Trưởng phòng kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Bởi đây sẽ là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển doanh thu, lợi nhuận của tổ chức. Do đó, các doanh nghiệp sẽ có những câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh khắt khe để chọn lọc được nhân sự phù hợp.
Nếu bạn sắp có buổi phỏng vấn vị trí này trong thời gian sắp tới, hãy tham khảo ngay một số câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh ngay sau đây của TopCV. Những câu hỏi này sẽ giúp bạn chuẩn bị kỹ năng, kiến thức được tốt hơn.
Theo bạn, một dự án kinh doanh được đánh giá thành công khi nào?
Đối với vị trí trưởng phòng, việc đánh giá hiệu quả của một hoạt động công việc nào đó trong phòng ban mà mình quản lý là điều cần thiết. Do đó, câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh này được sử dụng để đánh giá về kỹ năng quản lý, theo dõi của bạn.
Với câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh này, bạn sẽ cần lưu ý tập trung vào những vấn đề như sau:
- Bạn sẽ thực hiện đánh giá hiệu quả dựa trên những tiêu chí như thế nào?
- Các tiêu chí để đánh giá được xây dựng dựa trên những cơ sở nào?
- Trong quá trình áp dụng những tiêu chí đó, bạn gặp những ưu điểm, hạn chế như thế nào? Cách bạn thực hiện để giảm thiểu các hạn chế đó.
Trong trường hợp bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm, bộ tiêu chí để đánh giá, bạn có thể dựa vào những tiêu chí sau đây để trả lời câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh này như sau:
- Đánh giá dựa vào các mục tiêu kinh doanh đã đề ra trước đó.
- Xác lập các chỉ số KPIs cụ thể để có thể đo lường chi tiết mục tiêu kinh doanh nói trên.
- Xác định những số liệu phù hợp cho quá trình đánh giá.
- Lựa chọn thời điểm, chu kỳ đánh giá KPIs, hiệu quả của phòng kinh doanh.
>>> Tham khảo thêm: Trưởng phòng kinh doanh là gì và làm những công việc gì?
Bạn thường áp dụng phương pháp lãnh đạo nào để hướng phòng kinh doanh đến mục tiêu chung?
Khả năng lãnh đạo là một yếu tố rất quan trọng đối với vị trí trưởng phòng. Do đó, câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh này được nhà tuyển dụng sử dụng để xác định về kỹ năng lãnh đạo, định hướng cho nhân viên của bạn. Với câu hỏi này, bạn có thể trả lời dựa trên những phương pháp quản lý gợi ý như sau:
- Đưa ra bộ tiêu chí để đánh giá một nhân viên kinh doanh giỏi, có năng lực sẽ như thế nào. Ví dụ như tiêu chí liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng mềm,…
- Xác định về các đặc điểm mà nhân viên kinh doanh đang có. Ưu điểm, nhược điểm của họ như thế nào.
- Thường xuyên tổ chức những khóa đào tạo, khóa hướng dẫn để giúp nhân viên kinh doanh có thể nâng cao được nghiệp vụ chuyên môn của mình, từ đó nâng cao được hiệu quả công việc chung.
- Xây dựng quy trình bán hàng, kinh doanh của đội nhóm chuyên nghiệp, tối ưu và phù hợp với tình hình chung của doanh nghiệp.
- Đưa ra các cơ chế thưởng, phạt để có thể tạo động lực cho nhân viên kinh doanh có thể phát huy được năng lực, hoàn thành công việc tốt hơn.
- Sử dụng công nghệ trong quá trình quản lý của mình. Từ đó giúp tối ưu thời gian làm việc, tăng hiệu quả.
Khi tìm kiếm các đối tác, bạn sẽ quan tâm đến những yếu tố nào?
Trong quá trình kinh doanh, việc mở rộng các quan hệ hợp tác là điều không thể thiếu. Do đó, đây cũng sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trưởng phòng kinh doanh. Với câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh, doanh nghiệp muốn xác định xem bạn có thực sự hiểu rõ về vai trò của mình không.
