Truyền thông là một trong những ngành học HOT trong bối cảnh Internet và mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ngành học này có tính ứng dụng cao và mở ra cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau như báo chí, truyền thông doanh nghiệp, marketing, quan hệ công chúng, v.vv.. Để hiểu rõ ngành truyền thông là gì và triển vọng nghề nghiệp ra sao, hãy tìm hiểu chi tiết bài viết dưới đây của TopCV!
Ngành truyền thông là gì?
Ngành truyền thông (tiếng Anh là Communication) là ngành nghiên cứu và ứng dụng các phương tiện truyền thông như: báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, trang web, mạng xã hội, v.vv.. để sản xuất, xuất bản và phân phối thông tin đến công chúng.
Đây là ngành học rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như quan hệ công chúng, marketing, báo chí, truyền hình, truyền thông đại chúng và có tính ứng dụng thực tế cao. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành truyền thông có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau, mang đến cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
TOP việc làm Truyền thông lương cao, chế độ phúc lợi hấp dẫn đang được tuyển dụng trên TopCV, cập nhật ngay để chạm tay đến công việc mà bạn mơ ước:
|

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết CV Truyền thông
Các lĩnh vực phổ biến trong ngành truyền thông
Trước đây, nhiều người có suy nghĩ, ngành truyền thông chỉ gói gọn trong việc làm báo hoặc quảng cáo. Nhưng trên thực tế, ngành truyền thông khá rộng và được phân thành nhiều nhóm. Dưới đây là các ngành truyền thông phổ biến để bạn tham khảo:
Ngành Truyền thông đa phương tiện
Truyền thông đa phương tiện (Multimedia) là lĩnh vực truyền tải và tích hợp các loại nội dung kỹ thuật số như văn bản, âm thanh, hình ảnh, video, hoạt hình. Ngành này tập trung nhiều vào việc sáng tạo nội dung hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng mục tiêu.
Chính vì thế, để theo học ngành truyền thông phương tiện, bạn cần phải có tính sáng tạo, khiếu thẩm mỹ, sự nhạy bén với cái mới, khả năng quan sát và chịu khó tìm tòi.
Ngành Truyền thông đa phương tiện bao gồm các ngành nhỏ như quảng cáo, thiết kế đa phương tiện, truyền thông xã hội, kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, quản trị sản xuất sản phẩm truyền thông, v.vv..
Sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc như: Content marketing, Content Creator, Designer, Video editor, Motion graphic designer, v.vv.. Ngoài ra, sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện còn có cơ hội trở thành biên tập viên, sản xuất phim, chỉnh sửa hậu kỳ, v.vv..

>>> Xem thêm: Ngành truyền thông đa phương tiện là gì? Xu hướng việc làm 2025
Ngành Truyền thông báo chí
Truyền thông báo chí là ngành nghiên cứu và ứng dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như báo in, báo điện tử, truyền hình, phát thanh, v.vv.. để phân phối tin tức, ý kiến từ các tổ chức, cá nhân đến công chúng. Ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin chính xác; nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân và góp phần định hướng dư luận xã hội theo hướng tích cực.
Truyền thông báo chí bao gồm những chuyên ngành cụ thể như báo chí, phát thanh và truyền hình, xuất bản, v.vv.. Để làm việc trong lĩnh vực truyền thông báo chí, bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt, tư duy lý luận sắc bén, kỹ năng viết lách, biên tập nội dung và khả năng xử lý tình huống tốt.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành truyền thông báo chí có thể làm việc tại các vị trí sau:
- Nhà báo
- Phóng viên
- Biên tập viên
- Quay phim
- Dẫn chương trình (MC)
- Phát thanh viên
- Bình luận viên
- Đạo diễn truyền hình
- Quay phim
- Giảng viên tại các trường Đại học
- Nghiên cứu báo chí, phân tích sự kiện
Nếu theo học ngành truyền thông, bạn có thể ứng tuyển việc làm trong lĩnh vực Marketing/PR/Quảng cáo trên TopCV để tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế. Click để tìm hiểu ngay!
|
Ngành Truyền thông thực hành
Truyền thông thực hành là một lĩnh vực ứng dụng lý thuyết truyền thông vào thực tế để quảng bá sản phẩm, thương hiệu và tạo mối quan hệ với khách hàng, đối tác và công chúng. Truyền thông thực hành bao gồm các chuyên ngành nhỏ như: Quan hệ công chúng (Public Relations), Truyền thông doanh nghiệp (Corporate Communication), Truyền thông phi lợi nhuận (Non-profit Communication).
Để theo học ngành này, bạn cần có khả năng sáng tạo để tạo ra các chiến dịch truyền thông hiệu quả, đồng thời có kỹ năng quản lý dự án và làm việc nhóm tốt. Sinh viên theo học ngành truyền thông thực hành thường làm việc ở các vị trí như: quan hệ công chúng (PR), truyền thông nội bộ, quản lý thương hiệu, xử lý khủng hoảng truyền thông, v.vv..
