Một trong những vị trí hiện tại vẫn luôn “khát” các nhân sự đó chính là vị trí nhân viên SEO. Nếu bạn tìm kiếm ở những trang tìm việc như TopCV, chắc chắn bạn sẽ thấy khá nhiều tin tuyển nhân viên SEO Web chưa có kinh nghiệm và đã có kinh nghiệm với mức lương tương đối cao. Vậy SEO là gì? Mô tả công việc nhân viên SEO bao gồm những gì? Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên SEO gồm những gì? Bài viết hôm nay sẽ được TopCV giải đáp giúp bạn. Cùng theo dõi ngay.
SEO là gì?
Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được định nghĩa của SEO ở nhiều trang thông tin khác nhau. Tuy nhiên, ở bài viết này, TopCV sẽ giải thích rõ hơn về khái niệm này.
Seo – Search Engine Optimization – là việc sử dụng các công cụ, kỹ thuật để đưa website của một đơn vị, dự án lên trang 1 của công cụ tìm kiếm khi người dùng thực hiện tìm kiếm bất kỳ từ khóa nào liên quan đến website đó. SEO là một trong những nhóm công việc trong Digital Marketing.
Sự khác nhau giữa SEO và Adwords
Thông thường, khi mới tìm hiểu về SEO, nhiều người sẽ bị nhầm lẫn giữa khái niệm này và Google Adwords. Tuy cả 2 đều làm việc trên đối tượng chung là website, nhưng đây là 2 kỹ thuật hoàn toàn khác nhau.
Đặc điểm | SEO | Google Adwords |
Giống nhau: Đều thực hiện các phương pháp với mục đích chung là đưa website đến gần người dùng, tạo sự thu hút với người dùng bằng cách sử dụng các cụm từ, từ khóa khi người dùng thực hiện truy vấn. | ||
Khái niệm | SEO – Search Engine Optimization – tối ưu hóa website thân thiện với công cụ tìm kiếm. | Google Adwords – Google Advertisement keywords – Quảng cáo từ khóa trên công cụ tìm kiếm |
Vị trí hiển thị | Hiển thị ở khu vực không có dòng chữ Quảng cáo/QC | Hiển thị ở các khu vực có dòng chữ Quảng cáo/QC (hầu hết sẽ là top 1, 2, 3) |
Từ khóa | Phải liên quan đến nội dung của website | Không bắt buộc phải liên quan đến nội dung của website |
Thời gian hiển thị | Thời gian để hiển thị lên vị trí trang đầu công cụ tìm kiếm thường khá lâu (vài tháng đến 1 năm) | Có thể hiển thị tức thời, chỉ khoảng 5 phút sau khi cài đặt quảng cáo |
Chi phí | Không mất chi phí cho mỗi lượt người dùng truy cập | Mất chi phí cho mỗi lượt truy cập của người dùng |
Ngoài những điểm khác biệt trên, bạn cũng cần lưu ý đến những khác biệt khác như phân tích báo cáo, giá của từ khóa, đối thủ cạnh tranh, v.vv.. của từng loại hình.
>> Tìm kiếm cơ hội việc làm cập nhật mới nhất tại TopCV
Nhân viên SEO là gì?
Nhân viên SEO chính là nhân sự đảm nhiệm công việc SEO của doanh nghiệp hoặc dự án. Cụ thể hơn, nhân viên SEO sẽ là người lên kế hoạch SEO, thực hiện, quản lý chiến lược SEO của doanh nghiệp, dự án.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị trí chuyên viên hay quản lý, nhiệm vụ, mô tả công việc của nhân viên SEO cũng sẽ khác nhau. Trong bài viết hôm nay sẽ đề cập chi tiết hơn về mô tả công việc của chuyên viên SEO.
Mô tả công việc Nhân viên SEO
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Với một nhân viên SEO vừa nhận dự án mới, đây sẽ là bước đầu tiên cần thực hiện. Việc phân tích các đối thủ trên thị trường sẽ giúp bạn bước đầu định hình được:
- Mức độ cạnh tranh của website/từ khóa
- Kỹ thuật/chiến lược đối thủ đang áp dụng
- Quy mô của đối thủ
- Các số liệu khác hỗ trợ cho việc nghiên cứu, xây dựng bộ từ khóa
Nghiên cứu và xây dựng bộ từ khóa
Sau khi đã nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, đây sẽ là bước bạn cần thực hiện để bắt đầu công việc của một nhân viên SEO.
