Xác định bạn thuộc vào trí thông minh nào sẽ giúp cho bạn có thể vận dụng chúng tốt hơn trong cuộc sống, sự nghiệp của chính mình. Hãy cùng TopCV khám phá về chủ đề Multiple Intelligences (MI) và 9 loại trí thông minh ngay nhé.
MI - lý thuyết đa trí tuệ - 9 loại trí thông minh là gì?
Multiple Intelligences (MI) - Lý thuyết đa trí tuệ cho thấy trí thông minh của con người có thể được phân biệt thành các phương thức và được nhà tâm lý học Harvard Howard Gardner đề xuất trong cuốn sách Frames of Mind: The Theory of Multiple Intelligences năm 1983. Theo đó, ông cho rằng tất cả mọi người đều có trí thông minh khác nhau.
Với quan điểm này, Gardner đã bị chỉ trích và nhận được các ý kiến trái chiều từ nhiều nhà tâm lý học và giáo dục khác nhau. Họ cho rằng, định nghĩa về trí thông minh của Gardner quá rộng và những "trí thông minh" khác nhau của ông chỉ đơn giản là đại diện cho tài năng, đặc điểm tính cách và khả năng của con người.
Bỏ qua những sự phản đối đó, thuyết đa trí tuệ của Gardner vẫn nhận được sự yêu thích đáng kể từ các nhà giáo dục. Ngày nay, nhiều giáo viên vẫn sử dụng thuyết đa trí tuệ cho các triết lý giảng dạy của họ và tích hợp lý thuyết của Gardner vào lớp học.

9 loại trí thông minh theo MI là gì?
Vậy theo MI, sẽ có 9 loại trí thông minh nào? Dưới đây sẽ là 9 loại trí thông minh theo thuyết đa trí tuệ MI mà bạn có thể tham khảo:
Trí thông minh Logic - toán học (Logical-Mathematical Intelligence)
Trí thông minh Logic - toán học được xem là loại trí thông minh rõ ràng và dễ nhận biết nhất trong các loại trí thông minh. Trí thông minh này đề cập đến khả năng bạn có thể giải quyết được những vấn đề toán học, phát hiện được những xu hướng, mô hình, hiểu về mối quan hệ của một cá nhân nào đó. Khi sở hữu trí thông minh về logic, toán học, điều đó có nghĩa là bạn sẽ coi trong tính trật tự, quy trình trong tư duy và có thể tư duy một cách khái niệm và trừu tượng.
Đặc trưng người có trí thông minh logic - toán học:
- Có kỹ năng giải quyết vấn đề xuất sắc.
- Thích suy nghĩ về những ý tưởng trừu tượng trong cuộc sống.
- Thích tiến hành những nghiên cứu, thí nghiệm khoa học.
- Có khả năng giải quyết những loại phép tính đơn giản.
- Giỏi với các con số và tự tin đảm nhận các nhiệm vụ liên quan đến định lượng mọi thứ, chẳng hạn như các câu hỏi toán học và số họ.
- Thích tự thực hiện các sự nghiên cứu, điều tra, tìm toi.
- Thích chơi các chơi các trò chơi logic và chiến lược.
- Thích giải câu đố và làm sáng tỏ những bí ẩn.
- Sự tò mò của bạn thúc đẩy bạn đặt những câu hỏi sâu sắc hoặc bạn thích tìm hiểu vũ trụ.
Nghề nghiệp tiềm năng của trí thông minh logic - toán học:
- Nhà khoa học.
- Nhà toán học.
- Kỹ sư.
- Lập trình viên máy tính.
- Kế toán viên.
- Nhà chiến thuật.
- Kỹ thuật viên.

Trí thông minh Ngôn ngữ (Linguistic Intelligence)
Ngôn ngữ cũng là một trong 9 loại trí thông minh mà bạn có thể tìm hiểu. Trí thông minh ngôn ngữ cho biết ai đó có khả năng sử dụng từ ngữ hiệu quả. Điều này không nhất thiết ở việc họ phải học một ngôn ngữ khác, mà ngay cả khi chỉ thành thạo một ngôn ngữ nhưng họ vẫn có được trí thông minh này.
Đặc trưng người có trí thông minh ngôn ngữ:
- Cảm thấy thoải mái cả nói và viết, sử dụng từ ngữ để đạt được các mục tiêu như thuyết phục.
- Có vốn từ vựng rộng, phong phú, hiểu nên sử dụng khi nào và sử dụng như thế nào đối với vốn từ vùng đó.
- Thích đọc, viết, chơi các trò chơi liên quan đến từ ngữ.
- Dễ dàng nắm bắt được những ngôn ngữ, phương ngữ khác, không cần quá thành thạo.
- Có thể giải thích được mọi hiện tượng, hiện vật khá dễ dàng.
- Thường có khiếu hài hước khi nói chuyện, kể chuyện.
Nghề nghiệp tiềm năng của trí thông minh ngôn ngữ:
- Diễn giả trước đám đông, công chúng.
- Chính trị gia.
- Thủ thư.
- Phát thanh viên/người dẫn chương trình.
- Youtuber.
- Nhà báo, nhà văn.
- luật sư.
- Nhà nghiên cứu bệnh học về lời nói.
- Nhân viên bán hàng.