Ngành Nghiên cứu truyền thông
Nghiên cứu truyền thông là ngành quan sát, nghiên cứu tác động của truyền thông đến công chúng và các xu hướng, hành vi trong xã hội để xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả. Ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các nghiên cứu giá trị, làm nền tảng cho truyền thông thực hành.
Nghiên cứu truyền thông liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như truyền thông chiến lược, báo chí, truyền thông nghệ thuật, truyền thông thay đổi hành vi, truyền thông tâm lý, v.vv.. Vì tính chất công việc là nghiên cứu nên người làm trong ngành này cần có kiến thức về các phương pháp nghiên cứu khoa học và kỹ năng thống kê, phân tích dữ liệu để đưa ra kết luận về xu hướng truyền thông và định hướng cho các chiến dịch truyền thông hiệu quả.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp nhóm ngành này có thể làm việc tại các trung tâm nghiên cứu về truyền thông. Khi đã tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm, các chuyên viên nghiên cứu truyền thông thường có mục tiêu trở thành giảng viên tại các trường Đại học hoặc tư vấn chiến lược truyền thông cho các tổ chức, doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: TopCV Pro – Không gian tuyển dụng chuyên biệt kết nối Ứng viên chất với Doanh nghiệp hàng đầu
Thông tin tuyển sinh ngành truyền thông
Sau đây TopCV sẽ giải đáp một số câu hỏi liên quan đến ngành truyền thông để bạn đọc có thể nắm rõ hơn về ngành này và có sự định hướng nghề nghiệp phù hợp.
Ngành truyền thông thi khối nào?
Mỗi trường Đại học sẽ có quy định riêng về hình thức và điều kiện xét tuyển. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số tổ hợp môn thi xét tuyển ngành truyền thông dưới đây:
- Khối A00: Toán - Lý- Hoá.
- Khối A01: Toán - Lý - Anh.
- Khối C00: Văn - Sử - Địa.
- Khối C01: Văn - Toán - Lý.
- Khối C02: Văn - Toán - Hóa.
- Khối C15: Văn - Toán - GDCD.
- Khối D01: Toán - Văn - Anh.
- Khối D03: Toán - Văn - Pháp.
- Khối D14: Văn - Anh - Sử.
- Khối D15: Văn - Anh - Địa.
- Khối D78: Văn - Anh - tổ hợp Khoa học xã hội.
- Khối V00: Toán - Văn - Mỹ thuật
- Khối H00: Văn - Vẽ 1 - Vẽ 2.
Ngành truyền thông học những môn gì?
Nhìn chung, ngành truyền thông sẽ bao gồm những môn học sau:
- Kiến thức nền tảng về truyền thông: Nguyên lý cơ bản về truyền thông, khái quát về ngành công nghiệp truyền thông, vai trò của truyền thông, kỹ năng nghiên cứu truyền thông, phương pháp đánh giá hiệu quả của các chiến lược truyền thông, v.vv..
- Kiến thức về truyền thông kỹ thuật số: Nghiên cứu về các hình thức, phương tiện và công cụ truyền thông kỹ thuật số như tivi, radio, social media marketing, email marketing, banner ads, v.vv..
- Kiến thức về quản trị truyền thông: Tổ chức hoạt động truyền thông, thiết lập mục tiêu và chính sách truyền thông, chiến lược sáng tạo trong truyền thông, sử dụng các phương tiện và công cụ trong truyền thông, v.vv..
- Kỹ năng chuyên môn: Ngoài nền tảng kiến thức về truyền thông, các môn học trong ngành truyền thông sẽ trang bị cho bạn kỹ năng biên tập tài liệu truyền thông, kỹ năng sử dụng các công cụ truyền thông phổ biến, kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng làm việc nhóm, v.vv..
Ngoài ra, tùy thuộc vào chuyên ngành và chương trình đào tạo của từng trường Đại học, sinh viên ngành truyền thông sẽ học các môn chuyên ngành khác trong những năm tiếp theo.
Hiện nay, sinh viên ngành truyền thông có thể tìm kiếm cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp để tích lũy kinh nghiệm thực tế. Tìm việc Thực tập sinh truyền thông trên TopCV ngay hôm nay!
|
Ngành truyền thông có bao nhiêu lĩnh vực?
Truyền thông là một ngành nghề rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, có thể chia truyền thông thành 4 nhóm chính là: truyền thông báo chí, truyền thông đa phương tiện, truyền thông thực hành và nghiên cứu truyền thông. Mỗi nhóm ngành sẽ tập
trung nghiên cứu về một khía cạnh cụ thể của truyền thông và đòi hỏi sinh viên cần có những tố chất, kỹ năng khác nhau.
