Không ít sinh viên năm cuối hay vừa tốt nghiệp cảm thấy bối rối trong lần đầu tiên thiết kế và làm CV online. Trong bài viết này, TopCV sẽ chia sẻ hướng dẫn làm CV online đơn giản nhưng không kém phần chuyên nghiệp mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện.
Cách viết CV xin việc online
Trước khi đi vào cụ thể các bước hướng dẫn làm CV online, bạn cần nắm rõ quy trình viết CV bắt đầu từ đâu. Phần này cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ khi nộp CV online cần những gì để có thể chuẩn bị thông tin đầy đủ nhất:
- Bước 1: Chọn định dạng CV phù hợp.
- Bước 2: Thông tin liên lạc.
- Bước 3: Tiêu đề.
- Bước 4: Liệt kê kinh nghiệm làm việc liên quan và những thành tựu quan trọng.
- Bước 5: Bằng cấp và chứng chỉ.
- Bước 6: Liệt kê kỹ năng phù hợp.
- Bước 7: Bổ sung một số thông tin khác (nếu có).
- Bước 8: Sắp xếp toàn bộ thông tin vào một mẫu CV chuyên nghiệp.

Cuối cùng, đừng quên bổ sung thêm một lá thư xin việc. Với những bước trên, bạn sẽ sở hữu một cấu trúc CV hiệu quả nhất. Tiếp theo, hãy cùng đi tới chi tiết những điều mà bạn sẽ phải thực hiện để sở hữu cho mình một bản CV online đơn giản mà không kém phần chuyên nghiệp.
Xem thêm: CV là gì? Những lưu ý khi viết CV xin việc thành công
Hướng dẫn làm CV online chi tiết từng bước
Nếu bạn là người mới bắt đầu thì nên thực hiện chính xác theo những hướng dẫn làm CV online dưới đây để sở hữu một chiếc CV chuẩn chỉnh nhất. Còn nếu bạn đã có một chút kinh nghiệm thì có thể tham khảo thêm các bước dưới đây để tối ưu cho CV của mình.
Bước 1 - Chọn định dạng CV phù hợp
Theo thống kê của Zety.com, nhà tuyển dụng chỉ dành 6 giây để quét qua một CV. Những chiếc CV sơ sài với thông tin sắp xếp lộn xộn và không để lại ấn tượng gì sẽ bị loại ngay ở bước này. Ngược lại, những chiếc CV chỉn chu với nội dung gọn gàng, bố cục hợp lý cùng thiết kế đẹp mặt có thể giữ chân nhà tuyển dụng ở lại lâu hơn.
Dưới đây là hướng dẫn làm CV online với những yếu tố mà bạn cần chú ý để sở hữu một định dạng chuẩn nhưng không kém phần ấn tượng:
- Cấu trúc CV online
- Các mục trong CV online nên được sắp xếp theo thứ tự như sau:
- Tiêu đề kèm thông tin liên hệ.
- Mục tiêu nghề nghiệp/ Tóm tắt CV.
- Kinh nghiệm làm việc.
- Học vấn.
- Kỹ năng.
- Các mục bổ sung.
Lưu ý: Nếu bạn là sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm, hoặc mới tốt nghiệp từ một đơn vị đào tạo uy tín trong vòng 5 năm thì hãy đặt phần học vấn lên trên kinh nghiệm làm việc.

Phông chữ và cỡ chữ
Bạn nên chọn phông chữ rõ ràng và dễ đọc khi làm CV online. Một số phông tiêu chuẩn, phổ biến có thể kể đến như: Phông sans-serif với các kiểu Arial, Tahoma, Helvetica, Times New Roman; phong serif với kiểu Bookman Old Style.
Về cỡ chữ, đối với tiêu đề hãy chọn cỡ chữ 16 - 18 pt. Các đầu mục bạn hãy để cỡ chữ khoảng 14pt. Còn với các đoạn văn bản thường thì nên sử dụng cỡ chữ 11 - 12pt và giãn cách đơn.
Đồng bộ bố cục CV
Bạn cần chú ý việc đồng bộ hóa bố cục theo hướng dẫn làm CV online sau:
- Căn đặt lề đồng đều cho cả 4 phía, tránh trường hợp căn lề phải/trái nhỏ hơn lề trên/dưới hay ngược lại.
- Cần chắc chắn rằng tiêu đề chung cũng như tiêu đề cho từng mục đều có cỡ chữ lớn hơn văn bản bình thường và được in đậm.
- Thống nhất về định dạng ngày tháng.
- Đồ họa
Hầu hết CV online đều được in ra với phiên bản trắng đen. Do đó đồ họa của chúng càng đơn giản sẽ càng đẹp. Bạn không nên cố nhồi nhét những thiết kế quá hoa mỹ vào CV. Điều này sẽ có thể gây ảnh hưởng và khiến nhà tuyển dụng không thể đọc được chữ trên đấy. Đồng thời hãy chú ý dành ra những khoảng trắng giãn cách để giúp họ không cảm thấy bị “ngộp” khi nhìn vào CV.
Bước 2 - Thêm thông tin liên hệ
Thông tin liên hệ là phần không thể thiếu trong CV online và giúp nhà tuyển dụng có thể biết cách để liên lạc với bạn. Cụ thể, hướng dẫn làm CV online ở phần này sẽ bao gồm những thông tin như:
- Họ và tên
- Chức danh nghề nghiệp
- Địa chỉ email
- Số điện thoại
- Địa chỉ nhà
- Profile cá nhân: Địa chỉ website, blog, mạng xã hội,...
Phần thông tin liên hệ này khá đơn giản. Tuy nhiên cần chú ý rằng nhà tuyển dụng sẽ dựa vào đó để nghiên cứu sơ bộ trước về bạn. Do đó nếu profile cá nhân không chuyên nghiệp hoặc có sự chênh lệch với những gì thể hiện trong CV online, bạn sẽ bị loại ngay lập tức.

