Sale B2B là gì là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi mới tìm hiểu về các mô hình kinh doanh. Hiểu biết về các đặc điểm cũng như tình hình thị trường B2B hiện nay sẽ giúp bạn phát triển chiến lược kinh doanh hiệu quả và tối ưu hóa cơ hội trong lĩnh vực này. Cùng TopCV tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau nhé!
Sale B2B là gì?
Sale B2B hay sales Business-to-Business là hoạt động bán hàng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Trong B2B, sản phẩm hoặc dịch vụ được bán cho một doanh nghiệp khác để sử dụng trong hoạt động kinh doanh, sản xuất hoặc bán lại cho khách hàng của họ.

Khách hàng B2B có đặc điểm gì?
Bên cạnh hiểu rõ sale B2B là gì, bạn cần phải nắm được những đặc điểm của khách hàng B2B để có thể đưa ra các đề xuất và chiến lược phát triển phù hợp:
- Tần suất mua hàng thấp, giao dịch số lượng lớn.
- Quy trình mua hàng phức tạp, phụ thuộc khá nhiều vào quy trình.
- Quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp. Điều này có thể bao gồm sự hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ sau bán hàng và các điều khoản hợp đồng dài hạn.
- Quyết định tập thể được đưa ra bởi một nhóm người đại diện cho các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp.
- Các khách hàng B2B thường mong muốn được ưu đãi về giá hay chiết khấu. Chính sách ưu đãi cũng vì thế mà được các doanh nghiệp định giá linh hoạt hơn.
- Hệ thống thanh toán phức tạp và có các quy tắc và quy trình thanh toán phức tạp.

Sự khác nhau giữa sale B2B và B2C
Khái niệm Sale B2B là gì thường bị nhầm lẫn với khái niệm B2C. Đây đều là các thuật ngữ nói về đến mô hình kinh doanh và quá trình bán hàng. Tuy nhiên, có một vài khác biệt lớn mà bạn cần phải phân biệt:
Tiêu chí | Sale B2B | Sale B2C |
Đối tượng khách hàng | Tổ chức, doanh nghiệp (Người sử dụng sản phẩm cho mục đích kinh doanh) | Người tiêu dùng cá nhân (Người sử dụng sản phẩm cho mục đích nhu cầu cá nhân) |
Tần suất mua hàng | Ít | Nhiều |
Quy mô | Đơn hàng có quy mô lớn về cả số lượng và giá trị | Thường nhỏ hơn với số lượng hàng hóa ít hay giá trị thấp. |
Quyết định mua hàng | Quyết định tập thể, có nhiều bước | Thường là quyết định cá nhân, nhanh chóng |
Quy trình mua hàng | Thường phức tạp, thời gian kéo dài | Đơn giản, nhanh chóng |
Chu kỳ bán hàng | Dài hơn, có thể mất vài tháng, thậm chí là 1 năm | Ngắn hơn, thường trong vài ngày hoặc tuần |
Định giá | Linh hoạt, thường có ưu đãi hay thương lượng. | Thường có mức giá cố định |
Đàm phán và giao dịch | Người bán phải thực hiện một số nhiệm vụ về đàm phán giá cả, đặc tính của sản phẩm và cung cấp chế độ giao hàng. | Công ty thường không phải thực hiện các thủ tục đàm phán. |
Hệ thống thanh toán | Phức tạp, liên quan đến hợp đồng dài hạn | Đơn giản, thường là thanh toán trực tuyến |
Các kênh marketing | Thông qua các ấn phẩm, triển lãm thương mại và nền tảng trực tuyến dành riêng cho doanh nghiệp | Sử dụng nhiều kênh tiếp thị hơn, bao gồm quảng cáo thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, nền tảng truyền thông xã hội và không gian bán lẻ. |
Các mô hình B2B thường gặp hiện nay
Mô hình bán hàng B2B, dựa trên tính chất hoạt động, có thể được chia thành 4 loại chính, bao gồm:
- Mô hình B2B chủ yếu là bên MUA: Đây là mô hình ít gặp hơn so với b2c. Bởi doanh nghiệp thường mua sản phẩm hoặc dịch vụ theo số lượng lớn hoặc theo đơn đặt hàng có giá trị cao. Quyết định mua hàng thường phức tạp và liên quan đến nhiều bên liên quan trong doanh nghiệp, bao gồm các bộ phận như quản lý, tài chính, sản xuất, và kỹ thuật...