Nên học ngành truyền thông nào?
Việc lựa chọn ngành học trong lĩnh vực truyền thông phụ thuộc vào sở thích, thế mạnh cá nhân và định hướng nghề nghiệp của mỗi người. Nếu bạn yêu thích sáng tạo nội dung, có khiếu thẩm mỹ tốt và nhạy bén với cái mới thì có thể lựa chọn nhóm ngành truyền thông đa phương tiện. Nếu bạn có tư duy sắc bén và kỹ năng viết lách tốt thì có thể theo học ngành truyền thông báo chí.
Nhìn chung, mỗi ngành học đều có cơ hội phát triển riêng, quan trọng là bạn cảm thấy phù hợp và có động lực theo đuổi nó lâu dài.

Ngành truyền thông học trường gì tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh?
Hiện nay có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng, Trung tâm đào tạo ngành truyền thông. Nếu còn phân vân chưa biết nên theo học tại đâu thì có thể tham khảo danh sách được TopCV tổng hợp dưới đây:
Miền Bắc | Miền Trung | Miền Nam |
|
|
|
Mỗi trường Đại học sẽ có chương trình đào tạo khác nhau nhưng đều đảm bảo cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng và kỹ năng cần thiết để ứng dụng vào công việc sau này.
Marketing khác gì truyền thông?
Marketing và truyền thông là khai khái niệm có liên quan chặt chẽ đến nhau và dễ gây nhầm lẫn do có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, mục đích cốt lõi và đối tượng mục tiêu của marketing và truyền thông có sự khác biệt:
- Mục tiêu: Marketing tập trung vào việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm để tạo ra doanh số. Truyền thông tập trung vào việc truyền tải thông tin để xây dựng hình ảnh tốt đẹp trước công chúng.
- Đối tượng mục tiêu: Marketing hướng đến các khách hàng mục tiêu sẵn sàng mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đối tượng của truyền thông đa dạng hơn, bao gồm cả đội ngũ nội bộ, đối tác, nhà đầu tư, khách hàng và công chúng nói chung.
Tại TopCV, bạn có thể nhanh chóng tìm kiếm việc làm Truyền thông Marketing từ các doanh nghiệp uy tín. Khám phá ngay để nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn!
|
Tỷ lệ thất nghiệp ngành truyền thông có cao không?
Truyền thông là một trong những chuyên ngành HOT trong thời gian gần đây với tỷ lệ chọi cao và mức điểm chuẩn tăng dần qua mỗi năm. Tuy nhiên, câu hỏi được nhiều người đặt ra là tỷ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành truyền thông như thế nào?
Theo thông tin từ Báo Tin tức - Thông tấn xã Việt Nam, tỷ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành truyền thông, báo chí là khá cao. Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 70% sinh viên báo chí, truyền thông có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo và 80% sinh viên có việc làm trong các lĩnh vực liên quan. Như vậy, cơ hội nghề nghiệp của ngành truyền thông khá rộng mở, đặc biệt là trong kỷ nguyên thông tin và chuyển đổi số.
Ngành truyền thông làm nghề gì?
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành truyền thông có thể làm việc tại nhiều vị trí như: Nhân viên truyền thông, Chuyên viên truyền thông nội bộ, Chuyên viên truyền thông mạng xã hội, Chuyên viên truyền thông thương hiệu, Chuyên viên quan hệ công chúng, Giảng viên truyền thông, v.vv..
Nhân viên/Chuyên viên truyền thông
Nhân viên/Chuyên viên truyền thông là người phát triển và thực hiện các nội dung, chương trình, sự kiện truyền thông nhằm quảng bá thương hiệu hoặc các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Công việc của Chuyên viên truyền thông rất đa dạng, bao gồm những nhiệm vụ chính như:
- Phát triển và thực hiện các chiến lược truyền thông nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng đến thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.
- Sản xuất nội dung và hình ảnh truyền thông để đăng tải trên website, mạng xã hội của doanh nghiệp và các kênh truyền thông báo chí.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông nội bộ, sự kiện, họp báo, v.vv..
- Xây dựng mối quan hệ với các đơn vị báo chí, công ty truyền thông, cơ quan nhà nước, KOLs, v.vv..
- Kiểm soát các thông tin về sản phẩm, thương hiệu trên các phương tiện truyền thông và xử lý khủng hoảng truyền thông (nếu có).
Theo số liệu từ Glassdoor, mức lương trung bình của Chuyên viên truyền thông tại Việt Nam là 21.400.000 VND/tháng. Trong đó, dải lương phổ biến của vị trí này là từ 14.500.000 - 31.800.000 VND/tháng.
