Test Case là gì đang trở thành câu hỏi được khá nhiều bạn quan tâm khi tìm hiểu về lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này, TopCV sẽ giới thiệu đến bạn định nghĩa, cấu trúc và những kỹ thuật có trong Test Case nhé.
Khái niệm Test Case là gì
Test Case hay còn được gọi là kịch bản kiểm thử được sử dụng trong ngành kiểm thử phần để kiểm tra ứng dụng, phần mềm cụ thể nào đó có hoạt động hay không. Kết thúc quá trình test case sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin về kết quả, chức năng hoạt động của ứng dụng.
Một bộ Test Case sẽ mô tả những yếu tố sau:
- Dữ liệu đầu vào (Input).
- Hành động (Active) – Sự kiện (Event).
- Kết quả đầu ra (Expected response).

Khi nào cần viết Test Case? Tầm quan trọng Test Case?
Test Case đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm của doanh nghiệp. Vậy bạn hãy cùng TopCV tìm hiểu cách viết Test Case và lợi ích mà kịch bản kiểm thử mang lại nhé.
Khi nào cần viết Test Case?
Các trường hợp cần viết Test Case như sau:
- Trước khi phát triển: Ở giai đoạn này, bạn cần xác định được yêu cầu của sản phẩm, phần mềm và tiến hành kiểm thử sau khi các yếu tố này được phát triển.
- Trong quá trình phát triển: Khi một phần của mô-đun, phần mềm được phát triển, bạn sẽ cần Test Case đảm bảo các ứng dụng đang đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng.
- Sau khi phát triển: Phần mềm sau khi phát triển hoàn thiện tính năng cần được viết Test Case để kiểm tra hoạt động và tính năng cụ thể trước khi gửi cho khách hàng.
Tầm quan trọng Test Case
Việc sử dụng Test Case giúp phát hiện ra những lỗi có thể xảy ra trong quá trình phát triển sản phẩm. Bên cạnh đó, Test Case còn có một số lợi ích sau:
- Kịch bản Test Case đảm bảo chất lượng đầu ra sản phẩm tới tay khách hàng.
- Test Case giúp kiểm soát rủi ro bằng cách kiểm thử các khía cạnh khác nhau của phần mềm. Điều này giúp giảm thiểu khả năng xảy ra các vấn đề lớn khi phần mềm đã được triển khai.
- Test Case giúp phát hiện lỗi và vấn đề trong phần mềm, từ đó có thể xác định xem phần mềm hoạt động đúng như mong đợi hay không
- Việc sử dụng Test Case có thể giúp tiết kiệm chi phí và thời gian bằng cách tăng hiệu suất quá trình kiểm thử.
- Các lỗi sai xảy ra sau khi thực hiện Test Case sẽ được doanh nghiệp cải thiện. Từ đó, các công ty có thể nâng cao trải nghiệm người dùng và tăng lợi nhuận trong tương lai.

Cấu trúc Test Case
Trên thực tế, cấu trúc của Test Case sẽ khác nhau đối với từng dự án, doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
- Mã Test Case ( ID Test Case): Đây là giá trị được sử dụng để xác định thứ tự của Test Case. ID thường dưới dạng chữ in thường hoặc in hoa và chữ số, được đánh dấu tăng dần.
- Mục đích Test Case (Test Case Description): Kiểm tra và kiểm thử các tính năng khác nhau của phần mềm, ứng dụng. Nó giúp xác định các yêu cầu của phần mềm, ứng dụng đã đáp ứng các yêu cầu hay không.
- Dữ liệu kiểm thử (Test Data): Dữ liệu cần chuẩn bị để làm Test Case. Dữ liệu kiểm thử thường được lưu dưới dạng data hoặc tên file.
- Các bước thực hiện Test Case (Test Steps): Đây là mô tả chi tiết những bước thực hiện test. Nên mô tả ngắn gọn nhưng rõ ràng. Đồng thời không nên bỏ qua các sự kiện, tính năng đơn giản trên ứng dụng tránh việc gặp lỗi.
- Kết quả mong muốn (Expected Results): Đây là bước hiển thị kết quả khi tiến hành thực hiện kịch bản kiểm thử. Một kết quả kiểm thử được xem là tốt nếu nó đáp ứng đúng được yêu cầu của khách hàng.
- Kết quả thực tế (Test Results): Hiển thị kết quả thực tế sau khi đã thực hiện những bước ở trên, trong môi trường của hệ thống, bao gồm pass, fail hoặc pending.