- Mô hình B2B chủ yếu là bên BÁN: Loại hình này phổ biến hơn và đang được sử dụng rộng rãi tại thị trường B2B Việt Nam. Doanh nghiệp sở hữu trang thương mại điện tử chính và cung cấp hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cho đơn vị thứ ba như doanh nghiệp, các nhà bán buôn, bán lẻ. Mô hình này thường cung cấp số lượng lớn sản phẩm.
- Mô hình B2B trung gian: Mô hình này liên quan đến việc hai doanh nghiệp trao đổi sản phẩm và dịch vụ mua bán thông qua một sàn giao dịch thương mại điện tử trung gian. Các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki là ví dụ cho loại mô hình này. Các doanh nghiệp có nhu cầu bán sản phẩm trên các trang này thì có thể đăng tải và quảng cáo trên đó. Những doanh nghiệp cần mua sẽ đặt hàng trực tiếp, đảm bảo được bảo vệ quyền lợi và tuân thủ theo quy định của trang thương mại điện tử trung gian.
- Mô hình B2B hợp tác thương mại: Loại hình này tương tự như mô hình B2B trung gian, nhưng có tính chất tập trung và thuộc quyền sở hữu của nhiều đơn vị. Các giao dịch B2B trong mô hình này thường được thực hiện thông qua các nền tảng thương mại điện tử như thị trường điện tử, sàn giao dịch thương mại hoặc cộng đồng thương mại trực tuyến.
Các kênh B2B lớn nhất hiện nay
Để hiểu hơn về khái niệm sale B2B là gì, bạn hãy quan sát cách các thương hiệu đã thành công với mô hình B2B hoạt động trên thế giới:
- Amazon: Amazon Business cung cấp một nền tảng cho các doanh nghiệp để mua sắm đồng bộ, từ vật liệu văn phòng đến thiết bị công nghiệp. Đồng thời, Amazon cũng là đối tác cho nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô B2B thông qua sự tiếp cận đến hàng triệu khách hàng toàn cầu.

- Foxconn: Đây là một trong những công ty sản xuất hàng đầu trên thế giới, chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp điện tử như lắp ráp điện tử, ô tô điện tử, màn hình đèn led,... Foxconn chủ yếu cung cấp dịch vụ sản xuất cho các công ty công nghệ lớn như Apple, Dell, Sony và nhiều hãng điện tử khác.
- Deutsche Post DHL: Là một trong những công ty vận chuyển và logistics lớn nhất thế giới, DHL cung cấp nhiều dịch vụ vận chuyển và quản lý chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp như dịch vụ chuyển phát nhanh, vận chuyển hàng hóa, quản lý chuỗi cung ứng…
- Lazada: Trong mô hình B2B, Lazada là một sàn giao dịch thương mại điện tử trung gian. Lazada tạo ra một cộng đồng mua bán trực tuyến và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia vào nền tảng của họ. Ngoài ra, Lazada còn cung cấp Lazada For Business, một nền tảng chuyên dành cho doanh nghiệp. Đây không chỉ là nơi để bán lẻ mà còn là cơ hội cho các doanh nghiệp B2B chia sẻ sản phẩm của họ với đối tác và những doanh nghiệp khác.
- Alibaba.com: Alibaba.com, với mô hình B2B, cho phép doanh nghiệp đăng ký và thực hiện các giao dịch trực tuyến. Nền tảng này giúp các doanh nghiệp chủ động chào hàng, tìm đối tác, đặt hàng, ký kết hợp đồng và thanh toán một cách thuận lợi. Hơn nữa, các dịch vụ của Alibaba vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ giao dịch offline sau khi thỏa thuận online.