Để trả lời tốt câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh nói trên, bạn cần lưu ý đến một số đặc điểm như sau khi lựa chọn đối tác cho doanh nghiệp:
- Mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược: Mục tiêu hợp tác của đối tác với doanh nghiệp là gì, mục tiêu đó có tiềm năng dài hạn hay không, tầm nhìn, chiến lược của đối tác có kết nối, phù hợp được với doanh nghiệp hay không,…
- Văn hóa doanh nghiệp, tổ chức nội bộ của đối tác: Có tương đồng không, từ yếu tố này cũng có thể đánh giá được đối tác của bạn có tin cậy không, đạo đức kinh doanh như thế nào,…
- Hoạt động kinh doanh: Với tiêu chí này bạn cần phải xem xét về kinh nghiệm, thành tích, cách vận hành, làm việc, trình độ của lãnh đạo,… tại doanh nghiệp đối tác như thế nào.
- Tình hình tài chính: Đối tác cần phải đảm bảo được tình hình tăng trưởng tài chính ổn định, khả năng quản lý tài chính tốt,…
- Rủi ro khi hợp tác: Bất kỳ hoạt động kinh doanh, hợp tác nào cũng sẽ tồn tại những rủi ro nhất định. Do đó, bạn sẽ cần phải xem xét về những rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện sự hợp tác này.
Theo bạn, mối quan hệ của trưởng phòng kinh doanh và Marketing có quan trọng không?
Mối quan hệ giữa kinh doanh và Marketing đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, với câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh, bạn cần nêu rõ được những mâu thuẫn, điểm tương quan của hoạt động Marketing và kinh doanh. Từ đó rút ra được lý do vì sao mối quan hệ của hai hoạt động này lại quan trọng.
Trong trường hợp bạn chưa nắm rõ được mối quan hệ giữa hoạt động marketing và kinh doanh, bạn có thể tham khảo gợi ý trả lời như sau:
"Kính thưa nhà tuyển dụng, trên thực tế trong quá trình làm việc của mình trước đây, tôi nhận thấy rằng mối quan hệ giữa kinh doanh và Marketing đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Tuy vậy không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể hài hòa và thúc đẩy cho mối quan hệ này được phát triển tốt đẹp hơn. Tuy đây là hai hoạt động khác nhau về cách thức nhưng chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Rõ ràng nhất có thể thấy rằng, Marketing làm mắt xích quan trọng giúp cho kinh doanh có thể đạt được hiệu quả, ngược lại thì hoạt động kinh doanh chính là một trong những tư liệu để marketing có thể xác định được chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp. Do đó nếu là một trưởng phòng kinh doanh, tôi nhận thấy rằng việc dung hòa và kết hợp được hai hoạt động này có ý nghĩa và vai trò quan trọng như thế nào."
>>> Tham khảo thêm: Chia sẻ những bí kíp tìm việc trưởng phòng kinh doanh thành công
Những kênh bán hàng mà bạn thường áp dụng cho nhân viên kinh doanh là gì?
Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, hoạt động kinh doanh đang ngày càng được phát triển và mở rộng hơn trên nhiều nền tảng khác nhau. Do đó câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh này được đưa ra để xác định xem bạn có phải là một người nhanh nhạy trong việc nắm bắt các xu hướng hiện nay hay không. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được.
Với câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh được nêu ở trên, bạn sẽ cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố để có thể xác định được kênh bán hàng, kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp. Cụ thể, hãy lưu ý một số vấn đề như sau:
- Doanh nghiệp mà bạn đang ứng tuyển hoạt động trong lĩnh vực nào.
- Đặc điểm của lĩnh vực hoặc ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động là gì.
- Dựa trên những đặc điểm của ngành nghề còn những kênh tiếp cận hoặc kinh doanh nào hiệu quả.
- Bạn sẽ phân bố tỷ trọng cho những kênh kinh doanh bán hàng đấy như thế nào.
