Với sự phát triển của giáo dục và xu hướng toàn cầu hóa, nhu cầu học tiếng Anh tại Việt Nam gia tăng một cách đáng kể. Điều này tạo ra cơ hội việc làm rộng mở cho những ai theo đuổi công việc giáo viên Tiếng Anh. Tuy nhiên, doanh nghiệp luôn đòi hỏi ứng viên phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định về kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Do đó, nhà tuyển dụng thường đặt ra những câu hỏi “khó nhằn” để tìm kiếm được ứng viên phù hợp.
Nếu bạn đang chuẩn bị có buổi phỏng vấn vị trí giáo viên tiếng Anh, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. TopCV sẽ chia sẻ đến bạn bộ câu hỏi phỏng vấn giáo viên tiếng Anh mới nhất, giúp bạn tăng cơ hội apply thành công.
Nhóm câu hỏi phỏng vấn giáo viên tiếng Anh chung
Câu 1: Bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy của bạn được không?
Nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi phỏng vấn này là để biết được chuyên môn, trình độ cũng như những kinh nghiệm mà ứng viên đã có trong quá trình giảng dạy. Từ đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được năng lực của bạn trong công việc.
Bên cạnh việc trình bày kinh nghiệm làm việc, bạn nên chia sẻ thêm về những thành tích đã đạt được.
Gợi ý trả lời:
Tôi đã có 3 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí giáo viên tiếng Anh tại trung tâm ABC. Trong quá trình làm việc, tôi đã đạt được một số thành tích đáng kể như: Tôi đã giúp 500+ học viên cải thiện điểm số từ mức trung bình lên mức khá - giỏi. Trong đó, 50+ học sinh đạt điểm 8.0 trong kỳ thi IELTS. Tôi đã xây dựng và phát triển thành công hơn 50 tài liệu học tập, bao gồm các trò chơi tương tác và bài tập nhóm giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách thú vị và hiệu quả hơn. Ngoài ra, tôi đã xây dựng một môi trường lớp học tích cực và bao quát, khuyến khích học sinh tham gia và thể hiện ý tưởng của mình. Tỷ lệ hài lòng của học sinh về môi trường học tập đạt 95%, theo khảo sát cuối năm. |
Apply các việc làm giáo viên tiếng Anh bằng cách bấm vào nút TÌM VIỆC trên TopCV ngay. Tại đây, bạn có thể tiếp cận với hàng trăm cơ hội việc làm giáo viên tiếng Anh chất lượng với mức lương hấp dẫn!
|
Câu 2: Khó khăn bạn từng gặp phải khi là một giáo viên tiếng Anh?
Thông qua câu trả lời về những khó khăn mà bạn đã gặp phải, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được kỹ năng xử lý tình huống, cách bạn đã vượt qua áp lực trong công việc. Đây là một trong những câu hỏi gần như mang tính quyết định xem bạn có thực sự phù hợp với công việc đang ứng tuyển hay không.
Với câu hỏi này, bạn hãy sử dụng ví dụ cụ thể, nhấn mạnh cách bạn đã giải quyết vấn đề và kết quả tích cực đã đạt được.
Gợi ý trả lời:
Trong quá trình làm việc trước đây, một trong những khó khăn mà tôi nhớ nhất đó là khi tiếp nhận một lớp tại Trường XX, các học viên trong lớp có trình độ tiếng Anh chênh lệch rất lớn. Một số em đã nắm vững toàn bộ kiến thức cơ bản và có thể thực hiện những dạng bài tập nâng cao, trong khi những em khác lại gặp khó khăn ngay cả với các khái niệm cơ bản. Để giải quyết vấn, tôi đã quyết định áp dụng phương pháp dạy học phân hóa. Tôi phân chia lớp học thành các nhóm nhỏ dựa trên trình độ của các em và xây dựng giáo án phù hợp với từng nhóm. Sau một thời gian áp dụng phương pháp đó, tôi nhận thấy các em học viên không chỉ tiến bộ rõ rệt trong việc nắm vững kiến thức mà còn trở nên tự tin hơn trong việc giao tiếp tiếng Anh. Điều này giúp tôi rút ra bài học về tầm quan trọng của việc linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy và luôn đặt nhu cầu học tập của học viên lên hàng đầu. |
Câu 3: Mục tiêu trong công việc của bạn là gì?
Nhà tuyển dụng muốn hiểu rõ hơn về mục tiêu, định hướng nghề nghiệp của ứng viên. Câu hỏi này cũng giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên đối với định hướng phát triển của đơn vị, tổ chức.
Ứng viên nên trình bày mục tiêu nghề nghiệp của mình một cách rõ ràng và cụ thể. Đồng thời hãy liên kết những mục tiêu này với công việc giảng dạy và sự phát triển của học viên và thể hiện mong muốn tiếp tục học hỏi, cải thiện kỹ năng để tạo ra những tác động tích cực đến học viên.
