Bạn là đam mê viết lách và luôn khao khát trở thành một Copywriter chuyên nghiệp? Một CV ấn tượng chính là “tấm vé thông hành” đưa bạn đến gần hơn với công việc mơ ước. Vậy làm thế nào để tạo nên một CV Copywriter “ghi điểm” tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng? Hãy cùng TopCV khám phá chi tiết cách viết CV Copywriter chuẩn nhất trong bài viết dưới đây .
Những yếu tố cần có trong CV Copywriter
- Kỹ năng viết lách: Công việc của một Copywriter dường như gắn liền với việc viết lách và sáng tạo. Nếu không sở hữu kỹ năng viết lách tốt, copywriter sẽ khó có thể tạo ra được những nội dung hấp dẫn, thu hút người dùng. Vì thế, đây là kỹ năng giúp Copywriter sắp xếp ý tưởng một cách logic, truyền tải thông điệp rõ ràng và hiệu quả.
- Kinh nghiệm làm việc: Phần Kinh nghiệm làm việc nên thể hiện rõ khả năng xây dựng và sáng tạo nội dung đa kênh của bạn. Bên cạnh đó, hãy minh chứng khả năng lập kế hoạch và triển khai chiến lược nội dung hiệu quả với từng kênh truyền thông. Đặc biệt, ứng viên nên trình bày vai trò và kết quả đạt đã được trong từng dự án với số liệu cụ thể để nhà tuyển dụng có cái nhìn rõ về hiệu quả công việc.
- Kiến thức về SEO: Hiện nay, Copywriter đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thương hiệu mở rộng phạm vi khách hàng. Nhiệm vụ chính của họ là tạo nội dung thu hút trên nhiều nền tảng (Social, Email,Website, v.vv..) đảm bảo tất cả nội dung đều tiếp cận người dùng một cách hiệu quả. Để làm được điều đó, Copywriter cần có kiến thức về SEO. Điều này bao gồm việc biết cách tối ưu hóa nội dung SEO, sử dụng các từ khóa liên quan một cách hiệu quả, tối ưu thẻ meta và tạo ra nội dung chất lượng cao, phù hợp với ý định tìm kiếm của người dùng.
- Kỹ năng sáng tạo: Kỹ năng sáng tạo là yếu tố then chốt để trở thành một copywriter. Thay vì gò bó trong những câu chữ quen thuộc và truyền thống, việc liên tục đổi mới giúp bạn tạo ra nội dung khác biệt, phù hợp với khách hàng mục tiêu. Bằng cách linh hoạt phá bỏ các quy tắc cũ và khai thác góc nhìn mới mẻ, copywriter có thể tạo ra những nội dung hấp dẫn, thu hút sự chú ý và quan tâm của khách hàng một cách hiệu quả.
- Khả năng thích ứng: Copywriter cần có khả năng thích ứng với những thay đổi về xu hướng, công nghệ, hành vi khách hàng, v.vv.. để tạo ra những nội dung quảng cáo phù hợp. Vì thế, họ phải thích ứng để đảm bảo nội dung được tạo ra vừa vừa đáp ứng mục tiêu Marketing vừa truyền tải thông điệp của thương hiệu một cách hiệu quả.
Để CV Copywriter có đầy đủ những mục cần thiết, bạn hãy tham khảo ngay kho mẫu CV của TopCV. Với đa dạng mẫu CV thuộc nhiều ngành nghề, bạn có thể sở hữu một CV ấn tượng chỉ với vài thao tác đơn giản. Tạo CV ngay:
|

Hướng dẫn chi tiết cách viết CV Copywriter
Bạn đang có ý định tìm kiếm việc làm Copywriter nhưng chưa biết cách viết mẫu CV thế nào? Tham khảo ngay cách viết chi tiết dưới đây để có một bản CV chuyên nghiệp và ấn tượng trước nhà tuyển dụng.
