Nếu bạn từng tiếp xúc với ngành Marketing, truyền thông, chắc chắn không dưới 1 lần được nghe đến cụm từ CopyWriter. Vậy, CopyWriter là gì? CopyWriter khác gì so với Content Writer? Thị trường tuyển dụng Content Writer ở Việt Nam đang có xu hướng như thế nào? Nếu bạn đang quan tâm đến các vấn đề này, hãy cùng theo dõi trong bài chia sẻ dưới đây của TopCV.
Copywriter là nghề gì? So sánh Content Writer và CopyWriter
Copywriter là gì?
Có một khái niệm thường được nhiều bạn hiểu khi nói về việc làm Copywriter đó chính là Người viết (writer) Sao chép (copy). Tuy nhiên, đây là 1 cách hiểu sai lầm. Để hiểu đúng về Copywriter là gì, bạn cần hiểu Copy ở cụm từ này sẽ được hiểu theo nghĩa là written material - những tài nguyên quảng cáo được sản xuất dưới dạng từ ngữ, chữ viết.
Copywriter là bộ phận chịu trách nhiệm về việc sản xuất tài nội dung quảng cáo ở dạng từ ngữ, chữ viết để kết hợp cùng hình ảnh, video tạo nên cảm xúc cho người đọc, thôi thúc người đọc thực hiện hành động theo mục đích của thương hiệu.
Điểm khác nhau của Content Writer vào CopyWriter là gì?
Một khái niệm khác cũng tương đồng với Copywriter đó chính là Copywriting. Vì vậy, nếu bạn cũng đang thắc mắc Copywriting là gì thì có thể hiểu nó tương tự với CopyWriter. Nhiều bạn thường nhầm lẫn 2 khái niệm này, tuy nhiên đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Để có thể phân biệt được sự khác nhau của Content Writer và Copywriter là gì, bạn cần hiểu về mục đích và yêu cầu của 2 hình thức này.
Nếu bạn thắc mắc Content Writer là gì? Thì tương tự với Copywriter, Content Writer cũng là bộ phận chịu trách nhiệm sản xuất nội dung bằng từ ngữ hoặc chữ viết.
Tuy nhiên, điểm khác nhau lớn nhất giữa 2 bộ phận này chính là mục đích khi sản xuất từ ngữ, chữ viết.
- Content Writer: Mục đích sản xuất nội dung để thực hiện níu giữ khách hàng, giúp khách hàng ở lại lâu hơn với website và gần gũi hơn với thương hiệu. Content Writer thường được sử dụng trong content marketing.
- CopyWriter: Mục đích chính của CopyWriter là dùng trong các chương trình, chiến dịch quảng cáo khuyến mại hoặc tiếp thị. CopyWriter thường được sử dụng trong truyền thông, xây dựng thương hiệu.
Cách phân loại CopyWriter hiện nay
Có nhiều cách để phân loại Copywriter, tuy nhiên, cách phân loại thành 7 hình thức sau đây được xem là phổ biến nhất.
- Advertising/Creative Copywriter
Công việc không cần viết quá nhiều, yêu cầu nhiều về mặt ý tưởng content, các ý tưởng thú vị. Công việc chính là sáng tạo Slogan, concept, tagline, storyboard.
- Letter Copywriter
Hiểu đơn giản là những người viết thư với mục đích để bán hàng. Loại hình này khá phổ biến trong những năm trước đây. Công việc chính là sáng tạo nội dung thông cáo báo chí, Sale Page, Sale Letter,…
- Digital Copywriter
Công việc chính là sáng tạo nội dung giúp các công cụ digital gia tăng tỷ lệ/lượt Conversion Rate trong các chiến dịch marketing.
- SEO Copywriter
Công việc chính là viết nội dung cho website. Yêu cầu cao về kỹ thuật SEO, giúp tăng thứ hạng của bài viết.
- Technical Copywriter
Đối với hình thức này, người làm CopyWriter sẽ cần có kiến thức chuyên sâu hơn về các mảng công nghệ kỹ thuật, khoa học,… thường xuyên viết về những chủ đề này.
- Brand Copywriter (In House Copywriter)
Thông thường, hình thức này sẽ phụ trách về câu chữ của thương hiệu. Hiểu đơn giản hơn thì họ cũng được xem là những nhà báo chỉ đưa tin tức về thương hiệu của họ.
Nghề Copywriter là gì? Kỹ năng cần thiết để trở thành CopyWriter?
Nghề Copywriter là gì và thường làm việc ở đâu?
Vậy, CopyWriter là nghề gì và thường sẽ làm việc ở những bộ phận nào của mỗi công ty?
CopyWriter thường sẽ làm việc ở các bộ phận như Marketing ở các công ty Client, Creative ở các Agency. Ngoài ra, một số bạn đã có kinh nghiệm nhất định cũng có thể trở thành các Freelance CopyWriter.
Kỹ năng cần có để thành công với CopyWriter là gì?
Vậy kỹ năng cần có để có thể trở thành Copywriter là gì?
Với sự phát triển hiện nay của công nghệ 4.0 cùng sự đi lên của thị trường, làm nội dung để phục vụ cho marketing đang ngày càng quan trọng, đặc biệt là trong môi trường số.
Do đó, để có thể trở thành 1 Copywriter “chất lượng”, bạn sẽ cần có những kỹ năng sau đây:
- Kỹ năng cơ bản về chiến lược marketing, truyền thông.
- Tìm kiếm, nghiên cứu, chọn lọc, tổng hợp được thị trường, ngữ cảnh, xu thế,… của sản phẩm.
- Nghiên cứu hành vi, tâm lý, insight của khách hàng mục tiêu.
- Kỹ năng sáng tạo, lập kế hoạch. Có thể triển khai được các big idea ở từng giai đoạn.
- Đo lường, phân tích, đọc được các dữ liệu thống kế về hành vi của khách hàng ở các nội dung đã được công bố trước đó.
- Tham gia cộng đồng, giao lưu, KOL, … để quảng bá nội dung.
- Hiểu và viết được bài chuẩn SEO.
- Có khả năng cơ bản về bố trí các Landing Page hoặc website bán hàng giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- Có khả năng cơ bản về sáng tạo ảnh minh họa, ảnh quảng cáo cho nội dung.
- Kỹ năng viết bài báo chí PR, nắm bắt xu hướng, sáng tạo các Tagline, Headline bán hàng.
- Kỹ năng cơ bản về chăm sóc, điều khiểu khách hàng thông qua các nội dung như Group, Fanpages, Email,..
- Kỹ năng sáng tạo kịch bản TVC, video, viral video.
>>> Khám phá ngay việc làm Content Write chất lượng tại TopCv ngay dưới đây:
Tình hình tuyển dụng Copywriter ở Việt Nam và mức lương của copywriter
Với sự cần thiết và sức ảnh hưởng của nội dung ngày càng mạnh mẽ ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu về tuyển dụng Copywriter hiện nay đang rất cao và ngày càng khắt khe hơn về chất lượng.
Tuy nhiên, cũng không ít nhận định cho rằng, Copywriter là một nghề khá “nghiệt ngã”, đòi hỏi rất nhiều ở tính độc đáo của mỗi cá nhân, và cũng là nghề có sự cạnh tranh khá cao không chỉ tại thị trường Việt Nam mà còn ở các thị trường khác trên thế giới.
Tính đến thời điểm hiện tại, nhu cầu tuyển dụng Copywriter so với giai đoạn năm 2016 – 2017 đã tăng lên rất nhiều lần khi các công ty quảng cáo nước ngoài được vào Việt Nam đầu tư chính thức.
Về mức lương của vị trí Copywriter sẽ giao động tùy thuộc vào từng công ty cũng như số năm kinh nghiệm của bạn:
- Ở vị trí không yêu cầu kinh nghiệm: 6.000.000 – 7.000.000 đồng
- Ở vị trí đã có kinh nghiệm từ 06 tháng – 2 năm: 8.000.000 – 12.000.000 đồng
- Ở vị trí đã có kinh nghiệm trên 2 năm: 12.000.000 – 15.000.000 đồng
- Những vị trí quản lý như Leader, Manager,.. mức lương hoàn toàn có thể lên đến 20.000.000 – 30.000.000 đồng.
Hy vọng với bài viết giải thích về nghề Copywriter là gì cũng những thông tin liên quan ở trên sẽ giúp bạn hiểu được phần nào về nghề này. Đề tìm kiếm các công việc liên quan đến Copywriter, hãy tham khảo ngay chuyên mục Tuyển Dụng của TopCV với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.
>> Tạo CV chuẩn, độc, lạ để ứng tuyển vào những công việc lương cao tại TopCV
Nguồn ảnh: Sưu tầm