Gợi ý trả lời:
Tôi có niềm đam mê đặc biệt với ngôn ngữ tiếng Anh, tôi luôn cảm thấy yêu thích việc khám phá cách sử dụng ngữ pháp, phát âm cũng như cách ứng dụng ngoại ngữ vào cuộc sống. Chính vì thế, mục tiêu của tôi trong tương lai là trở thành Thạc sĩ Ngôn ngữ Anh. Tôi tin rằng vị trí Giáo viên tiếng Anh sẽ là bước đệm quan trọng để tôi đạt được mục tiêu. Bên cạnh đó, tôi tin rằng với nền tảng kiến thức, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sư phạm đã có, tôi sẽ hoàn thành tốt công việc công việc được giao, giúp học viên nắm vững kiến thức, tự tin sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày. |
>>>Xem thêm: Giáo viên tiếng Anh: Xu hướng cho sinh viên ngoại ngữ mới ra trường

Câu 4: Theo bạn, mục đích quan trọng nhất của việc học tiếng Anh là gì?
Mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt ra câu hỏi phỏng vấn nhà là muốn hiểu rõ quan điểm của ứng viên đối với việc học tiếng Anh. Từ đó, họ có thể đánh giá được sự nhận thức của ứng viên về giá trị và tầm quan trọng của việc học ngôn ngữ mới trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Với câu hỏi này, ứng viên nên trả lời câu hỏi này bằng cách thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về vai trò của tiếng Anh, hãy liên kết mục đích học tiếng Anh với nhu cầu thực tế của học viên và xã hội.
Gợi ý trả lời:
Theo tôi, mục đích quan trọng nhất của việc học tiếng Anh là phát triển kỹ năng giao tiếp Ngoại ngữ hiệu quả. Bởi tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu, giúp học viên có nhiều cơ hội học tập, làm việc tại môi trường quốc tế. Bên cạnh đó, việc nắm vững tiếng Anh còn trở thành công cụ quan trọng để học hỏi, mở rộng kiến thức và tiếp cận với kho tàng thông tin đa dạng trên toàn thế giới. Vì thế, khi đảm nhận vị trí Giáo viên tiếng Anh, tôi luôn tập trung vào việc giúp học viên phát triển khả năng giao tiếp bằng cách áp dụng phương pháp giảng dạy thực tiễn, khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động tương tác và giao tiếp bằng tiếng Anh trong lớp học. Tôi cũng tạo điều kiện cho học viên được tiếp cận với các tình huống giao tiếp thực tế, giúp họ tự tin và linh hoạt hơn khi sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày. |
Câu 5: Thành tích nổi bật nhất mà bạn đạt được trong công việc giảng dạy là gì?
Nhà tuyển dụng thường đặt câu hỏi này để có cái nhìn tổng quát về kinh nghiệm và kỹ năng của ứng viên trong công việc giảng dạy. Từ đó, nhà tuyển dụng cũng có thể đánh giá được tiềm năng về giá trị mà ứng viên có thể mang lại cho tổ chức nếu được tuyển dụng.
Khi gặp câu hỏi này, ứng viên có thể chia sẻ một thành tích nổi bật nhất trong quá trình làm việc. Hãy nêu rõ bối cảnh, thách thức mà bạn đã vượt qua để có được kết quả đó. Đồng thời, bạn nên nhấn mạnh những kỹ năng hoặc phương pháp giảng dạy đã áp dụng.
Gợi ý trả lời:
Tại trung tâm ABC, tôi đã đạt được những thành tích nổi bật trong việc hỗ trợ học viên đạt chứng chỉ IELTS với điểm số cao. Cụ thể, tôi đã xây dựng giáo án chuyên sâu, tập trung vào phát triển cả bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) và áp dụng các phương pháp luyện thi hiệu quả. Kết quả là, hơn 80% trong tổng số 200 học viên của tôi đã đạt điểm trên 7.5 trong kỳ thi IELTS 2023. |
Nếu bạn đang quan tâm đến việc làm lĩnh vực Giáo dục thì hãy nhanh tay truy cập vào TopCV.vn. Hàng ngàn cơ hội việc làm đa dạng từ các đơn vị/tổ chức giáo dục hàng đầu đang chờ bạn khám phá. Hãy truy cập ngay!
|
Nhóm câu hỏi phỏng vấn giáo viên tiếng Anh về kỹ năng, chuyên môn
Câu 6: Bạn đã sở hữu bằng cấp/chứng chỉ nào liên quan đến việc giảng dạy tiếng Anh?
Câu hỏi phỏng vấn này giúp nhà tuyển dụng xác định được liệu ứng viên có đủ trình độ chuyên môn, kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm nhận vị trí Giáo viên tiếng Anh hay không.
Nếu bạn chưa có bằng cấp hoặc chứng chỉ liên quan đến giảng dạy, hãy nhấn mạnh vào kinh nghiệm làm việc thực tế và năng lực của bản thân. Nêu rõ các hoạt động liên quan đến việc dạy tiếng Anh mà bạn đã thực hiện trong quá trình học tập hoặc làm việc.
