Hầu hết các bạn sinh viên năm cuối đều phải hoàn thành kỳ thực tập của mình và báo cáo thực tập chính là văn bản tổng kết lại những kỹ năng, kinh nghiệm mà các bạn tích lũy được sau nhiều tháng thực tập. Bài viết dưới đây, TopCV sẽ hướng dẫn bạn cách viết báo cáo thực tập hoàn hảo nhất.
Báo cáo thực tập là gì?
Báo cáo thực tập là bản tổng kết lại những kỹ năng, trải nghiệm và bài học trong quá trình sinh viên tham gia kỳ thực tập tại một cơ quan, hay doanh nghiệp nào đó.
Báo cáo thực tập cũng là một bài tập quan trọng bắt buộc phải có để sinh viên có thể thành công tốt nghiệp ra trường. Việc trình bày báo cáo thực tập tốt sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt giảng viên của mình cũng như với công ty, doanh nghiệp nơi bạn tham gia kỳ thực tập.
>>> Xem thêm: Mẫu đơn xin thực tập chuẩn cho sinh viên
Bạn muốn tìm việc làm thực tập sinh? Hãy truy cập ngay TopCV.vn, hàng nghìn việc làm thực tập sinh có lương đang được tuyển dụng tại đây:
Cách viết báo cáo thực tập
Một báo cáo thực tập đạt yêu cầu sẽ có bố cục, nội dung và bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp được trình bày rõ ràng, đơn giản nhưng vẫn đẹp mắt. Hãy tham khảo những lưu ý sau của TopCV để nắm được cách thực hiện một bản báo cáo thực tập “chuẩn chỉnh” nhé!
Bước 1: Lời mở đầu báo cáo thực tập
Lời mở đầu báo cáo thực tập được đánh giá là vô cùng quan trọng bởi đây sẽ là những câu chữ đầu tiên được đọc. Vì vậy bạn hãy lưu ý trau chuốt cho phần này, viết súc tích, ngắn gọn nhưng vẫn nêu ra đầy đủ những nội dung cần xuất hiện như:
- Lý do chọn đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Cấu trúc đề tài
Bước 2: Tóm tắt những ý cần nêu trong báo cáo thực tập
Sau đây TopCV sẽ gợi ý cho bạnh cách sắp xếp ý và cách trình bày báo cáo thực tập hoàn hảo nhé:
Chương 1: Tổng quan về cơ sở thực tập
Trong phần này bạn cần trình bày thông tin về cơ quan, doanh nghiệp mà bạn thực tập một cách khái quát nhất. Phần này chỉ nên trình bày ngắn gọn trong khoảng 2 trang giấy, không nên trình bày quá lan man, dài dòng. Các thông tin này bao gồm:
- Tên, địa chỉ đầy đủ.
- Lịch sử hình thành và phát triển.
- Cơ cấu tổ chức (đoạn này bạn cần phải vẽ sơ đồ tổ chức).
- Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi ngành nghề hoạt động.
- Quy mô, năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, v.vv..
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trong phần cơ sở lý thuyết bạn cần ghi tóm tắt những kinh nghiệm, kiến thức đã học được trong quá trình thực tập để áp dụng giải quyết các vấn đề được đề cập đến trong báo cáo.