Quy trình bán hàng B2B
Mỗi quy trình bán hàng B2B đều đòi hỏi sự chuyên sâu và hiểu biết sâu rộng về ngành công nghiệp và đối tác kinh doanh. Dưới đây là các bước chi tiết trong quy trình bán hàng B2B:
Tìm kiếm và phân loại khách hàng
Ở bước này, nhân viên thực hiện các việc chính như tìm kiếm khách hàng tiềm năng, phân khúc khách hàng để hiểu nhu cầu của họ. Sau đó tìm hiểu các khó khăn của những tập khách hàng tiềm năng rồi xác định xem sản phẩm của mình có giải quyết được các khó khăn này không?
Ngoài ra cần xác định được khả năng chi trả của khách hàng. Lượng khách hàng tiềm năng có thể rất lớn nên để đạt được tính hiệu quả và tiết kiệm thời gian, nhân viên nên phân loại và xếp hạng mức độ ưu tiên .
Tiếp cận khách hàng tiềm năng
Trong bước này, bạn cần thực hiện nghiên cứu thị trường, vẽ chân dung khách hàng mục tiêu. Sau đó, tùy thuộc vào tình huống, bạn sẽ áp dụng phương pháp tiếp cận bằng thông qua email, điện thoại hoặc các phương tiện truyền thông xã hội để giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm.
Giới thiệu demo sản phẩm
Tại bước này, nhân viên kinh doanh hãy trình bày chi tiết và tập trung vào lợi ích của dịch vụ và sản phẩm của bạn. Trong quá trình demo sản phẩm, hãy tập trung vào những đặc điểm của sản phẩm mà bạn nghĩ nó sẽ giải quyết được vấn đề hay nỗi đau của khách hàng. Khi đó, khách hàng sẽ có niềm tin hơn về sản phẩm. Quyết định mua vì thế cũng sẽ tăng lên.

Xử lý từ chối từ khách hàng
Ở giai đoạn này, nhân viên bán hàng chủ động giải quyết mọi mối quan tâm hoặc phản đối của khách hàng có thể nảy sinh trong quá trình thuyết trình. Bạn cần tích cực lắng nghe khách hàng và cố gắng hiểu quan điểm của họ. Từ đó, bạn mới có thể đưa ra sự trấn an hoặc thông tin bổ sung để vượt qua mọi phản đối và tạo dựng niềm tin.
Đàm phán và thương lượng
Đây chính là nơi người bán có thể linh hoạt sửa đổi đề xuất nhằm giúp đáp ứng nhu cầu và giải quyết vấn đề của khách hàng. Mục tiêu của bước này là vượt qua tất cả các phản đối của khách hàng bằng những câu trả lời xác đáng. Bạn nên nhấn mạnh lại lợi ích cụ thể của sản phẩm để đáp ứng nhu cầu và vấn đề của khách hàng.
Chốt hợp đồng
Sau khi khách hàng hài lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ, mức giá được cung cấp, nhân viên bán hàng sẽ tiến hành chốt hợp đồng. Hợp đồng sẽ bao gồm các điều khoản mua bán như giá cả, giao hàng, điều khoản thanh toán…dựa theo thỏa thuận của hai bên.
Xem thêm: 05 kỹ năng chốt Sale đỉnh cao một nhân viên bán hàng nên nắm
Theo dõi và phân tích kết quả
Đây là giai đoạn bán hàng B2B thiết yếu diễn ra sau khi bán hàng. Bước này liên quan đến việc phân tích, đánh giá sự hài lòng của khách hàng và giải quyết mọi vấn đề có thể phát sinh. Duy trì liên lạc liên tục với khách hàng cũng rất quan trọng để xây dựng mối quan hệ lâu dài có thể dẫn đến việc kinh doanh lặp lại và tăng doanh thu.
Kinh nghiệm để sale B2B thành công
Hiểu biết sale B2B là gì thôi là chưa đủ, việc chốt sale thành công đòi hỏi kỹ năng thuyết phục, đàm phán và giao tiếp tuyệt vời và không phải nhân viên nào cũng làm được. TopCV sẽ bật mí cho các bạn các bí kíp sau:
- Sử dụng phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) giúp doanh nghiệp quản lý khách hàng tiềm năng và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ trong quá trình bán hàng.