Gợi ý trả lời:
(Trường hợp ứng viên đã có bằng cấp/chứng chỉ) Hiện tại, tôi đã có bằng Cử nhân Ngôn ngữ Anh, chứng chỉ IELTS 8.0 và chứng chỉ TESOL. Đây là chứng chỉ giúp tôi có được những kiến thức chuyên sâu và các kỹ năng giảng dạy cần thiết để hỗ trợ học viên học tiếng Anh một cách hiệu quả. Ngoài ra, tôi luôn chủ động cập nhập kiến thức và phương pháp giảng dạy mới thông qua việc nghiên cứu các tài liệu nước ngoài. Với tinh thần ham học hỏi, tôi tin rằng mình sẽ luôn mang lại giá trị tốt nhất cho học viên. (Trường hợp ứng viên chưa có bằng cấp/chứng chỉ) Mặc dù hiện tại tôi chưa có bằng cấp/chính thức liên quan đến việc dạy tiếng Anh, nhưng tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế trong việc dạy kèm và hướng dẫn học viên. Cụ thể, tôi đã có 2 năm kinh nghiệm đảm nhận vị trí Giáo viên tiếng Anh tại trung tâm ABC. Đặc biệt, tôi luôn chủ động nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách tham gia các khóa học ngắn hạn và tự nghiên cứu tài liệu để rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, tôi đang lên kế hoạch để hoàn thành chứng chỉ TESOL trong thời gian tới. Tôi sự nỗ lực không ngừng, tôi sẽ hoàn thành tốt công việc giáo viên Tiếng Anh và giúp học viên cải thiện trình độ tiếng Anh, đạt được mục tiêu đề ra. |

Câu 7: Bạn đã xây dựng giáo án tiếng Anh như thế nào?
Việc xây dựng giáo án giảng dạy là công việc bắt buộc đối với giáo viên. Vì thế, câu hỏi phỏng vấn này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được khả năng lập kế hoạch, sáng tạo trong việc xây dựng bài giảng của ứng viên. Đồng thời, nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ về quy trình, phương pháp xây dựng giáo án của ứng viên.
Để trả lời câu hỏi này, bạn nên trình bày cụ thể về quy trình xây dựng giáo án, bao gồm việc xác định mục tiêu học tập cho từng lớp học, thiết kế hoạt động giảng dạy và điều chỉnh tài liệu phù hợp để đảm bảo sự hiệu quả.
Gợi ý trả lời:
Trong quá trình giảng dạy, để xây dựng giáo án tôi bắt đầu bằng việc xác định rõ các mục tiêu học tập mà tôi muốn học viên đạt được sau mỗi buổi học. Dựa trên các mục tiêu đã đề ra, tôi thiết kế các hoạt động giảng dạy, bao gồm: Thảo luận nhóm, bài tập thực hành và các hoạt động tương tác để phát triển toàn diện kỹ năng của học viên. Tôi chọn lựa các tài liệu học tập phù hợp với từng nhóm học viên và sẵn sàng điều chỉnh (nếu cần) để đảm bảo tài liệu hỗ trợ tốt nhất cho quá trình học tập. Cuối cùng, sau mỗi buổi học, tôi đánh giá hiệu quả của giáo án và điều chỉnh lại (nếu cần) để đảm bảo học viên tiếp thu bài học một cách tốt nhất. |
>>>Xem thêm: Cách trả lời phỏng vấn xin việc thông minh được lòng nhà tuyển dụng
Câu 8: Bạn đã áp dụng những phương pháp dạy tiếng Anh nào?
Mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt ra câu hỏi này là để xem xét kinh nghiệm của ứng viên có phù hợp với định hướng của đơn vị/tổ chức hay không và đánh giá sự đa dạng, hiệu quả của các phương pháp giảng dạy mà ứng viên đã áp dụng.
Trên thực tế, không có một phương pháp dạy tiếng Anh nào là hiệu quả nhất cho tất cả học viên. Phương pháp dạy phải được tùy chỉnh theo từng đối tượng và mục tiêu học tập. Vì thế, bạn có thể liệt kê một vài phương pháp giảng dạy cụ thể mà bạn thường xuyên áp dụng.
Gợi ý trả lời:
Tùy vào mục tiêu học tập và khả năng của học viên, tôi sẽ áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy khác nhau. Tuy nhiên, tôi thường sử dụng các phương pháp giảng dạy sau:
Tôi thường sử dụng những phương pháp này để giúp học viên nắm vững kiến thức và trang bị những kỹ năng cần thiết để sử dụng tiếng Anh một cách tự tin, linh hoạt trong cuộc sống và công việc. |
Câu 9: Theo bạn thách thức lớn nhất giáo viên tiếng Anh gặp phải là gì?
Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá khả năng xử lý các khó khăn của ứng viên trong quá trình giảng dạy Tiếng Anh.
Đối với câu hỏi này, bạn hãy chia sẻ thách thức lớn nhất trong quá trình giảng dạy mà bạn đã đối mặt như: quản lý lớp học, đa dạng hóa bài giảng, v.vv.. Đồng thời, hãy nhấn mạnh vào cách bạn giải quyết vấn đề để vượt qua thách thức.
Gợi ý trả lời:
Thực tế, Giáo viên tiếng Anh sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong quá trình giảng dạy. Đối với cá nhân tôi, thách thức lớn nhất mà tôi đã gặp phải đó là việc đảm bảo tất cả học viên đều sử dụng đúng các cấu trúc ngữ pháp và từ vựng phức tạp. Đối với nhiều học viên, việc nắm vững kiến thức để áp dụng vào thực tế là rất khó khăn, dẫn đến sự thiếu tự tin khi giao tiếp khi gặp gỡ bạn bè quốc tế. Để giải quyết vấn đề, tôi tập trung vào việc sử dụng các phương pháp giảng dạy trực quan, như: Sử dụng hình ảnh, video, minh họa bằng các ví dụ thực tế, v.vv.. Tôi cũng khuyến khích học viên thực hành thường xuyên thông qua các hoạt động nhóm, bài tập thực hành và trò chơi ngôn ngữ. Bằng cách này, học viên có thể nắm bắt kiến thức một cách hiệu quả và tự tin hơn khi áp dụng chúng vào các tình huống thực tế. |
Khám phá ngay các cơ hội việc làm đa ngành nghề tại TopCV! Với công việc chất lượng, mức lương hấp dẫn, bạn sẽ tìm thấy ngay công việc phù hợp nhất. Truy cập ngay TopCV!
|
Câu 10: Bạn đã áp dụng phương pháp nào để học viên phát triển cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh?
Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn giáo viên tiếng Anh để kiểm tra chuyên môn. Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng biết được các phương pháp mà ứng viên đã áp dụng để giúp hoặc sinh phát triển toàn diện các kỹ năng trong tiếng Anh.
Khi trả lời câu hỏi này, ứng viên nên nhấn mạnh những phương pháp giảng dạy mà bản thân đã áp dụng để giúp học viên tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, phát triển toàn diện cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) trong tiếng Anh.
Gợi ý câu trả lời:
Để giúp học viên phát triển đồng thời cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, tôi đã xây dựng giáo án tích hợp nhiều hoạt động để giúp học viên phát triển nhiều kỹ năng. Tiếp theo, tôi tổ chức các bài tập nhóm yêu cầu học viên phải tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn, đọc tài liệu liên quan, thảo luận và viết báo cáo hoặc thuyết trình. Bên cạnh đó, tôi sử dụng nhiều loại tài liệu học tập, bao gồm: Sách, bài viết, video và audio. |

>>>Xem thêm: Cách viết CV / Hồ sơ xin việc tiếng Anh chuẩn
Câu 11: Làm thế nào để bạn xây dựng và duy trì sự hứng thú, đam mê học tiếng Anh cho học viên?
Khi học viên bắt đầu học một ngôn ngữ mới, họ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ, dẫn đến cảm giác thiếu tự tin và giảm động lực nếu không thấy kết quả nhanh chóng. Lúc nào, giáo viên tiếng Anh là người truyền cảm hứng, tạo động lực để học viên có thể vượt qua khó khăn. Vì thế, khi đặt ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá khả năng của ứng viên trong việc tạo động lực và duy trì sự hứng thú cho học viên trong quá trình học tiếng Anh.
Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể đưa ra một ví dụ thực tế về cách bạn đã duy trì sự hứng thú và đam mê cho học viên.
Gợi ý trả lời:
Cụ thể, tại trung tâm XYZ, tôi đã đảm nhận một lớp học mà toàn bộ học viên đều có trình độ tiếng Anh chưa tốt với điểm đầu vào ở mức yếu. Để cải thiện tình hình và tạo niềm đam mê học tiếng Anh cho cả lớp, tôi đã áp dụng các phương pháp sau: Đầu tiên, tôi thiết lập một môi trường học tập tích cực bằng cách tổ chức các hoạt động nhóm và sử dụng trò chơi tiếng Anh, giúp giờ học trở nên vui vẻ và thú vị hơn. Các hoạt động này không chỉ làm tăng tinh thần học tập mà còn giúp học viên cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng tiếng Anh. Tiếp theo, tôi đã áp dụng việc học tiếng Anh qua video/film ngắn, bài hát và các câu chuyện thú vị để giúp học viên dễ tiếp thu và cảm thấy hứng thú hơn với nội dung bài giảng. Cuối cùng, tôi đã thiết lập các mục tiêu học tập ngắn hạn và cụ thể cho học viên. Sau khi hoàn thành các mục tiêu, tôi đã áp dụng việc khen thưởng để ghi nhận nỗ lực của cả lớp. Kết quả, chỉ sau 2 tháng lớp học đã có sự thay đổi rõ rệt. Điểm giữa kỳ của tất cả học viên đều trên trung bình, nhiều học viên đạt điểm giỏi. Qua đó, tôi nhận thấy rằng việc tạo môi trường học tích cực và sử dụng tài liệu phong phú không chỉ giúp cải thiện điểm số mà còn tăng cường sự hứng thú và động lực học tập của học viên. |
Câu 12: Bạn đã áp dụng phương pháp nào để xây dựng môi trường học tập tích cực trong lớp học tiếng Anh?
Nhà tuyển dụng đẳ câu hỏi này để kiểm tra xem ứng viên có khả năng xây dựng môi trường học tập thoải mái, tích cực, giúp học viên phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách hiệu quả hay không.
Vì thế, khi trả lời câu hỏi này, bạn cần thể hiện khả năng xây dựng môi trường học tập tích cực, đáng tin cậy bằng cách nhấn mạnh sự tương tác, kết nối và đồng cảm với học viên.
