Trợ giảng tiếng Anh là một vị trí khá hấp dẫn đối với những bạn sinh viên có năng lực tốt về ngôn ngữ này. Đặc biệt, số lượng trung tâm đào tạo tiếng Anh ngày càng nhiều dẫn đến nhu cầu tuyển dụng trợ giảng tiếng Anh cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi phỏng vấn cho vị trí trợ giảng, nhiều ứng viên vẫn gặp khó khăn trước những câu hỏi hóc búa của nhà tuyển dụng. Nếu bạn sắp có buổi phỏng vấn liên quan đến vị trí này, hãy tham khảo ngay các câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh được TopCV tổng hợp trong bài viết dưới đây!
3 câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh cơ bản
Tại sao bạn muốn trở thành trợ giảng tiếng Anh?
Ngoài việc luyện tập giới thiệu bản thân khi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh, bạn cũng nên chuẩn bị trước lý do mình muốn làm việc ở vị trí này. Với câu hỏi phỏng vấn trên, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu về động lực của bạn khi ứng tuyển vào vị trí trợ giảng tiếng Anh.
Bạn có thể trình bày mong muốn giúp học sinh nâng cao khả năng ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp tiếng Anh thành thạo. Bên cạnh đó, ứng viên nên chia sẻ một khoảnh khắc hoặc một câu chuyện đã khơi dậy niềm đam mê với công việc giảng dạy để câu trả lời mang tính cá nhân hóa hơn.
Ví dụ:
“Tôi tin rằng việc học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, sẽ giúp học sinh mở ra cơ hội mới trong học tập và cuộc sống. Bởi vậy, tôi muốn trở thành trợ giảng tiếng Anh để có thể hỗ trợ các em nâng cao khả năng ngoại ngữ và tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh trong thực tế. Ngoài ra, niềm đam mê với giảng dạy của tôi xuất phát từ một dự án dạy tiếng anh miễn phí cho trẻ em vùng cao. Sự tiến bộ và niềm vui của các em khi nói được những câu tiếng Anh đầu tiên đã khiến tôi muốn gắn bó với công việc dạy học và mong muốn hỗ trợ thêm nhiều học sinh hơn nữa.” |
>>> Xem thêm: Hướng dẫn viết CV tìm việc trợ giảng

Điều gì khiến bạn nổi bật hơn so với những ứng viên khác?
Đối với câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá kinh nghiệm và kỹ năng của ứng viên, từ đó xác định xem bạn có phù hợp với yêu cầu công việc hay không. Bởi vậy, bạn hãy nhấn mạnh kinh nghiệm làm việc trước đó và hai phẩm chất cần có của vị trí trợ giảng là khả năng truyền đạt thông tin và tính kiên nhẫn.
Ví dụ:
“Tôi đã có 2 năm kinh nghiệm làm trợ giảng tại các trung tâm tiếng Anh trên địa bàn Hà Nội. Qua đó, tôi đã rèn luyện được khả năng truyền đạt thông tin rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Bên cạnh đó, tôi tin rằng tính kiên nhẫn là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của trợ giảng và tôi luôn cố gắng duy trì điều này trong suốt quá trình hỗ trợ học sinh. Tôi hiểu rằng mỗi học sinh có tốc độ tiếp thu khác nhau, vì vậy việc kiên nhẫn lắng nghe và hỗ trợ các em là vô cùng cần thiết. Với những kỹ năng và kinh nghiệm đã có, tôi tự tin mình có thể hỗ trợ giáo viên chính và đóng góp tích cực vào quá trình học tập của học sinh.” |
Bạn đã có kinh nghiệm trong việc hỗ trợ giáo viên chuẩn bị bài giảng và quản lý lớp học? Bạn muốn tìm kiếm công việc trợ giảng để trau dồi kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm? Hãy truy cập ngay trang tìm kiếm việc làm trợ giảng tiếng Anh của TopCV để không bỏ lỡ những cơ hội hấp dẫn!
|
Thách thức lớn nhất bạn gặp phải khi làm trợ giảng là gì?
