Nhân viên triển khai phần mềm là người chịu trách nhiệm về việc cài đặt và triển khai các phần mềm cho khách hàng. Vậy, cụ thể nhân viên triển khai phần mềm là gì? Hãy cùng TopCV giải đáp nhân viên triển khai phần mềm là gì và những vấn đề cần biết xung quanh vị trí này ngay trong bài viết hôm nay nhé.
Nhân viên triển khai phần mềm là gì?
Nhân viên triển khai phần mềm là vị trí có trách nhiệm hoàn thiện phần mềm cuối cùng. Tuy nhiên, nhiệm vụ của họ không chỉ dừng lại ở việc rà soát và kiểm tra phần mềm trước khi chuyển giao cho khách hàng. Họ còn phải đảm bảo tính ổn định và độ tin cậy của phần mềm, giúp khách hàng sử dụng phần mềm một cách hiệu quả, dễ dàng hơn.
Nhiệm vụ của nhân viên triển khai phần mềm là gì?
Nhiệm vụ của nhân viên triển khai phần mềm sẽ bắt đầu từ giai đoạn hoàn thiện và triển khai phần mềm cho khách hàng. Cụ thể như sau:
Nhiệm vụ trong giai đoạn hoàn thiện phần mềm
Khi phần mềm đang trong giai đoạn hoàn thiện, nhân viên triển khai phần mềm đóng vai trò là mối liên kết giữa khách hàng và nhóm phát triển. Họ cần chịu trách nhiệm từ việc lên kế hoạch, trao đổi và truyền đạt thông tin cho đến kiểm tra chất lượng phần mềm và hỗ trợ tư vấn khách hàng. Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong giai đoạn này, có thể thực hiện các công việc sau:
- Cùng các bộ phận kiểm tra tham gia vào hoạt động chạy thử các phần mềm để đảm bảo tính ổn định, chức năng của phần mềm.
- Tạo báo cáo chi tiết về các nhiệm vụ cần chỉnh sửa để giúp cho việc hoàn thiện phần mềm được nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Đánh giá các tính năng đã hoàn thành của dự án phần mềm để có thể tối ưu hóa chất lượng sản phẩm.
- Xây dựng bảng thử nghiệm dành cho khách hàng để đảm bảo tính tương thích và chức năng của phần mềm.
- Lắng nghe và cập nhật ý kiến từ phía khách hàng, từ đó cải thiện lại các chức năng mà khách hàng yêu cầu.
- Thông báo và chuyển đổi bản phần mềm sơ bộ tới khách hàng để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ của dữ liệu.
- Phối hợp cùng bộ phận lập trình hoàn chỉnh phần mềm cho đến khi khách hàng hài lòng với sản phẩm.
Nhiệm vụ trong giai đoạn triển khai phần mềm
Sau khi đã hoàn thiện và giao sản phẩm đến cho khách hàng, nhiệm vụ tiếp theo của nhân viên triển khai phần mềm là tiếp tục giữ mối liên hệ và hỗ trợ cho khách hàng khi cần thiết và giúp khách hàng có trải nghiệm tốt nhất. Để đảm bảo tính hiệu quả và chất lượng trong giai đoạn này, có thể thực hiện các công việc sau:
- Tiếp nhận ý kiến của khách hàng về việc sử dụng phần mềm để từ đó có những cải thiện phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Lên kế hoạch và thiết kế, nâng cấp các phần mềm theo yêu cầu từ khách hàng để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của dữ liệu.
- Thiết kế các tài liệu hướng dẫn phần mềm cho khách hàng để giúp họ có thể dễ dàng sử dụng và tối ưu hoá sản phẩm.
- Bắt đầu việc lắp đặt hệ thống thông tin phần mềm cho khách hàng để đảm bảo tính ổn định và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Triển khai các hoạt động phần mềm cho bên doanh nghiệp để tối ưu hóa chức năng của phần mềm.
- Đào tạo đội ngũ nhân viên tại doanh nghiệp của khách hàng sử dụng phần mềm để đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong công việc.
- Giải đáp các thắc mắc, chỉnh sửa các yêu cầu từ khách hàng nếu có trong quá trình triển khai phần mềm, đảm bảo tính tương thích của phần mềm với nhu cầu của khách hàng.
- Tổng kết, đánh giá hiệu quả của phần mềm với doanh nghiệp. khách hàng để từ đó có những cải thiện phù hợp với thị trường.
Mức lương của nhân viên triển khai phần mềm
Mức lương của nhân viên triển khai phần mềm hiện nay tham khảo theo các trang thông tin tuyển dụng trung bình như sau:
- Mức lương thấp nhất: 5 triệu/tháng.
- Mức lương trung bình thấp: 8 triệu/tháng.
- Mức lương trung bình: 10.5 - 11.1 triệu đồng/tháng.
- Mức lương trung bình cao: 13.1 triệu đồng/tháng.
- Mức lương cao nhất: 25 triệu đồng/tháng.
>>> Tìm việc nhân viên triển khai phần mềm lương cao tại TopCV ngay!
Cách viết CV nhân viên triển khai phần mềm là gì?
Vậy, cách viết CV nhân viên triển khai phần mềm là gì, lưu ý những gì để có thể thu hút nhà tuyển dụng. Dưới đây sẽ là những gợi ý mà bạn có thể tham khảo:
Thông tin liên hệ
Lưu ý: Chỉ cung cấp thông tin cần thiết, không cần cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân như số CMND, tài khoản ngân hàng, thông tin gia đình, tôn giáo, chính trị, v.v. Tránh viết quá dài.
Ví dụ:
Bạn chỉ cần những thông tin như sau:
- Họ và tên: Trần Văn A.
- Địa chỉ: Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
- Email: Tranvana@gmai.com.
- Số điện thoại: 0914784xxx.
Mục tiêu nghề nghiệp
Lưu ý:
Mục tiêu nghề nghiệp nên tập trung vào cách bạn có thể đóng góp cho công ty thay vì chỉ nói về những gì bạn muốn đạt được. Sử dụng ngôn ngữ trực quan và đặt ra một mục tiêu cụ thể, đo lường được và liên quan đến lĩnh vực làm việc của bạn.
Ví dụ:
- Mong muốn sẽ được trở thành nhân viên triển khai phần mềm chính thức cho một tổ chức nhất định trong 3 - 6 tháng tới.
- Áp dụng những kiến thức hiện có để hoàn thành các nhiệm vụ được công ty phân công.
- Tham gia vào các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng để có thể phát triển trở thành trưởng nhóm/trưởng phòng trong 3 - 5 năm tới.
Trình độ học vấn
Lưu ý:
- Trình bày các thông tin học vấn theo thứ tự thời gian từ mới đến cũ.
- Nêu rõ tên bằng cấp, tên trường đào tạo, chuyên ngành và thời gian học tập.
- Chỉ đưa ra các thông tin học vấn liên quan đến vị trí ứng tuyển.
Ví dụ:
- Tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2019.
- Chuyên ngành: Công nghệ thông tin.
- Loại tốt nghiệp: Khá - Điểm tốt nghiệp 2.8/4.
Kinh nghiệm làm việc
Lưu ý:
- Viết theo thứ tự thời gian từ mới đến cũ.
- Liệt kê các nhiệm vụ và thành tựu cụ thể mà bạn đã đạt được.
- Đưa ra các chi tiết liên quan đến vị trí ứng tuyển.
- Sử dụng các từ mạnh để mô tả kinh nghiệm làm việc của bạn.
Tìm hiểu thêm: Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV cực hay dành cho ứng viên tham khảo
Ví dụ:
Vị trí: Nhân viên Triển khai phần mềm
Công ty ACB - Thời gian làm việc: Từ 08/20xx - 08/20xx
Nhiệm vụ đã thực hiện:
- Hỗ trợ xây dựng các phần mềm khác nhau theo yêu cầu.
- Sử dụng VMWare/môi trường kiểm thử ảo khác để phát triển các phần mềm theo yêu cầu.
- Sử dụng các công cụ khác nhau Nsis, Admin Studio, Visual Basic, Powershell để hoàn thành quá trình triển khai phần mềm.
- Triển khai thành công các ứng dụng như [ứng dụng mà bạn đã tham gia triển khai].
- Xây dựng, phát triển tài liệu nội bộ, tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm cho khách hàng chi tiết, rõ ràng và dễ sử dụng.
- Làm việc với khách hàng và các bộ phận khác của OIT để hoàn thiện, xuất bản kế hoạch truyền thông phù hợp cho phần mềm.
- Phối hợp cùng các bộ phận khác như Business Analytics/Data Analysis/Solutions, Chăm sóc khách hàng, Product Management, Development để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng phần mềm của khách hàng.
- Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu từ giám đốc và khách hàng.
Kỹ năng nghề nghiệp
Lưu ý: Khi viết phần kỹ năng trong CV của bạn, hãy nhớ chỉ liệt kê những kỹ năng liên quan đến vị trí ứng tuyển và sử dụng các từ mạnh để mô tả chúng. Ngoài ra, hãy đưa ra các ví dụ cụ thể về cách bạn đã sử dụng kỹ năng đó trong quá trình làm việc hoặc học tập.
Ví dụ:
- Có kiến thức làm việc với API và các giải pháp mã hóa để tận dụng chúng.
- Có kiến thức về hệ thống cơ sở dữ liệu và SQL (Postgres, MySQL, Oracle).
- Thành thạo các công cụ phát triển phần mềm, ví dụ như Git, Maven, Jenkins, v.vv..
- Thành thạo/hiểu biết về các ngôn ngữ lập trình như Python, JavaScript, Java, v.vv..
- Thành thạo tin học văn phòng, khả năng ngoại ngữ đọc hiểu, giao tiếp tốt.
- Có thể sử dụng Bash, các biến thể Shell khác.
- Có kiến thức vững chắc về quản trị Unix/Linux.
Một số kỹ năng mềm hỗ trợ cho công việc: Kỹ năng giao tiếp linh hoạt, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý đồng thời nhiều dự án, biết cách sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc, v.vv..
Chứng chỉ
Lưu ý:
- Thông tin chứng chỉ cần được sắp xếp theo thứ tự thời gian từ mới nhất đến cũ hơn.
- Đối với các chứng chỉ có giá trị trọn đời, hãy ghi rõ thông tin về chứng chỉ đó và không cần đề cập đến thời gian đã đạt được. Với những chứng chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định, hãy đề cập rõ thời gian mà bạn đã đạt được chứng chỉ đó.
- Nếu bạn có nhiều chứng chỉ, hãy chọn các chứng chỉ liên quan đến vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển. Hãy chú trọng đến các chứng chỉ có uy tín và phù hợp với ngành nghề của bạn.
Ví dụ:
- Chứng chỉ MCP: Chứng chỉ chuyên nghiệp được chứng nhận bởi Microsoft.
- Chứng chỉ ID: Chương trình đào tạo công nghệ của Blue Ribbon Tech.
Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết ngày hôm nay của TopCV, bạn có thể hiểu hơn về vị trí nhân viên triển khai phần mềm là gì. Bên cạnh đó, đừng quên truy cập vào TopCV để tiếp cận với cơ hội việc làm nhân viên triển khai phần mềm hấp dẫn ngay từ hôm nay nhé.
Hiện tại, TopCV với công nghệ cốt lõi là trí tuệ nhân tạo và Big Data sẽ giúp bạn tìm việc nhanh chóng, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, TopCV cũng cung cấp đa dạng các mẫu CV hỗ trợ cho ứng viên ngay từ bước đầu tìm việc làm nhân viên triển khai phần mềm. Từ đó giúp quá trình tìm việc của bạn trở nên dễ dàng hơn.