Gợi ý trả lời:
Để xây dựng môi trường học tập tích cực trong lớp học tiếng Anh, tôi thường áp dụng các phương pháp sau: Đầu tiên, tôi cùng học viên thiết lập các quy tắc lớp học. Các quy tắc này tạo ra một môi trường học tập thân thiện và công bằng, mọi ý kiến đều được lắng nghe và giải quyết. Sau đó, tôi tổ chức các hoạt động như thuyết trình, trình diễn, viết luận, v.vv.. cho phép học viên tự do thể hiện ý tưởng và kỹ năng của mình. Các hoạt động này không chỉ giúp học viên cảm thấy thú vị và có động lực học tập hơn hơn mà còn khuyến khích họ phát triển khả năng giải quyết vấn đề và khả năng sáng tạo. Ngoài ra, tôi thường xuyên tổ chức các buổi phản hồi nhóm và cá nhân, học viên có thể chia sẻ cảm nhận và đánh giá quá trình học tập của mình và bạn bè. Tôi khuyến khích học viên tự đánh giá tiến độ của bản thân và đặt ra các mục tiêu học tập tiếp theo. Điều này sẽ giúp học viên cảm thấy được hỗ trợ và cải thiện khả năng tự quản lý. |
Để ứng tuyển thành công, ứng viên không chỉ cần chuẩn bị kiến thức và kỹ năng mà còn phải đầu tư vào một bản CV thật chuyên nghiệp. Với công cụ tạo CV MIỄN PHÍ của TopCV, bạn sẽ nhanh chóng tạo được mẫu CV chuyên nghiệp, đẹp mắt chỉ với vài thao tác đơn giản! Sử dụng ngay
|

Câu 13: Tư duy phản biện có quan trọng khi học tiếng Anh không?
Mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt câu hỏi “Tư duy phản biện có quan trọng khi học tiếng Anh?” là muốn tìm hiểu xem ứng viên có nhận thức được tầm quan trọng của tư duy phản biện trong việc xử lý thông tin, phân tích ngôn ngữ hay không.
Với câu hỏi này, bạn nên thể hiện sự nhận thức sâu sắc về vai trò của tư duy phản biện trong quá trình học tiếng Anh. Đồng thời, hãy chia sẻ cách bạn đã khuyến khích học viên phát triển tư duy phản biện trong quá trình học.
Gợi ý trả lời:
Theo tôi, tư duy phản biện là một trong những kỹ năng quan trọng khi học tiếng Anh. Đây là kỹ năng không chỉ giúp học viên tiếp thu kiến thức mà còn giúp họ hiểu, áp dụng tiếng Anh vào cuộc sống một cách hiệu quả. Học viên có thể phân tích ngữ pháp, từ vựng và cấu trúc câu một cách chính xác đồng thời tự đánh giá để cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của mình. Hiểu được điều đó, tôi thường xuyên khuyến khích học viên phân tích một đoạn văn hoặc bài viết để đặt câu hỏi, thảo luận về ý nghĩa, ngữ cảnh và cách sử dụng từ vựng, ngữ pháp. Điều này không chỉ giúp học viên hiểu rõ hơn về nội dung học mà còn phát triển tư duy phản biện, khả năng sử dụng tiếng Anh một cách linh hoạt và hiệu quả. |
Câu 14: Theo bạn việc áp dụng trò chơi vào giảng dạy có cần thiết không?
Câu hỏi phỏng vấn này giúp nhà tuyển dụng đánh giá được quan điểm của ứng viên về vai trò của trò chơi trong việc nâng cao sự hứng thú và hiệu quả học tập của học viên.
Ngoài việc giải thích về sự quan trọng của trò chơi trong giảng dạy, bạn cũng nên cung cấp một ví dụ cụ thể để minh họa.
Gợi ý trả lời:
Theo tôi, việc áp dụng trò chơi vào giảng dạy là rất cần thiết. Trò chơi không chỉ giúp tạo ra một môi trường học tập vui vẻ và hấp dẫn, mà còn khuyến khích sự tham gia tích cực và giảm căng thẳng cho học viên. Chúng giúp học viên kết nối kiến thức với thực tiễn và giữ cho việc học trở nên thú vị và hiệu quả hơn. Chẳng hạn, khi dạy tiếng Anh cho các bạn nhỏ từ 5 - 10 tuổi, tôi thường áp dụng trò chơi như “Treasure Hunt” (Săn Kho Báu) để giúp việc học trở nên thú vị và kích thích tinh thần học tập. Trong trò chơi này, tôi giấu các thẻ từ vựng hoặc câu hỏi trong lớp học và yêu cầu các em tìm kiếm. Mỗi khi tìm được, các em sẽ phải đặt một câu liên quan đến nội dung đó. Chỉ sau 2 tháng, trong bài kiểm tra 85% học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt trong việc sử dụng từ vựng và cấu trúc câu. |

Câu 15: Làm thế nào để bạn duy trì kỷ luật và quản lý lớp học hiệu quả?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết khả năng của ứng viên trong việc duy trì kỷ luật và quản lý lớp học một cách hiệu quả. Bởi nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn tìm kiếm được ứng viên có khả năng quản lý lớp học tốt, tạo được sự ổn định trong quá trình giảng dạy.
Khi trả lời câu hỏi này, ứng viên nên nêu rõ các phương pháp cụ thể đã áp dụng để duy trì kỷ luật và quản lý lớp học. Bạn nên tập trung trình bày các yếu tố như: sự công bằng, nhất quán và sự linh hoạt để xử lý các tình huống khác nhau.
