Buổi phỏng vấn lập trình PHP ít nhiều sẽ khiến bạn lo lắng. Việc chuẩn bị kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và câu hỏi phỏng vấn sẽ khiến bạn tự tin hơn trong buổi tuyển chọn. Dưới đây TopCV sẽ giới thiệu một số câu hỏi ứng viên sẽ gặp trong quá trình tham gia phỏng vấn vị trí Lập trình viên PHP.
Câu hỏi tìm hiểu ứng viên
Hãy giới thiệu qua về bản thân bạn?
Đây là dạng câu hỏi phổ biến mà khi đi phỏng vấn xin việc bạn sẽ được hỏi. Bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị và luyện tập trước ở nhà. Câu trả lời cần ngắn gọn, khoảng 2-3 phút. Bên cạnh đó, cũng cần phải đầy đủ với các thông tin cần thiết nhất cho nhà tuyển dụng, đặc biệt là kinh nghiệm liên quan đến vị trí PHP.
Theo bạn, điểm mạnh điểm yếu của mình là gì?
Đây là phần mà các bạn sẽ tự đánh giá về bản thân mình để đưa điểm mạnh, điểm yếu. Dựa vào đó, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về con người, tính cách và có phù hợp với vị trí họ đang tuyển dụng cũng như văn hóa công ty hay không?
Bạn biết gì về công ty chúng tôi?
Nhà tuyển dụng rất quan tâm đến việc bạn biết về công ty của họ như thế nào? Hơn hết họ biết được ứng viên có thực sự hiểu rõ về công ty và tìm hiểu trước khi tham gia phỏng vấn hay không. Bởi vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty và trình bày một số vấn đề liên quan như lĩnh vực hoạt động, văn hoá, quy mô hoạt động của công ty như thế nào?,..
>>>Xem thêm: Khám phá mức lương lập trình viên Java, PHP, Android, Front-end và .Net

Các câu hỏi phỏng vấn PHP thường gặp
Câu 1: PHP là gì?
PHP là một ngôn ngữ kịch bản được lập trình dựa trên các tập lệnh nhằm phát triển ứng dụng web trên máy chủ. Ngôn ngữ PHP sẽ được xử lý trên server, từ đó sinh ra mã html trên client. Dựa vào đó, các ứng dụng trên website có thể hoạt động một cách dễ dàng.
Câu 2: Viết tắt của PHP có nghĩa là gì?
PHP là từ viết tắt của Personal Home Page (hiện nay là Hypertext Preprocessor) có nghĩa là: bộ xử lý siêu văn bản. PHP là ngôn ngữ mã nguồn mở và các tập lệnh của PHP sẽ được thực hiện trên máy chủ.
Câu 3: PHP là kế thừa đa hay đơn?
PHP mang tính kế thừa duy nhất, chỉ có thể mở rộng 1 lớp thành lớp đơn khác.

Câu 4: PHP được sử dụng với mục đích gì? Có bao nhiêu phiên bản?
Có khá nhiều ứng dụng của PHP, bạn có thể nêu từ 3 – 5 ứng dụng phổ biến nhất. Ví dụ như tạo tệp hệ thống, ghi/đóng tệp hệ thống, thực hiện mã hóa dữ liệu, ngăn chặn truy cập web từ một số phần trên trang,… Hiện có 4 phiên bản PHP gồm PHP 5.6, PHP 7., PHP 7.1, PHP 7.2.
Câu 5: PHP giống với ngôn ngữ lập trình nào?
Cú pháp câu của PHP gần tương tự với cú pháp Perl và C. Tuy nhiên, khác với C là ngôn ngữ lập trình hướng thủ tục hay Perl là ngôn ngữ lập trình đa năng thì PHP là ngôn ngữ lập trình phía máy chủ, nói dễ hiểu hơn, là ngôn ngữ có thểviết ứng dụng chạy trên hệ điều hành cài đặt trên các Server.
Câu 6: Phiên bản PHP thực sự sử dụng là gì?
Từ phiên bản 7.0 trở đi thì hiệu suất và việc sử dụng bộ nhớ của PHP đã có cải tiến rõ rệt. Các phiên bản 7.1 hoặc 7.2 là phiên bản được đề xuất của PHP. Về phía Wordpress thì yêu cầu phiên bản thấp nhất là 7.4.
