Bộ câu hỏi phỏng vấn cho TTS sẽ được chuẩn bị cẩn thận để nhà tuyển dụng có thể đánh giá khả năng và kinh nghiệm của ứng viên chính xác hơn. Tuy nhiên, với bộ câu hỏi phỏng vấn đa dạng và khó nhằn, nhiều TTS có thể cảm thấy bối rối và lo lắng. Trong bài viết này, TopCV.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu về bộ câu hỏi phỏng vấn cho TTS và gợi ý trả lời để chuẩn bị tốt hơn nhé.
Tại sao bạn chọn lĩnh vực/ngành học này?
Câu hỏi phỏng vấn cho TTS này thường được nhà tuyển dụng đặt ra để hiểu về động lực và sự phù hợp của ứng viên với công việc và môi trường làm việc trong lĩnh vực đó. Câu hỏi này cũng giúp nhà tuyển dụng đánh giá xem ứng viên có sự tìm hiểu và đam mê với lĩnh vực mà họ muốn tham gia hay không, cũng như khả năng tự định hướng và đưa ra quyết định trong sự nghiệp của mình.
Gợi ý trả lời:
“Tôi chọn lĩnh vực này vì tôi đam mê công nghệ và sự phát triển công nghệ. Nó mang lại những thách thức và động lực cho tôi để theo đuổi đam mê này. Tôi cũng tin rằng lĩnh vực này có tiềm năng để tạo ra sự thay đổi tích cực trong xã hội và đóng góp cho cộng đồng thông qua công nghệ. Tôi muốn làm việc cùng với những người đồng nghiệp đam mê và tạo ra những giải pháp sáng tạo.
Ngoài ra, lĩnh vực này yêu cầu kỹ năng phân tích, sáng tạo và làm việc nhóm, và tôi luôn thích đối mặt với thách thức và học hỏi từ môi trường làm việc. Tôi tin rằng lĩnh vực này sẽ giúp tôi phát triển kỹ năng và mang lại nhiều cơ hội thú vị cho sự nghiệp của tôi.”
Lưu ý rằng câu trả lời mẫu chỉ mang tính chất gợi ý và tùy thuộc vào sự trải nghiệm, động lực và sự phù hợp cá nhân của bạn với lĩnh vực đó, bạn có thể tùy chỉnh câu trả lời để phản ánh đúng nhất với quá trình trải nghiệm và sự quan tâm của mình.
>>> Tìm hiểu thêm: Thực tập sinh nhân sự là gì và công việc chi tiết như thế nào?
Trình bày điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Trong phỏng vấn thực tập sinh, câu hỏi này thường được nhà tuyển dụng sử dụng để hiểu rõ hơn về ứng viên, đánh giá các kỹ năng và yếu tố quan trọng liên quan đến công việc. Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá sự tự nhận thức, khả năng tự đánh giá của ứng viên, cũng như khả năng xác định và làm việc với điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
Gợi ý trả lời:
Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn "Trình bày điểm mạnh điểm yếu của bản thân", có một số lưu ý quan trọng mà bạn có thể áp dụng như sau:
Đối với điểm mạnh: Chọn những điểm mạnh liên quan đến công việc và lĩnh vực bạn ứng tuyển, cung cấp ví dụ cụ thể để minh họa nếu có, cố gắng liên kết điểm mạnh của bạn với công việc cụ thể mà bạn ứng tuyển.
Đối với điểm yếu: Chọn điểm yếu chính xác và có liên quan đến công việc, tránh những điểm yếu quá cơ bản hoặc không có liên quan.Nêu thêm những nỗ lực của mình để cải thiện những điểm yếu đó.
Để xác định rõ điểm mạnh của bản thân bạn có thể dùng công cụ trắc nghiệm tính cách MBTI của TopCV. Bài test sẽ chỉ ra nhóm tính cách của bạn và những công việc phù hợp. Từ đó bạn sẽ biết cách trình bày những điểm mạnh của mình phù hợp với công việc nhất, tăng tỷ lệ trúng tuyển.
Bạn đã tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ của công ty chúng tôi chưa?
Câu hỏi phỏng vấn cho TTS này được nhà tuyển dụng đặt ra để đánh giá mức độ quan tâm, nghiên cứu và sự chuẩn bị của ứng viên với công ty. Câu hỏi này cũng giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng nghiên cứu, khả năng tìm hiểu thông tin và sự đồng cảm với sản phẩm/dịch vụ và giá trị của công ty.
