Khi vượt qua vòng CV xin việc, ứng viên sẽ bước đến buổi phỏng vấn. Vậy các câu hỏi phỏng vấn nào hay được sử dụng? Các câu hỏi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm và mới ra trường có cách trả lời thế nào? Hãy cùng TopCV tìm hiểu nhé
Bộ các câu hỏi phỏng vấn về bản thân và tính cách
Bạn hãy giới thiệu về bản thân
Là một trong các câu hỏi quen thuộc. Câu trả lời cần tập trung vào kỹ năng, phẩm chất và thành tích để nhà tuyển dụng thấy được ứng viên chính là người sáng giá nhất cho vị trí tuyển dụng.
Gợi ý cách trả lời câu hỏi phỏng vấn:
Với người có kinh nghiệm: Hãy bao quát 4 lĩnh vực quan trọng về bản thân, bao gồm: Học vấn, kinh nghiệm làm việc, vị trí hiện tại và mục tiêu sắp tới. Trình bày không nên vượt quá 2 phút, không dài dòng hay quá chau chuốt.
Với sinh viên mới ra trường: Hãy chia sẻ điểm mạnh và thành tích nổi trội nhất, sau đó là kinh nghiệm làm việc (thực tập sinh hoặc công việc part time trước đây). Nếu kinh nghiệm làm việc không nhiều, hãy tập trung vào chuyên môn bản thân yêu thích nhất và có liên quan đến công việc đang ứng tuyển.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn dễ trúng tuyển
Điểm mạnh của bạn là gì?
Với các câu hỏi phỏng vấn thế này, nhà tuyển dụng quan tâm đến kỹ năng của ứng viên có phù hợp với công việc không.
Gợi ý cách trả lời câu hỏi phỏng vấn
Với người đã có kinh nghiệm: Liệt kê từ 3- 4 điểm mạnh liên quan đến nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Với sinh viên mới ra trường: Cân nhắc chọn ra 3 - 4 điểm mạnh mà nhà tuyển dụng hay yêu cầu. Bổ sung thêm các ví dụ cụ thể để chứng minh bản thân hoàn toàn phù hợp với vị trí tuyển dụng.
Điểm yếu của bạn là gì?
Nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này nhằm đánh giá khả năng tự nhận thức của ứng viên. Ứng viên nên cẩn trọng để tránh rơi vào 3 cái bẫy của nhà tuyển dụng:
- Khoe khoang
- Từ chối trả lời câu hỏi
- Tiết lộ một điểm yếu "chết người"
Gợi ý cách trả lời câu hỏi phỏng vấn:
Với người đã có kinh nghiệm: Có thể nói điểm yếu nào đó nhưng nhấn mạnh điểm yếu đó thực chất cũng là điểm mạnh của bản thân.
Với sinh viên mới ra trường: Có thể chỉ ra điểm yếu không ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và khẳng định bản thân đang không ngừng thay đổi mỗi ngày.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách trình bày điểm mạnh điểm yếu của bản thân trong CV
Bộ các câu hỏi phỏng vấn về "điểm yếu"
Bạn học được gì từ những sai lầm/khó khăn từng trải qua?
Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn hay nhất giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năn xử lý vấn đề của ứng viên.
Gợi ý cách trả lời câu hỏi phỏng vấn:
Với người đã có kinh nghiệm: Trình bày 1 - 2 tình huống sơ suất xảy ra nhưng ứng viên đã kịp thời xử lý và từ đó tạo ra cho mình kinh nghiệm. Nên nhấn mạnh vào kết quả tích cực, biến sai lầm thành trải nghiệm để học hỏi.
Với sinh viên mới ra trường: Dù kinh nghiệm chưa nhiều nhưng ứng viên hãy chia sẻ về những lần phải chạy deadline cho học tập, công việc làm thêm được giao hay những khó khăn trong cuộc sống, cách bản thân đã vượt qua.
Tại sao bạn lại có khoảng thời gian trống khá dài trong CV xin việc?
Câu hỏi này được xem là cách phỏng vấn nhân viên hiệu quả. Nhà tuyển dụng muốn xem lý do ứng viên đưa ra xuất phát từ hoàn cảnh chủ quan (thiếu tham vọng, lười biếng hoặc thiếu trách nhiệm trong công việc) hay bất đắc dĩ nằm ngoài khả năng kiểm soát.
Gợi ý cách trả lời câu hỏi phỏng vấn:
Với người đã có kinh nghiệm: Hãy chia sẻ một cách thành thật nhưng đầy khéo léo. Điều quan trọng ứng viên hãy chứng minh được năng lực và hiệu quả tích cực có được trong khoảng thời gian trống này.
Với sinh viên mới ra trường: Công việc của sinh viên mới ra trường thường là thời vụ, thực tập nên sẽ chỉ duy trì trong một thời gian ngắn. Vì thế ứng viên nên giải thích rõ ràng và làm nổi bật các kinh nghiệm, thành tích đạt được trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy. Tránh để nhà tuyển dụng đánh giá là hay nhảy việc.