Hướng dẫn viết phần Mục tiêu nghề nghiệp trong CV Copywriter
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV Copywriter là phần đầu tiên mà nhà tuyển dụng nhìn thấy và việc tạo được ấn tượng đầu tiên rất quan trọng. Vì vậy, bạn cần tạo ra một phần Mục tiêu nghề nghiệp thu hút và ấn tượng.
Để làm được điều này, khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV Copywriter, bạn nên lưu ý một số điểm sau:
- Trình bày ngắn gọn và súc tích: Trình bày phần Mục tiêu nghề nghiệp trong khoảng 3 đến 5 câu. Mục tiêu cần thu hút mà không dài dòng, giúp nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng nắm bắt thông tin chính về bạn.
- Trình bày rõ ràng: Hãy nêu rõ các phần mềm mà bạn đã sử dụng để hỗ trợ công việc và những kỹ năng mà bạn sở hữu. Ngoài ra, bạn có thể đề cập đến lĩnh vực mà bạn đã làm việc. Đây là cách giúp bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác.
- Cụ thể kết quả đạt được: Hãy làm nổi bật những thành tựu và kết quả mà bạn đã đạt được trong công việc trước đây. Ví dụ, bạn có thể đề cập đến tỷ lệ chuyển đổi, số lượng khách hàng mới hay các dự án thành công mà bạn đã tham gia. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được giá trị mà bạn mang lại.
- Định hướng nghề nghiệp rõ ràng: Đưa ra định hướng nghề nghiệp cụ thể cho tương lai, ví dụ như bạn mong muốn trở thành Nhân viên Copywriter chuyên nghiệp hoặc vị trí Quản lý. Điều này giúp nhà tuyển dụng thấy rõ kế hoạch phát triển bản thân của bạn và chúng có phù hợp với định hướng phát triển của công ty hay không.
Mẫu Mục tiêu nghề nghiệp trong CV Copywriter
Mẫu Mục tiêu nghề nghiệp trong CV Copywriter dành cho thực tập sinh
Tôi là sinh viên năm cuối chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện tại Học viện Báo chí và tuyên truyền. Với tinh thần ham học hỏi, tư duy sáng tạo và nền tảng kiến thức đã có, tôi mong muốn có cơ hội đảm nhận vị trí Nhân viên Copywriter tại Quý công ty để áp dụng những kiến thức/kỹ năng đã có vào công việc thực tế. Trong thời gian tới, tôi sẽ tích cực trau dồi kỹ năng chuyên môn để hoàn thành tốt công việc, trở thành Thực tập sinh xuất sắc, có cơ hội tiếp tục làm việc tại Quý công ty sau thời gian thực tập. |
Mẫu Mục tiêu nghề nghiệp trong CV Copywriter dành cho người mới ra trường
Tôi là cử nhân chuyên ngành Marketing tại Đại học Ngoại thương. Trong quá trình học tập, tôi đã có cơ hội viết bài cho các trang Báo điện tử như: Vietnamnet, Tiin, Kenh 14, v.vv.. Bên cạnh đó, tôi cũng đã trực tiếp xây dựng và sáng tạo nội dung trên mạng xã hội cho CLB. Tôi tin rằng với nền tảng kiến thức và kỹ năng đã tích lũy được, tôi có thể hoàn thành tốt công việc Copywriter tại Quý công ty. Trong 3 năm tới, tôi mong muốn trở thành Copywriter chuyên nghiệp, có khả năng tạo ra những nội dung hấp dẫn và hiệu quả, góp phần vào sự phát triển bền vững của Quý công ty. |
Mẫu Mục tiêu nghề nghiệp trong CV Copywriter dành cho ứng viên đã có kinh nghiệm
Với gần 2 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí Nhân viên Copywriter, tôi đã có kinh nghiệm xây dựng và sáng tạo nội dung quảng cáo đa kênh trong nhiều lĩnh vực như: Thời trang, Mỹ phẩm, Bảo hiểm, v.vv.. Đặc biệt, nhờ việc xây dựng chiến lược nội dung quảng cáo sáng tạo và thu hút trên mạng xã hội, tôi đã giúp công ty ABC tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng lên 30% trong năm 2023. Trong 2 năm tới, tôi mong muốn trở thành Trưởng nhóm Content Marketing, dẫn dắt đội ngũ thực hiện các chiến lược nội dung sáng tạo và hiệu quả. |
>>>Xem thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Tổng hợp mẫu mục tiêu nghề nghiệp các ngành
Hướng dẫn cách trình bày phần Học vấn trong CV Copywriter
Khi viết phần Học vấn trong CV, hãy đảm bảo rằng bạn trình bày thông tin ngắn gọn, dễ hiểu và phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn trình bày phần Học vấn trong CV Copywriter tốt nhất:
- Nếu bạn mới bắt đầu sự nghiệp: Hãy cung cấp thêm thông tin chi tiết như: Bằng cấp, chuyên ngành, tên trường, năm tốt nghiệp, thành tích học tập, GPA (nếu trên 3.5).