Khi nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh này, bạn cần thể hiện khả năng phân tích vấn đề và thái độ tích cực, sẵn sàng đối mặt với thử thách. Bạn có thể đề cập đến những khó khăn như giảng dạy học sinh có trình độ nhận thức khác nhau hoặc duy trì sự hứng thú của học sinh với bài giảng.
Ví dụ 1:
“Một trong những thách thức lớn nhất khi làm trợ giảng tiếng Anh là làm sao để tất cả học sinh đều có thể bắt kịp tiến độ bài học và đạt được kết quả tốt, đặc biệt là khi các em có trình độ nhận thức khác nhau. Để giải quyết vấn đề này, tôi thường hỗ trợ giáo viên chính chia lớp thành những nhóm nhỏ để có thể hỗ trợ từng nhóm hiệu quả hơn và đảm bảo các em đều được tham gia vào các hoạt động trên lớp. Ngoài ra, tôi cũng giúp giáo viên chuẩn bị các tài liệu có mức độ khó dễ khác nhau để phù hợp với từng đối tượng học sinh.” |
Ví dụ 2:
“Một trong những thách thức tôi từng gặp là làm sao để giữ cho bài giảng luôn thú vị và duy trì được sự hứng thú của học sinh. Tôi đã và đang tích cực khắc phục điều này bằng cách tham gia các buổi hội thảo về phương pháp giảng dạy sáng tạo và tham khảo các bài giảng mẫu trên Youtube. Tôi cũng trao đổi kinh nghiệm với giáo viên chính để học hỏi thêm về cách ứng dụng công nghệ vào bài giảng. Tôi tin rằng với sự nỗ lực này, phương pháp giảng dạy của tôi sẽ ngày càng cải thiện.” |
>>> Xem thêm: Một số câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Anh "kinh điển" và gợi ý trả lời

9 câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh về kinh nghiệm chuyên môn
Bạn đã có kinh nghiệm làm việc trước đây chưa?
Câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh này nhằm xác định kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của ứng viên. Bạn có thể trình bày những nhiệm vụ đã từng thực hiện liên quan trực tiếp đến vị trí trợ giảng. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể đề cập đến quá trình thực tập hoặc tham gia hoạt động ngoại khóa, dự án tình nguyện.
Ví dụ 1:
“Tôi đã có 2 năm kinh nghiệm làm trợ giảng ở trung tâm tiếng Anh ABC. Trong vai trò trước đây, tôi đã hỗ trợ giáo viên chính chuẩn bị tài liệu giảng dạy, thiết kế slide bài giảng và hỗ các hoạt động trên lớp như phiên dịch, tổ chức hoạt động thực hành, quản lý trật tự lớp học, v.vv.. Bên cạnh đó, tôi cũng theo dõi sát sao quá trình học tập của học viên và giải đáp thắc mắc khi cần thiết. Với những học sinh yếu hơn, tôi đề xuất với giáo viên chính kèm cặp thêm sau giờ học để giúp họ theo kịp chương trình.” |
Ví dụ 2:
“Trước đây, tôi là thành viên của CLB Dạy học tình nguyện - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và từng tham gia vào các dự án dạy tiếng Anh cho trẻ em tại các vùng khó khăn. Qua đó, tôi đã làm quen với việc chuẩn bị bài giảng và học cách điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp với nhu cầu của từng học sinh. Điều này không chỉ giúp tôi tích lũy kinh nghiệm chuyên môn mà còn phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề khi học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức.” |
>>> Xem thêm: Tuyển tập bộ câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng giáo viên Tiếng Anh
Nếu bạn muốn thử sức với vai trò trợ giảng tiếng Anh, hãy khám phá ngay danh sách việc làm trên TopCV. Hàng ngàn cơ hội việc làm hấp dẫn đang chờ bạn khám phá!
|
Bạn hỗ trợ giáo viên chuẩn bị bài giảng và các hoạt động trên lớp như thế nào?
