Các công việc thực tập là cơ hội tốt giúp sinh viên thấu hiểu bản thân và hạ cánh công việc mơ ước sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, sinh viên thường bối rối khi ứng tuyển vị trí thực tập hay công việc part-time đầu tiên. Một lý do phổ biến là chưa có hoặc có ít kinh nghiệm làm việc thực tế.
Bài viết này sẽ hướng dẫn cách viết các phần chính trong 1 bản CV để tìm việc thực tập. Bên cạnh đó là những mẹo bỏ túi để làm phong phú tấm CV “trắng” của sinh viên.
Cấu trúc tốt nhất cho CV tìm việc thực tập
CV không cần phải quá sáng tạo hay màu sắc, chỉ cần chỉn chu, gọn gàng và dễ đọc là ổn.
Thời gian kinh nghiệm cần sắp xếp theo thứ tự: Từ gần nhất đến xa nhất.
Nên sử dụng các font chữ cơ bản như Arial, Calibri, Quicksand, Time News Roman. Trình bày CV dễ đọc với các đầu mục to rõ, các khoảng trắng được sắp xếp hợp lý. Nếu bạn chưa tự tin về khả năng trình bày CV của mình, hãy tham khảo các mẫu CV của TopCV.
Để tránh bị lỗi định dạng, hãy luôn luôn gửi định dạng PDF cho nhà tuyển dụng.
Đầu tư một bản CV chuyên nghiệp và đẹp mắt là cách giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng ngay từ vòng apply. TopCV cung cấp công cụ tạo mẫu CV online MIỄN PHÍ, giúp bạn tự tay thiết kế bản CV đúng ngành nghề, hãy sử dụng ngay!
Cách viết thông tin liên hệ
Phần đầu tiên của CV nên để những thông tiên liên hệ cơ bản nhất: họ tên, số điện thoại, địa chỉ, email. Phần địa chỉ không cần cụ thể quá, dễ lộ thông tin cá nhân.
Có thể để link blog hoặc website cá nhân nếu liên quan đến vị trí ứng tuyển.
Cách viết phần mục tiêu trong CV tìm việc thực tập
Phần này sẽ giúp NTD hình dung bạn là ai và có định hướng công việc như thế nào. Lưu ý ở phần mục tiêu là hãy tập trung vào nhu cầu của NTD, thay vì mong muốn hay mục tiêu của mình. Nhớ rằng, dù là thực tập sinh thì bạn cũng đang “đi bán” giá trị của mình cho công ty.
Ví dụ về phần Mục tiêu trong CV tìm việc thực tập:
CÁCH VIẾT HAY Detail-oriented Business English Major seeking to leverage excellent written and verbal communication skills to succeed as an Intern at TopCV Vietnam. Excel at working on teams with +2 years of experience as President of English Club at Foreign Trade University. (Bản tiếng việt) Học chuyên ngành Tiếng Anh Thương mại, có xu hướng chi tiết, tìm cách tận dụng xuất sắc các kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và viết để thành công với tư cách là Thực tập sinh tại TopCV Việt Nam. Excel khi làm việc theo nhóm với hơn 2 năm kinh nghiệm là Chủ tịch Câu lạc bộ Tiếng Anh trường Đại học Ngoại thương. |
=> Cách viết hay vì chỉ ra được những kỹ năng mình sở hữu, thể hiện mình có thể làm tốt công việc và tạo giá trị cho doanh nghiệp.
CÁCH VIẾT CHƯA HAY Dedicated Biology major seeking an Internship to improve my research and lab skills. (Bản tiếng việt) Chuyên ngành Sinh học chuyên dụng đang tìm kiếm một công việc Thực tập để cải thiện kỹ năng nghiên cứu và phòng thí nghiệm. |
=> Mục tiêu chưa hay vì quá chung chung, không thấy thể hiện kỹ năng gì để NTD có thể chấp nhận bản CV này. Họ không biết bạn có thể đem lại giá trị gì, hay có thể làm những công việc gì. Thậm chí có thể thấy bạn này đang thiếu những kỹ năng nhất định.
Cách viết phần Học vấn trong CV tìm việc thực tập
NTD hiểu rằng sinh viên thường chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Vì thế, có thể gây ấn tượng với những thành tích học tập, nghiên cứu học thuật nổi bật ở trường.
Có một cách đó là nêu những môn đã học hoặc dự án đã thực hiện có liên quan vào phần Học vấn. Tùy từng mô tả công việc mà lựa chọn đưa môn học nào và thành tích gì cho phù hợp.
Một cách nữa là để tên những khóa học Online, ngắn hạn, chương trình đào tạo chuyên môn đã tham gia.