Trí thông minh cảm xúc - giao tiếp (Interpersonal Intelligence)
Trí thông minh cảm xúc hay trí thông minh giao tiếp là loại thứ 3 trong 9 loại trí thông minh mà bạn có thể tìm hiểu. Trí thông minh này đề cập đến mối liên hệ cảm xúc, giao tiếp của một cá nhân nào đó.
Những người có trí thông minh này thường giỏi cảm nhận được cảm xúc, giao tiếp với người khác. Họ cũng có thể dễ dàng đọc được động cơ của một người. Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và phi ngôn ngữ của họ cũng rất vượt trội.
Đặc trưng của trí thông minh cảm xúc:
- Thường rất giỏi trong việc xác định sự khác biệt và họ cũng có sự khác biệt giữa một đám đông nào đó.
- Có nhiều bạn bè và thoải mái gặp gỡ những người quen mới.
- Giỏi trong việc cảm nhận tâm trạng và cảm xúc của người khác.
- Có khả năng nhìn thấu cảm xúc tốt.
- Có thể đánh giá nhiều sự vật, sự việc ở các quan điểm khác nhau.
- Là người có khả năng giải quyết xung đột trong đội nhóm tốt.
Nghề nghiệp tiềm năng của trí thông minh cảm xúc:
- Lĩnh vực quản trị nhân lực, nhân viên nhân sự.
- Nhà tâm lý học.
- Quản lý, lãnh đạo.
- Nhân viên PR - quan hệ công chúng.
- Giám đốc các trung tâm xã hội, nhân viên xã hội.
- Giáo viên.

Trí thông minh Nội tâm (Intrapersonal Intelligence)
Đây là nhóm trí thông minh đặc biệt trong 9 loại trí thông minh hiện nay. Nhóm trí thông minh Nội tâm đề cầm đến sự tự nhận thức, khả năng hiểu bản thân của một người nào đó. Người có trí thông minh nội tâm có hiểu những gì họ đang cảm thấy và tại sao họ cảm thấy điều đó.
Bên cạnh đó, trí thông minh Nội tâm cũng liên quan đến việc đánh giá cao và tôn trọng người khác. Nói chung, những người có trí thông minh Nội tâm sẽ đối xử với người khác theo cách họ muốn được đối xử với chính mình.
Đặc trưng của trí thông minh Nội tâm:
- Là người năng động, có thể đặt bản thân mình lên hàng đầu khi cần thiết.
- Có ý chí mạnh mẽ, độc lập.
- Nhận thức được về hành động dựa trên cảm giác của bản thân.
- Thích dành thời gian cho bản thân để tự suy ngẫm, tự tìm hiểu chính mình.
Nghề nghiệp tiềm năng của trí thông minh Nội tâm:
- Nhà tâm lý học.
- Nhà văn.
- Nhà trị liệu tâm lý học.
- Các việc làm cố vấn.
- Nhân viên xã hội.
- Nhà tâm lý học.
- Doanh nhân.
- Nhà thơ, nhà văn.

Trí thông minh Âm nhạc - thính giác (Musical Intelligence)
Những người sở hữu trí thông minh âm nhạc thường có khả năng trong phân biệt độ cao, nhịp điệu, giai điệu, âm sắc. Trí thông minh này cho phép bạn có thể nhận biết, sáng tạo, phản ánh âm nhạc.
Đặc trưng của trí thông Âm nhạc - thính giác:
- Có thể dễ dàng khám phá, tìm hiểu các cao độ, nhịp điệu, âm sắc và âm sắc của âm thanh một cách dễ dàng.
- Dễ dàng nhận ra, sáng tạo hoặc phản ánh về âm nhạc và thích làm như vậy.
- Cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi được nghe âm nhạc ở chế độ nền trong khi đang làm những việc khác.
Nghề nghiệp tiềm năng của trí thông minh Âm nhạc - thính giác:
- Nhạc trưởng.
- Nhạc sĩ.
- Giáo viên piano.
- Nhà soạn nhạc.
- Giáo viên dạy khiêu vũ, dạy nhảy.
- Nhà trị liệu âm nhạc.