>> Nắm bắt ngay cơ hội việc làm PHP hấp dẫn tại TopCV!
Câu 7: Phân biệt hằng – biến trong PHP?
Biến khai báo cần dùng ký tự $ để gắn giá trị, biến khi chạy chương trình có thể thay đổi. Trong khi đó, hàng dùng hàm Define() để khai báo, khi chạy chương trình, hằng không thể thay đổi.
Câu 8: Mảng là gì? Có những loại mảng nào trong PHP?
Mảng là một biến có thể chứa nhiều phần tử từ đó có thể dễ dàng lưu trữ, sắp xếp hay xoá bỏ các phần tử trong mảng một cách dễ dàng. Mảng bao gồm 2 phần là key và value, key dùng để truy cập vào phần tử của mảng qua đó ta có thể gán giá trị hoặc lấy giá trị của phần tử trong mảng.
Trong lập trình php mảng có 3 loại chính:
- Mảng tuần tự: là mảng có key tự động tạo là chữ số tăng dần bắt đầu từ 0
- Mảng không tuần tự: Là mảng có key mà bạn phải tự định nghĩa bằng các ký tự chữ hoặc số và key không được sắp xếp bất kỳ thứ tự nào.
- Mảng đa chiều: Là mảng có chứa ít nhất một mảng khác trong nó.

Câu 9: Mảng tuần tự là gì?
Mảng tuần tự là mảng có KEY là chữ số bắt đầu từ 0 và tăng dần. Nó khác với mảng bất tuần tự là các phần tử trong nó Key được sắp xếp tăng dần từ 0 còn mảng bất tuần tự thì không.
Câu 10: Phân biệt POST và GET trong php?
- Điểm chung: cả GET và POST đều được dùng để gửi dữ liệu lên server
- GET: Gửi dữ liệu lên server thông qua URL nên tính bảo mật kém, dữ liệu gửi lên bị giới hạn 1024 ký tự
- POST: Gửi dữ liệu lên server dưới dạng ẩn thông tin qua HTTP Header vì thế có tính bảo mật cao hơn so với GET, dữ liệu gửi lên không bị giới hạn. Tuy nhiên, tốc độ xử lý của Post lại chậm hơn Get.
Câu 11: Website và web app có gì giống và khác?
Web app thực chất là web site nhưng được gọi riêng để chỉ những website có những chức năng và ứng dụng riêng biệt.
Website là những web có tính tương tác thấp hơn nhiều so với web app có thể là những trang web tĩnh, không có nhu cầu cập nhật dữ liệu.
Câu 12: Sự khác nhau của toán từ & và && trong php là gì?
Toán từ & và && trong php đều là phép toán AND, tuy nhiên toán tử một dấu & áp dụng theo kiểu bit, nói dễ hiểu hơn một dấu & là phép AND thao tác trên các bit. Phép toán && chỉ áp dụng cho kiểu boolean True và False.

Câu 13: $a++ và ++$a khác nhau ở điểm nào?
Cả hai đều được dùng để tăng thêm một số đơn vị cho biết số nhưng điểm khác biệt ở $a++ được thực sau khi nó được gọi, còn ++$a được thực thi ngay khi nó được gọi.
Câu 14: Hàm để gộp mảng/tách là hàm gì?
Hàm gộp mảng dùng Array_Merge($array1, $array2, $array3,…), hàm tách mảng dùng Array_slice(array,start,[length],[Preserve]).
Câu 15: Sử dụng hàm nào để chuyển từ mảng thành chuỗi, tách chuỗi?
Implode(separator,array) được dùng để chuyển đổi mảng thành chuỗi, Explode(separator,string,[limit]) được dùng để tách chuỗi thành mảng.
Câu 16: Serialize và Json_encode khác nhau như thế nào?
Json_encode để chuyển 1 array/đối tượng thành chuỗi dữ liệu JSON. Array/đối tượng được lưu trữ trong database. Serialize để chuyển đổi từ array/mảng/đối tượng thành chuỗi dữ liệu. Mục đích để dễ dàng truyền tải, lưu trữ theo đúng chuẩn của PHP.
Câu 17: Session và Cookie khác nhau như thế nào?