>>> Ứng tuyển việc làm Nhân viên truyền thông trên TopCV để không bỏ lỡ những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn:
>>> Xem thêm:
- Nhân viên truyền thông là gì? Mô tả công việc nhân viên truyền thông Marketing
- 20 câu hỏi phỏng vấn nhân viên truyền thông phổ biến & cách trả lời
Chuyên viên quan hệ công chúng (PR Specialist)
Chuyên viên quan hệ công chúng (PR Specialist) là người thực hiện các hoạt động quảng bá thương hiệu và xây dựng mối quan hệ với các bên liên quan như: báo chí, công ty truyền thông quảng cáo, KOLs, KOCs, v.vv.. Ngoài ra, vị trí này cũng cần quản lý và xử lý khủng hoảng truyền thông, đảm bảo duy trì hình ảnh tích cực của tổ chức đối với công chúng.
- Xây dựng, triển khai các chiến dịch truyền thông và đo lường hiệu quả của chiến dịch.
- Biên tập nội dung và quản lý thông tin, hình ảnh của thương hiệu, sản phẩm trên các kênh truyền thông.
- Thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đơn vị báo chí, truyền thông, nhãn hàng đối tác, KOLs, KOCs, v.vv..
- Tổ chức các chương trình, sự kiện, hội thảo, hoạt động tài trợ nhằm quảng bá và xây dựng hình ảnh tích cực của thương hiệu đối với công chúng.
- Báo cáo và xử lý khủng hoảng truyền thông trong trường hợp có sự cố phát sinh.
Mức lương của Chuyên viên quan hệ công chúng được đánh giá là khá hấp dẫn. Theo thống kê từ Glassdoor, Chuyên viên PR tại Việt Nam có mức lương trung bình là 14.000.000 VND/tháng, trong đó dải lương phổ biến là từ 7.400.000 - 23.800.000 VND/tháng.
>>> Hiện nay, bạn có thể tìm việc làm chuyên môn PR Specialist trên TopCV với mức thu nhập hấp dẫn. Tìm hiểu ngay:

>>> Xem thêm:
- PR Specialist là gì? Mô tả công việc và những kỹ năng cần có
- PR là gì? Phân biệt PR và Quảng Cáo, Marketing
Chuyên viên truyền thông nội bộ
Chuyên viên truyền thông nội bộ là người truyền tải thông tin từ ban lãnh đạo đến toàn bộ nhân viên và ngược lại, đồng thời tổ chức các sự kiện nội bộ nhằm duy trì và phát triển văn hóa của tổ chức. Vị trí này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp và tạo ra môi trường làm việc tích cực, gắn kết.
- Xây dựng các kênh tiếp nhận, truyền tải thông tin và cung cấp thông tin kịp thời về các quy định, chính sách của công ty.
- Sản xuất nội dung và quản lý các kênh truyền thông nội bộ của tổ chức như website, mạng xã hội, email, v.vv..
- Lên kế hoạch tổ chức và điều phối các sự kiện nội bộ như: hội nghị, year end party, year end party, du lịch, v.vv..
- Đề xuất và thực hiện các hoạt động phát triển văn hóa doanh nghiệp.
>>> Để không bỏ lỡ cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn tại vị trí Chuyên viên truyền thông nội bộ, bạn hãy tham khảo ngay danh sách việc làm trên TopCV:
>>> Xem thêm:
- Truyền thông nội bộ là gì? Chuyên viên truyền thông nội bộ làm gì?
- Hướng dẫn cách viết CV Truyền thông nội bộ chuyên nghiệp
Chuyên viên truyền thông mạng xã hội (Social Media Specialist)
Chuyên viên truyền thông mạng xã hội là người triển khai chiến lược truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, LinkedIn, Instagram, Twitter, v.vv.. nhằm quảng bá và xây dựng nhận thức của người dùng về thương hiệu. Vị trí này chịu trách nhiệm lựa chọn kênh mạng xã hội phù hợp và xây dựng nội dung truyền thông thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Xây dựng kế hoạch truyền thông trên các trang mạng xã hội và đo lường hiệu quả của chiến dịch.
- Trực tiếp biên tập nội dung (bao gồm: bài viết, hình ảnh, video) phù hợp với từng nền tảng mạng xã hội.
- Quản lý tương tác với người dùng trên mạng xã hội (bao gồm việc trả lời bình luận, tin nhắn, v.vv..) nhằm xây dựng kết nối với khách hàng.
- Cập nhật các xu hướng mới trên các trang mạng xã hội để xây dựng nội dung thu hút, phù hợp với thị hiếu người dùng.
Hiện nay, mức lương của Chuyên viên truyền thông mạng xã hội là từ 9.300.000 - 16.800.000 VND/tháng (theo Glassdoor). Đây là mức thu nhập khá cạnh tranh so với mặt bằng chung tại Việt Nam, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ.
>>> TopCV cung cấp nhiều việc làm chuyên môn Social Media từ các doanh nghiệp uy tín, khám phá ngay tại:

>>> Xem thêm:
- Social Media Specialist là gì? Làm gì? Cơ hội phát triển ra sao?