Một trong những vai trò quan trọng của trợ giảng là hỗ trợ giáo viên chính trong việc chuẩn bị tài liệu và tổ chức các hoạt động trong lớp học. Vì vậy, nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh này để đánh giá kỹ năng hợp tác và khả năng đóng góp của bạn trong việc giảng dạy tại trung tâm.
Bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm thực tế của mình, bao gồm việc tìm kiếm tài liệu, thiết kế slide bài giảng, tạo các bài tập phù hợp với trình độ của học viên, và tổ chức các trò chơi, hoạt động nhóm. Ngoài ra, bạn cần thể hiện sự chủ động của mình khi làm việc cùng giáo viên chính.
Ví dụ:
“Trong vai trò trước đây, tôi đã hỗ trợ giáo viên chính nghiên cứu, thu thập tài liệu cho các bài học sắp tới và điều chỉnh kế hoạch giảng dạy theo tiêu chuẩn của trung tâm. Tôi cũng đề xuất tổ chức các hoạt động trên lớp như trò chơi, dự án nhóm để tạo không khí sôi nổi trong lớp học. Bên cạnh đó, tôi luôn chủ động thảo luận với giáo viên chính để đưa ra kế hoạch giảng dạy vào đầu tuần và báo cáo lại tiến độ thực hiện vào cuối tuần.” |

Bạn đã từng phải điều chỉnh cách truyền đạt để học sinh hiểu rõ một vấn đề chưa?
Nhiệm vụ của trợ giảng tiếng Anh là hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và giải đáp các thắc mắc liên quan đến nội dung bài giảng. Trong trường hợp học sinh chưa hiểu rõ khái niệm, lý thuyết hay cách làm bài mà giáo viên đưa ra, trợ giảng chính là người hỗ trợ các em hiểu rõ vấn đề.
Chính vì vậy, với câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá khả năng diễn đạt và sự linh hoạt trong công việc của ứng viên. Khi trả lời, bạn cần khẳng định rằng mình luôn sẵn sàng tìm các cách diễn đạt khác nhau để học sinh hiểu rõ vấn đề. Bạn cũng nên đưa ra một ví dụ cụ thể để minh họa khả năng truyền đạt thông tin của mình.
Ví dụ:
“Mỗi học sinh có cách tiếp thu bài giảng khác nhau, vì vậy tôi luôn sẵn sàng điều chỉnh cách truyền đạt để đảm bảo các em hiểu rõ vấn đề. Trong tiết học về thì quá khứ trong tiếng Anh, một số học sinh cảm thấy khó khăn trong việc phân biệt thì quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn và quá khứ hoàn thành. Tôi đã cố gắng giảng giải lại lý thuyết cho từng em nhưng các em vẫn chưa nắm vững cách sử dụng của từng thì. Vì vậy, tôi đã thử sử dụng phương pháp hệ thống hóa lý thuyết bằng sơ đồ tư duy, kết hợp với các ví dụ thực tế để các em dễ hình dung về ngữ cảnh sử dụng. Nhờ đó, các em nắm chắc được phần lý thuyết và có thể áp dụng vào làm bài tập thực hành.” |
Để tăng cơ hội vào vòng phỏng vấn, bạn cần làm nổi bật kỹ năng và phẩm chất của mình trong CV ứng tuyển. Nếu chưa biết cách tạo hồ sơ xin việc ấn tượng, hãy tham khảo ngay mẫu CV trợ giảng tiếng Anh của TopCV.
|

Bạn làm gì để hỗ trợ học sinh gặp khó khăn trong học tập?
Trong quá trình học tập, một số học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài giảng hoặc hoàn thành bài tập về nhà. Nhà tuyển dụng mong muốn tìm kiếm một ứng viên có đủ sự tận tâm để nhận thấy học sinh đang gặp khó khăn và đưa ra sự hỗ trợ kịp thời.