Các nhóm Test Case
Hiện nay, các mẫu Test Case được chia thành 4 nhóm chính. Bạn cần hiểu rõ các nhóm này để phân loại đúng trong quá trình kiểm thử:
- GUI Test Case: Đây là những Test Case được tạo nên để kiểm tra giao diện người dùng đồ họa.
- Positive Test Case: Bao gồm những Test Case có kết quả tích cực và hợp lệ.
- Negative Test Case: Đây là những Test Case tiêu cực, không hợp lệ và có dữ liệu chưa chính xác.
- Combination Test Case: Là sự kết hợp giữa positive và negative. Trong các bước thực hiện, Test Case sẽ có bước đúng và sai. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng sẽ luôn đúng.

8 loại Test Case thường dùng
Hiện nay, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều loại Test Case khác nhau để phục vụ nhu cầu của kiểm thử. Căn cứ vào từng giai đoạn phát triển của phần mềm mà bạn sẽ chọn loại phù hợp.
- Functionality Test Case (Test Case chức năng): Giúp xác định được sự thành công hoặc thất bại khi kiểm thử chức năng của một phần mềm.
- User Interface Test Case (Test Case giao diện người dùng): Dùng để xác minh các thành phần của GUI (giao diện người dùng đồ họa)có đang hoạt động đúng mong đợi không. Cụ thể, loại test này có thể kiểm định các yếu tố như lỗi ngữ pháp, tính thẩm mỹ, dịch thuật,...
- Performance Test Case (Test Case hiệu suất): Là một quy trình kiểm thử phần mềm được sử dụng để kiểm tra tốc độ, thời gian phản hồi, độ ổn định, độ tin cậy, của ứng dụng phần mềm trong một khối lượng công việc cụ thể.
- Integration Test Case (Test Case tích hợp): Bao gồm việc kiểm tra các thành phần hoặc đơn vị riêng lẻ của một dự án phần mềm để phát hiện các lỗi và vấn đề, nhằm xác định có như mô tả trong thiết kế ban đầu hay không.
- Usability Test Case (Test Case tính khả dụng): Là một phương pháp kiểm tra chức năng của trang web, ứng dụng để đo lường mức độ dễ dàng và thân thiện với người dùng của một ứng dụng phần mềm
- Database Test Case (Test case cơ sở dữ liệu): Là quá trình đánh giá độ chính xác, độ tin cậy và hiệu suất của hệ thống cơ sở dữ liệu
- Security Test Case (Test case bảo mật): Tập trung vào việc xác định và giải quyết các lỗ hổng bảo mật trong ứng dụng phần mềm
- User Acceptance Test Cases (Test Case chấp nhận người dùng): Là giai đoạn cuối cùng của quá trình phát triển phần mềm hoặc thay đổi yêu cầu nào đó trước khi đi vào hoạt động.

2 hình thức kỹ thuật Test Case hiện nay
Test Cases điển hình thường có hai dạng kỹ thuật là Test Case tĩnh và Test Case động. Xem chi tiết dưới đây:
Kỹ thuật Test Case tĩnh
Kỹ thuật Test Case tĩnh (Static Testing Technique) là một phương pháp để kiểm tra các lỗi trong ứng dụng phần mềm mà không cần thực thi mã. Các loại kiểm thử tĩnh bao gồm:
- Informal Review (Đánh giá không chính thức): Được áp dụng nhiều lần trong giai đoạn đầu của phần mềm, quy trình kiểm thử này không chính thức, trong đó các tài liệu vẫn được xem xét và nhận xét.
- Walk-through (Chia sẻ thông tin): Phương pháp này giúp người tham gia hiểu rõ về phần mềm, ứng dụng.
- Technical review (Kiểm thử tập trung): Đây là phương pháp tập trung vào việc đánh giá về phần kỹ thuật của phần mềm. Từ đó, đưa ra hướng giải quyết, sửa lỗi nhằm tối ưu ứng dụng.
- Inspection (Kiểm tra): Đây là phương pháp tìm kiếm lỗi, hay những vấn đề khác trong ứng dụng hoặc phần mềm.

Kỹ thuật Test Case động
Kỹ thuật Test Case động (Dynamic Testing Technique) là phương pháp kiểm thử bằng việc sử dụng máy chạy chương trình với code đã được vận hành. Kiểm thử động sẽ so sánh kết quả thực tế với kết quả mong đợi để xác định phần mềm có đáp ứng nhu cầu hay chưa. Phương pháp này được chia thành các nhóm nhỏ như sau:
- Specification- based (Kiểm thử dựa trên đặc điểm): Kỹ thuật này sẽ kiểm thử những yếu tố bên ngoài mà không làm thay đổi cấu trúc bên trong của phần mềm. Các thành phần của nhóm này gồm chuyển đổi trạng thái, phân tích giá trị biên, bản quyết định.
- Structure- based (Kiểm thử cấu trúc): Kỹ thuật này cho phép kiểm tra cấu trúc bên trong và cách thức hoạt động của phần mềm. Cụ thể, Structure- based sẽ bao gồm kiểm thử câu lệnh, kiểm thử quyết định, điều kiện hay đa điều kiện.
- Experience- based (Kiểm thử dựa trên kiến thức, kinh nghiệm, năng lực chuyên môn): Đây là kỹ thuật giúp tester thăm dò, phỏng đoán lỗi của phần mềm.

