Đối với các ứng viên lần đầu tìm việc, có thể chưa hiểu rõ về công việc của nhà tuyển dụng là gì nên chưa biết cách ứng xử sao cho chuyên nghiệp. Trong bài viết này, TopCV sẽ giải thích khái niệm nhà tuyển dụng là gì cùng những câu hỏi phỏng vấn hay gặp.
Nhà tuyển dụng là gì?
![](https://static.topcv.vn/cms/nha-tuyen-dung-la-gi-topcv-1642e683a79286.jpg)
Nhà tuyển dụng là một tổ chức hoặc cá nhân làm việc trong doanh nghiệp, có nhiệm vụ là tìm kiếm nhân sự về làm việc tại công ty của họ. Công việc chính của nhà tuyển dụng là:
- Tìm kiếm ứng viên theo các tiêu chí tuyển dụng của các phòng ban trong công ty.
- Xác định các điều khoản tuyển dụng cho ứng viên, đưa ra mức lương và chế độ bảo hiểm chính xác, minh bạch.
- Thiết lập văn hóa doanh nghiệp, gắn kết nhân viên với nhau.
- Tương tác với từng nhân viên, giải đáp và giải quyết các vấn đề, thủ tục trong khâu tuyển dụng.
Trong quá trình tìm việc, phỏng vấn, bạn sẽ được kết nối trực tiếp với bộ phận/nhân viên/chuyên viên tuyển dụng của một công ty. Họ sẽ cung cấp cho bạn bản mô tả công việc, hướng dẫn các bước ứng tuyển và phỏng vấn.
Sau buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ thông báo kết quả cho bạn. Nếu bạn trúng tuyển, họ sẽ gửi thư mời nhận việc và đón tiếp bạn ở công ty một cách chuyên nghiệp. Họ giúp bạn thực hiện các thủ tục đầu vào để bạn chính thức trở thành nhân sự của công ty họ.
Ứng xử với nhà tuyển dụng sao cho chuyên nghiệp?
![](https://static.topcv.vn/cms/nha-tuyen-dung-la-gi-topcv-2642e686b5bf85.jpg)
Bởi nhà tuyển dụng là người quyết định bạn có trúng tuyển và được chính thức trở thành nhân sự của công ty họ hay không. Nên việc ứng xử với họ một cách chuyên nghiệp, lịch sự là vô cùng quan trọng.
Trước khi chính thức gặp gỡ
Bước đầu tiên là bạn cần kết nối với nhà tuyển dụng. Thông qua các website tuyển dụng và các tin tuyển dụng đăng trên mạng xã hội, bạn có thể kết nối với họ bằng cuộc gọi hoặc email xin việc.
Để thể hiện sự chuyên nghiệp, tạo được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng, bạn cần chuẩn bị một chiếc CV xin việc thật bắt mắt, trình bày thông tin rõ ràng, mạch lạc và thu hút. Trong đó, bạn nên thể hiện những kỹ năng, kinh nghiệm làm việc nổi bật của mình.
Bạn có thể tận dụng các mẫu CV sẵn có theo ngành nghề được cập nhật tại TopCV.vn. Đây là các mẫu đã được thiết kế và phân luồng rất rõ ràng, khoa học. Bạn chỉ cần điền các thông tin cá nhân lên đó là có thể dùng gửi cho nhà tuyển dụng rồi.
Trong cuộc gặp mặt
![](https://static.topcv.vn/cms/nha-tuyen-dung-la-gi-topcv-3642e6874808bd.jpg)
Sau bước nộp CV ứng tuyển, nếu cảm thấy bạn đáp ứng được các công việc do công ty đề ra, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với bạn để sắp xếp một cuộc gặp gỡ và phỏng vấn. Tại buổi phỏng vấn này, bạn cần thể hiện bản thân hết mình để thuyết phục nhà tuyển dụng chọn lựa bạn.
Chuẩn bị bộ trang phục lịch sự (quần dài, áo sơ mi, đi giày, màu sắc trang nhã), hồ sơ xin việc bản cứng, danh sách các câu hỏi nhà tuyển dụng thường hỏi và cách trả lời, một thái độ tự tin và chân thành, v.vv.. Như vậy, buổi phỏng vấn sẽ diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp.
Sau buổi gặp mặt
Kết thúc buổi phỏng vấn, bạn nên gửi một email cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian xem xét hồ sơ và phỏng vấn bạn. Đây là cách để lại ấn tượng tốt đẹp trong mắt nhà tuyển dụng, giúp tăng khả năng bạn được nhận việc.
Thái độ hơn trình độ. Có thể dựa vào những hành vi nho nhỏ này mà nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao về bạn. Và qua mỗi lần phỏng vấn, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm cho mình trong việc ứng xử chuyên nghiệp với nhà tuyển dụng.