Với câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh này, bạn cần thể hiện thái độ sẵn sàng lắng nghe học sinh chia sẻ về những khó khăn đang gặp phải. Sau đó, bạn có thể phối hợp với giáo viên chính để đưa ra giải pháp phù hợp.
Ví dụ:
“Khi nhận thấy một học sinh gặp khó khăn trong học tập, điều đầu tiên tôi làm là lắng nghe em chia sẻ về những trở ngại của mình. Sau khi hiểu rõ vấn đề, tôi thường phối hợp với giáo viên chính để tìm ra giải pháp phù hợp, có thể là điều chỉnh phương pháp giảng dạy, cung cấp thêm tài liệu bổ trợ hoặc dành thời gian kèm cặp thêm ngoài giờ. Ví dụ, khi một học sinh trong lớp gặp khó khăn với ngữ pháp tiếng Anh, tôi đã đề xuất sử dụng các câu hỏi ngắn để giúp em nắm chắc lý thuyết trước khi giao bài tập thực hành.” |
Bạn làm gì để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào bài giảng?
Ở câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh này, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu về phương pháp giảng dạy của bạn và khả năng tạo ra môi trường học tập cởi mở, tích cực. Bạn có thể trình bày việc kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy như tổ chức trò chơi, hoạt động nhóm, sử dụng hình ảnh, video, v.vv.. để tăng tính hấp dẫn của bài giảng. Bên cạnh đó, việc động viên và khen ngợi đúng lúc cũng tạo động lực cho học sinh chủ động tham gia xây dựng bài và tự tin hơn khi đóng góp ý kiến trong lớp.
Ví dụ:
“Tôi cho rằng điều đầu tiên cần làm là xây dựng những bài giảng sinh động, hấp dẫn để thu hút sự chú ý của học sinh. Vì vậy, tôi thường kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau như tổ chức các trò chơi, hoạt động nhóm, và sử dụng hình ảnh, video minh họa sinh động. Ví dụ, khi dạy về từ vựng, tôi thường tổ chức trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” để học sinh có thể cùng nhau giải đố và dễ dàng ghi nhớ nghĩa của từ vựng. Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên động viên và khen ngợi khi các em có những đóng góp tích cực trong lớp học. Việc này giúp học sinh cảm thấy tự tin và có động lực tham gia vào bài giảng nhiều hơn.” |
Trợ giảng tiếng Anh là một vị trí được nhiều ứng viên quan tâm, nên tỉ lệ cạnh tranh khá cao. Để tăng cơ hội được gọi phỏng vấn, bạn cần làm nổi bật kinh nghiệm và kỹ năng của mình trong CV. Tham khảo ngay kho mẫu CV đa dạng của TopCV để tạo hồ sơ ứng tuyển chuyên nghiệp và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng!
|

Chia sẻ về cách bạn trao đổi với phụ huynh
Trong trường hợp cần thiết, trợ giảng sẽ cần hỗ trợ giáo viên chính trao đổi thông tin với phụ huynh. Vì vậy, bạn cần thể hiện kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng duy trì mối quan hệ tích cực với họ. Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh này, bạn nên đề cập đến mục tiêu, cách thức và nội dung trao đổi. Để tránh câu trả lời chung chung, bạn có thể đưa ra một ví dụ về việc giải quyết xung đột với phụ huynh và thể hiện cách xử lý vấn đề khéo léo của mình.