Ví dụ về cách viết phần học vấn:
Foreign Trade University - Hanoi (2020 - present) Current GPA - 4.0 (Bản tiếng việt) Đại học Ngoại thương - Hà Nội (2020 - Hiện tại) Dự kiến tốt nghiệp vào năm 2024 với bằng Cử nhân Kinh doanh Quốc tế. Điểm trung bình hiện tại - 4.0 |
Cách viết phần Kỹ năng trong CV tìm việc thực tập
Đây là phần quan trọng có thể “cứu cánh” cho tấm CV thực tập ít kinh nghiệm. Có một sự thật là NTD không quá đặt nặng kinh nghiệm làm việc trong CV thực tập. Thay vì kinh nghiệm, CV thực tập sinh nên tập trung nhấn mạnh vào những kỹ năng chuyển đổi từ các hoạt động và công việc trước. Để công ty thấy được bạn có khả năng hoàn thành những nhiệm vụ được giao.
Để viết phần Kỹ năng cho thuyết phục, sinh viên có thể làm theo 2 bước sau:
- Bước 1: Nêu những kỹ năng mạnh của bản thân mà liên quan nhất với công việc.
- Bước 2: Nghiên cứu kỹ bản mô tả công việc thực tập, chọn ra những từ khóa kỹ năng quan trọng mà bạn thấy. Cố gắng bổ sung những từ khóa này vào phần Kỹ năng. Hoặc đặt trải đều ở những mục khác trong CV cũng là ý hay.
Ở phần Kỹ năng, lưu ý những kỹ năng mềm. Đó là những kỹ năng quan trọng cho bất kỳ vị trí công việc nào. Bạn có kỹ năng làm việc nhóm? Hay lãnh đạo? Hay giao tiếp và thuyết trình? v.vv.. Hãy đặt những kỹ năng mình tự tin nhất lên đầu để NTD có thể dễ dàng nhìn thấy.
Cách viết phần Kinh nghiệm làm việc trong CV thực tập
Nhiều bạn bối rối với phần Kinh nghiệm nhất vì bị trống hoặc quá ngắn. Tuy nhiên, bí kíp để làm đầy và phong phú thêm phần này chính là những hoạt động CLB, ngoại khóa/ tình nguyện… Kể cả những công việc trong quá khứ, dù không liên quan đến ngành nghề thực tập cũng có thể đưa vào. Điều này giúp NTD thấy bạn có trách nhiệm và năng lực làm việc.
Bạn đã nghiên cứu kỹ những từ khóa trong mô tả thực tập chứ? Cân nhắc thêm những từ ngữ quan trọng đó vào phần Kinh nghiệm. Việc này sẽ giúp CV thực tập ăn điểm hơn. Có một sự thật là NTD luôn lướt nhanh nội dung bản CV để tìm các từ khóa liên quan đến công việc.
>>> Khám phá ngay việc làm thực tập HOT có lương trên TopCV:
Cách viết những thông tin bổ sung khác trong CV tìm việc Thực tập
Nếu các phần trên vẫn là chưa đủ với CV của bạn, cân nhắc viết thêm cả phần Sở thích. Chọn lọc bổ sung những sở thích đòi hỏi kiến thức, kỹ năng liên quan đến vị trí thực tập. Cố gắng mô tả chi tiết một chút phần này. Ví dụ bạn đọc tài liệu gì, ở những nguồn trang uy tín nào, có tự làm dự án thực tế nào chưa, v.vv..
Ngoài ra, còn có thể bổ sung phần Hoạt động, Dự án hoặc Xuất bản học thuật, nghiên cứu.
Một số lưu ý khi gửi CV tìm việc thực tập
Nếu đây là lần đầu bạn gửi CV ứng tuyển thì hãy lưu ý phần hướng dẫn từ NTD. Đó có thể là dạng file CV, tiêu đề email, tên người liên hệ, cách đăng tải, những tài liệu gửi kèm. Một số điều nữa bạn có thể bạn cần lưu ý:
- Viết thêm Cover Letter khi ứng tuyển thực tập
- Kiểm tra các lỗi chính tả trong CV
- Tùy chỉnh lại nội dung CV cho phù hợp với từng mô tả thực tập
Trên đây là những hướng dẫn để bạn có một bản CV nhân sự thật chi tiết. Nếu bạn muốn dịch CV Việt-Anh hoặc được tư vấn CV bởi chuyên gia, hãy đăng ký tư vấn CV cùng TopCV tại đây.
Bạn đang tìm kiếm một bước tiến mới trong sự nghiệp của mình? Bạn muốn khám phá những cơ hội việc làm mới và đa dạng? Hãy truy cập TopCV để khám phá 40.000 cơ hội việc làm từ các công ty uy tín hàng đầu hiện nay. Tìm việc để chạm tay vào công việc trong mơ