Tester là một vị trí khá quen thuộc với các phòng IT. Đặc biệt, vị trí này được xem là một “cặp đôi” cùng với các bạn lập trình viên của những công ty doanh nghiệp. Do đó, quá trình tuyển dụng Tester cũng diễn ra khá nghiêm ngặt tương tự với lập trình viên. Hãy cùng TopCV.vn tham khảo ngay bộ câu hỏi phỏng vấn Tester sau đây nếu sắp tới bạn có một buổi phỏng vấn cho vị trí này.
Những câu hỏi phỏng vấn Tester cơ bản
Đây là những câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân cũng như một số câu hỏi ban đầu để nhà tuyển dụng kiểm tra về bạn. Thường sẽ bao gồm một số câu hỏi như:
Câu 1: Câu hỏi liên quan đến giới thiệu bản thân?
Với câu hỏi này, bạn nên giới thiệu ngắn gọn về tên, tuổi. Ngoài ra, tóm tắt ngắn gọn về kinh nghiệm có liên quan đến vị trí Tester mà bạn đã làm. Bạn chỉ nên trả lời câu hỏi này trong 2 – 3 phút. Không nên trả lời quá dài bởi đây sẽ không phải là thông tin quá quan trọng mà nhà tuyển dụng quan tâm.
Câu 2: Để trở thành Tester, theo bạn sẽ cần những yếu tố gì? Dựa vào những yếu tố đó, bạn đánh giá bản thân đáp ứng như thế nào?
Một trong những tố chất quan trọng của một Tester chính là sự chăm chỉ, cẩn thận. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một số tố chất như có trách nhiệm với công việc, có khả năng phân tích vấn đề, xử lý được các lỗi hoặc vấn đề lập trình cơ bản.
Với câu hỏi tự đánh giá bản thân, bạn hãy lấy một thang điểm mẫu và dựa vào đó để đánh giá phù hợp. Ví dụ như bạn có thể tự cho bản thân từ 7/10, 8/10, 9/10, v.vv.. các yếu tố trên.
Ngoài những câu hỏi cơ bản trên, nhà tuyển dụng sẽ hỏi thêm các câu hỏi liên quan đến chuyên môn của bạn. Tùy thuộc vào từng yêu cầu, các câu hỏi phỏng vấn Tester có thể đi từ dễ đến khó. Ví dụ như: Để trở thành Tester, theo bạn sẽ cần những yếu tố gì? Dựa vào những yếu tố đó, bạn đánh giá bản thân đáp ứng như thế nào?
>> Khám phá cơ hội việc làm Tester mới nhất tại TopCV.vn:
Câu 3: Bạn hiểu thế nào về kiểm thử phần mềm? Quy trình kiểm thử như thế nào?
Trả lời rõ ràng, ngắn gọn và tập trung chính vào các vấn đề trong câu hỏi. Gợi ý trả lời như sau:
- Khái niệm kiểm thử phần mềm: Là quá trình kiểm tra, phát hiện các lỗi nếu có của phần mềm đã được lập trình. Ngoài ra sẽ bao gồm đánh giá phần mềm có đáp ứng được các nhu cầu, tiêu chí của khách hàng hay không.
- Quy trình kiểm thử tham khảo: Chạy thử dự án -> thực hiện chuẩn bị kiểm thử -> tiến hành các bài/hạng mục kiểm tra -> thực hiện hậu kiểm thử -> làm báo cáo về kết quả sau kiểm thử.
Câu 4: Bạn biết bao nhiêu phương pháp kiểm thử phần mềm?
Đây cũng là một câu hỏi phỏng vấn Tester thường gặp. Bạn có thể nêu 2 phương pháp kiểm thử sau:
- Kiểm thử hộp đen: Dùng khi test theo yêu cầu, tiêu chí của khách hàng, đưa ra các chức năng hệ thống.
- Kiểm tra hộp trắng: Kiểm tra về các thuật toán, mã code, cấu trúc của chương trình.
Câu 5: Để phát triển phần mềm cần những giai đoạn nào?
Để phát triển phần mềm sẽ cần qua 4 giai đoạn chính. Bao gồm:
- Unit testing: Kiểm thử đơn vị.
- Integration testing: Kiểm thử tích hợp.
- System testing: Kiểm thử hệ thống.
- Acceptance testing: Công nhận kiểm thử.
>> Khám phá các mẫu CV chất lượng, gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng khi xin việc tại đây:
Câu 6: Giai đoạn nào thường xuất hiện lỗi khi phát triển phần mềm?
Thông thường, lỗi sẽ xuất hiện ở giai đoạn làm việc sau khi lập trình viên code xong phần mềm và chuyển cho Tester. Quá trình testing và gỡ lỗi (bug) thường được diễn ra song song song với nhau. Do đó, đây là giai đoạn thường phát sinh nhiều lỗi nhất.
Câu 7: Test hiệu năng, kiểm thử chịu tải là gì?
Là quá trình đo tải khả năng của hệ thống, cách chúng xử lý dữ liệu như thế nào, từ đó đưa ra được ngưỡng tối đa của hệ thống.
Câu 8: Báo cáo kiểm thử thường sẽ gồm những phần nào?
Thông thường sẽ có tên của Tester, tên dự án, số lượng test case đã viết/số lượng đã test, số lượng test case Fail/Pass, số lượng defect trên module, tiến độ fix lỗi, v.vv..
>> Xem thêm: Những vị trí ngành IT lương cao nhất bạn nên biết
Câu 9: Kiểm thử hệ thống là gì?
System Testing (kiểm thử hệ thống) nghĩa là test toàn bộ hệ thống. Trong đó, tất cả các module/components được tích hợp theo thứ tự để xác minh rằng hệ thống làm việc đúng hay không. Quá trình này được thực hiện sau Integration Testing và đóng vai trò quan trọng trong việc phát hành một sản phẩm chất lượng cao.
Câu 10: Nếu sau quá trình test đã đảm bảo được các yêu cầu, tiêu chí nhưng khách hàng vẫn phàn nàn, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Trong trường hợp này, bạn không nên phản bác ngay, mà thay vào đó hãy hỏi xem khách hàng không hài lòng ở điểm nào, muốn thay đổi như thế nào,… Từ đó, phân tích về nhu cầu của khách. Nếu việc thay đổi không mất quá nhiều thời gian, bạn vẫn có thể hỗ trợ để khuyến khích họ quay lại lần sau.
Trên đây chỉ là những câu hỏi phỏng vấn Tester mang tính chất tham khảo thêm. Bạn vẫn sẽ cần tham khảo thêm các tài liệu chuyên môn, kiểm tra lại các kinh nghiệm làm việc của mình. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn và tự tin hơn cho buổi phỏng vấn sắp tới.
Tại TOPCV, bạn có thể tìm kiếm thấy hàng ngàn vị trí tuyển tester giúp bạn tha hồ lựa chọn để apply. Ứng tuyển ngay để cơ hội phù hợp sớm đến với bạn nhất!