Ví dụ:
“Tôi luôn cố gắng cập nhật tiến độ học tập của học sinh với phụ huynh qua Zalo, Email hoặc gặp mặt trực tiếp. Đặc biệt, khi học sinh gặp khó khăn hay bất kì vấn đề gì trong quá trình học tập, tôi sẽ chủ động liên lạc với phụ huynh để đưa ra phương án hỗ trợ kịp thời. Có lần, một phụ huynh phàn nàn với tôi về việc con họ không theo kịp tiến độ học tập. Tôi đã giải thích về những phương pháp hỗ trợ mà chúng tôi đã áp dụng và đề xuất một số cách thức học tập tại nhà để cải thiện tình hình. Đồng thời, tôi cùng với giáo viên chính đề xuất với phụ huynh học sinh để tổ chức thêm các buổi học phụ đạo cho những em học sinh đang không theo kịp tiến độ trên lớp. Sau một thời gian, kết quả học tập của em đã có sự cải thiện rõ rệt và phụ huynh rất hài lòng với sự hỗ trợ này.” |
>>> Tham khảo danh sách việc làm Trợ giảng tiếng Anh đãi ngộ tốt trên TopCV:
Bạn làm gì để nâng cao năng lực chuyên môn của mình?
Ở câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá tinh thần học hỏi và khả năng phát triển bản thân của bạn. Ứng viên có thể thoải mái chia sẻ các phương pháp học tập đã áp dụng để nâng cao năng lực chuyên môn và cải thiện phương pháp giảng dạy. Trong đó, bạn có thể đề cập đến việc tự học, tự nghiên cứu tài liệu và hỏi học thêm kinh nghiệm từ các đồng nghiệp khác.
Ví dụ:
“Để nâng cao năng lực của mình trong vai trò trợ giảng, tôi luôn chủ động tự học và nghiên cứu tài liệu liên quan đến giảng dạy tiếng Anh, bao gồm việc tham gia các khóa học trực tuyến, hội thảo và xem các video bài giảng mẫu trên YouTube. Bên cạnh việc tự học, tôi cũng tích cực học hỏi từ đồng nghiệp và tham gia vào các diễn đàn, cộng đồng giáo viên. Việc trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp không chỉ giúp tôi có thêm kiến thức và kỹ năng mới mà còn mở rộng mối quan hệ trong nghề.” |

6 câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh về tình huống thực tế
Bạn sẽ xử lý thế nào nếu một học sinh gây rối trong lớp?
Đây là một trong các câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh phổ biến, nhằm đánh giá hiểu biết của ứng viên về việc quản lý lớp học và khả năng hợp tác với giáo chính trong việc tạo ra môi trường học tập tích cực. Khi trả lời câu hỏi này, bạn có thể đề cập đến việc cùng giáo viên chính thiết lập nội quy lớp học, nhằm xây dựng kỷ luật và dễ dàng quản lý lớp. Khi có học sinh gây rối, bạn sẽ xem xét mức độ nghiêm trọng của hành vi và đưa ra biện pháp can thiệp theo quy định.
Ví dụ:
“Theo tôi, trước khi bắt đầu khóa học, trợ giảng và giáo viên chính nên thống nhất nội quy lớp học để dễ dàng quản lý. Khi một học sinh gây rối trong lớp, tôi sẽ xem xét mức độ gây rối và xử lý tình huống theo quy định. Trước tiên, tôi sẽ sử dụng các biện pháp can thiệp nhẹ nhàng như nhắc nhở hoặc gõ vào mặt bàn. Nếu sau khi nhắc nhở, học sinh vẫn tiếp tục gây rối, tôi sẽ tách em ra khỏi lớp học để tránh ảnh hưởng đến các bạn khác. Cuối cùng, sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết, tôi sẽ yêu cầu học sinh này xin lỗi trước lớp học, nhằm giúp em nhận thức được hành vi của mình và không tái phạm nữa.” |

Bạn sẽ làm gì nếu học sinh than phiền về nội dung bài giảng?
Việc học sinh có phản ứng tiêu cực về nội dung bài giảng hay phương pháp giảng dạy là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, ở câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh này, nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên có khả năng phối hợp và xử lý các tình huống bất ngờ hay không.
Trước tiên, bạn cần lắng nghe ý kiến của học sinh một cách cởi mở để hiểu rõ tại sao học sinh lại than phiền. Từ đó, bạn trao đổi với giáo viên chính đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề cụ thể.