Session là khoảng thời gian người dùng sử dụng ứng dụng, được lưu trữ toàn bộ ở server. Session có tính bảo mật cao. Do đó, session thường được dùng để giúp người dùng lưu trữ các thông tin liên quan đến bảo mật.
Cookie là tệp tin nhỏ, nhúng vào máy tính người dùng từ server. Cookie sẽ được gửi đến từ lần truy cập đầu tiên và gửi trả lại thông tin cho server. Tính bảo mật của cookie thấp hơn so với session.
Câu 18: Bạn có thể tạo bao nhiêu đối tượng trong PHP?
Trong PHP, developer có thể tạo được vô hạn đối tượng. Để làm được điều đó, lập trình viên cần xác định được lớp chính xác.
Câu 19: Trong PHP thường gặp những lỗi nào?
Có 3 lỗi chính thường xảy ra trong PHP là:
- Notices: Lỗi này không làm hại đến đoạn mã đã code.
- Warnings: Lỗi này không ảnh hưởng đến quy trình chạy mã.
- Fatal: Lỗi nghiêm trọng nhất, có thể khiến quy trình chạy mã bị dừng lại.
Câu 20: Hàm include() and require() khác nhau ở đâu?
Cả hai đều đọc một file cụ thể nhưng trong hàm require() thì process sẽ văng ra cùng với 1 fatal error nếu xảy ra vấn đề trong quá trình đọc file và ngăn chặn sự thực thi của script, trong khi đó hàm include() vẫn sẽ pass và chuyển sang step tiếp theo trong quá trình thực thi.
Câu 21: Khi website bị chậm bạn phải làm gì?
Tìm ra nguyên nhân lỗi là do đâu và đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Chẳng hạn:
- Code không tối ưu, câu truy vấn sql chưa tối ưu: giải pháp kiểm tra xem code chỗ nào chưa tối ưu, tiến hành sửa lỗi và fix lại bug, giảm độ cồng kềnh của code và dung lượng ảnh, video trên server.
- Hosting cấu hình thấp không được tối ưu quá tải do nhiều người dùng: giải pháp là sẽ tiến hành nâng cấp cấu hình host
- Khoảng cách server và máy test xa: giải quyết bằng cách đăng ký dịch vụ CDN.

Câu 22: Làm thế nào để website có thể phục vụ hàng triệu người dùng?
Thông thường sẽ nâng cấp server băng thông, ram hay bộ nhớ khi lượt truy cập tăng lên. Tuy nhiên, khi lưu lượng truy cập lên đến 1-2 triệu thì không thể nâng cấp server được nữa mà phải thiết kế sao cho nhiều server chạy cùng một lúc.
Câu 23: Làm cách nào để kích hoạt tính năng báo lỗi trong PHP?
Có 3 cách để kích hoạt tính năng báo lỗi trong PHP:
- Sửa đổi tệp PHP.ini: Tìm kiếm tham số display_errors trong tệp PHP.ini và đặt giá trị của nó thành On. Khởi động lại máy chủ web để thay đổi có hiệu lực.
- Sử dụng hàm ini_set(): Hàm ini_set() cho phép bạn thay đổi các giá trị của các tham số trong tệp PHP.ini. Để kích hoạt tính năng báo lỗi, bạn có thể sử dụng đoạn mã sau: ini_set(‘display_errors’, 1);
- Sử dụng hàm error_reporting(): Hàm error_reporting() cho phép bạn kiểm soát các loại lỗi được báo cáo trong PHP. Để kích hoạt tính năng báo lỗi, bạn có thể sử dụng đoạn mã sau: error_reporting(E_ALL);
Câu 24: Xác định đối tượng dữ liệu PHP là gì?
Đây cũng là một câu hỏi phỏng vấn PHP nâng cao cho level senior mà nhà tuyển dụng có thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo gợi ý sau đây để trả lời câu hỏi này phù hợp hơn:
Đối tượng dữ liệu PHP (PHP Data Object, PDO) là một lớp mở rộng của PHP cho phép truy cập cơ sở dữ liệu một cách nhẹ nhàng và nhất quán. PDO cung cấp một giao diện lập trình trừu tượng (API) cho phép bạn truy cập các cơ sở dữ liệu khác nhau bằng cùng một bộ hàm.