- TOP 20 câu hỏi phỏng vấn Social Media (MẠNG XÃ HỘI) hàng đầu
Chuyên viên tổ chức sự kiện (Event planner)
Chuyên viên tổ chức sự kiện (Event planner) là người lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch và điều phối các sự kiện như hội thảo, triển lãm, tiệc cưới, v.vv.. Vị trí này đòi hỏi khả năng tổ chức, sắp xếp tốt và kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt.
- Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và lên ý tưởng, kế hoạch chi tiết cho sự kiện.
- Liên hệ và làm việc với các đơn vị đối tác để chuẩn bị không gian, cơ sở vật chất phục vụ cho sự kiện.
- Điều phối và giám sát các hoạt động trong quá trình tổ chức sự kiện, đồng thời xử lý các sự cố phát sinh.
- Báo cáo về kết quả sau khi tổ chức sự kiện và cập nhật xu hướng mới trong lĩnh vực Event marketing.
>>> Nếu bạn đang mong muốn tìm kiếm cơ hội việc làm mới tại vị trí Event planner, tham khảo ngay danh sách tin tuyển dụng trên TopCV:
>>> Xem thêm:
- Nhân viên tổ chức sự kiện là gì? Mức lương ngành tổ chức sự kiện 2025
- Hướng dẫn viết CV Tổ chức sự kiện chuẩn, thu hút nhà tuyển dụng
Chuyên viên Brand Marketing
Chuyên viên Brand Marketing là người xây dựng kế hoạch và chiến lược truyền thông nhằm quảng bá thương hiệu của công ty nói chung. Vị trí này tập trung vào việc nâng cao danh tiếng và độ nhận diện thương hiệu, thay vì tập trung quảng bá một sản phẩm, dịch vụ riêng lẻ.
- Lên kế hoạch và xây dựng các chiến dịch truyền thông cho thương hiệu.
- Sản xuất tư liệu truyền thông và phát triển các tuyến nội dung phù hợp với định hướng thương hiệu.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan như Marketing, PR để triển khai các chương trình tiếp thị, hoạt động quảng bá nhằm nâng cao độ nhận diện thương hiệu.
- Quản lý hình ảnh của thương hiệu trên tất cả các kênh truyền thông và xử lý khủng hoảng truyền thông (nếu có).
- Duy trì mối quan hệ với các đối tác, nhãn hàng, cơ quan truyền thông, báo chí, v.vv.. để xây dựng hình ảnh tích cực của thương hiệu đối với công chúng.
Chuyên viên quản trị thương hiệu sẽ có cơ hội thăng tiến lên vị trí Brand Manager với mức thu nhập hấp dẫn. Theo báo cáo “Xu hướng tuyển dụng 2025” của TopCV, mức lương trung vị thấp của Brand Manager là 23.000.000 VND/tháng và mức lương trung vị cao là 39.000.000 VND/tháng.
>>> Brand Marketing là một trong những vị trí việc làm HOT với cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và lộ trình thăng tiến rõ ràng. Ứng tuyển việc làm Brand Marketing tại TopCV ngay hôm nay!

>>> Xem thêm: Brand Marketing là gì? Brand Marketing làm những công việc như thế nào?
Nhân viên marketing
Nhân viên marketing là người nghiên cứu thị trường và thực hiện các hoạt động quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến đối tượng khách hàng mục tiêu. Vị trí này sẽ thực hiện các kế hoạch marketing của Giám đốc, Trưởng phòng marketing và lên ý tưởng, chiến lược tiếp thị theo yêu cầu.
Đây là một trong những vị trí thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ nhờ cơ hội việc làm rộng mở và mức thu nhập hấp dẫn. Theo báo cáo “Xu hướng tuyển dụng 2025” của TopCV, mức lương của Nhân viên Marketing có dưới 1 năm kinh nghiệm là từ 5.708.000 - 10.500.000 VND/tháng. Nếu có từ 1 - 3 năm kinh nghiệm, Nhân viên marketing sẽ nhận mức lương từ 8.000.000 - 16.000.000 VND/tháng.
>>> Tham khảo danh sách việc làm Nhân viên Marketing trên TopCV để không bỏ lỡ những cơ hội việc làm hấp dẫn:
>>> Xem thêm:
- Nhân viên Marketing là gì? Cập nhật mức lương nhân viên Marketing 2025
- Hướng dẫn cách viết CV Marketing chuẩn, chuyên nghiệp
Copywriter
Copywriter là người sáng tạo và sản xuất nội dung dưới nhiều dạng khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, v.vv.. để phục vụ cho các hoạt động tiếp thị, quảng cáo. Vị trí này tham gia xây dựng nhiều loại nội dung khác nhau như nội dung quảng cáo, thông cáo báo chí, nội dung quảng bá thương hiệu, nội dung cung cấp kiến thức chuyên sâu cho người đọc, v.vv..