>> TopCV đang có hàng nghìn cơ hội việc làm hấp dẫn thuộc nhiều ngành nghề khác nhau!
Bộ các câu hỏi phỏng vấn về năng lực, trình độ
Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?
Câu hỏi phỏng vấn này thường không áp dụng cho sinh viên mới ra trường. Còn với người đã có kinh nghiệm, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem ứng viên có hay không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.
Gợi ý cách trả lời câu hỏi phỏng vấn:
Với người đã có kinh nghiệm: Hãy trả lời bằng thái độ tích cực và trân trọng nhất về những kinh nghiệm công ty cũ đã mang đến. Chú ý những chia sẻ của ứng viên cần phải liên quan đến vị trí đang ứng tuyển.
Kinh nghiệm của bạn trong công việc này thế nào?
Đây là một trong các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn. Lời khuyên cho cách trả lời phỏng vấn câu hỏi này nên hết sức chân thật, đừng nói những gì bản thân không biết.
Gợi ý cách trả lời câu hỏi phỏng vấn:
Với người đã có kinh nghiệm: Hãy nói những gì bản thân đã được học, được biết về công việc một cách ngắn gọn và đầy đủ.
Với sinh viên mới ra trường: Ứng viên nhấn mạnh đang nỗ lực theo đuổi công việc này, không ngừng dành thời gian nghiên cứu, phát triển kỹ năng. Cá nhân cũng mong muốn tìm được một công ty tốt để gắn bó, phát triển bản thân và cống hiến lâu dài.
Bạn nghĩ mình có phù hợp với vị trí này không?
Đặt ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn tạo cơ hội cho ứng viên làm nổi bật bản thân hơn trước các ứng viên có cùng năng lực khác.
Gợi ý cách trả lời câu hỏi phỏng vấn:
Với người đã có kinh nghiệm: Ứng viên hãy thể hiện rằng bản thân có đầy đủ tố chất để đảm nhận vị trí đang tuyển dụng. Có thể chia sẻ về những gì bản thân đã chuẩn bị cho công việc ứng tuyển, các kế hoạch tương lai để phát triển công việc.
Với sinh viên mới ra trường: Hãy tập trung vào các phẩm chất riêng biệt, sở thích, đam mê của bản thân. Điều này giúp nhà tuyển dụng cân nhắc và trao cơ hội dẫu ứng viên chưa từng hoặc có rất ít kinh nghiệm về công việc.
Bạn làm thế nào để có thể giải quyết được khối lượng công việc lớn cùng thời điểm?
Đây là dạng câu hỏi phỏng vấn nghiêng về xử lý tình huống.
Gợi ý cách trả lời câu hỏi phỏng vấn:
Với người đã có kinh nghiệm: Ứng viên cần làm nổi bật được yếu tố mang lại lợi thế cho doanh nghiệp. Tức là dù phải xử lý khối công việc lớn cùng lúc nhưng bản thân ứng viên vẫn ưu tiên những công việc mang lại giá trị cao nhất cho doanh nghiệp.
Với sinh viên mới ra trường: Hãy thể hiện mình là người không ngại những áp lực, nhanh nhẹn trong việc ứng phó bằng cách chia nhỏ công việc theo lịch trình đều đặn. Việc ngỏ ý mong muốn được công ty/người quản lý chỉ dạy để hoàn thành nhiệm vụ còn được nhà tuyển dụng đánh giá là người hiểu chuyện.
Bạn thấy mình sẽ ở đâu trong 3 - 5 năm nữa?
Mục đích khi đưa ra câu hỏi này, người tuyển dụng muốn xem lý tưởng nghề nghiệp của ứng viên. Cách ứng viên trả lời giúp họ dự đoán được bản thân con người và mức độ gắn bó lâu dài với công việc.
Gợi ý cách trả lời câu hỏi phỏng vấn:
Với người đã có kinh nghiệm: Cách tốt nhất là đưa ra các mong muốn thành công và đạt được thành tích trong công việc mình sẽ đảm nhận. Điều này mang lại cho người phỏng vấn cảm giác ứng viên không chỉ nghĩ đến việc phát triển chuyên nghiệp mà còn đang nghĩ đến việc gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Với sinh viên mới ra trường: Nên chú trọng vào mục tiêu ngắn hạn (2-3 năm tới). Trình bày khiêm tốn, không nên quá đà vì hiện tại chưa có kinh nghiệm làm việc. Đặc biệt ứng viên nên cam kết gắn bó lâu dài, sẵn sàng học hỏi, thích nghi để đóng góp nhiều hơn cho công ty.
Bộ các câu hỏi phỏng vấn về phản ứng
Nếu sếp làm sai, bạn sẽ làm gì?
Cách phỏng vấn nhân viên thế này cho thấy, người phỏng vấn luôn mong muốn tìm kiếm được ứng viên biết bày tỏ suy nghĩ của mình. Họ phải là người sẵn sàng đóng góp ý kiến để xây dựng và phát triển doanh nghiệp.