Ví dụ:
“Nếu có học sinh than phiền về nội dung bài giảng, tôi sẽ lắng nghe ý kiến của em và hỏi rõ xem em đang gặp khó khăn ở phần nào. Tôi cũng sẽ trao đổi với các học sinh khác trong lớp để xem liệu họ có gặp phải vấn đề tương tự hay không. Sau đó, tôi sẽ trao đổi với giáo viên và cùng đưa ra giải pháp phù hợp. Nếu vấn đề liên quan đến tốc độ giảng bài, tôi sẽ trao đổi với giáo viên điều chỉnh lại tốc độ cho phù hợp và hỗ trợ học sinh theo kịp tiến độ bài học. Nếu vấn đề nằm ở phương pháp giảng dạy, tôi sẽ đề xuất với giáo viên chính áp dụng các phương pháp sáng tạo hơn như tổ chức hoạt động nhóm, sử dụng hình ảnh, video, v.vv.. và hỗ trợ giáo viên chuẩn bị các hoạt động này.” |
Một học sinh mới đến lớp và không tự tin nói tiếng Anh. Bạn sẽ giúp học sinh này như thế nào?
Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh phổ biến hiện nay. Với câu hỏi tình huống này, nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên thể hiện khả năng nắm bắt tâm lý học sinh và đề xuất phương pháp giúp các em vượt qua rào cản tâm lý khi giao tiếp. Nếu học sinh bị chê cười trong quá trình luyện tập trên lớp, họ sẽ càng cảm thấy tự ti và ngại rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh.
Vì vậy, câu trả lời cần nhấn mạnh đến cách tạo môi trường học tập thân thiện, không phán xét và các hoạt động thúc đẩy học sinh sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên. Để xử lý tình huống này, bạn có thể theo dõi sát sao quá trình học tập của học sinh mới, tạo cơ hội thực hành giao tiếng Anh bằng cách đưa ra cho em những câu hỏi đơn giản và khen ngợi khi em có tiến bộ.
Ví dụ:
“Trước tiên, tôi sẽ nhiệt tình chào đón học sinh mới để em cảm thấy thoải và sẵn sàng chia sẻ về khó khăn của mình. Sau đó, tôi sẽ hỗ trợ em từng bước cải thiện kỹ năng giao tiếp bằng cách hướng dẫn em nói những câu tiếng Anh đơn giản và làm quen với các chủ đề quen thuộc trước. Ngoài ra, tôi sẽ tạo cơ hội cho em thực hành giao tiếp nhiều hơn bằng cách đặt các câu hỏi để em tập phản xạ và luôn khen ngợi, động viên để em có động lực cố gắng.” |

Một học sinh thường xuyên mắc lỗi ngữ pháp. Bạn sẽ làm gì để giúp học sinh này cải thiện?
Ngữ pháp là một mảng nội dung khó trong tiếng Anh do khối lượng kiến thức lớn và phức tạp. Bởi vậy, nhiều học sinh sẽ cảm thấy khó khăn trong quá trình ghi nhớ kiến thức và dễ mắc lỗi khi làm bài tập. Với tình huống này, trợ giảng cần thể hiện sự nhẫn nại để hỗ trợ từng học viên vượt qua trở ngại cá nhân.
Cụ thể, bạn sẽ cần xác định nguyên nhân khiến học viên thường xuyên mắc lỗi, có thể do thiếu kiến thức cơ bản hoặc không biết cách áp dụng lý thuyết vào bài tập thực hành. Từ đó, bạn đưa ra phương án hỗ trợ phù hợp như giải thích chi tiết hơn về kiến thức ngữ pháp hoặc hướng dẫn cụ thể từng bài tập thực hành. Ngoài ra, bạn nên nhắc nhở nhẹ nhàng để tránh làm học sinh mất tự tin hoặc cảm thấy xấu hổ.