PDO hoạt động bằng cách sử dụng các trình điều khiển cơ sở dữ liệu cụ thể. Mỗi trình điều khiển cơ sở dữ liệu triển khai giao diện PDO và cung cấp các phương thức để truy cập các tính năng cụ thể của cơ sở dữ liệu đó.
Câu 25: Cách bạn cập nhật kiến thức về PHP và phát triển web của mình?
Nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi phỏng vấn PHP nâng cao này để đánh giá sự cam kết của ứng viên đối với sự phát triển nghề nghiệp. Việc cập nhật kiến thức là điều cần thiết đối với bất kỳ kỹ sư nào, đặc biệt là các lập trình viên thuộc level Senior trở lên. Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể tham khảo một số cách cập nhật kiến thức như sau:
- Đọc các tạp chí và blog chuyên ngành về PHP và phát triển web.
- Tham dự các hội nghị và sự kiện về PHP và phát triển web của các chuyên gia khác.
- Tham gia các nhóm thảo luận trực tuyến về PHP và phát triển web trên mạng xã hội.
- Tham gia vào các dự án cá nhân và đóng góp vào các dự án mã nguồn mở khi có cơ hội.
Câu 26: Khi nào nên sử dụng phương pháp OOP thay vì lập trình chức năng?
Bạn có thể thể hiện được sự hiểu biết của mình thông qua câu hỏi phỏng vấn PHP nâng cao dành cho level Senior này với nhà tuyển dụng. Bạn có thể tham khảo gợi ý sau đây để trả lời cho câu hỏi phỏng vấn PHP nâng cao này:
Phương pháp OOP nên được sử dụng thay vì lập trình chức năng khi:
- Ứng dụng cần được mở rộng hoặc bảo trì dễ dàng.
- Ứng dụng cần được chia thành các thành phần riêng biệt có thể được tái sử dụng.
- Ứng dụng cần mô phỏng thế giới thực một cách chặt chẽ.
- Ứng dụng cần có hiệu năng cao.
Câu 27: Sự khác biệt giữa lớp trừu tượng và giao diện là gì?
Sự khác biệt giữa lớp trừu tượng (abstract class) và giao diện (interface) trong lập trình hướng đối tượng PHP như sau:
- Lớp trừu tượng có thể có trạng thái (state), trong khi giao diện thì không. Trạng thái của lớp trừu tượng được lưu trữ trong các biến thể thể (instance variables).
- Một lớp có thể kế thừa từ nhiều lớp trừu tượng, nhưng chỉ có thể triển khai một giao diện. Đây là một sự khác biệt quan trọng, vì đa kế thừa có thể dẫn đến bế tắc mã. Do đó, các nhà phát triển thường chọn sử dụng giao diện để tránh điều này.
- Lớp chỉ có thể được kế thừa, trong khi giao diện có thể được triển khai bởi các lớp hoặc được mở rộng bởi các giao diện khác.
Câu 28: Persistence cookie là gì?
Trong lập trình PHP, cookie tồn tại (persistence cookie) là loại cookie được lưu trữ trên máy tính của người dùng cho đến khi chúng hết hạn hoặc bị xóa theo cách thủ công. Cookie tồn tại thường được sử dụng để lưu trữ thông tin như trạng thái đăng nhập, sở thích người dùng hoặc giỏ hàng.
Cookie tồn tại thường được sử dụng để lưu trữ thông tin cần thiết cho nhiều lần truy cập trang web. Ví dụ, một trang web thương mại điện tử có thể sử dụng cookie tồn tại để lưu trữ thông tin về các mặt hàng trong giỏ hàng của người dùng.
Câu 29: Cách để tìm các bản ghi Email bị trùng lặp trong “Table”?
Đối với câu hỏi phỏng vấn PHP nâng cao này, bạn cần nhấn mạnh với nhà tuyển dụng rằng, việc lựa chọn phương pháp nào được sử dụng phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của ứng dụng. Bạn cũng có thể tham khảo ví dụ dưới đây để trả lời câu hỏi phỏng vấn PHP nâng cao này:
Để tìm các bản ghi email trùng lặp trong bảng của người dùng trong lập trình PHP, bạn có thể sử dụng câu truy vấn SQL bằng cách sử dụng các chức năng cơ sở dữ liệu như MySQL hoặc PostgreSQL. Dưới đây là một ví dụ về cách thực hiện điều này:
SELECT u1.first_name, u1.last_name, u1.email FROM users as u1 INNER JOIN ( SELECT email FROM users GROUP BY email HAVING count(id) > 1 ) u2 ON u1.email = u2.email; |
Câu 30: Hàm explode() được sử dụng như thế nào?