- Nghiên cứu thị trường để xây dựng và phát triển các nội dung hấp dẫn, phù hợp với xu hướng và thị hiếu của khách hàng mục tiêu.
- Lên ý tưởng và sáng tạo nội dung, hình ảnh, video trên các kênh truyền thông của doanh nghiệp như: website, mạng xã hội, email, blog, v.vv..
- Theo dõi các chỉ số hiệu quả của nội dung và cập nhật các xu hướng mới trong ngành.
Theo Glassdoor, mức lương của Senior Copywriter tại Việt nam hiện nay là từ 19.400.000 - 39.500.000 VND/tháng. Ngoài ra, lương của vị trí này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lĩnh vực làm việc, yêu cầu công việc, năng lực và kinh nghiệm của ứng viên, v.vv..
>>> TopCV cung cấp danh sách việc làm Copywriter lương cao, đãi ngộ tốt từ các doanh nghiệp uy tín, khám phá ngay:

>>> Xem thêm:
Biên tập viên
Biên tập viên là người kiểm tra nguồn thông tin, chỉnh sửa và biên tập lại thông tin trước khi công bố đến công chúng. Vị trí này có thể làm việc tại các tòa soạn, đài truyền hình, nhà xuất bản, đài phát thanh, các công ty truyền thông quảng cáo, v.vv..
Nhiệm vụ cụ thể của biên tập viên phụ thuộc vào lĩnh vực làm việc, trong đó bao gồm các công việc chính như: tiếp nhận và kiểm tra tính chính xác của thông tin, chỉnh sửa nội dung và lựa chọn hình ảnh, video phù hợp.
Tương tự Phóng viên, mức lương viên chức Biên tập viên cũng có sự khác nhau tùy thuộc vào hạng, hệ số và mức lương cơ sở. Riêng các Biên tập viên thuộc các đơn vị ngoài nhà nước thì mức lương sẽ có sự chênh lệch tùy thuộc vào kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, yêu cầu công việc, v.vv..
>>> Biên tập viên là một trong những vị trí được nhiều bạn trẻ quan tâm. Để tìm việc làm chuyên môn Biên tập viên, bạn có thể truy cập trang Tìm kiếm việc làm của TopCV:
>>> Xem thêm: Biên tập viên là gì? Mô tả công việc và cơ hội nghề nghiệp
Phóng viên
Phóng viên là người thu thập, khai thác và truyền tải tin tức đến công chúng thông qua đài phát thanh, truyền hình, báo chí, các trang tin tức, v.vv.. Vị trí này làm việc tại tòa soạn báo, hãng thông tấn, đài truyền hình, đài phát thanh với công việc chính là thực hiện phỏng vấn, chụp ảnh, viết bài, đưa tin v.vv.
Mức lương của Phóng viên báo chí sẽ có sự khác nhau dựa vào đơn vị làm việc. Nếu phóng viên là viên chức, công chức thuộc các cơ quan Nhà nước thì mức lương sẽ căn cứ theo hệ số và mức lương cơ sở. Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV, hệ số lương của Phóng viên như sau:
- Phóng viên hạng 1: Hệ số lương từ 6,20 - 8,00.
- Phóng viên hạng 2: Hệ số lương từ 4,40 - 6,78.
- Phóng viên hạng 3: Hệ số lương từ 2,34 - 4,98.
>>> Bạn có thể tham khảo thêm danh sách việc làm Phóng viên/Biên tập viên tin tức trên TopCV để gia tăng cơ hội trúng tuyển:

Người dẫn chương trình (MC)
MC là người dẫn dắt một chương trình và thu hút khán giả tham gia vào các hoạt động, sự kiện trong chương trình. Một số nhiệm vụ chính của người dẫn chương trình là:
- Nghiên cứu kịch bản và dẫn dắt các chương trình, sự kiện, hội nghị, v.vv..
- Giới thiệu khách mời, tạo không khí sôi động và tương tác với khán giả.
- Ứng biến và xử lý linh hoạt các sự cố trong quá trình diễn ra chương trình như: sự cố kỹ thuật, thay đổi kịch bản, phản ứng tiêu cực từ khán giả, v.vv..
Hiện tại, người dẫn chương trình (MC) có thể làm việc tại các đài truyền hình, cơ quan, tổ chức hoặc hành nghề tự do. Ngoài mức lương từ công việc chính thức, MC có thể nhận dẫn thêm các chương trình, sự kiện bên ngoài để nâng cao thu nhập.