- Nếu bạn có hơn 3 năm kinh nghiệm: Chỉ cần liệt kê ngắn gọn, rõ ràng về bằng cấp, chuyên ngành, tên trường và năm tốt nghiệp.
Trong trường hợp ngành học không trực tiếp liên quan đến công việc Copywriter, bạn cũng đừng ngần ngại trình bày vào CV xin việc. Đặc biệt, nếu bạn đang theo đuổi công việc yêu cầu kiến thức chuyên môn cao thì đây sẽ là điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng đấy. Ví dụ, bằng Cử nhân kế toán sẽ giúp bạn trở thành nhân tố sáng giá khi ứng tuyển vào các vị trí Copywriter trong lĩnh vực Tài chính.
Chứng nhận và đào tạo: Chứng nhận có thể giúp bạn tăng thêm độ tin cậy cho sơ yếu lý lịch. Chúng chứng minh rằng bạn đã chủ động trong việc trau dồi kiến thức và cập nhật xu hướng của ngành. Đặc biệt, việc tham gia khóa học ngắn hạn hoặc sở hữu các chứng chỉ liên quan đến Marketing, SEO, Content, v.vv.. có thể giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng đấy.
Các chứng chỉ, khóa học phổ biến mà bạn có thể trình bày trong CV Copywriter:
Chứng chỉ | Nội dung |
CIM (Chartered Institute of Marketing) | Giúp bạn nâng cao kiến thức về chiến lược marketing chiến lược để tạo ra nội dung thực sự hiệu quả và nhắm đúng đối tượng mục tiêu. |
AMA (American Marketing Association) | Chứng chỉ từ AMA giúp bạn tích lũy thêm kỹ năng marketing, đặc biệt trong việc phát triển nội dung hướng đến khách hàng, cải khả năng giao tiếp và truyền tải thông điệp. |
Google Analytics Certification | Khóa học giúp bạn theo dõi và phân tích hiệu quả nội dung, hiểu rõ hành vi người dùng, từ đó tối ưu hóa chiến lược nội dung theo dữ liệu thực. |
HubSpot Content Marketing Certification | Chứng chỉ này cung cấp kiến thức về marketing nội dung, từ cách lên kế hoạch, sáng tạo nội dung đến đo lường hiệu quả. |
Hootsuite Social Marketing Certification | Giúp bạn tích lũy kỹ năng quản lý nội dung trên mạng xã hội, từ việc lên kế hoạch đến tối ưu hóa nội dung trên các kênh truyền thông như Facebook, Instagram, và LinkedIn. |
Content Marketing Toolkit Course | Khóa học từ SEMrush trang bị kiến thức và công cụ giúp Copywriter nghiên cứu, lên kế hoạch và sáng tạo nội dung hiệu quả. |
Inbound Marketing Certification | Chứng chỉ tập trung vào việc đào tạo cách thu hút và giữ chân khách hàng thông qua nội dung giá trị, phù hợp với nhu cầu của họ. |
Ví dụ cách viết phần Học vấn trong CV Copywriter:
Phần Học vấn dành cho ứng viên chưa có kinh nghiệm
Đại học Ngoại thương (2020 - 2024) Chuyên ngành: Marketing
Chứng chỉ:
|
Phần Học vấn dành cho ứng viên đã có kinh nghiệm
Đại học Ngoại thương (2018 - 2022) Chuyên ngành: Marketing Chứng chỉ:
|
Bạn đang muốn tìm việc trong lĩnh vực Marketing chất lượng với mức lương hấp dẫn? Hàng trăm việc làm ngành Marketing từ những doanh nghiệp hàng đầu vẫn đang được cập nhập thường xuyên trên TopCV. Click “Tìm việc Marketing” ngay để kết nối với công việc mơ ước.