5 bước viết Test Case thành công
Sau khi đã tìm hiểu Test Case là gì, bạn có thể tham khảo thêm cách viết Test Case chất lượng với 5 bước sau:
- Bước 1 - Xác định mục đích: Người kiểm thử sẽ tìm hiểu nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng. Từ đó tester sẽ đặt ra những tiêu chuẩn cụ thể cho Test Case để giúp phần mềm, ứng dụng đáp ứng yêu.
- Bước 2 - Xác định hiệu suất: Bạn phải có kiến thức khá rộng về lập trình, cần xác định module đang test có chức năng gì, dữ liệu, thành phần trong module tương tác với nhau thế nào,… Từ đó, tester sẽ tính toán được hiệu suất kiểm thử.
- Bước 3 - Xác định yêu cầu phi chức năng: Bạn cần phải có kiến thức về phần cứng, hệ điều hành cũng như về an ninh. Ở bước này, người kiểm thử cần liệt kê những yêu cầu phi chức năng có thể xuất hiện và tiến hành việc kiểm thử.
- Bước 4 - Xác định biểu mẫu: Mỗi ứng dụng sẽ có biểu mẫu testing khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình viết Test Case, Tester cần đảm bảo biểu mẫu chứa các yếu tố như giao diện người dùng, chức năng, khả năng tương thích và hiệu suất phần mềm.
- Bước 5 - Tìm hiểu sự tương tác giữa module: Tester phải hiểu rõ cách các module đang tương tác với nhau để tối ưu quá trình test.

Lưu ý khi viết Test Case
Dưới đây là một số lưu ý khi viết Test Case mà bạn cần nắm:
- Xác định rõ phạm vi, mục đích và yêu cầu đầu vào trước khi bắt đầu kiểm thử
- Kiểm tra Test Case có đầy đủ hay không
- Dùng các công cụ hỗ trợ phù hợp để tối ưu hoá việc kiểm thử
- Đảm bảo tính chính xác của kết quả kiểm thử, nhu cầu của khách hàng
- Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, chủ động thay vì bị động, chính xác và nhất quán khi đặt tên cho các phần tử.
- Cập nhập và bảo trì Test Case
- Dùng phản hồi của người dùng để đánh giá Test Case hiện có
Ví dụ về Test Case
Để có kịch bản kiểm thử hiệu quả, các tester phải thực hiện nhiều bước kiểm tra cho phần mềm. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về Test Case mà bạn có thể tham khảo:
Ví dụ 1: Người kiểm thử muốn kiểm tra chức năng tải ảnh lên thì cần tạo 1 kịch bản kiểm thử như sau:
- Người dùng đăng nhập
- Truy cập trang tải ảnh lên: Kiểm tra khả năng vào trang khi người dùng đã đăng nhập và chưa đăng nhập sẽ như thế nào.
- Chọn nút "tải lên": Kiểm tra người dùng có thể bấm vào nút tải lên không, khi chọn có xuất hiện cửa sổ để chọn ảnh cũng như đóng cửa sổ lại không.
- Chọn ảnh cần tải: Trường hợp người dùng không chọn ảnh mà chọn các định dạng tệp khác sẽ như thế nào?
- Tiến hành tải ảnh lên: Kiểm tra khả năng ảnh được tải lên, tải lại hoặc xoá,…
Ví dụ 2: Bạn muốn kiểm tra tính đăng nhập của Facebook như sau:
- Kiểm tra tính đăng nhập thành công khi nhập đúng tên và mật khẩu.
- Kiểm tra đăng nhập không thành công khi nhập sai tên và mật khẩu.
- Kiểm tra đăng nhập không thành công khi người dùng không nhập tên và mật khẩu, mật khẩu hoặc tên quá ngắn hay quá dài, có chưa các ký tự đặc biệt,…