Gợi ý trả lời:
Để duy trì kỷ luật và quản lý lớp học hiệu quả, tôi đã áp dụng các phương pháp sau: Đầu tiên, tôi cùng học viên thiết lập các quy tắc trong lớp học. Quy tắc được đặt ra công khai và nhất quán trong suốt quá trình giảng dạy. Tiếp theo, tôi sử dụng hình thức khen thưởng để khuyến khích học viên tiến bộ. Khi có vấn đề xảy ra, tôi giải quyết ngay lập tức và công bằng. Tôi lắng nghe ý kiến của tất cả các bên liên quan và đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp. |
Top các câu hỏi phỏng vấn tình huống bằng Tiếng Anh
Câu 16: Nếu có học viên cảm thấy tự ti khi giao tiếp trong tiếng Anh, bạn đã làm gì? (If a student feels insecure about speaking in English, what have you done to help them?)
Câu hỏi này được nhà tuyển dụng đặt ra nhằm hiểu rõ về khả năng của ứng viên trong việc hỗ trợ học viên phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh. Đồng thời, nhà tuyển dụng muốn hiểu rõ về các chiến lược và phương pháp mà ứng viên sử dụng để giúp học viên trở nên tự tin hơn trong việc sử dụng tiếng Anh giao tiếp.
Với câu hỏi này, bạn nên nêu rõ các chiến lược/phương pháp cụ thể đã áp dụng để giúp học viên cảm thấy tự tin giao tiếp tiếng Anh.
Gợi ý trả lời:
(tiếng Việt) Trong quá trình giảng dạy trước đây, tôi có một học viên tên H trong lớp Giao tiếp cơ bản. Em H thường xuyên không thể nói được mỗi khi đến giờ Speaking,, em luôn đứng im tại chỗ với vẻ căng thẳng và lo lắng. Để giúp em vượt qua sự tự ti đó, tôi đã bắt đầu bằng cách tạo ra một môi trường học tập thoải mái. Tôi mời em tham gia vào các hoạt động nói theo cặp hoặc nhóm nhỏ, nơi em chỉ cần trò chuyện với một hoặc hai bạn khác. Điều này giúp giảm bớt áp lực khi phải nói trước cả lớp. Ngoài ra, tôi chọn những chủ đề giao tiếp gần gũi, phù hợp với sở thích của em để tạo sự hứng thú. Trong mỗi buổi học, tôi luôn khen ngợi những tiến bộ nhỏ của em, dù đó chỉ là một câu nói đơn giản. Tôi cũng giải thích rằng mắc lỗi khi nói là điều bình thường và quan trọng là chúng ta học được gì từ những sai lầm đó. Sau khoảng 2 tháng áp dụng phương pháp đó, em H bắt đầu cảm thấy thoải mái hơn và sẵn sàng thử sức trong các hoạt động nói. Em đã có thể tích cực tham gia vào các buổi thảo luận và tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh. (tiếng Anh) In my previous teaching experience, I had a student named H in my Basic Communication class. H often struggled during the Speaking sessions, usually standing still with a tense and anxious expression. To help H overcome this insecurity, I started by creating a comfortable learning environment. I invited H to participate in paired or small group speaking activities, where H only had to interact with one or two peers. This approach helped reduce the pressure of speaking in front of the entire class. Additionally, I chose conversation topics that were familiar and interesting to H to spark engagement. In every session, I praised even the smallest progress, like completing a simple sentence. I also explained that making mistakes while speaking is completely normal and that what's important is learning from those mistakes. After about two months of applying this method, H began to feel more at ease and became more willing to participate in speaking activities. H started to actively engage in discussions and grew more confident in speaking English. |
Câu 17: Khi nhận một lớp học mà khả năng của các em học viên là khác nhau, bạn sẽ xử lý như thế nào? (When you are assigned a class where the students have different levels of ability, how would you handle this situation?)
Thông thường, trong một lớp học, sẽ có sự khác biệt lớn về trình độ giữa các học viên. Giáo viên tiếng Anh cần phải đảm bảo rằng tất cả học viên đều có cơ hội phát triển và đạt được mục tiêu học tập. Vì thế, nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này nhằm đánh giá khả năng của ứng viên trong việc điều chỉnh phương pháp giảng dạy để phù hợp với nhu cầu và trình độ của từng học viên.
Khi trả lời câu hỏi này, ứng viên nên chứng minh khả năng linh hoạt trong việc điều chỉnh phương pháp giảng dạy để đáp ứng sự khác biệt về trình độ của học viên.
(tiếng Việt) Để giúp các học viên trong một lớp có sự khác nhau về khả năng học tập, tôi thường áp dụng các phương pháp sau:
(tiếng Anh) To support students in a class with varying levels of ability, I usually apply the following methods:
|
Câu 18: Nếu học viên không hiểu bài hoặc học kém tiếng Anh so với các học viên khác, bạn sẽ làm gì? (If a student does not understand the lesson or is worse at English than other students, what will you do?)
Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi phỏng vấn giáo viên tiếng Anh này để xác định khả năng giải quyết vấn đề của ứng viên khi học viên không hiểu bài hoặc học kém tiếng Anh.
Với câu hỏi này, bạn có thể trình bày một tình huống cụ thể trong việc hỗ trợ học viên không hiểu bài hoặc học kém tiếng Anh để đạt được kết quả tích cực.