|

Cách viết phần Kinh nghiệm làm việc trong CV Copywriter
Phần kinh nghiệm làm việc nổi bật là yếu tố quan trọng trong CV Copywriter. Đây là phần thông tin giúp bạn thể hiện khả năng sáng tạo nội dung thu hút và thành tích cụ thể để chứng minh năng lực thực tế của bạn.
Khi trình bày phần Kinh nghiệm làm việc trong CV Copywriter bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Lựa chọn khoảng 2 - 3 vị trí công việc mới nhất và có liên quan nhất đến vị trí ứng tuyển.
- Hãy mô tả nhiệm vụ cụ thể và trình bày ngắn gọn thành tích đạt được.
- Sử dụng các động từ mạnh như: hoàn thành, tối ưu hóa, phát triển, v.vv..
Định lượng kết quả
Đặc biệt, nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao sự sáng tạo ở Nhân viên Copywriter. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở vốn từ vựng phong phú hay khả năng viết tiêu đề thu hút, nhà tuyển dụng thường đánh giá sự sáng tạo của ứng viên thông qua kết quả mà họ mang lại. Dưới đây là một số kết quả mà bạn có thể trình bày trong CV Copywriter để chinh phục nhà tuyển dụng:
- Tỷ lệ nhấp chuột (CTR) của các chiến dịch quảng cáo: Tỷ lệ nhấp chuột trên 60% cho các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội
- Chi phí cho mỗi hành động chuyển đổi của khách (CPA): : CPA giảm 20% so với cùng kỳ năm 2023
- Chi phí mỗi nhấp chuột (CPC) của khách hàng: Giảm CPC xuống 40%.
- Tỷ lệ ROI: Tăng 10-15% tỷ lệ ROI thông qua chiến lược nội dung sáng tạo, hiệu quả.
- Tỷ lệ chuyển đổi của Email: Tỷ lệ chuyển đổi từ Email đạt 35%.
- Tỷ lệ tương tác trên mạng xã hội: Tỷ lệ tương tác trên mạng xã hội tăng từ 60% lên 75% trong năm 2023.
- Cải thiện từ khóa SEO: 80% từ khóa mục tiêu đạt vị trí Top 5 trên công cụ tìm kiếm.
- Tỷ lệ Organic traffic: Tăng 25% Organic traffic sau 6 tháng triển khai nhờ chiến lược xây dựng nội dung chất lượng, đáp ứng đúng intent người dùng.
- Tỷ lệ chuyển đổi: Góp phần vào việc tăng 30% tỷ lệ chuyển đổi trong năm 2023.
Ví dụ cách viết kinh nghiệm trong CV Copywriter dành cho ứng viên đã có kinh nghiệm:
Nhân viên Copywriter Tháng 1/2023 - Hiện tại Công ty ABC
Thành tích:
TTS Content Marketing Tháng 6/2022 - Tháng 12/2022 Công ty XYZ
|
>>> Khám phá TOP việc làm Copywriter lương cao, đãi ngộ tốt đang được tuyển dụng trên TopCV ngay!