>>> Để nắm bắt các cơ hội việc làm chuyên môn Dẫn chương trình (MC), bạn hãy tham khảo ngay danh sách tin tuyển dụng trên TopCV:
Sản xuất phim (Producer)
Nhà sản xuất phim (Producer) là người lập kế hoạch và điều phối tất cả các hoạt động của quá trình sản xuất phim, từ khâu chọn kịch bản, diễn viên, thiết lập bối cảnh, quay phim đến xử lý hậu kỳ. Nhà sản xuất phim có thể thực hiện các dự án nhỏ như TVC quảng cáo, MV ca nhạc, video truyền thông đến các dự án lớn như phim tài liệu, phim điện ảnh, phim truyền hình, v.vv..
- Tìm kiếm, phát triển ý tưởng kịch bản, lựa chọn biên kịch và lập kế hoạch tổng thể cho bộ phim.
- Xây dựng kế hoạch tài chính và huy động ngân sách từ các nhà đầu tư, nguồn tài trợ.
- Lựa chọn đội ngũ sản xuất bao gồm: đạo diễn, diễn viên, quay phim, thiết kế trang phục, đội ngũ kỹ thuật, v.vv..
- Giám sát tiến độ sản xuất từ khâu tiền kỳ, quay phim đến xử lý hậu kỳ.
>>> Tìm việc Producer (Sản xuất phim) trên TopCV để khai phóng sự nghiệp của bạn ngay hôm nay:
Giảng viên truyền thông tại trường Cao đẳng, Đại học
Giảng viên truyền thông là người giảng dạy tại các cơ sở giáo dục bậc Đại học/Cao đẳng và tham gia các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu về ngành truyền thông. Vị trí này cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Trực tiếp giảng dạy các môn học liên quan đến ngành truyền thông theo phân công của nhà trường.
- Xây dựng đề cương chi tiết, chương trình đào tạo, hệ thống đề thi và tài liệu giảng dạy cho các học phần liên quan đến ngành truyền thông.
- Tham gia nghiên cứu khoa học và viết báo khoa học theo chuyên môn giảng dạy.
- Hướng dẫn sinh viên làm khóa luận, luận văn, luận án và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.
Với các trường thuộc đơn vị sự nghiệp công lập, giảng viên truyền thông là viên chức, công chức sẽ có mức lương căn cứ theo hệ số và mức lương cơ sở. Còn với những Giảng viên ký hợp đồng lao động, mức lương sẽ thay đổi tùy vào kinh nghiệm, giảng dạy, số tiết giảng dạy, v.vv…

Mức lương của ngành truyền thông là bao nhiêu?
Ngoài cơ hội việc làm rộng mở, ngành truyền thông còn thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ nhờ mức thu nhập hấp dẫn. Dưới đây là mức lương chung của ngành Marketing/Truyền thông/Quảng cáo theo báo cáo “Xu hướng tuyển dụng 2025” của TopCV:
(Đơn vị: VND/tháng)
Vị trí | Mức lương trung vị thấp | Mức lương trung vị cao |
Thực tập sinh | 3.000.000 | 5.000.000 |
Nhân viên (Dưới 1 năm kinh nghiệm) | 6.000.000 | 9.000.000 |
Nhân viên (Từ 1 - 3 năm kinh nghiệm) | 8.000.000 | 16.000.000 |
Chuyên viên (Trên 3 năm kinh nghiệm) | 13.000.000 | 20.000.000 |
Trưởng nhóm | 16.000.000 | 26.000.000 |
Quản lý/Trưởng phòng | 23.000.000 | 39.000.000 |
Theo bảng trên, mức lương của ngành Truyền thông có sự khác biệt tùy thuộc vào vị trí và kinh nghiệm làm việc. So sánh với các ngành nghề khác, mức lương trong ngành Truyền thông khá tương đương với lĩnh vực Giáo dục/Đào tạo, Xuất nhập khẩu, Logistic/Vận tải và có phần cao hơn so với ngành Bán lẻ, Dịch vụ/Du lịch khách sạn - Nhà hàng.
>>> Xem thêm: Review toàn bộ các vị trí HOT và mức lương ngành báo chí
Hiện nay, bạn có thể tìm việc làm truyền thông lương cao, đãi ngộ tốt trên TopCV. Tìm việc ngay để nhanh chóng kết nối với các nhà tuyển dụng uy tín!
|
Tố chất, kỹ năng của người làm ngành truyền thông
Truyền thông là một trong những lĩnh vực cạnh tranh cao, đòi hỏi các bạn sinh viên vừa phải trang bị nền tảng kiến thức tốt vừa phải trau dồi những kỹ năng mềm cần thiết. Dưới đây là một số tố chất, kỹ năng giúp bạn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này:
- Kiến thức chuyên môn và xu hướng ngành: Người làm truyền thông cần có nền tảng kiến thức về chuyên môn về PR, quảng cáo, truyền thông đa phương tiện, phát thanh truyền hình, v.vv.. Ngoài ra, để xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả, bạn cần liên tục cập nhật các xu hướng mới trong ngành như: truyền thông mạng xã hội, truyền thông đa kênh, tích hợp AI, v.vv..