Những câu hỏi nhà tuyển dụng hay hỏi khi đi phỏng vấn
Để có thể ứng xử một cách chuyên nghiệp với nhà tuyển dụng, gia tăng cơ hội trúng tuyển ngay trong lần đầu tiên đi phỏng vấn, các bạn ứng viên nên tham khảo danh sách những câu hỏi phỏng vấn hay gặp sau đây!
Câu hỏi 1: Hãy cho tôi biết về bản thân bạn
![](https://static.topcv.vn/cms/nha-tuyen-dung-la-gi-topcv-4642e6881db226.jpg)
Không phải nhà tuyển dụng chưa tìm hiểu về bạn, mà họ muốn kiểm tra sự bình tĩnh, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng dẫn dắt câu chuyện của bạn mà thôi. Khi được đặt câu hỏi này, bạn hãy giới thiệu ngắn gọn về nền tảng học vấn, kinh nghiệm làm việc và dự án nổi bật.
Không nên kéo dài quá mức đối với câu hỏi này. Không nói nhiều thông tin không liên quan đến công việc như gia đình, gia cảnh, con cái. Càng không nên nói đến những công việc không liên quan đến vị trí tuyển dụng.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn dễ trúng tuyển
Câu hỏi 2: Điểm yếu của bạn là gì?
Khi nhà tuyển dụng hỏi điểm yếu của bạn, đừng mang tính cách xấu hay những vấn đề không liên quan đến công việc ra nói. Bạn cũng không nên nói trực tiếp về điểm yếu của mình mà cần khéo léo cho nhà tuyển dụng thấy sự nỗ lực của bạn.
Bạn có thể trả lời rằng bạn đang còn thiếu sót về một kỹ năng nào đó, ví dụ như ngoại ngữ chẳng hạn. Kèm theo đó là mục tiêu luyện tiếng Anh, giao tiếp thành thạo trong vòng 1-2 năm. Như vậy nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là một người rất nỗ lực để tiến bộ.
Câu hỏi 3: Điểm mạnh của bạn là gì?
![](https://static.topcv.vn/cms/nha-tuyen-dung-la-gi-topcv-5642e688da6c02.jpg)
Ngược lại với tình huống trên, khi nhà tuyển dụng hỏi về thế mạnh của bạn thì đây là lúc để bạn tiếp thị bản thân rồi đó! Bạn hãy xác định trình độ chuyên môn của mình, sử dụng những từ ngữ nổi bật và đắt giá để trở nên nổi trội hơn so với các ứng cử viên khác.
Thay vì chỉ liệt kê ra điểm mạnh của mình, bạn cần đính kèm các dẫn chứng và kết quả cụ thể để có được sự tin tưởng từ nhà tuyển dụng. Bạn có thể kể về một số dự án có tiếng mà bạn đã từng tham gia chẳng hạn, chắc chắn sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng.
Câu hỏi 4: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
Khi nhà tuyển dụng hỏi định hướng nghề nghiệp của bạn, điều mà họ muốn nghe sự trung thành, cam kết gắn bó lâu dài với công ty và tạo ra nhiều giá trị cho họ. Vì thế, đừng sử dụng những ngôn từ quá chung chung như là “tôi sẽ trở thành trưởng phòng trong 1 năm tới”.
Thay vào đó, hãy thể hiện cho họ thấy rằng vị trí họ đang tuyển dụng rất phù hợp với kế hoạch nghề nghiệp của bạn. Nếu muốn học cao hơn thì hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng mục tiêu của bạn là có thêm tri thức để cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển của công ty.
Tìm hiểu thêm: Những chia sẻ về mục tiêu nghề nghiệp trong CV mà bạn cần biết
Câu hỏi 5: Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?
![](https://static.topcv.vn/cms/nha-tuyen-dung-la-gi-topcv-6642e689becc37.jpg)
Dụng ý của nhà tuyển dụng là gì khi đặt ra câu hỏi này? Nhà tuyển dụng hỏi tại sao nghỉ việc thực chất là muốn biết mức độ khéo léo trong giao tiếp của bạn mà thôi. Với câu hỏi này, bạn hãy trả lời trung thực một cách tương đối, tự tin và trình bày thật ngắn gọn, ví dụ:
- Bạn muốn tìm kiếm môi trường làm việc thách thức hơn để phát triển trong tương lai.
- Bạn muốn trải nghiệm một lĩnh vực mới, một công việc mới để gia tăng kinh nghiệm và kỹ năng cho mình.
- Công ty cũ ngừng hoạt động hoặc tái cấu trúc, định hướng kinh doanh thay đổi, không còn phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bạn.
Câu hỏi 6: Bạn đối phó với những rắc rối, trở ngại trong công việc thế nào?