Cách viết Kinh nghiệm làm việc dành cho ứng viên chưa có kinh nghiệm
Bạn là sinh viên mới tốt nghiệp, đam mê viết lách và muốn chinh phục vị trí Copywriter nhưng lại lo lắng vì thiếu kinh nghiệm thực tế? Đừng lo, bạn vẫn có thể tạo CV ấn tượng bằng cách khéo léo thể hiện những kinh nghiệm sẵn có!
Hãy bắt đầu với việc liệt kê những kinh nghiệm liên quan đến kỹ năng sáng tạo nội dung mà bạn đã tích lũy từ các dự án học tập, công việc bán thời gian, hoạt động trong CLB hoặc dự án tình nguyện. Để xác định được những kinh nghiệm “quý giá” đã có, bạn có thể tự đặt ra những câu hỏi cho mình. Dưới đây là một số câu hỏi gợi ý mà bạn có thể tham khảo:
- Bạn học ngành gì, trường gì?
- Bạn đã từng học khóa học Content hay Marketing nào chưa?
- Bạn đã từng tham gia dự án truyền thông nào trong quá trình học tập không?
- Bạn có sở hữu Fanpage nào có nhiều người theo dõi, tiếp cận không?
- Bạn đã từng có những bài viết tạo được sự quan tâm của nhiều người trên Facebook, Instagram, Threads, v.vv.. chưa?
- Bạn có kinh nghiệm thiết kế hình ảnh chưa?
- Bạn có blog cá nhân không?
- Bạn đã có kinh nghiệm làm việc với khách hàng chưa?
Sau khi đã “điểm danh” được những kinh nghiệm liên quan, bạn hãy sắp xếp chúng thật logic và ấn tượng trong CV:
- Ưu tiên kinh nghiệm liên quan nhất: Đặt những phần liên quan đến kỹ năng viết lách, Content Marketing lên đầu.
- Mô tả cụ thể và sử dụng từ ngữ “đắt giá”: Thay vì chỉ ghi “Viết bài cho fanpage”, hãy thể hiện rõ vai trò và kỹ năng của bạn: “Lên ý tưởng và viết bài cho fanpage X, thu hút hơn Y lượt tương tác/tháng”.
- “Số hóa” thành tích: Hãy để con số thay bạn “chứng minh” về năng lực của bản thân. Ví dụ: “Tăng lượng follow fanpage X lên 20% trong vòng 3 tháng”.
Ví dụ cách trình bày phần Kinh nghiệm làm việc trong CV Copywriter dành cho ứng viên chưa có kinh nghiệm:
Thành viên Ban truyền thông (09/2022 - Nay) CLB Truyền thông YMC
Thành tích: Góp phần vào việc tăng lượng tương tác trên các kênh truyền thông của CLB lên 20% sau 6 tháng thực hiện các chiến lược nội dung sáng tạo, thu hút. |
TOP việc làm Copywriter lương cao, đãi ngộ tốt đang được tuyển dụng trên TopCV. Click khám phá ngay!
|

Hướng dẫn cách viết phần Kỹ năng trong CV Copywriter
Khi trình bày phần Kỹ năng trong CV cho vị trí Copywriter, hãy chọn những kỹ năng liên quan trực tiếp đến công việc để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Điều này sẽ giúp bạn nổi bật và thể hiện rằng bạn là ứng viên sáng giá cho vị trí này.
Hãy kết hợp giữa kỹ năng cứng (như sáng tạo nội dung, biên tập bài viết, SEO) và kỹ năng mềm (như khả năng làm việc nhóm, quản lý thời gian hiệu quả). Đặc biệt, hãy đọc kỹ yêu cầu công việc và ưu tiên đưa các kỹ năng quan trọng nhất lên đầu để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Những kỹ năng mà bạn có thể trình bày trong CV Copywriter:
Kỹ năng cứng:
- Kỹ năng viết lách: Có khả năng xây dựng và sáng tạo nội dung đa kênh (Facebook, Instagram, Website, Email, Tiktok, Youtube, v.vv..) thu hút, rõ ràng và phù hợp với đối tượng mục tiêu.