Chương 3: Nội dung thực tập tại cơ quan/đơn vị tiếp nhận
Đây là chương có nội dung vô cùng quan trọng và chiếm phần lớn số điểm trong báo cáo thực tập tốt nghiệp của bạn. Trong chương 3, bạn cần trình bày cụ thể các nội dung sau:
- Mô tả công việc bạn được giao tại đơn vị công tác
- Phương thức bạn làm việc tại đơn vị thực tập
- Quy trình thực hiện công việc
- Kết quả bạn đạt được trong thời gian thực tập
- Kết quả khảo sát, thu thập tài liệu thực tế
- Cuối cùng là phân tích và xử lý số liệu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Đây chính là phần sẽ nhận được số điểm lớn nhất trong báo cáo thực tập. Thầy cô hướng dẫn sẽ dựa vào phần tổng hợp những kiến thức, kinh nghiệm và bài học bạn rút ra trong quá trình thực tập để đưa ra đánh giá chính xác, chính vì vậy bạn hãy trình bày chăm chút cho chương này hơn nhé. Một số nội dung bạn cần trình bày trong chương 4: Kết quả nghiên cứu như sau:
- Những điểm phù hợp giữa chương trình đào tạo ngành học với hoạt động thực tế của đơn vị thực tập
- Những điểm chưa phù hợp giữa chương trình đào tạo và quá trình thực tế
- Đề xuất các giải pháp đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Phần này nằm cuối của báo cáo. Bạn chỉ nên trình bày trong khoảng 2 trang giấy và bao gồm các nội dung chính sau:
- Tóm tắt lại những việc đã thực hiện được trong quá trình thực tập
- Trình bày điểm mạnh và hạn chế của vấn đề thực tập tại công ty
- Ý kiến cá nhân sau khi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Những điều học hỏi được sau khi hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp
- Nguyện vọng của bản thân sau khi hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp
Bước 3: Kết luận báo cáo thực tập
Đây là phần chốt lại cuối cùng của báo cáo thực tập. Phần này bạn bắt buộc phải trình bày một cách ấn tượng.
Nếu như trong phần mở đầu bạn cần phải trau chuốt để thu hút được sự chú ý của thầy cô hướng dẫn thì phần kết luận báo cáo thực tập sẽ giúp bạn nhấn mạnh lại được toàn bộ nội dung quan trọng trong báo cáo thực tập và để lại ấn tượng với người đọc.
Tùy thuộc vào độ dài của bản báo cáo và các nội dung mà bạn đã trình bày trong bản báo cáo để đưa ra lời kết luận ngắn gọn, súc tích và phù hợp nhất.
Bước 4: Lời cảm ơn trong báo cáo thực tập
Lời cảm ơn trong báo cáo thực tập được trình bày đơn giản nhưng cũng không kém phần trang trọng.
Lời cảm ơn ở đây không chỉ thể hiện sự cảm ơn với thầy cô hướng dẫn, mà còn thể hiện sự biết ơn sâu sắc tới nhà trường, tới các thầy cô giáo đã dạy dỗ bạn trong nhiều năm học tại trường. Ngoài ra, bạn cũng cần thể hiện sự biết ơn sâu sắc tới những đồng nghiệp trong doanh nghiệp, cơ quan đã tạo điều kiện và từng bước hướng dẫn bạn trong suốt quá trình thực tập.
Bước 5: Bìa báo cáo thực tập
Sau khi nội dung đã hoàn tất, bạn cần phải chú ý đến bìa ngoài của báo cáo thực tập tốt nghiệp. Mẫu bìa báo cáo thực tập đẹp phải đơn giản, tinh tế nhưng cũng phải đúng chuẩn để gây ấn tượng tốt với những vị giám khảo.
Bìa báo cáo thực tập thường được trình bày bằng khung viền đơn giản nhưng trang trọng, phổ biến nhất là kiểu đường kẻ song song hai bên, một đường lớn và một đường nhỏ. Hãy chú ý căn chỉnh bài sách có đường viền dư hợp lý để lúc đóng sách không bị đóng vào phần khung của bìa nhé.
Bài viết trên đây TopCV đã hướng dẫn bạn cách trình bày báo cáo thực tập chi tiết nhất. Bạn có thể áp dụng cách trình bày này cho các mẫu báo cáo thực tập thuộc các chuyên ngành khác nhau.
Bạn đã tốt nghiệp và đang tìm kiếm một cơ hội việc làm cho bản thân? Hãy khám phá ngay các việc làm có mức lương cao, chế độ đãi ngộ hấp dẫn từ các doang nghiệp uy tín trên TopCV:
Ngoài ra, hãy sử dụng ngay công cụ tạo CV miễn phí của TopCV để tạo cho mình một chiếc CV hoàn hảo, ghi điểm với nhà tuyển dụng ngay từ bước ứng tuyển và gửi hồ sơ: