Một trong những nhóm ngành được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay chính là công nghệ thực phẩm. Vậy, nếu bạn đang có những thắc mắc như công nghệ thực phẩm là gì? Cơ hội việc làm ngành công nghệ thực phẩm hiện nay như thế nào? TopCV sẽ giải đáp ngay cho bạn trong bài viết hôm nay.
Ngành công nghệ thực phẩm là gì?
Khái niệm ngành công nghệ thực phẩm
Công nghệ thực phẩm là ngành thuộc nhóm kỹ thuật – công nghệ với công việc chính là nghiên cứu và chế biến các loại thực phẩm. Những lĩnh vực như bảo quản, chế biến, nghiên cứu sản phẩm, vận hành dây chuyền sản xuất, … đều thuộc nhóm ngành công nghệ thực phẩm.
Hay có thể hiểu rằng, ngành CNTP chính là tất cả công việc, công đoạn liên quan đến việc bảo quản, sản xuất đồ ăn từ dây chuyền. Khi theo công nghệ thực phẩm, sinh viên/học viên sẽ được học các kiến thức liên quan đến sinh học cùng các môn học liên quan đến chế biến, dinh dưỡng cho thực phẩm.
>> Xem thêm: Cẩm nang xin việc ngành công nghệ thực phẩm

Mô tả công việc ngành công nghệ thực phẩm
Khi lựa chọn làm công nghệ thực phẩm, bạn có thể sẽ làm một số công việc cụ thể sau đây.
* Theo dõi, kiểm soát quá trình vận hành, sản xuất thực phẩm
Những kỹ sư, nhân viên công nghệ thực phẩm sẽ là những người có sự ảnh hưởng trực tiếp đến thực phẩm được sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, làm giảm uy tín, doanh thu của công ty. Do đó, công việc chính của kỹ sư hoặc nhân viên công nghệ thực phẩm chính là đảm bảo được các tiêu chí của sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng.
Để đảm bảo các tiêu chí đó, kỹ sư/nhân viên công nghệ thực phẩm cần trực tiếp tiến hành theo dõi, kiểm soát toàn bộ quy trình từ nhập nguyên liệu, sản xuất và bảo quản. Cụ thể hơn:
- Kiểm tra về số lượng, chất lượng của nguyên liệu (yêu cầu về kiến thức, nắm vững các tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn đánh giá);
- Tham gia vào quá trình giám sát, kiểm tra sản xuất;
- Tham gia vào quá trình bảo quản thực phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng.
* Theo dõi, hướng dẫn các công nhân, dây chuyền thực hiện công việc luôn đúng nguyên tắc
Để một sản phẩm đến được tay người tiêu dùng sẽ cần sự vận hàng của một hệ thống máy móc và nhân sự. Ở mỗi giai đoạn, khâu sản xuất sẽ cần có đội ngũ nhân viên và người giám sát, hướng dẫn và theo dõi riêng. Và người thực hiện nhiệm vụ này chính là kỹ sư/nhân viên ngành CNTP.
Ngoài ra, kỹ sư công nghệ thực phẩm cũng sẽ thực hiện các nghiên cứu về công thức chế biến/sản xuất mới cho các sản phẩm. Họ cũng sẽ là người đào tạo cho các nhân sự khác như kỹ thuật viên, công nhân,… làm quen với máy móc, quy trình sản xuất.
Các nhân viên/kỹ sư công nghệ thực phẩm cũng sẽ là người giám sát, đốc thúc, kiểm tra công suất của dây chuyền. Đảm bảo cho các hoạt động sản xuất luôn được liên tục, đúng tiến độ, kế hoạch đã đề ra trước đó.
Ở những cấp độ cao hơn như manager, leader, kỹ sư công nghệ thực phẩm sẽ là người tham gia vào quá trình tuyển dụng, phân công công việc cho các nhân sự khác.