- Trước khi bán hàng, hãy tập trung vào việc hiểu rõ nhu cầu của khách hàng bằng cách đặt câu hỏi chi tiết như khách hàng cần gì, hành vi của họ là gì, vì sao họ nên mua hàng,...
- Quan tâm đến hoạt động kinh doanh của khách hàng và gặp gỡ trực tiếp là cách tốt để xây dựng niềm tin và đóng góp vào sự thành công lâu dài của doanh nghiệp.
- Áp dụng phương pháp kích thích mua hàng bằng cách đưa ra ít nhất 3 gợi ý cho khách hàng, từ tùy chọn rẻ hơn đến tùy chọn đắt hơn. Chiến lược này kích thích người mua chọn các tùy chọn cao cấp, tăng chi phí và doanh thu cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Tìm hiểu về phần mềm quản lý công việc hiệu quả nhất hiện nay

4 lỗi sai cần tránh khi bán hàng cho B2B
Khi tư vấn bán hàng B2B, nhân viên kinh doanh sẽ dễ mắc phải một số lỗi sai khiến cho tỷ lệ chốt sale của bạn thấp đi, có thể là các lỗi sau:
- Chỉ tập trung bán hàng, không xây dựng mối quan hệ: Bạn thậm chí cần phải xây dựng mối quan hệ từ trước khi bán sản phẩm/dịch vụ để tăng tỷ lệ chốt sale thành công. Đồng thời, tập trung vào việc chỉ ra vấn đề đồng thời đưa giải pháp để đó chính là cách thuyết phục khách hàng tốt nhất.
- Chỉ tập trung vào tính năng và lợi ích sản phẩm: Thực tế, người mua chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng, tức sản phẩm đó giúp gì được cho bản thân khách hàng. Vì thế không nên quá chú trọng vào tính năng, lợi ích của sản phẩm mà không đáp ứng được vấn đề mà khách hàng đang quan tâm.
- Chỉ đưa ra một đề xuất duy nhất: Điều quan trọng khi chốt sale bạn cần nhớ là khách hàng luôn thích lựa chọn để chọn ra cái tốt nhất. Vì vậy, đừng quá "cứng nhắc" với một đề xuất duy nhất mà hãy chuẩn bị nhiều lựa chọn để tăng khả năng chốt deal.
- Vội vã giục khách hàng: Hãy luôn để khách hàng có đủ thời gian để xem xét và hiểu rõ về lý do họ còn do dự. Khi bạn thúc đẩy một cách quá mạnh và vội vã, đôi khi khách hàng có thể cảm thấy áp đặt, điều này có thể dẫn đến quyết định từ chối mua hàng.

Mô tả công việc của sale B2B
Công việc của một nhân viên bán hàng B2B bao gồm nhiều hoạt động như tìm kiếm, giữ chân và phát triển mối quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp. Cụ thể:
- Tiếp cận khách hàng tiềm năng.
- Nghiên cứu thị trường về khách hàng, doanh nghiệp và các đối thủ đang cạnh tranh.
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng.
- Tư vấn, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của công ty, cũng như đưa ra giá cả phù hợp cho khách hàng.
- Soạn thảo hợp đồng kinh doanh.
- Thuyết phục và đàm phán để đạt được hợp đồng với khách hàng.
- Đại diện cho công ty tham gia các sự kiện và triển lãm khi cần.
- Nhận thông tin về đơn đặt hàng, hợp tác với các bộ phận liên quan để triển khai giao hàng, thanh toán và quản lý công nợ.
- Hỗ trợ khách hàng trong quá trình vận chuyển và sử dụng sản phẩm.
- Lập báo cáo bán hàng để báo cáo cho cấp quản lý.
>>> Tìm việc làm sale B2B mới nhất tại TopCV!
Yêu cầu công việc đối với sale B2B
Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các tin sale B2B tuyển dụng trên thị trường việc làm hiện nay. Tuy nhiên, để làm việc tốt ở vị trí này, bạn cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Về chuyên môn, kinh nghiệm
Chuyên môn và kinh nghiệm luôn là các yếu tố được đề cập đến trong yêu cầu công việc vị trí sale B2B:
- Được đào tạo hoặc có chứng chỉ liên quan đến bán hàng là một lợi thế.