Gợi ý cách trả lời câu hỏi phỏng vấn:
Với người đã có kinh nghiệm: Hãy thể hiện bản lĩnh bằng việc sẵn sàng trao đổi một cách chân thành và cởi mở với cấp trên. Tuy nhiên, ứng viên cần nhấn mạnh rằng, phản hồi của mình chỉ là vì lợi ích chung của tập thể.
Với sinh viên mới ra trường: Nếu "sếp sai" là vì "bạn nghĩ" thì đừng đến trước mặt cấp trên và nói rằng “anh/chị sai rồi”. Tốt hơn hết ứng viên nên tìm cách trao đổi với đồng nghiệp, nhất là người gần gũi với sếp để có cách tháo gỡ.
Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi?
Sự thật là câu hỏi này được đặt ra khi nhà tuyển dụng vẫn chưa bị thuyết phục hoàn toàn. Ngoài ra, họ cũng muốn xem ứng viên có đang hiểu rõ công việc đang ứng tuyển hay không.
Gợi ý cách trả lời câu hỏi phỏng vấn:
Với người đã có kinh nghiệm: Một khi đã có bề dày kinh nghiệm hãy tự tin đưa ra các câu hỏi để nhà tuyển dụng thấy được sự quan tâm cho vị trí công việc ứng tuyển này. Có thể đưa ra câu hỏi về mức lương, thời gian trả lương, chế độ bảo hiểm, phúc lợi, quy trình làm việc, báo cáo công việc…
Với sinh viên mới ra trường: Đừng mặc nhiên trả lời là “không”, cũng tránh đề cập quá nhiều đến lương, thưởng khi bản thân chưa chứng minh được thực lực. Các thắc mắc về công việc như KPI đặt ra, cơ cấu tổ chức, lộ trình công việc... sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy được ứng viên là người nhiệt huyết, ham học hỏi.
Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?
Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn hay nhất cho thấy mức độ quan tâm của của ứng viên đối với công việc ứng tuyển.
Gợi ý cách trả lời câu hỏi phỏng vấn:
Với người đã có kinh nghiệm: Có 3 vấn đề cần được làm rõ, bao gồm: Kinh nghiệm tương đương, đam mê nghề nghiệp đang theo đuổi và sự cầu tiến trong lĩnh vực muốn chinh phục.
Với sinh viên mới ra trường: Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, ứng viên hãy thể hiện sự thích thú và đam mê với công việc mới này. Bản thân cần bày tỏ mong muốn được cống hiến và sẵn sàng hoàn thiện thêm.
Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
Việc đảm bảo được mức lương luôn là vấn đề nhạy cảm. Gặp phải câu hỏi này, ứng viên nên trả lời khôn khéo để tránh mất điểm.
Gợi ý cách trả lời câu hỏi phỏng vấn:
Với người đã có kinh nghiệm: Hãy chuẩn bị mức lương phù hợp với giá trị của mình và mức lương trên thị trường. Điều quan trọng là minh chứng cho nhà tuyển dụng thấy được "Tại sao lại là con số đó và họ sẽ điều chỉnh ngân sách để tuyển bạn vào".
Với sinh viên mới ra trường: Ứng viên hãy tìm hiểu trước mức lương thị trường được trả cho vị trí ứng tuyển là bao nhiêu. Tiếp đến so sánh năng lực và kinh nghiệm hiện tại của mình rồi hãy đưa ra con số hợp lý nhất. Tốt hơn hết nên đưa ra một khoảng lương nào đó, đừng đưa ra một con số tròn trịa, quá cụ thể.
>>> Xem thêm: Bỏ túi cách deal lương khéo léo, hiệu quả khi phỏng vấn
Để có cơ hội bước chân vào vòng phỏng vấn, chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn, trước đó ứng viên cần hoàn thiện CV xin việc để ghi điểm với nhà tuyển dụng. TopCV cung cấp cho ứng viên các mẫu CV miễn phí phù hợp với từng ngành nghề, số năm kinh nghiệm. Tùy thuộc vào định hướng nghề nghiệp, ứng viên có thể lựa chọn và tự tay thiết kế mẫu CV ưng ý nhất cho mình.
Đội ngũ vận hành nền tảng TopCV còn luôn hướng đến mục tiêu xây dựng Hệ sinh thái Nhân sự toàn diện, cung cấp cho ứng viên những cơ hội nghề nghiệp phù hợp. Với việc cung cấp công cụ định hướng và công cụ hỗ trợ nổi bật, ứng viên có thể xây dựng được hình ảnh phù hợp với doanh nghiệp ứng tuyển.
Trên đây là bộ các câu hỏi phỏng vấn phổ biến khi đi xin việc, bao gồm cả các câu hỏi cho người có kinh nghiệm và sinh viên mới ra trường với cách trả lời khôn khéo nhất. Truy cập vào TopCV, tạo CV online ngay từ bây giờ để có cơ hội tiến đến buổi phỏng vấn xin việc thành công.