Hàm explode() trong PHP được sử dụng để phân tách một chuỗi thành một mảng. Hàm này nhận hai tham số:
- Chuỗi cần phân tách: Chuỗi cần được phân tách thành mảng.
- Ký tự phân tách: Ký tự được sử dụng để phân tách chuỗi.
Hàm explode() trả về một mảng các phần tử của chuỗi được phân tách. Bên cạnh đó, Hàm explode() có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như:
- Phân tách địa chỉ email thành tên người dùng và miền.
- Phân tách số điện thoại thành mã vùng, số điện thoại và số mở rộng.
- Phân tách URL thành các phần tử riêng lẻ.
Ví dụ về hàm explode() mà bạn có thể tham khảo như sau:
array explode(separator, OriginalString, NoOfElements) |
Câu 31: Hàm array_walk hoạt động như thế nào trong PHP?
Hàm array_walk trong PHP được sử dụng để duyệt qua từng phần tử trong một mảng và áp dụng một hàm cụ thể cho từng phần tử đó. Cú pháp của hàm array_walk như sau:
array_walk(array &$array, callable $callback [, mixed $userdata = NULL]) |
Trong đó:
- $array: Mảng mà bạn muốn duyệt và áp dụng hàm lên từng phần tử.
- $callback: Một hàm hoặc phương thức (callable) sẽ được áp dụng cho từng phần tử của mảng.
- $userdata (tùy chọn): Dữ liệu tùy chỉnh mà bạn có thể truyền vào hàm $callback nếu cần.
Hàm array_walk sẽ duyệt qua từng phần tử của mảng $array và gọi hàm $callback cho mỗi phần tử, truyền giá trị của phần tử và $userdata (nếu có) vào hàm đó. Hàm $callback có thể thay đổi giá trị của các phần tử trong mảng mà nó đang duyệt qua.
Câu 32: Biến $_get và $_post được sử dụng như thế nào trong PHP?
Đây cũng là một câu hỏi phỏng vấn PHP nâng cao mà bạn cần lưu ý tìm hiểu. Bạn có thể tham khảo một số nội dung cơ bản sau đây để trả lời được câu hỏi này:
Biến $_get và $_post là hai biến toàn cục trong PHP được sử dụng để lưu trữ dữ liệu được gửi từ trình duyệt đến máy chủ. Biến $_get được sử dụng để lưu trữ dữ liệu được gửi bằng phương thức GET, trong khi biến $_post được sử dụng để lưu trữ dữ liệu được gửi bằng phương thức POST.
Biến $_get (phương thức GET)
Biến $_get được lưu trữ dưới dạng một mảng. Mỗi phần tử của mảng là một cặp khóa/giá trị, trong đó khóa là tên của biến và giá trị là giá trị của biến. Dữ liệu được gửi bằng phương thức GET được thêm vào biến $_get dưới dạng tham số URL. Ví dụ, nếu người dùng truy cập trang web của bạn với URL sau:
- https://www.example.com/?name=John&age=20
Thì biến $_get sẽ chứa các phần tử sau:
[ “name” => “John”, “age” => “20” ] |
Biến $_post (phương thức POST)
Tương tự với biến $_get, $_post cũng sẽ được được lưu trữ dưới dạng một mảng. Chỉ khác biệt là dữ liệu được gửi bằng phương thức POST được thêm vào biến $_post dưới dạng dữ liệu được gửi trong form. Ví dụ, nếu bạn có một form đăng nhập với các trường tên và mật khẩu, và người dùng gửi form với thông tin sau:
- Tên: John Doe
- Mật khẩu: 123456
Thì biến $_post sẽ chứa các phần tử sau:
[ “name” => “John Doe”, “password” => “123456” ] |
Câu 33: Khi nào bạn sử dụng === thay vì ==?