* Giám sát, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm cuối cùng
Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của công nghệ thực phẩm chính là giám sát và đảm bảo về chất lượng cho các sản phẩm cuối cùng. Bởi chất lượng của sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
Tương tự như các vị trí QC, QA ở dây chuyền sản xuất thông thương, kỹ sư CNTP sẽ là người kiêm các công việc, nhiệm vụ về kiểm soát và làm thế nào để có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm luôn được an toàn, tối ưu nhất.
* Quản lý các tài liệu, các hệ thống quản lý khác về chất lượng
Những doanh nghiệp đặc thù chuyên về sản xuất sẽ đặc biệt cần chú trọng đến hệ thống quản lý chất lượng. Đây chính là các công cụ có thể đảm bảo được sản phẩm của doanh nghiệp đem lại sự thỏa mãn cho người dùng. Và kỹ sư CNTP và một số nhân sự/bên liên quan khác sẽ có trách nhiệm thiết lập được hệ thống này.
Hệ thống quản lý chất lượng mà hầu hết các kỹ sư hiện nay đang sử dụng có thể kể đến như ISO 9000, hệ thống HACCP, hệ thống toàn diện TQM, hệ thống Q-Base,…
Để thiết kế, triển khai được hệ thống quản lý chất lượng này cho doanh nghiệp, kỹ sư công nghệ thực phẩm sẽ thực hiện:
- Xây dựng, thiết kế hệ thống;
- Triển khai hệ thống trên thực tế;
- Nghiệm thu các yếu tố chất lượng, số lượng của hệ thống;
- Giám sát, cải tiến hệ thống nếu cần.
* Một số công việc khác theo yêu cầu
- Kiểm soát đầu vào nguồn nguyên liệu thô;
- Kiểm soát về giá trị dinh dưỡng, chất lượng của thực phẩm, sản phẩm;
- Tham gia vào quy trình phát triển của sản phẩm như bao bì, tiếp thị,…;
- Nghiên cứu, đưa ra các biện pháp để cải thiện những khía cạnh chưa được tối ưu của sản phẩm;
Tình hình tuyển dụng – mức lương ngành công nghệ thực phẩm hiện nay
Công nghệ thực phẩm là một trong ba nhóm ngành đang dẫn đầu về “khát” nhân lực từ giai đoạn năm 2015 đến 2025. Hiện tại, công nghệ thực phẩm đang đạt 20% tổng sản lượng các sản phẩm nội địa. Do đó, nhu cầu tuyển dụng ngành công nghệ thực phẩm tại TPHCM (Anchor Text), Hà Nội và các thành phố lớn khác đang ngày càng tăng cao.
Mức lương của vị trí công nghệ thực phẩm sẽ phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm cũng như cấp bậc trong công việc:
- Sinh viên mới ra trường, làm ở vị trí thấp: 5.000.000 – 8.000.000 đ/tháng;
- Kỹ sư có tay nghề lâu năm, quản lý, giám sát: 2.000 – 3.000 $/tháng.
>>> Tạo CV để ứng tuyển nhanh chóng vào việc làm Công nghệ thực phẩm lương cao
Ngành công nghệ thực phẩm học trường nào?
Nếu muốn trở thành kỹ sư công nghệ thực phẩm trong tương lai, bạn có thể theo học những trường đại học có chuyên ngành “Công nghệ thực phẩm”. Ví dụ như:
- ĐH Công nghệ TPHCM (Hutech): Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – điểm chuẩn năm 2019 là 16 điểm;
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – điểm chuẩn năm 2019 là 20 điểm;
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội: Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm – điểm chuẩn năm 2019 là 18.45 điểm.
Ngoài ra còn rất nhiều trường đại học, cao đẳng cũng như trung cấp khác trên toàn quốc có đào tạo Công Nghệ Thực Phẩm. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về các trường có ngành Công Nghệ Thực Phẩm trên Internet.

Bạn cũng có thể tham khảo nhiều thông tin việc làm hơn về ngành công nghệ thực phẩm tại trong tìm việc làm TopCV. Nếu bạn đang muốn tạo CV xin việc nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Truy cập ngay TopCV để tạo cho mình CV chuẩn, độc, lạ, ghi điểm với nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên nhé!
Nguồn ảnh: Sưu tầm