Gợi ý trả lời:
(tiếng Việt) Trong quá trình làm việc, tôi đã gặp rất nhiều tình huống như thế này. Cụ thể, A là học sinh trong lớp luyện thi Ielts mà tôi phụ trách. A là một học sinh ngoan, chăm chỉ. Tuy nhiên, khi làm bài kiểm tra giữa kỳ, điểm của A thấp hơn so với kỳ vọng của tôi và có sự chênh lệch rõ rệt so với các bạn trong lớp. Ngay lập tức, tôi đã gặp riêng A để thảo luận về kết quả bài kiểm tra. Trong cuộc trò chuyện, tôi lắng nghe những khó khăn mà A gặp phải và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến điểm số thấp. Sau buổi trao đổi, tôi xác định được rằng trong việc trong việc hiểu các bài đọc dài, dẫn đến việc không hoàn thành các phần của bài kiểm tra. Nắm được tình hình, tôi đã tổ chức các buổi học thêm ngoài giờ tập trung vào việc cải thiện kỹ năng đọc hiểu của A. Chúng tôi đã cùng nhau phân tích các bài đọc dài, xác định các điểm quan trọng và thực hành các chiến lược như skimming và scanning để tăng tốc độ đọc và hiểu nội dung. Đồng thời, tôi đã giới thiệu cho A các bài đọc mẫu và tài liệu luyện tập phù hợp với trình độ của em. Các bài tập này giúp A làm quen với các dạng bài đọc thường gặp trong kỳ thi IELTS và cải thiện khả năng quản lý thời gian. Cuối cùng, tôi đã tổ chức các buổi đánh giá lại, cho phép A thực hành và nhận phản hồi ngay lập tức. Qua đó, A có thể đánh giá tiến độ của mình và nhận được sự hướng dẫn cụ thể để điều chỉnh phương pháp làm bài. Kết quả là, điểm số của A đã cải thiện đáng kể trong các bài kiểm tra tiếp theo. (tiếng Anh) During my work, I have encountered many situations like this. Specifically, A is a student in the IELTS preparation class that I am in charge of. A is a diligent and hardworking student. However, when taking the mid-term test, A's score was lower than my expectations and showed a clear discrepancy compared to the other students in the class. Immediately, I met with A individually to discuss the test results. During our conversation, I listened to the difficulties A was facing and investigated the reasons behind the low score. After our discussion, I identified that A was struggling with understanding long reading passages, which led to incomplete sections of the test. Understanding the situation, I organized extra tutoring sessions focused on improving A's reading comprehension skills. Together, we analyzed long reading passages, identified key points, and practiced strategies such as skimming and scanning to increase reading speed and comprehension. At the same time, I introduced A to sample readings and practice materials appropriate for their level. These exercises helped A become familiar with common reading types in the IELTS exam and improve time management skills. Finally, I conducted review sessions that allowed A to practice and receive immediate feedback. This way, A could assess their progress and receive specific guidance to adjust their test-taking approach. As a result, A's scores significantly improved in the following tests. |
Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm Giáo viên IELTS với mức lương hấp dẫn từ các đơn vị uy tín, hãy truy cập ngay TopCV. Bấm "Apply Giáo viên IELTS" để khám phá những cơ hội việc làm chất lượng ngay bây giờ!
|

Câu 19: Nếu lớp học xảy ra xung đột, bạn sẽ xử lý thế nào? (How would you handle a conflict that arises in the classroom?)
Xung đột trong lớp học là điều không thể tránh khỏi, là giáo viên bạn sẽ là người đại giúp xử lý xung đột, giúp học viên gắn kết với nhau. Vì thế, thông qua câu hỏi nhà tuyển dụng có thể đánh giá được khả năng của ứng viên trong việc xử lý, giải quyết các tình huống trong lớp học một cách công bằng và hiệu quả.
Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn giáo viên tiếng Anh này, bạn hãy đưa ra một ví dụ cụ thể và mô tả cách bạn đã giải quyết vấn đề.