Gợi ý trả lời:
Khi trả lời câu hỏi này, hãy cho thấy sự quan tâm và chuẩn bị, kết nối sản phẩm/dịch vụ của công ty với kỹ năng và sự phù hợp của bạn, và thể hiện mong muốn mở rộng kiến thức và học hỏi thêm về công ty. Ví dụ, hãy lưu ý những yếu tố sau:
- Chia sẻ với nhà tuyển dụng rằng bạn đã tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ của công ty và có sự quan tâm đến lĩnh vực hoạt động của công ty đó.
- Liên kết sản phẩm/dịch vụ của công ty với kỹ năng và sự phù hợp của bạn.
- Nếu bạn chưa tìm hiểu sâu về sản phẩm/dịch vụ của công ty, hãy thể hiện ý thức về điều này, cam kết rằng bạn sẽ tiếp tục nghiên cứu và học hỏi. Bạn có thể đặt câu hỏi cụ thể về sản phẩm/dịch vụ của công ty một cách nghiêm túc để thể hiện sự ham học hỏi của mình.
Tại sao bạn muốn thực tập ở công ty chúng tôi?
Nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi phỏng vấn cho TTS này để hiểu lý do và động lực của ứng viên muốn tham gia vào công ty cụ thể đó. Bên cạnh đó, câu hỏi này cũng giúp đánh giá khả năng nghiên cứu, sự hiểu biết về công ty và lĩnh vực hoạt động, cũng như xác định sự phù hợp và động cơ của ứng viên với môi trường làm việc và giá trị của công ty.
Gợi ý trả lời:
Câu trả lời nên tập trung vào sự nghiên cứu và hiểu biết về công ty, sự phù hợp với giá trị, môi trường làm việc, khả năng đóng góp và học hỏi. Hãy truyền đạt sự quan tâm và động cơ của bạn trong việc tham gia vào công ty đó. Bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
- Chia sẻ với nhà tuyển dụng rằng bạn đã nghiên cứu về công ty. Đặc biệt, nhấn mạnh những khía cạnh hoặc thành tựu đặc biệt của công ty mà bạn quan tâm hoặc ngưỡng mộ.
- Liên kết giá trị và mục tiêu của công ty với sự phù hợp của bạn.
- Chia sẻ với nhà tuyển dụng những gì bạn có thể đóng góp cho công ty dựa trên kỹ năng, kiến thức và đam mê của bạn.
Hiện tại TopCV đang cung cấp gần 1500 việc làm Thực tập sinh đa dạng ngành nghề, công ty. Truy cập ngay để tìm kiếm việc làm nhanh chóng và có cơ hội làm việc ở những tập đoàn hàng đầu!
Bạn đã sử dụng công cụ, phần mềm nào liên quan đến công việc này chưa?
Để đánh giá kỹ năng công việc cụ thể và khả năng sử dụng công cụ, phần mềm trong lĩnh vực liên quan, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra câu hỏi phỏng vấn cho TTS này. Bên cạnh đó, câu hỏi này cũng giúp nhà tuyển dụng xác định khả năng ứng dụng thực tế và sự phù hợp của ứng viên với công việc, môi trường làm việc.
Gợi ý trả lời:
Câu trả lời nên cho thấy bạn có kiến thức, kỹ năng sử dụng công cụ, phần mềm liên quan đến công việc, sẵn lòng học hỏi để nâng cao kỹ năng sử dụng công cụ, phần mềm mới trong môi trường làm việc. Bên cạnh đó, hãy lưu ý một số vấn đề sau:
- Đưa ra danh sách các công cụ, phần mềm mà bạn đã sử dụng liên quan đến công việc, đồng thời nêu rõ mức độ thành thạo của bạn trong việc sử dụng chúng.
- Đưa ra ví dụ cụ thể về việc bạn đã sử dụng công cụ, phần mềm trong quá trình làm việc hoặc dự án trước đây.
- Nếu bạn chưa sử dụng công cụ nào, bạn có thể liệt kê những công cụ mà bạn biết và thể hiện sự sẵn lòng học hỏi, nâng cao kỹ năng sử dụng công cụ, phần mềm mới.
>>> Tìm hiểu thêm: Thực tập sinh kinh doanh là gì - Bản mô tả công việc chi tiết
Bạn thích kiểu môi trường làm việc nào hơn?
Câu hỏi phỏng vấn cho TTS này sẽ được đặt ra để hiểu sở thích và phù hợp của ứng viên với môi trường làm việc. Câu hỏi này cũng giúp nhà tuyển dụng xác định năng lực làm việc độc lập hoặc làm việc trong nhóm, phong cách quản lý, tương tác, sự phù hợp của ứng viên với môi trường làm việc của công ty.
