thế, bạn hãy đặt 3 - 5 câu hỏi liên quan trực tiếp đến vị trí QA, phòng ban hoặc văn hóa công ty.
Trên đây là những câu hỏi phỏng vấn QA thường gặp mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng với bộ câu hỏi phỏng vấn QA này, bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng vấn sắp tới của mình.
Nguồn ảnh: Sưu tầm.