- Sáng tạo và nhạy bén: Đây là tố chất không thể thiếu của người làm truyền thông do ngành này đòi hỏi tư duy sáng tạo để xây dựng những nội dung hấp dẫn và sự nhạy bén để nhanh chóng nắm bắt những xu hướng truyền thông mới.
- Kỹ năng giao tiếp: Công việc chính của người làm truyền thông là truyền tải thông tin một cách rõ ràng và hấp dẫn đến đối tượng mục tiêu. Do đó, họ cần có khả năng diễn đạt tốt, điều chỉnh văn phong phù hợp, đồng thời biết lắng nghe và tạo kết nối với khách hàng, đối tác, công chúng, v.vv..
- Kỹ năng viết: Người làm truyền thông cần có khả năng viết lách tốt và sử dụng ngôn từ linh hoạt để truyền tải thông điệp hiệu quả và sản xuất nội dung truyền thông phù hợp với từng đối tượng, ngữ cảnh khác nhau.
- Kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin: Người làm truyền thông cần thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như khảo sát thị trường, phản hồi từ khách hàng, báo chí, mạng xã hội, v.vv.. Ngoài ra, họ cần có kỹ năng xử lý, chọn lọc thông tin tốt để tạo ra các nội dung truyền thông hiệu quả.
- Kỹ năng sử dụng công nghệ trong ngành truyền thông: Trong thời đại kỹ thuật số như hiện nay, người làm truyền thông cần liên tục cập nhật các công nghệ mới và sử dụng thành thạo các công cụ, phần mềm phục vụ cho công việc như: phần mềm thiết kế, chỉnh sửa video, các nền tảng mạng xã hội, các công cụ phân tích dữ liệu, v.vv..
- Thích ứng linh hoạt: Xu hướng công nghệ và thị hiếu của công chúng luôn thay đổi. Vì vậy, người làm truyền thông cần có khả năng thích ứng nhanh chóng để tạo ra các chiến dịch truyền thống mới mẻ, hấp dẫn.
- Năng khiếu thẩm mỹ: Truyền thông không chỉ dựa vào nội dung mà còn phụ thuộc vào cách trình bày hình ảnh, màu sắc, bố cục. Một người có tư duy thẩm mỹ tốt sẽ tạo ra sản phẩm truyền thông thu hút và phù hợp với thương hiệu.
- Khả năng nắm bắt tâm lý: Để làm truyền thông thành công, bạn phải thật sự thấu hiểu khán giả của mình. Điều này không chỉ giúp bạn điều chỉnh ngôn ngữ, nội dung phù hợp mà còn góp phần tạo dựng niềm tin và sự đồng cảm ở đối tượng mục tiêu.
- Kỹ năng đa nhiệm: Nhân viên truyền thông cần thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như xây dựng chiến lược truyền thông, sản xuất nội dung, tổ chức sự kiện truyền thông, quản lý khủng hoảng, v.vv.. Do đó, họ cần có kỹ năng đa nhiệm để có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc.
Để làm nổi bật các kỹ năng trên trong hồ sơ xin việc ngành truyền thông, bạn hãy tham khảo kho mẫu CV chuyên nghiệp của TopCV. Tìm hiểu ngay!
|

>>> Xem thêm: Kỹ năng truyền thông là gì? 11 Kỹ năng quan trọng của người làm truyền thông
Cơ hội việc làm của ngành truyền thông
Khi công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu truyền tải thông tin và xây dựng hình ảnh trên các phương tiện truyền thông ngày càng tăng cao. Hiện nay, các tổ chức, doanh nghiệp không chỉ tập trung sản xuất sản phẩm, dịch vụ mà còn đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông để quảng bá hình ảnh thương hiệu và kết nối với khách hàng, công chúng.
Theo báo cáo "Xu hướng tuyển dụng 2025" của TopCV, Marketing/Truyền thông/Quảng cáo là một trong những nhóm ngành “khát” nhân lực, chiếm 9,3% tổng nhu cầu tuyển dụng trong năm 2025. Điều này cho thấy cơ hội việc làm hấp dẫn trong lĩnh vực truyền thông, một trong những ngành nghề “HOT” thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ.
Đặc biệt, sinh viên tốt nghiệp ngành truyền thông có thể làm việc tại nhiều loại hình tổ chức, doanh nghiệp khác nhau như:
- Các đơn vị báo chí, cơ quan truyền thông, đài truyền hình, đài phát thanh.
- Các nhà sách, đơn vị xuất bản.
- Các tổ chức giáo dục Đại học, Cao đẳng.
- Các công ty truyền thông, quảng cáo, tổ chức sự kiện.
- Phòng Marketing, truyền thông tạ