Khi tuyển dụng nhân viên kinh doanh, bạn ưu tiên yếu tố nào?
Bên cạnh những hoạt động chuyên môn, các vị trí trưởng phòng cũng sẽ phải đảm nhiệm những vấn đề liên quan đến tổ chức nhân sự ở phòng ban mà họ chịu trách nhiệm. Do đó câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh này được đưa ra để xác định về kỹ năng quản trị nhân sự của ứng viên như thế nào.
Nếu bạn là một người đã có kinh nghiệm làm việc ở vị trí trưởng phòng, quản lý trong một thời gian tương đối, bạn sẽ có bộ tiêu chí riêng để có thể lựa chọn được nhân sự phù hợp. Vì vậy bạn có thể sử dụng bộ tiêu chí lấy để trả lời cho câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh này.
Trong trường hợp bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm trong quá trình tuyển dụng, bạn có thể tham khảo một số tiêu chí như sau:
- Tiêu chí liên quan đến chuyên môn: Thường bao gồm kinh nghiệm làm việc của ứng viên, các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh,...
- Kỹ năng phục vụ công việc: Ví dụ như các kỹ năng mềm (giao tiếp, thuyết phục, đàm phán, lắng nghe,...), kỹ năng Marketing cơ bản, kỹ năng phối hợp và sử dụng công nghệ để tối ưu quá trình làm việc,...
- Một số tố chất: Ví dụ như sự tự tin, tính chủ động trong công việc, thái độ làm việc có trung thực và thẳng thắn hay không,....
Xem thêm: 9+ tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh
Theo bạn, tiền có quan trọng với người làm kinh doanh hay không?
Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh được sử dụng để xác định về tư duy của bạn đối với ngành nghề này. Nhà tuyển dụng muốn xác định xem Bạn có thực sự hiểu về kinh doanh hay không.
Do đó với câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh này, bạn có thể trả lời theo gợi ý như sau:
"Kính thưa bộ phận tuyển dụng, với vai trò là người đứng đầu và điều hành bộ phận kinh doanh, theo quan điểm cá nhân của mình, tôi cảm thấy đáp án chính xác cho câu hỏi này là có.
Bởi khi làm việc trong bộ phận kinh doanh, bất kỳ vị trí nhân sự nào cũng sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó nếu họ không thể ý thức được tầm quan trọng của tiền, thì bộ phận này khó có thể đạt được trực những mục tiêu về lợi nhuận đã được đề ra trước đó."
Trong quá trình làm việc trước đây, bạn đã sử dụng chiến lược kinh doanh nào để đạt được mục tiêu?
Ứng viên nên trả lời một cách minh bạch và chi tiết. Bạn hãy đề cập cụ thể về chiến lược, cách thực hiện và kết quả đạt được. Đồng thời, đưa ra ví dụ cụ thể giúp câu trả lời trở nên thuyết phục hơn.
Ví dụ: "Trong quá trình làm việc tại [Công ty XYZ], tôi đã áp dụng chiến lược ABC, tập trung vào việc mở rộng thị trường và tối ưu hóa chi phí, giúp tăng doanh số bán hàng lên 20% trong vòng 6 tháng."
Làm thế nào bạn quản lý và động viên đội nhóm của mình khi gặp khó khăn?
Ứng viên nên mô tả một tình huống cụ thể mà mình đã trải qua. Nêu rõ vấn đề, cách tiếp cận và giải pháp. Điểm quan trọng là phải thể hiện sự lắng nghe, thông cảm và khả năng lãnh đạo.
Gợi ý trả lời: "Tôi thường tổ chức các cuộc họp với đội nhóm, lắng nghe mọi người và cung cấp sự hỗ trợ cần thiết. Tôi cũng tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khích lệ sự đổi mới và sáng tạo."

Làm sao bạn đánh giá hiệu quả của một chiến dịch kinh doanh?