Bước 3 - Bắt đầu CV với mục tiêu nghề nghiệp
Sau khi liệt kê xong thông tin liên hệ, hầu hết các ứng viên sẽ lập tức viết về kinh nghiệm làm việc hoặc trình độ học vấn của họ. Tuy nhiên, với hướng dẫn làm CV online này, bạn hoàn toàn có thể làm tốt hơn thế bằng cách thêm vào phần “Mục tiêu nghề nghiệp/Tóm tắt sự nghiệp”. Trong đó:
- Mục tiêu nghề nghiệp cho biết những kiến thức, kinh nghiệm bạn đã tích lũy được cũng như mức độ phù hợp với vị trí đang tuyển dụng. Đây sẽ là lựa chọn tốt nếu bạn chỉ sở hữu một ít kinh nghiệm liên quan tới vị trí đang ứng tuyển hoặc là người mới ra trường.
- Tóm tắt sự nghiệp sẽ nêu nổi bật tiến trình và thành tích nghề nghiệp của bạn. Do đó hãy viết mục này nếu bạn là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình.
Bước 4 - Liệt kê kinh nghiệm và thành tích làm việc
Trong CV online, phần kinh nghiệm làm việc là quan trọng nhất và cũng là phần bạn sẽ mất nhiều thời gian nhất để chuẩn bị. Nếu nghĩ rằng chỉ cần liệt kê các vị trí làm việc trước đó, thời gian làm việc và trách nhiệm của mình là đủ, thì bạn đã sai.
Các yếu tố trên chỉ là thành phần cơ bản trong một chiếc CV. Và chúng không đủ để giúp bạn có được công việc ước mơ của mình. Nhà tuyển dụng thực sự muốn biết bạn đã làm gì, làm tốt ở mức nào và bạn có thể cung cấp gì cho công việc của họ.

Dưới đây là hướng dẫn làm CV online cụ thể ở mục kinh nghiệm và thành tích công việc mà bạn có thể tham khảo:
- Tập trung vào những thành tựu liên quan và có thể đo lường chính xác chứ không chỉ là đơn thuần là những nhiệm vụ đã thực hiện.
- Sử dụng các động từ hành động như "đã sáng tạo", "đã phân tích", "đã triển khai", thay vì "đã chịu trách nhiệm tạo ra, phân tích và triển khai".
- Điều chỉnh CV sao cho phù hợp với mô tả công việc đang ứng tuyển. Đồng thời nên đọc kỹ và xác định các nhiệm vụ mà bạn sẽ phải đảm nhiệm. Nếu đã từng làm những công việc này thì hãy đưa ngay vào CV kể cả khi đó không phải là trách nhiệm chính của bạn.
Xem thêm: Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV cực hay cho ứng viên
Bước 5 - Xây dựng phần học vấn
Thông tin về trình độ học vấn là một phần quan trọng của CV. Hãy đưa bất kỳ bằng cấp nào mà bạn đang có vào CV của mình, trừ khi đó là bằng cấp trung học cơ sở. Hướng dẫn làm CV online chỉ ra rằng bạn cần liệt kê những thông tin chi tiết sau ở phần này:
- Năm tốt nghiệp (nếu đang học thì ghi ngày tốt nghiệp dự kiến).
- Tên bằng cấp của bạn.
- Tên đơn vị đào tạo.
- Loại bằng (nếu có).
- Lưu ý, việc thêm loại bằng là tùy chọn và chỉ nên được thêm vào nếu bạn đạt được bằng khá, giỏi hoặc bằng xuất sắc.