Để có thể thao tác tốt trên Test Case, người dùng cần phải hiểu rõ về bản mô tả công việc chi tiết trong Test Case. Việc nắm hết những yêu cầu cần thực hiện và chú ý giúp cho Tester có thể tối ưu được hiệu quả công việc. Chi tiết của bản mô tả công việc được trình bày cụ thể dưới đây.
Mô tả công việc của Tester (Kiểm thử phần mềm)
Dưới đây là mô tả công việc mà một Tester cần nắm được để thực hiện Test Case:
- Xây dựng và lập các kịch bản kiểm thử để kiểm tra hệ thống phần mềm, ứng dụng.
- Tìm kiếm và phát hiện các lỗi của hệ thống phần mềm, ứng dụng sau đó thực hiện loại bỏ các lỗi của hệ thống phần mềm.
- Kiểm tra và đánh giá hệ thống phần mềm, ứng dụng có đáp ứng các yêu cầu của khách hàng hay không.
- Xác định nguyên nhân của các lỗi và sự cố đang tồn tại và đề xuất các giải pháp để giải quyết hoặc khắc phục các lỗi và sự cố đó.
Ngoài ra, để có thể dễ dàng lọt vào mắt xanh của Nhà tuyển dụng, bạn cần có một CV ấn tượng. Hãy tạo CV mọi ngành nghề cực chất thông qua công cụ tạo CV online của TopCV.
Yêu cầu cầu công việc của Tester
Việc viết và sử dụng Test Case sẽ giúp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của công ty. Sau đây là một số yêu cầu về công việc của Tester (Kiểm thử phần mềm).

Yêu cầu về chuyên môn, kinh nghiệm
Có chuyên môn tốt cần, sự am hiểu, kiến thức về lĩnh vực kiểm thử tốt. Các công ty thường yêu cầu một Tester có trình độ Đại học trở lên thuộc chuyên ngành về Công nghệ thông tin, Kỹ thuật Phần mềm, Khoa học công nghệ, Mạng máy tính & Truyền thông Dữ liệu, Kỹ thuật Máy tính,...
Những ứng viên đã có kinh nghiệm trong lĩnh việc kiểm thử sẽ là một ưu thế và tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Yêu cầu về kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn
Các Tester cần có kỹ năng tốt để giúp việc kiểm thử được vận hành xuyên suốt và mang đến kết quả mong đợi. Điều này giúp cho khách hàng hài lòng hơn khi chọn đơn vị của bạn để kiểm thử cho sản phẩm của mình. Tester nên có những kỹ năng chuyên môn như sau:
- Am hiểu công nghệ: Để phù hợp với tính chất công việc Tester phải có kiến thức và hiểu biết chuyên môn về thiết kế, kiểm thử phần mềm và sử dụng thành thạo các công cụ. Đặc biệt, người kiểm thử cần thành thạo một số công cụ phổ biến nhất như Test Management, Defect Tracking, Automation,...
- Kỹ năng phân tích: Kỹ năng này giúp tester có thể hiểu rõ yêu cầu của phần mềm, xác định các trường hợp kiểm thử cần thiết và phân tích kết quả kiểm thử.
- Khả năng tự học cao: Cần tìm hiểu và cập nhật kiến thức mới về kiểm thử phần mềm, các công cụ và kỹ thuật kiểm thử mới liên tục để đáp ứng yêu cầu của khách hang.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Ứng viên phải làm việc hiệu quả với các nhà phát triển phần mềm, người dùng và quản lý. Đặc biệt, Tester phải giải quyết các xung đột trong quá trình làm việc nhóm.
>>> Xem thêm: Tester là gì? Những kỹ năng cần có để trở thành Tester chuyên nghiệp
Mức lương của kiểm thử (Tester) là bao nhiêu?
Theo Báo cáo Thị trường tuyển dụng 2022 & Nhu cầu tuyển dụng 2023 của TopCV, hiện nay mức lương của kiểm thử khá cao, dao động từ 11.500.000 - 30.000.000 triệu VNĐ /tháng tùy thuộc vào vị trí và số năm kinh nghiệm.

Xu hướng tuyển dụng Tester tương lai
Tester là công việc mang đến cho bạn cơ hội nghề nghiệp tốt với mức lương đáng mong đợi. Thị trường nhân lực ở ngành này không quá nhiều nên sẽ có nhu cầu tuyển dụng cao cùng chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Để biết thêm nhiều công việc liên quan đến ngành này, bạn có thể truy cập vào website TopCV để tìm kiếm.
Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu Test Case là gì và những đặc điểm của công cụ này. TopCV hy vọng bạn sẽ có thêm thông tin về khái niệm này cũng như cũng như các nhóm Test Case cơ bản. Hãy truy cập vào website của TopCV để tham khảo thêm nhiều thông tin hay hơn nhé!
Nguồn ảnh: Sưu tầm