Ngoài việc đề cập đến các chỉ số KPI, ứng viên cần chia sẻ quy trình đánh giá từ việc xác định mục tiêu, thu thập dữ liệu đến việc phân tích và đưa ra quyết định. Ví dụ bạn có thể trả lời như sau:
"Tôi thường sử dụng các chỉ số KPI như: doanh số bán hàng, lợi nhuận, số lượng khách hàng tiềm năng và tỷ lệ chuyển đổi. Tôi cũng xem xét feedback từ khách hàng để điều chỉnh chiến dịch."
Xem thêm: Mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh - Các chỉ số và chỉ tiêu quan trọng cần chú ý khi xây dựng
Kể về một lần bạn đã đối mặt và giải quyết một khủng hoảng trong kinh doanh?
Đây là câu hỏi tình huống nhà tuyển dụng đưa ra nhằm kiểm tra khả năng giải quyết vấn đề, cách tiếp cận và hướng giải quyết của bạn. Bạn nên đưa ra một câu chuyện cụ thể, trình bày rõ ràng các giải pháp đã thực hiện kèm kết quả minh chứng. Hãy thể hiện sự pro-active, tư duy chiến lược của bạn với vai trò là một trưởng phòng kinh doanh.
Ví dụ tham khảo: "Tại [Công ty XYZ], chúng tôi đã gặp vấn đề với nhà cung cấp chính. Tôi đã tổ chức một đội nhóm nhanh chóng để tìm các nhà cung cấp thay thế và đồng thời đàm phán với nhà cung cấp hiện tại. Chúng tôi đã giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo quá trình kinh doanh diễn ra suôn sẻ."

Làm thế nào bạn giữ vững tinh thần và động lực cho bản thân trong những thời điểm kinh doanh khó khăn?
Trong bối cảnh năm 2023 kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc gặp nhiều trục trặc trong hoạt động kinh doanh, nhà tuyển dụng sẽ hỏi thêm câu hỏi này để xác định xem bạn có thực sự đam mê và nghiêm túc với công việc hay không, bạn có thể quản trị cảm xúc tốt và mang lại những điều tích cực cho bản thân và các thành viên trong team để cùng vượt qua khó khăn hay không.
TopCV xin gợi ý hướng trả lời tham khảo cho câu hỏi trên như sau:
1. Bắt đầu bằng một lời khẳng định chung: Bắt đầu bằng một câu tóm tắt ngắn gọn về cách bạn duy trì tinh thần và động lực trong thời điểm khó khăn. Ví dụ: "Tôi duy trì tinh thần và động lực bằng cách..."
2. Liệt kê các biện pháp cụ thể: Đưa ra danh sách các biện pháp hoặc thói quen cụ thể mà bạn thường áp dụng để duy trì tinh thần và động lực. Ví dụ:
- "Tôi duy trì việc đọc sách và bài viết về ngành kinh doanh để cập nhật kiến thức và cảm hứng."
- "Tôi thường tạo ra một danh sách công việc cụ thể và ưu tiên để tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng."
- "Tôi duy trì một lịch trình làm việc cân đối để không quá làm việc, đảm bảo thời gian cho gia đình và sở thích cá nhân."
3. Kết hợp ví dụ cụ thể: Thêm vào ví dụ cụ thể về cách bạn đã áp dụng những biện pháp này trong quá trình làm việc hoặc trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Ví dụ:
- "Ví dụ, trong một thời kỳ khó khăn tại công ty, tôi đã tạo ra một kế hoạch cải tiến dựa trên phản hồi của khách hàng, và kết quả là chúng tôi đã cải thiện sản phẩm và tăng doanh số bán hàng."
- "Một trong những trải nghiệm đáng nhớ là khi tôi tham gia một khóa học về quản lý áp lực và tinh thần làm việc, điều này giúp tôi cảm thấy tự tin hơn trong việc đối phó với áp lực và khó khăn trong công việc."
4. Kết luận: Kết thúc câu trả lời bằng một lời tóm tắt ngắn gọn về việc duy trì tinh thần và động lực là một phần quan trọng trong cuộc sống và công việc của bạn.