Gợi ý trả lời:
Câu trả lời nên tập trung vào sở thích của bạn liên quan đến môi trường làm việc, sự phù hợp với công việc và môi trường công ty, và khả năng linh hoạt và thích nghi trong các môi trường khác nhau. Bạn có thể lưu ý một số vấn đề sau đây khi trả lời:
- Xác định rõ loại môi trường làm việc mà bạn thích.
- Liên kết sở thích của bạn với yếu tố của công việc. Ví dụ: nếu công việc đòi hỏi độc lập và khả năng tự quản lý, bạn có thể cho biết rằng bạn thích làm việc trong một môi trường nơi bạn có thể tự chịu trách nhiệm và có sự tự do trong việc lựa chọn phương pháp làm việc.
- Nêu rõ những yếu tố môi trường công ty mà bạn đánh giá cao.
- Cho thấy bạn có khả năng làm việc hiệu quả trong các môi trường khác nhau.
Bạn có khả năng làm việc trong môi trường áp lực không?
Câu hỏi phỏng vấn cho TTS này giúp nhà tuyển dụng xác định khả năng của ứng viên trong việc làm việc hiệu quả trong môi trường áp lực và đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu công việc. Câu hỏi này cũng thể hiện được sự đánh giá khả năng ứng biến, quản lý áp lực và sẵn sàng làm việc trong những tình huống căng thẳng của ứng viên.
Gợi ý trả lời:
Câu trả lời nên tập trung vào sự tự tin, khả năng quản lý áp lực, ý thức về sự phát triển và tích cực đối mặt với thách thức. Bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Xác nhận rằng bạn có khả năng làm việc trong môi trường áp lực và đã trải qua những trường hợp tương tự trong quá trình học tập hoặc làm việc trước đây.
- Cho thấy sự tự tin và quyết tâm của bạn khi đối mặt với áp lực, khả năng thích ứng nhanh chóng.
- Đề cập đến các kỹ năng quản lý áp lực mà bạn đã phát triển.
- Chứng tỏ sự sẵn lòng học hỏi và cải thiện kỹ năng quản lý áp lực.
- Đảm bảo rằng bạn là người tích cực đối mặt với thách thức và xem nó như cơ hội để phát triển và trưởng thành.
Bạn muốn phát triển kỹ năng nào trong thời gian thực tập?
Câu hỏi phỏng vấn cho TTS này thường được nhà tuyển dụng đặt ra trong quá trình phỏng vấn thực tập sinh để hiểu mục tiêu và mong muốn của ứng viên trong việc phát triển kỹ năng. Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá sự chủ động, khả năng học hỏi và tinh thần phát triển của ứng viên.
Gợi ý trả lời:
Câu trả lời nên tập trung vào sự quyết tâm, kế hoạch phát triển, tương thích với lợi ích công ty và sẵn lòng học hỏi và làm việc nhóm. Dưới đây là gợi ý cách trả lời câu hỏi này mà bạn có thể áp dụng:
- Xác định kỹ năng cụ thể mà bạn muốn phát triển trong thời gian thực tập dựa trên mục tiêu và quan tâm cá nhân của bạn.
- Đưa ra lợi ích mà việc phát triển kỹ năng này mang lại cho công ty.
- Cho thấy sự tương thích giữa mục tiêu phát triển cá nhân và lợi ích chung của công ty.
- Chứng tỏ sự quyết tâm và cam kết của bạn đối với việc phát triển kỹ năng này. Ví dụ như với những kế hoạch rõ ràng, phương pháp cụ thể,...
Môn học yêu thích nhất và ít yêu thích nhất là gì?
Để hiểu về sự đa dạng của ứng viên, khả năng quản lý thời gian và kỹ năng học tập, nhà tuyển dụng có thể sử dụng câu hỏi phỏng vấn cho TTS này. Câu hỏi này cũng giúp nhà tuyển dụng đánh giá tính cách, đam mê và khả năng thích ứng với các môi trường khác nhau của bạn.
Gợi ý trả lời:
Lưu ý rằng câu trả lời nên chân thực và phản ánh cá nhân của bạn. Tạo sự cân nhắc và mở lòng đối với cả môn học yêu thích và ít yêu thích, luôn tập trung vào cách bạn đã vượt qua thách thức và áp dụng kinh nghiệm học tập vào thực tế công việc. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau đây để trả lời câu hỏi này:
- Chọn một môn học mà bạn thích và nên có liên quan đến lĩnh vực hoặc công việc bạn đang ứng tuyển. Đối với môn học mà không hứng thú, hãy giải thích lý do cụ thể.