Ví dụ:
“Lớp tôi từng có học sinh tên A thường xuyên mắc lỗi ngữ pháp trong các bài kiểm tra. Sau khi quan sát quá trình làm bài tập của em trên lớp, tôi nhận thấy em chưa nắm vững các kiến thức cơ bản, đặc biệt là về các thì trong tiếng Anh. Để giúp em cải thiện, tôi đã dành thời gian giảng giải kỹ lưỡng về lý thuyết sau khi giáo viên giảng dạy cho cả lớp và đặt các câu hỏi ngắn sau giờ học để giúp em ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Bên cạnh đó, tôi cũng hướng dẫn em làm từng bài tập nhỏ và giải đáp thắc mắc trong quá trình làm bài tập về nhà. Tôi góp ý và sửa lỗi một cách nhẹ nhàng để em không cảm thấy áp lực hay mất tự tin. Sau một thời gian, điểm số của em đã cải thiện rõ rệt, thậm chí em còn thường xuyên xung phong chữa các bài tập ngữ pháp trên lớp.” |
Bạn đã xác định được định hướng phát triển trong tương lai? Tham khảo ngay danh sách việc làm ngành Giáo dục/Đào tạo phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn:
|
Nếu học sinh không hoàn thành bài tập, bạn sẽ làm gì?
Trong quá trình làm trợ giảng tiếng Anh, chắc chắn bạn sẽ gặp phải trường hợp học viên không hoàn thành được bài tập của mình. Câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh này được nhà tuyển dụng đưa ra để đánh giá khả năng xử lý tình huống, kỹ năng về thuyết phục của bạn như thế nào.
Với câu hỏi này, bạn cần xác định xem lý do mà học viên không làm bài tập là gì, có thể là do bài tập khó hoặc không có đủ thời gian làm bài. Dựa vào đó, bạn có thể đưa ra các hình thức hỗ trợ phù hợp, trong quyền hạn và khả năng của mình. Bên cạnh đó, bạn cần thường xuyên hỏi han, động viên, tạo động lực cho học viên chăm chỉ hơn và cố gắng hoàn thành bài tập.
Ví dụ:
“Trước tiên tôi sẽ tìm hiểu lý do tại sao học sinh không hoàn thành bài tập, có thể do em gặp khó khăn về mặt thời gian, không hiểu bài hoặc có vấn đề cá nhân khác. Sau khi nắm bắt rõ tình hình của em, tôi sẽ đưa ra hình thức hỗ trợ phù hợp. Chẳng hạn nếu em chưa hiểu bài thì tôi sẽ giải thích lại bài học và điều chỉnh lại khối lượng bài tập cho phù hợp với khả năng của em. Tôi cũng sẽ khuyến khích em trao đổi với các bạn cùng lớp để học hỏi lẫn nhau. Quan trọng nhất, tôi sẽ tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi học sinh cảm thấy được động viên và không bị áp lực bởi các hình phạt tiêu cực.” |

Bạn xử lý thế nào khi bất đồng quan điểm với giáo viên?
Trong quá trình giảng dạy, việc bất đồng quan điểm với giáo viên là điều khó tránh khỏi. Do đó, đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh thường được nhà tuyển dụng sử dụng để đánh giá khả năng xử lý tình huống và khả năng ứng xử, thuyết phục của ứng viên.
Với câu hỏi này, bạn có thể trả lời theo những gợi ý như sau:
- Đưa ra khẳng định rằng việc bất đồng ý kiến với giáo viên là điều mà bạn không hề mong muốn.
- Trong trường hợp bạn và giáo viên có 2 phương án khác nhau, có thể thực hiện thử nghiệm cả 2 phương án trong thời gian ngắn để xác định về hiệu quả.
- Trong trường hợp cả bạn và giáo viên không thể tự giải quyết những vấn đề bất đồng, không phù hợp, bạn sẽ nhờ đến sự trợ giúp, hòa giảng từ bên thứ 3. Ví dụ như quản lý bộ môn, quản lý trung tâm, v.vv..