Trường hợp bạn chưa có bất cứ kinh nghiệm làm việc nào, hãy tập trung vào phần trình độ học vấn. Đồng thời đưa phần này lên trên mục kinh nghiệm làm việc. Bạn cũng có thể bổ sung thêm một số thông tin chi tiết hơn như:
- Tên luận văn.
- Ngành học.
- Các khóa học có liên quan tới vị trí ứng tuyển.
- Thành tích học tập tốt nhất.
- Hoạt động ngoại khóa nổi trội.
Bước 6 - Bổ sung các kỹ năng liên quan
Ở phần này, bạn sẽ tiến hành bổ sung các kỹ năng làm việc. Tuy nhiên việc lên một danh sách hơn 10 kỹ năng liệu có tối ưu hay không? Thực tế cho thấy, mức độ phù hợp sẽ quan trọng hơn so với số lượng kỹ năng mà bạn có thể liệt kê vào CV.
Bất cứ kỹ năng nào được đưa vào cũng phải liên quan đến vị trí công việc đang ứng tuyển. Hãy làm theo hướng dẫn làm CV online sau để sở hữu bộ kỹ năng chuẩn chỉnh nhất.

Đầu tiên, bạn hãy liệt kê toàn bộ kỹ năng làm việc, kỹ năng chuyên môn của bản thân. Sau đó thực hiện đối chiếu với mô tả công việc đang ứng tuyển để xem dự đoán xem đâu sẽ là kỹ năng cần thiết. Nếu có, hãy đưa kỹ năng đó ngay vào phần này, bao gồm cả kỹ năng cứng, kỹ năng mềm,... Đặc biệt, sau mỗi kỹ năng này bạn nên thêm một mô tả ngắn về mức độ thành thạo như cơ bản, nâng cao, xuất sắc,...
Bước 7 - Một số phần bổ sung khác (tùy chọn)
Có một sự thật là, trong quá trình viết CV hầu như mọi người đều không trung thực hoặc phóng đại thông tin ở một số hạng mục. Và họ hy vọng nhà tuyển dụng không xác minh những thông tin đó.
Tuy nhiên thực tế, nhà tuyển dụng với kinh nghiệm làm việc dày dặn có thể dễ dàng phát hiện ra điều này. Do đó tốt nhất là bạn hãy bổ sung những chứng minh giá trị của bản thân theo hướng dẫn làm CV online sau:
- Đối với những người đã có kinh nghiệm làm việc:
- Giải thưởng chuyên ngành.
- Chứng chỉ chuyên môn.
- Các sản phẩm, ấn phẩm đã thực hiện.
- Hội nghị đã tham dự.
- Khóa học, khóa đào tạo đã tham gia.
- Đối với sinh viên, người mới tốt nghiệp:
- Thói quen và sở thích (phục vụ cho công việc sắp tới).
- Dự án nổi bật đã thực hiện.
- Thành tích học tập.
- Blog cá nhân.
- Công việc làm thêm (có liên quan tới vị trí đang ứng tuyển).

Bước 8 - Sắp xếp toàn bộ thông tin trên vào mẫu CV chuyên nghiệp
Chia sẻ từ các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp cho thấy họ không có ấn tượng với CV online ở định dạng Word. Tuy nhiên, bạn cũng không phải tiêu tốn nhiều thời gian để thiết kế CV khi có thể tận dụng các mẫu có sẵn trên TopCV.
Bạn có thể tìm thấy hàng trăm mẫu CV chuyên nghiệp, ấn tượng với đa dạng phong cách, bố cục thiết kế cho mọi ngành nghề trong thư viện mẫu. Chọn một mẫu mà bạn ưng ý, sau đó sắp xếp toàn bộ thông tin trên theo hướng dẫn làm CV online trong bài viết này. Toàn bộ quá trình rất đơn giản và nhanh chóng.

Cuối cùng, đừng quên bổ sung thêm một lá thư xin việc (Cover Letter) kèm theo CV online. Nếu chưa biết cách viết Cover Letter, hãy tham khảo bài hướng dẫn sau: Thư xin việc là gì? Hướng dẫn cách viết thư xin việc thuyết phục.
Trên đây là những về hướng dẫn làm CV online mà TopCV đã tổng hợp và chia sẻ tới bạn. Nếu chưa biết nên bắt đầu từ đầu từ đâu thì bạn có thể tham khảo thực hiện theo từng bước trong bài.
Hoặc nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian cho quá trình này thì đừng quên truy cập vào TopCV để áp dụng các mẫu CV, Cover Letter độc đáo có sẵn nhé. Ngoài ra, với công nghệ Toppy AI dẫn đầu sẽ giúp bạn tiếp cận và ứng tuyển nhanh chóng những cơ hội việc làm hấp dẫn nhất tại địa phương đang sinh sống.