Trên đây là những câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh phổ biến mà bạn có thể gặp. Bên cạnh những câu hỏi này, nhà tuyển dụng cũng sẽ đặt những câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân, các câu hỏi tình huống khác.

Bạn dự định áp dụng chiến lược kinh doanh nào cho công ty chúng tôi trong 6 tháng tới?
Để trả lời câu hỏi này, ứng viên cần nắm bắt rõ thông tin về công ty, thị trường và đối thủ. Dựa vào đó, đề xuất một hoặc vài chiến lược cụ thể và giải thích lý do lựa chọn.
Ví dụ: "Trước tiên, tôi sẽ tiến hành phân tích SWOT để hiểu rõ về công ty. Dựa trên đó, tôi dự định tập trung vào [chiến lược A] để tối ưu hóa nguồn lực và [chiến lược B] để mở rộng thị trường."
Làm thế nào bạn quản lý thời gian và ưu tiên công việc trong vai trò trưởng phòng kinh doanh?
Đây là một câu hỏi quan trọng về kỹ năng quản lý thời gian và công việc, vì vậy bạn cần trả lời cụ thể về cách bạn tổ chức và quản lý thời gian của mình.
Ví dụ trả lời: "Trong vai trò trưởng phòng kinh doanh, việc quản lý thời gian và ưu tiên công việc là rất quan trọng. Tôi thường bắt đầu ngày bằng việc xác định danh sách công việc ưu tiên dựa trên mục tiêu chiến lược và các dự án quan trọng nhất. Tôi sử dụng các công cụ quản lý thời gian để theo dõi tiến độ và đảm bảo rằng mọi người trong đội nhóm đều hiểu rõ mục tiêu và thời hạn. Ví dụ, gần đây, khi chúng tôi có một dự án quan trọng, tôi đã tạo ra một lịch trình dự án chi tiết và phân chia công việc cụ thể cho từng thành viên, giúp chúng tôi hoàn thành dự án một cách hiệu quả và đúng thời hạn."
Làm thế nào bạn quản lý mối quan hệ và tương tác với các đối tác và khách hàng chiến lược của công ty?
Đối với team kinh doanh, tìm kiếm khách hàng đã khó, tương tác và giữ mối quan hệ với các khách hàng còn là bài toán phức tạp hơn rất nhiều. Theo nghiên cứu của Gartner Group, 20% khách hàng hiện tại có thể tạo ra tới 80% lợi nhuận cho công ty. Vậy nên nhà tuyển dụng rất quan tâm đến cách bạn duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Để có câu trả lời tốt nhất, bạn hãy đưa ra các phương pháp cụ thể, ví dụ:
"Tôi luôn đặt mối quan hệ và tương tác với các đối tác và khách hàng chiến lược của công ty ở vị trí hàng đầu. Tôi thường duy trì liên lạc thường xuyên với họ thông qua cuộc gọi, cuộc họp và email để cập nhật về tình hình và lắng nghe ý kiến của họ. Một ví dụ cụ thể là khi chúng tôi đối diện với một thách thức lớn trong việc cung cấp sản phẩm cho một đối tác chiến lược, tôi đã tổ chức một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về vấn đề và tìm giải pháp cùng nhau. Kết quả là chúng tôi đã cùng nhau tìm ra giải pháp hiệu quả và duy trì mối quan hệ mạnh mẽ với đối tác."
Xem thêm: Cách tìm kiếm khách hàng của nhân viên kinh doanh tốn ít chi phí nhất

Để buổi phỏng vấn của bạn có thể thành công, thuận lợi hơn, bạn nên lưu ý chuẩn bị trả lời trước các câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh. Ngoài ra, nên đến buổi phỏng vấn sớm hơn từ 10 – 15 phút để tránh những rủi ro có thể xảy ra. Để tìm việc làm trưởng phòng kinh doanh, bạn hãy tham khảo những việc làm cực HOT tại TopCV nhé.
>> Tạo CV chuẩn, độc, lạ để ứng tuyển vào những tin tuyển dụng việc làm hấp dẫn