Ví dụ:
“Tôi luôn coi trọng ý kiến của giáo viên chính và sẵn sàng học hỏi từ những người xung quanh. Nếu có bất đồng quan điểm, tôi sẽ xem đó là một cơ hội để cùng nhau phát triển và hoàn thiện bản thân. Vì vậy, tôi sẽ lắng nghe để hiểu rõ quan điểm của giáo viên trước khi đưa ra ý kiến của mình. Nếu cả hai có cách giải quyết khác nhau, tôi nghĩ nên thử nghiệm cả hai phương án trong một thời gian ngắn để xem phương pháp nào phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. Trong trường hợp hai bên không tìm được tiếng nói chung, tôi nghĩ nên tìm đến sự hỗ trợ của quản lý bộ môn hoặc quản lý trung tâm. Mục tiêu cuối cùng là tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả và phù hợp với học sinh.” |
2 câu hỏi về trung tâm/vị trí ứng tuyển
Tại sao bạn muốn làm việc tại trung tâm chúng tôi?
Ở câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá mức độ hiểu biết của ứng viên về trung tâm. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng sẽ xem xét sự phù hợp của ứng viên với triết lý giảng dạy và môi trường làm việc của họ.
Vì vậy, khi trả lời, bạn cần thể hiện sự nghiên cứu kỹ lưỡng về trung tâm, bằng cách đưa ra một vài lài khen về danh tiếng; phương pháp giảng dạy; phản hồi tích cực từ phụ huynh, học sinh; môi trường làm việc cởi mở; v.vv.. Đồng thời, bạn cần kết nối định hướng nghề nghiệp của mình với mục tiêu và triết lý giáo dục của trung tâm.
Ví dụ:
“Theo tôi tìm hiểu, trung tâm của anh chị luôn nhận được phản hồi tích cực từ phụ huynh và học sinh về phương pháp giảng dạy sáng tạo và môi trường học tập thân thiện. Điều này hoàn toàn phù hợp với triết lý giảng dạy của tôi, đó là tạo ra một môi trường học tập tích cực và khuyến khích học sinh thoải mái rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ. Tôi tin rằng với kỹ năng sư phạm và sự tận tâm trong việc hỗ trợ học viên, tôi sẽ đóng góp vào mục tiêu phát triển của trung tâm là giúp học viên phát triển khả năng tiếng Anh một cách toàn diện.” |
Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi?
Câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh này thường được nhà tuyển dụng đặt ra cuối buổi phỏng vấn. Đây là cơ hội để bạn thể hiện sự quan tâm đến trung tâm/vị trí ứng tuyển và được giải đáp những thắc mắc liên quan đến công việc, cơ hội phát triển, v.vv.. Tuy nhiên, trong suốt buổi phỏng vấn, bạn cần chú ý lắng nghe những chia sẻ của nhà tuyển dụng để tránh hỏi lại những nội dung đã được đề cập trước đó.
Ví dụ:
Dưới đây là một số câu hỏi hay mà bạn có thể đặt ra cho người phỏng vấn:
|
Ngoài các câu hỏi phỏng vấn trên, nhà tuyển dụng có thể yêu cầu ứng viên tham gia các bài kiểm tra kỹ năng nghe - nói tiếng Anh để đánh giá chính xác trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, một số trung tâm còn tiến hành phỏng vấn hoàn toàn bằng tiếng Anh, nhằm đảm bảo ứng viên có thể giao tiếp thành thạo và tự tin sử dụng tiếng Anh trong quá trình giảng dạy thực tế.

Trên đây là những câu hỏi phỏng vấn trợ giảng tiếng Anh phổ biến, giúp bạn chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn sắp tới. Hy vọng rằng các thông tin được TopCV tổng hợp trên đây sẽ giúp bạn tự tin hơn và có những câu trả lời ấn tượng. Đừng quên tìm hiểu thêm các cơ hội việc làm khác trên TopCV để nhanh chóng đạt được vị trí trợ giảng mà bạn mong muốn!