Trí thông minh Không gian thị giác (Visual-Spatial Intelligence)
Trí thông minh không gian thị giác đề cập đến khả năng một ai đó có thể xem hoặc hình dung thế giới trong không gian ba chiều của nó. Người có trí thông minh không gian thị giác khi có sự sáng tạo tốt có thể tạo ra được những sản phẩm nghệ thuật trực quan ấn tượng.
Đặc trưng của trí thông minh không gian thị giác:
- Tưởng tượng tinh thần: Biểu thị khả năng có thể vẽ ra một hình ảnh hoặc bức tranh mà không cần tác nhân kích thích bên ngoài mà họ có thể vẽ từ ký ức, trải nghiệm trước đó.
- Suy luận không gian: Có thể suy nghĩ về các đối tượng trong không gian 3D và rút ra những khái quát mặc dù có thông tin hạn chế. Ví dụ như họ có thể hình dung ra được hình ảnh một sự vật nào đó từ nhiều phía khác nhau.
- Thao tác hình ảnh: Có thể trực quan hóa các thay đổi đối với hình ảnh trước khi chúng được triển khai.
- Kỹ năng nghệ thuật: Có thể tạo tác phẩm nghệ thuật, kỹ năng hội họa, đồ họa tốt.
- Thích chơi các loại trò chơi ghép hình, dựa vào sự điều hướng.
- Thường xuyên mơ mộng, tưởng tượng, thích sáng tạo, có khả năng định hướng tốt, có nhận thức cao về môi trường xung quanh.
Nghề nghiệp tiềm năng của trí thông minh không gian thị giác:
- Kiến trúc sư.
- Giáo viên toán, giáo viên hội họa.
- Kỹ sư.
- Nhà khảo sát địa chất.
- Nhà quy hoạch đô thị.
- Nhân viên thiết kế đồ họa.
- Nhân viên thiết kế nội thất.
- Nhiếp ảnh gia, phi công,...

Trí thông minh Cơ thể - vận động (Bodily-Kinaesthetic Intelligence)
Trí thông minh Cơ thể vận động đề xuất đến khả năng phối hợp giữa tâm trí, cơ thể của người sở hữu trí thông minh này. Họ thường là những người có khả năng vận động tốt, có thể sử dụng thể chất để điều khiển đồ vật, các yếu tố xung quanh họ khá tốt.
Đối với những người sở hữu trí thông minh Cơ thể vận động, những hoạt động thể thao, ngoại khóa là một các hữu hiện để cải thiện trí thông minh này. Những hoạt động thể chất cung cấp không gian để phát triển các kỹ năng thể thao thực tế. Bên cạnh đó còn giúp phát triển các kỹ năng xã hội quan trọng và nói chung là nâng cao thành tích học tập.
Đặc trưng của trí thông minh Cơ thể vận động:
- Dễ nhận ra khả năng và giới hạn thể chất của mình.
- Có thể giao tiếp tốt bằng ngôn ngữ cơ thể, sử dụng cử chỉ và hành động để truyền tải điều mà mình mong muốn.
- Không cảm thấy khó chịu khi phải tiếp xúc vật lý.
- Có ý thức, yêu thích việc thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động thể chất.
- Dễ dàng thực hiện các loại hoạt động có độ khéo léo cao.
- Dễ dàng kiểm soát, tiết kiệm, điều khiển khả năng vận động của bản thân.
Nghề nghiệp tiềm năng của trí thông minh Cơ thể vận động:
- Nhà vật lý trị liệu.
- Vũ công, dancer.
- Vận động viên.
- Huấn luyện viên thể thao.
- Huấn luyện viên thể hình.
- Chủ phòng tập thể dục, phòng gym.
- Diễn viên thiên về hành động.
- Thợ mộc, thợ cơ khí.

Trí thông minh Tự nhiên (Naturalist Intelligence)
Trí thông minh Tự nhiên là loại được bổ sung gần đây nhất trong 9 loại trí thông minh theo lý thuyết của Gardner. Việc bổ sung trí thông minh này nhận được khá nhiều sự phản đối hơn so với những loại trí thông minh trước đó. Người sở hữu trí thông minh Tự nhiên là những người có khả năng hòa hợp nhanh chóng với thiên nhiên.
Họ cũng sẽ quan tâm nhiều hơn đến khám phá môi trường, tìm hiểu những loại sinh vật, thực vật khác. Theo Gardner, những cá nhân này được cho là có nhận thức cao về những thay đổi thậm chí tinh tế đối với môi trường của họ.
Đặc trưng của trí thông minh Tự nhiên:
- Yêu thích thiên nhiên, họ muốn và thường dành nhiều thời gian cho hoạt động ngoài trời hơn là ở trong nhà.
- Họ có thể dễ dàng kết nối với động vật và nhận được sự yêu thích từ chúng.
- Chăm sóc động vật, thực vật tốt.
- Nghề nghiệp tiềm năng của trí thông minh Tự nhiên:
- Nhà thực vật học.
- Nhà hải dương học.
- Nông nghiệp, các công việc về chăm sóc vườn cây.
- Nhà thiên văn học.
- Nhà khí tượng học.
- Nhà địa chất học.
- Kiến trúc sư cảnh quan.