Trong lập trình PHP, toán tử so sánh === được sử dụng để so sánh hai giá trị theo cả giá trị và kiểu dữ liệu. Còn toán tử so sánh == chỉ so sánh hai giá trị theo giá trị. Do đó, bạn nên sử dụng === thay vì == trong các trường hợp sau:
- Khi bạn cần đảm bảo rằng hai giá trị không chỉ giống nhau về giá trị mà còn giống nhau về kiểu dữ liệu. Ví dụ, bạn có thể sử dụng === để kiểm tra xem một chuỗi có phải là số nguyên hay không.
- Khi bạn cần tránh các trường hợp type juggling. Type juggling là hiện tượng PHP tự động chuyển đổi kiểu dữ liệu của một biến để phù hợp với kiểu dữ liệu của biến khác. Ví dụ, nếu bạn sử dụng == để so sánh một số nguyên với một chuỗi, PHP sẽ tự động chuyển đổi số nguyên thành chuỗi. Điều này có thể dẫn đến kết quả không mong muốn.
Câu 34: Tính kế thừa trong PHP hoạt động như thế nào?
Trong PHP, kế thừa là một tính năng quan trọng của lập trình hướng đối tượng (OOP) cho phép một lớp (class) con kế thừa các thuộc tính và phương thức từ một lớp (class) cha. Điều này giúp tái sử dụng mã nguồn và tạo sự phân cấp trong mã nguồn của bạn. Dưới đây là cách kế thừa hoạt động trong PHP:
- Kế thừa đơn: HP chỉ hỗ trợ kế thừa đơn, có nghĩa là một lớp chỉ có thể kế thừa từ một lớp cha duy nhất. Để khai báo kế thừa trong PHP, bạn sử dụng từ khóa extends.
- Sử dụng tính kế thừa: Bạn có thể sử dụng tính kế thừa theo nhiều cách khác nhau như sử dụng thuộc tính và phương thức của lớp cha, thay đổi thuộc tính và phương thức của lớp cha, thêm thuộc tính và phương thức mới.
Câu 35: MVC là gì và mỗi thành phần có chức năng gì?
MVC là viết tắt của Model – View – Controller, là một mô hình kiến trúc phần mềm được sử dụng để phát triển các ứng dụng web. Mô hình này chia ứng dụng thành ba thành phần chính:
- Model: Chịu trách nhiệm xử lý dữ liệu và logic nghiệp vụ.
- View: Chịu trách nhiệm hiển thị dữ liệu cho người dùng.
- Controller: Chịu trách nhiệm điều khiển luồng ứng dụng và xử lý các yêu cầu từ người dùng.
Trên đây là tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn PHP phổ biến khi tuyển chọn ứng viên của nhà tuyển dụng. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho vị trí sắp ứng tuyển. Hiện tại TopCV đang có hàng trăm việc làm PHP vô cùng hấp dẫn. Nhanh tay truy cập TopCV để tạo CV và ứng tuyển ngay nhé!
Bạn có nên hỏi lại nhà phỏng vấn không? Nên hỏi gì?
Trong quá trình của buổi phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi để có thể hỏi ngược lại nhà phỏng vấn. Bởi, ngoài những câu hỏi phỏng vấn PHP từ nhà tuyển dụng, việc bạn đặt câu hỏi ngược lại cũng sẽ khiến bạn có thể ghi điểm với họ. Một số câu hỏi ví dụ như:
- Câu 1: Anh/chị có thể mô tả chi tiết hơn về vị trí mà tôi đang ứng tuyển hay không?
- Câu 2: Hiện tại, định hướng của bộ phận lập trình PHP sẽ được phát triển như thế nào?
- Câu 3: Lý do nhân sự làm việc tại vị trí tôi đang ứng tuyển nghỉ việc là gì?
- Câu 4: Quyền lợi chung của nhân viên cũng như quyền lợi riêng của lập trình PHP tại quý công ty như thế nào?
Trên đây là những câu hỏi phỏng vấn PHP thường gặp nhất mà bạn có thể tham khảo. Tuy vậy, bạn vẫn cần thường xuyên trau dồi thêm kiến thức cũng như tham khảo thêm những tài liệu chuyên môn khác. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn trong buổi phỏng vấn sắp tới.
Nguồn ảnh: Sưu tầm