Quá trình nghiên cứu, xây dựng bộ từ khóa sẽ giúp cho công việc được liên tục và không gián đoạn. Định hướng cho các công việc khác trong quá trình SEO.
Đối với công việc này, bạn nên thực hiện khoảng 2 tuần/lần, trước khi thực hiện hãy liên hệ và làm việc với đội sale/kinh doanh để có được thông tin, insight khách hàng sát nhất. Điều này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc triển khai xây dựng hệ thống từ khóa cho website.
Sáng tạo nội dung Content
Đây là thành phần rất quan trọng khi thực hiện SEO. Bạn cần hiểu, việc SEO bản chất chính là việc đưa các Content (nội dung) của website đến gần hơn với người dùng. Từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi trên website.
Hiểu được tầm quan trọng của vị trí này, ngày nay các doanh nghiệp đã tách riêng thành vị trí Content để đảm bảo được chất lượng, số lượng của SEO. Tuy nhiên, nhân viên SEO cũng nên nắm rõ các kỹ thuật SEO cần có trong Content để đảm bảo website luôn được tối ưu.
>> Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm nhiều CV nhân viên SEO tại TopCV. Nhanh tay lựa chọn mẫu ưu thích và tự tạo cho mình CV nổi bật để ứng tuyển ngay thôi!
Tối ưu SEO Onpage và SEO offpage
SEO Onpage sẽ bao gồm chủ yếu các công việc liên quan đến việc tăng độ “lành mạnh” của website. Kỹ thuật này sẽ bao gồm những công việc như tối ưu thẻ tiêu đề, thẻ mô tả, xây dựng hệ thống internal links, broken links, tối ưu hình ảnh, tỷ lệ từ khóa, v.vv..
SEO Offpage hiểu đơn giản là việc bạn xây dựng hệ thống backlink hỗ trợ cho website. Đây là một trong những “key” quan trọng khi làm SEO. Khi thực hiện SEO Offpage bạn sẽ cần phải quan tâm đến chất lượng của website đặt liên kết.
Một số kỹ năng khác
Ngoài các tác vụ chính ở trên, nhân viên SEO ở một số doanh nghiệp sẽ bao gồm các công việc như tương tác với khách hàng, người dùng khi có phản hồi ở website. Quản trị website, xử lý các lỗi cơ bản trên website, v.vv..
>> Bạn đang muốn ứng tuyển vị trí nhân viên SEO?
>> Xem thêm: Cẩm nang xin việc ngành Marketing bạn nhất định phải biết!
Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên SEO 2024
1. Nêu 3 điều bạn cho là quan trọng nhất khi làm việc với một website mới?
2. Khi bắt đầu nhận SEO/tối ưu 1 website, đều đầu tiên bạn thực hiện là gì?
3. Bạn sẽ làm gì để tối ưu được website có hàng triệu page?
4. Thời gian gần đây, google thường xuyên thay đổi thuật toán, làm thế nào để website ít bị ảnh hưởng nhất bởi sự thay đổi này?
5. Ngoài nội dung, bạn sẽ cần tối ưu thêm những yếu tố gì trên page?
6. Nếu có nội dung trùng lặp với nhau, bạn sẽ tối ưu bằng cách nào?
7. Bạn sẽ sử dụng plugin/công cụ nào khi thực hiện SEO?
8. Khi phân tích đối thủ, bạn sẽ vận dụng kết quả phân tích đó như thế nào?
9. Bạn thường nghiên cứu từ khóa theo cách nào?
10. Làm thế nào bạn có thể đánh giá được chất lượng của các liên kết?
11. Chiến lược internal link mà bạn thường sử dụng là gì?
12. Bạn thường xây dựng backlink từ những nguồn nào? Khi bị lỗi liên kết bạn sẽ xử lý ra sao?
13. Bạn đo lường SEO như thế nào?
14. Phương pháp chuyển hướng trang mà bạn áp dụng trong SEO là gì?
15. Theo bạn, kết quả cuối cùng khi thực hiện SEO là gì?
Trên đây là một số thông tin về vị trí nhân viên SEO cũng như mô tả tổng quát về vị trí này. Hy vọng với bài viết hôm nay, bạn sẽ hiểu hơn về nhân viên SEO và lựa chọn được công việc phù hợp.
Nguồn ảnh: Sưu tầm