Trí thông minh Triết học (Existential Intelligence)
Trí thông minh Triết học là trí thông minh cuối cùng trong 9 loại trí thông minh theo thuyết đa trí tuệ của Gardner. Trí thông minh này được Gardner mô tả là khả năng đi sâu vào các câu hỏi sâu sắc hơn về sự tồn tại, cuộc sống. Những người sở hữu loại trí thông minh này thường suy ngẫm về những câu hỏi "lớn" về các chủ đề như ý nghĩa của cuộc sống và cách hành động có thể phục vụ các mục tiêu lớn hơn.
Đặc trưng của trí thông minh Triết học:
- Thường là những người có tầm nhìn dài hạn.
- Thường xuyên tự đặt các câu hỏi liên quan đến ý nghĩa cuộc sống là gì, điều gì xảy ra sau khi con người mất đi,...
- Có sự nhạy cảm cao với những vấn đề liên quan đến triết học, sự tồn tại của con người.
- Có khả năng nhìn nhận những tình huống, sự vật, sự việc từ góc nhìn tổng quan bên ngoài.
- Thường xem xét các hành động hiện tại ảnh hưởng đến kết quả trong tương lai như thế nào.
Nghề nghiệp tiềm năng của trí thông minh Triết học:
- Nhà văn, nhà thơ.
- Nhà diễn thuyết truyền cảm hứng.
- Giáo sĩ.
- Triết gia.
- Nhà kinh tế học.
- Blogger hoặc những nghề có tầm ảnh hưởng.

Làm thế nào để xác định trí thông minh loại nào?
Trí thông minh sẽ ảnh hưởng nhiều đến các khía cạnh trong cuộc sống. Ví dụ như kết quả, thành tích học tập, công việc, thu nhập, năng suất ổn định. Khi bạn nắm rõ mình thuộc trí thông minh nào, bạn có thể biết khả năng, xu hướng nghề nghiệp phù hợp với mình. Từ đó, bạn có thể phát triển bản thân và sự nghiệp tốt hơn
Tuy vậy, ngày nay không phải bất kỳ ai cũng có thể hiểu rõ và xác định được bản thân thuộc trí thông minh nào. Do đó, rất nhiều công cụ giúp xác định trí thông minh theo thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner để giúp người dùng xác định được vấn đề này. Trong đó nổi bật có công cụ Trắc nghiệm đa trí thông minh MI của TopCV.
Công cụ này được TopCV xây dựng dựa trên Thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner gồm 86 câu hỏi khác nhau. Sau khi trả lời hết những câu hỏi này, hệ thống của TopCV sẽ giúp bạn có thể biết được bản thân phù hợp với trí thông minh nào. Tuy vậy, trong quá trình sử dụng bất kỳ công cụ nào để kiểm tra MI, bạn nên lưu ý:
- Đa số các kết quả liên quan đến trắc nghiệm tâm lý sẽ có thể phụ thuộc vào tâm trạng, tình trạng sức khỏe của bạn. Do đó, hãy thực hiện nó trong trạng thái tâm lý, sức khỏe thể chất ổn định.
- Luôn trung thực trong mọi câu hỏi để đáp án được thực tế và chính xác nhất có thể.
- Kết quả trắc nghiệm sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm, từng giai đoạn nhận thức, thế giới quan của mỗi người.
Kết luận
Trên đây là những thông tin liên quan đến chủ đề MI và 9 loại trí thông minh mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ xác định được bản thân thuộc loại trí thông minh nào và hỗ trợ tốt hơn cho con đường sự nghiệp trong tương lai của mình.
Bên cạnh đó, đừng quên truy cập ngay vào công cụ trắc nghiệm MI của TopCV để xác định bạn thuộc trí thông minh nào nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, TopCV còn cung cấp thêm cho bạn các công cụ hữu ích khác như Trắc nghiệm tính cách MBTI, TopCV Contest, TopCV Skill, tạo CV online,... Từ đó giúp ứng viên có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm phù hợp với xu hướng phát triển của mình tốt hơn.