Những trở ngại trong công việc sẽ trở thành động lực cho con người phát triển. Và qua những khó khăn đó, bạn sẽ rút ra được bài học quý báu cho mình. Khi đặt ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết cách mà bạn phản ứng với khó khăn, áp lực công việc.
Ở câu hỏi này, bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn sẽ không giải quyết vấn đề theo hướng cảm xúc mà rất linh hoạt và quyết đoán. Bạn luôn đặt lợi ích tập thể lên trên và nhiệt tình hết sức để tìm ra giải pháp xoay chuyển tình thế.
Câu hỏi 7: Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?
![](https://static.topcv.vn/cms/nha-tuyen-dung-la-gi-topcv-7642e68a81327b.jpg)
Ứng viên không bao giờ nên là người nhắc đến mức lương trước. Chỉ khi nào nhà tuyển dụng hỏi mức lương mong muốn thì bạn mới nên đề cập. Nhưng cũng không nên nói thẳng mức lương bạn đang nhắm đến. Mà nên để nhà tuyển dụng tự nêu ra rồi lựa theo.
Ví dụ, khi nhà tuyển dụng hỏi thì bạn hãy hỏi ngược lại: “Mức lương em đưa ra còn cần phù hợp với chiến lược và kế hoạch công việc cho vị trí này. Không biết rank lương dự kiến mà công ty mình có thể offer cho vị trí này là bao nhiêu ạ?”
Sau đó, khi nhà tuyển dụng đưa ra mức lương rồi thì bạn có thể đàm phán lên cho phù hợp với mong muốn và trình độ chuyên môn của mình. Đừng quên thuyết phục họ bằng cách cam kết những giá trị bạn có thể mang lại cho công ty trong tương lai.
Tìm hiểu thêm: Bỏ túi cách deal lương khéo léo, hiệu quả khi phỏng vấn
Câu hỏi 8: Hãy giới thiệu sơ lược về gia đình bạn
Ý của nhà tuyển dụng là gì khi đặt ra những câu hỏi về gia đình? Giới thiệu về gia đình, hay tình trạng hôn nhân, có đối tượng làm quen hay chưa, có dự định kết hôn sinh nở gì không, v.vv.. Tất cả các câu hỏi này nhằm đánh giá mức độ cam kết của bạn đối với doanh nghiệp.
Họ không muốn tuyển dụng một nhân sự vừa mới vào làm đã xao nhãng vì bận rộn chuẩn bị cho đám cưới, sinh con hay nghỉ sinh. Vì thế, nếu bạn chưa có kế hoạch riêng nào thì hãy chia sẻ để nhà tuyển dụng yên tâm. Còn nếu bạn thực sự có kế hoạch riêng thì cần thẳng thắn trao đổi và cam kết rằng bạn sẽ không để việc cá nhân ảnh hưởng đến công việc.
Câu hỏi 9: Khi nào bạn có thể đi làm được?
![](https://static.topcv.vn/cms/nha-tuyen-dung-la-gi-topcv-8642e68b3446c4.jpg)
Nhà tuyển dụng hỏi khi nào đi làm được vừa là dấu hiệu cho thấy cuộc phỏng vấn khả quan, vừa là cách để họ thăm dò xem bạn có còn nhiều sự lựa chọn khác hay không. Một khi đã chốt được ứng viên tiềm năng, doanh nghiệp sẽ muốn sắp xếp cho bạn đi nhận việc sớm.
Và thông thường, các doanh nghiệp chỉ dành khoảng 1 tuần để chuẩn bị đóng chỉ tiêu tuyển dụng nếu đã gặp được ứng viên phù hợp. Vì thế, với câu hỏi này, bạn có thể trả lời thời gian nhận việc là ngày mai, ngày kia, đầu tuần sau chẳng hạn. Không nên rời lịch xa quá vì nhà tuyển dụng sẽ nản lòng và buộc phải tìm người khác sẵn sàng hơn cho công việc của họ.
Câu hỏi 10: Bạn có câu hỏi nào cho tôi không?
Đây là câu hỏi khép lại buổi phỏng vấn. Nếu bạn nói “không”, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn không quan tâm đến công ty. Vì thế, nãy chuẩn bị trước một danh sách các câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng nhé!
Bài viết trên đây đã giải đáp giúp bạn nhà tuyển dụng là gì và danh sách các câu hỏi phỏng vấn với nhà tuyển dụng thường gặp. Để tìm được một công việc phù hợp với chuyên môn của mình, tham gia buổi phỏng vấn được suôn sẻ, bạn hãy tận dụng nền tảng việc làm uy tín TopCV, nộp đơn xin việc online cùng mẫu CV chuyên nghiệp nhất nhé!