- Tuyệt đối tránh chỉ trích môn học hoặc giáo viên, thay vào đó, tập trung vào những khó khăn cá nhân mà bạn đã gặp phải hoặc những thách thức trong việc tiếp cận môn học đó.
- Tuyệt đối tránh chỉ trích môn học hoặc giáo viên, thay vào đó, tập trung vào những khó khăn cá nhân mà bạn đã gặp phải hoặc những thách thức trong việc tiếp cận môn học đó.
- Nêu rõ những biện pháp bạn đã thực hiện để đạt được kết quả tốt dù không yêu thích môn học đó.
>>> Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn xin thực tập chuẩn cho sinh viên [Cập nhật]
Kế hoạch của bạn sau khi tốt nghiệp là gì?
Để hiểu về mục tiêu dài hạn của ứng viên và khả năng kế hoạch, tầm nhìn trong sự nghiệp, nhà tuyển dụng có thể sử dụng câu hỏi phỏng vấn cho TTS. Câu hỏi này cũng giúp nhà tuyển dụng đánh giá tính cách, định hướng và động lực của ứng viên trong việc phát triển sự nghiệp.
Gợi ý trả lời:
Tuyệt đối tránh đưa ra câu trả lời rời rạc, mơ hồ hoặc không liên quan đến lĩnh vực hoặc ngành nghề mà bạn đang ứng tuyển. Đồng thời, hãy chắc chắn rằng mục tiêu nghề nghiệp của bạn có thể điều chỉnh dựa trên sự phát triển và khám phá trong quá trình thực tập. Bên cạnh đó, bạn cũng tham khảo một số gợi ý sau đây:
- Trình bày một mục tiêu nghề nghiệp cụ thể mà bạn đang hướng đến sau khi tốt nghiệp. Liên kết mục tiêu này với lĩnh vực hoặc ngành nghề mà bạn đang thực tập.
- Chia sẻ về sự quan tâm và nghiên cứu mà bạn đã thực hiện để xác định mục tiêu nghề nghiệp của mình.
- Nêu rõ kế hoạch và biện pháp cụ thể mà bạn đã đề ra để đạt được mục tiêu nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.
- Cho thấy sự linh hoạt và sẵn sàng thích nghi với những thay đổi và cơ hội mới trong sự nghiệp.
Tại sao bạn là ứng cử viên sáng giá nhất cho kỳ thực tập này?
Câu hỏi phỏng vấn cho TTS này sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định sự tự tin, khả năng tự đánh giá của ứng viên,đồng thời đánh giá xem ứng viên có hiểu rõ vị trí thực tập và đáp ứng được yêu cầu công việc không. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng đánh giá thêm về tính cách, kỹ năng, và khả năng thích ứng của ứng viên trong môi trường làm việc.
Gợi ý trả lời:
Tuyệt đối tránh những lời lặp lại ý tưởng hoặc tuyên bố mà thiếu sự minh bạch và phản ánh cá nhân thực. Hãy làm nổi bật những khía cạnh độc đáo và giá trị mà bạn mang đến cho công ty và mô tả cụ thể cách bạn sẽ ứng dụng kỹ năng của mình trong vai trò thực tập sinh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo một số gợi ý sau:
- Tạo sự tự tin bằng cách nhấn mạnh những kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức mà bạn mang đến. Liên kết những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn với yêu cầu công việc và mục tiêu của công ty.
- Chia sẻ sự đam mê và động lực của bạn đối với lĩnh vực hoặc ngành nghề mà công ty hoạt động.
- Đề cập đến những kỹ năng cụ thể mà bạn mang đến và cách chúng có thể đóng góp cho công ty.
- Đưa ra lợi ích cụ thể mà công ty có thể nhận được từ việc tuyển chọn bạn làm thực tập sinh, ví dụ như sự đóng góp, năng lực và tư duy sáng tạo của bạn.
>>> Tìm hiểu thêm: TOP 30 câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất ứng viên cần biết
Hy vọng với bộ câu hỏi phỏng vấn cho TTS (thực tập sinh) ở trên sẽ giúp bạn được nhà tuyển dụng đánh giá được khả năng và kinh nghiệm của mình và thành công trong quá trình phỏng vấn. Chúc bạn may mắn!
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập ngay vào TopCV.vn để tìm kiếm thêm nhiều cơ hội việc làm liên quan đến vị trí việc làm thực tập sinh.
Hiện nay, TopCV.vn đang là một trong những nền tảng tuyển dụng - kết nối việc làm thu hút hơn 6.9 triệu hồ sơ ứng viên và 180.000+ doanh nghiệp hàng đầu hiện nay. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng tạo CV, tìm kiếm các cơ hội TTS dễ dàng hơn.