- Kỹ năng phân tích: Khả năng phân tích dữ liệu và kết quả từ các chiến dịch thông qua các công cụ: Google Analystics, Facebook Insights, Instagram Insights, Mailchimp, v.vv.. để điều chỉnh và tối ưu hóa nội dung.
- Kiến thức về ngôn ngữ và ngữ pháp: Am hiểu về ngôn ngữ và ngữ pháp Việt Nam để sử dụng được ngôn ngữ chính xác, tránh lỗi ngữ pháp và phong cách viết phù hợp với phong cách của thương hiệu.
- Kỹ năng nghiên cứu: Có khả năng tìm kiếm và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau qua các công cụ như: Google Keyword Planner, Ahrefs, SEMrush, Google Trends hoặc các Blog chuyên ngành, các chuyên gia, v.vv.. để hoàn thiện nội dung một cách chính xác, hiệu quả.
- Kiến thức về Marketing: Hiểu biết về các chiến lược marketing, cách xây dựng thương hiệu và cách sử dụng nội dung để hỗ trợ các chiến dịch marketing.
- Kiến thức về SEO: Có kiến thức cơ bản về kỹ thuật SEO, biết cách tối ưu hình ảnh, title, v.vv.. để nâng cao thứ hạng tìm kiếm.
- Sử dụng cơ bản các công cụ/phần mềm hỗ trợ công việc: Sử dụng các công cụ như Google Analytics, Google Search Console, Google Trends và CMS (Content Management System) để theo dõi hiệu suất công việc, phân tích dữ liệu và quản lý nội dung.
- Khả năng làm việc với các công cụ thiết kế: Có khả năng làm việc với các phần mềm thiết kế như Photoshop và Canva để tạo ra hình ảnh hoặc đồ họa hỗ trợ cho nội dung, tăng tính hấp dẫn cho bài viết.
Kỹ năng mềm:
- Kỹ năng sáng tạo: Khả năng phát triển ý tưởng mới, tạo ra những nội dung ấn tượng, thu hút.
- Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: Có khả năng giao tiếp và hợp tác hiệu quả với đồng nghiệp để đạt được mục tiêu chung.
- Khả năng thích ứng: Có thể linh hoạt trong việc điều chỉnh nội dung theo sự thay đổi của thị trường và yêu cầu của khách hàng.
- Quản lý thời gian: Khả năng tổ chức và phân bổ thời gian hợp lý để sắp xếp nhiều công việc, đảm bảo hoàn thành các dự án đúng hạn, đảm bảo chất lượng công việc.
Ví dụ về cách trình bày phần Kỹ năng trong CV Copywriter
Kỹ năng (Bạn có thể lựa chọn 4-6 kỹ năng dưới đây hoặc viết các kỹ năng mới)
|
Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm mới phù hợp hơn, tốt hơn với mức lương hấp dẫn cùng chế độ đãi ngộ tuyệt vời hãy truy cập ngay website tìm việc làm chất lượng cao TopCV. Tại đây bạn sẽ tìm thấy những công việc phù hợp nhất, mới nhất từ các công ty/tập đoàn uy tín.
|
Mẫu CV Copywriter chuẩn và chuyên nghiệp nhất
Mẫu CV Copywriter chuẩn và chuyên nghiệp (tiếng Việt)
Mẫu CV Copywriter dành cho ứng viên chưa có kinh nghiệm (tiếng Việt)

Mẫu CV Copywriter dành cho ứng viên đã có kinh nghiệm (tiếng Việt)

Mẫu CV Copywriter chuẩn và chuyên nghiệp (tiếng Anh)
Mẫu CV Copywriter dành cho ứng viên chưa có kinh nghiệm (tiếng Anh)

Mẫu CV Copywriter dành cho ứng viên đã có kinh nghiệm (tiếng Anh)

Việc sở hữu một CV Copywriter ấn tượng là bước khởi đầu quan trọng trong sự nghiệp của bạn. Vì thế, TopCV hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn trình bày được một CV chỉn chu, chuyên nghiệp, tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.