Gợi ý trả lời:
(tiếng Việt) Một lần, tôi tổ chức cho các học viên trong lớp thực hiện bài tập nhóm bằng việc lựa chọn một chủ đề tự do để thuyết trình. Trong quá trình làm việc, hai học viên, A và B, bắt đầu xung đột vì cả hai đều chọn chủ đề tương tự: du lịch. Học viên A muốn thuyết trình về các điểm du lịch nổi tiếng ở nước ngoài, trong khi học viên B muốn tập trung vào du lịch khám phá trong nước. Cả hai không thể thống nhất được cách tiếp cận và phân công công việc dẫn đến xung đột và to tiếng với nhau ngay tại lớp học. Sau khi nhận được thông tin, tôi đã mời A và B ra ngoài lớp để thảo luận riêng về vấn đề này. Trong cuộc trò chuyện, tôi lắng nghe từng người và xác định được rằng cả hai đều có niềm đam mê với du lịch nhưng theo những cách khác nhau. Sau đó, tôi đề xuất một giải pháp kết hợp. Tôi gợi ý rằng nhóm có thể đưa cả hai ý tưởng vào bài thuyết trình. Sau đó, A và B quyết định chia bài thuyết trình thành hai phần: Phần I về các điểm du lịch nổi tiếng ở nước ngoài và phần II về du lịch khám phá trong nước. Cả hai đã phân chia công việc một cách công bằng và rõ ràng, đảm bảo rằng mỗi người đều có cơ hội đóng góp vào cả hai phần của bài thuyết trình. Cuối cùng, bài thuyết trình của nhóm đã thành công và nhận được phản hồi tích cực từ cả lớp. Xung đột giữa A và B đã được giải quyết, và cả hai học viên đều cảm thấy hài lòng với kết quả đạt được. (tiếng Anh) Once, I organized a group project for the students where they had to choose a free topic for their presentation. During the process, two students, A and B, began to conflict because both chose similar topics: travel. Student A wanted to present on famous tourist destinations abroad, while student B wanted to focus on domestic adventure travel. They were unable to agree on the approach and division of tasks, leading to a conflict and loud arguments in the classroom. After learning about the situation, I invited A and B outside the classroom to discuss the issue privately. In the conversation, I listened to both sides and discovered that both had a passion for travel but in different ways. I then proposed a combined solution. I suggested that the group could incorporate both ideas into their presentation. A and B decided to split the presentation into two parts: Part I on famous tourist destinations abroad and Part II on domestic adventure travel. They divided the tasks fairly and clearly, ensuring that each had the opportunity to contribute to both parts of the presentation. Ultimately, the group's presentation was successful and received positive feedback from the entire class. The conflict between A and B was resolved, and both students were satisfied with the outcome. |
Câu 20: Một học viên của bạn phát âm tốt nhưng gặp khó khăn trong việc viết, bạn sẽ làm gì? (If one of your students has good pronunciation but struggles with writing, what would you do?)
Khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi phỏng vấn giáo viên tiếng Anh này thì có nghĩa họ muốn xem xét khả năng nhận diện vấn đề và giải quyết vấn đề của ứng viên.
Với câu hỏi này, bạn có thể trình bày một tình huống cụ thể trong việc hỗ trợ học viên cải thiện khả năng viết.
Gợi ý trả lời:
(tiếng Việt) Cụ thể, H là học sinh trong lớp tiếng Anh cơ bản của tôi. Bạn ấy có khả năng phát âm rất tốt, nhưng gặp khó khăn khi viết đoạn văn và bài luận. Để hỗ trợ H cải thiện khả năng viết, tôi đã kiểm tra các bài viết của H để xác định các vấn đề cụ thể. Tôi nhận thấy rằng H gặp khó khăn chủ yếu với ngữ pháp và cấu trúc câu, cũng như việc tổ chức ý tưởng trong bài viết. Sau đó, tôi đã giao thêm cho H các bài tập viết nhằm cải thiện kỹ năng cụ thể. Tôi yêu cầu H viết các đoạn văn ngắn về các chủ đề quen thuộc, sau đó tổ chức các buổi thực hành viết cùng với các hoạt động giúp H cải thiện kỹ năng tổ chức ý tưởng và cấu trúc câu. Sau khi H hoàn thành bài tập, tôi đã phản hồi chi tiết, nêu rõ những điểm mạnh và những điểm cần cải thiện. Tôi cũng đã tổ chức các buổi thảo luận cá nhân để giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn H về cách cải thiện kỹ năng viết của mình. Sau khoảng ba tháng áp dụng các phương pháp này, H đã cải thiện rõ rệt. Điểm số bài viết của H trong các bài kiểm tra đã đạt điểm khá - giỏi. H cũng đã tự tin hơn trong việc trình bày ý tưởng bằng văn bản và giảm thiểu lỗi ngữ pháp. (tiếng Anh) Specifically, H is a student in my basic English class. H has very good pronunciation but struggles with writing paragraphs and essays. To support H in improving their writing skills, I first reviewed H's written work to identify specific issues. I found that H primarily had difficulties with grammar and sentence structure, as well as organizing ideas in their writing. Subsequently, I assigned additional writing exercises to help H improve these specific skills. I asked H to write short paragraphs on familiar topics and then organized writing practice sessions along with activities to help H enhance their ability to organize ideas and structure sentences. After H completed the exercises, I provided detailed feedback, highlighting strengths and areas for improvement. I also held individual discussion sessions to address any questions and guide H on how to enhance their writing skills. After approximately three months of implementing these methods, H showed significant improvement. H's writing scores on tests reached a good to excellent level. H also became more confident in presenting ideas in writing and reduced grammatical errors. |
Hy vọng với những câu hỏi phỏng vấn giáo viên tiếng Anh và gợi ý trả lời trong bài viết này của TopCV, bạn sẽ trang bị cho bạn những kiến thức/kỹ năng cần thiết để tham gia vào buổi phỏng vấn sắp tới.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm giáo viên tiếng Anh, hãy tham khảo trang việc làm tại nền tảng tìm việc hàng đầu Việt Nam TopCV. Tại đây thông tin việc làm giáo viên Tiếng Anh được cập nhật thường xuyên, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh sẽ dễ dàng cho bạn tìm kiếm các vị trí ứng tuyển hơn. Mọi thông tin liên quan về công việc sẽ được cập nhật nhanh chóng, chính xác để người lao động liên hệ và tham gia ứng tuyển. Ngoài ra, TopCV cung cấp công cụ tạo CV chuẩn, độc, lạ với đa dạng ngành nghề bao gồm giáo viên tiếng Anh. Nếu bạn đang muốn sở hữu một CV nổi bật, truy cập ngay TopCV nhé!