- Có thể có khả năng giao tiếp Tiếng Anh.
- Khả năng tin học văn phòng thành thạo.
- Có kinh nghiệm bán hàng B2B.
- Hiểu biết sâu sắc về kỹ thuật tiếp thị và đàm phán.
Về kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, kỹ năng là một yếu tố quan trọng để quyết định thành công của một nhân viên sale B2B:
- Kỹ năng giao tiếp tốt.
- Năng lực xây dựng và duy trì mối quan hệ khách hàng tốt.
- Kỹ năng tư vấn vững về sản phẩm và dịch vụ, có khả năng giải thích một cách rõ ràng và thuyết phục.
- Sử dụng thành thạo các công cụ CRM và các ứng dụng quản lý thông tin khách hàng.
- Khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả.
- Tinh thần sáng tạo và khả năng đề xuất các chiến lược bán hàng mới.
- Sự cam kết với việc nâng cao kỹ năng và hiệu suất cá nhân.

Mức lương của sale B2B là bao nhiêu?
Thông thường, mức lương của sale B2B sẽ phụ thuộc vào lương cứng + hoa hồng KPI, các phụ cấp và ưu đãi khác. Mục tiêu của chính sách lương này là để tạo động lực mạnh mẽ cho Sales B2B, đồng thời thúc đẩy tinh thần làm việc và sự cam kết đối với sự thành công của công ty.
Theo báo cáo Báo cáo Thị trường tuyển dụng 2022 & Nhu cầu tuyển dụng 2023 của TopCV, mức lương ở vị trí Sale Manager trong khoảng 30-60tr/tháng. Ở vị trí cấp nhân viên kinh doanh mức lương khoảng từ 10-18tr/ tháng.
>>> Tạo CV để ứng tuyển vào các việc làm sale B2B nhanh chóng!
6 xu hướng tuyển dụng Sale B2B tương lai
Các mô hình bán hàng B2B luôn không ngừng phát triển, đặc biệt là trong thời đại số hiện nay. Chính vì vậy cơ hội việc làm lĩnh vực Sale B2B là rất lớn. Dưới đây là một số xu hướng tuyển dụng B2B cho năm 2023 tại các vị trí như:
Chuyên viên phát triển đối tác B2B
Chuyên viên phát triển đối tác B2B thường làm các công việc cụ thể sau:
- Đàm phán và thương lượng với khách hàng về giá cả, hợp đồng, chốt đơn và hỗ trợ khách hàng;
- Chăm sóc khách hàng sau bán hàng, duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại;
- Tìm kiếm nguồn khách hàng mới và mở rộng phát triển quan hệ;
- Ghi chép thông tin thị trường và thông tin về đối thủ;
- Tham gia thực hiện các chương trình giới thiệu và tiếp thị sản phẩm;
- Đạt doanh số bán hàng theo tháng/quý/năm;
- Tuân thủ quy định và quy trình làm việc của công ty, đảm bảo tôn trọng đạo đức kinh doanh.
Chuyên viên tư vấn giải pháp nhân sự B2B
Vị trí này thường làm các công việc cụ thể sau:
- Lập kế hoạch và chiến lược để tiếp cận và hiểu nhu cầu Tuyển dụng của các công ty lớn, vừa, v.vv..
- Tham gia các hội nghị Doanh nghiệp, các sự kiện HR, workshop để xây dựng mạng lưới với doanh nghiệp và Phòng Nhân sự.
- Thiết kế và tư vấn các gói giải pháp tuyển dụng phù hợp, nhằm giải quyết vấn đề tuyển dụng của khách hàng.
- Lên đơn hàng và hoàn thiện các thủ tục cần thiết cho hoạt động bán hàng, kích hoạt dịch vụ.
- Xử lý và theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng, xuất hóa đơn cho khách hàng.
- Tiếp nhận và giải đáp thắc mắc, khiếu nại của khách hàng liên quan đến sản phẩm.
- Xây dựng kế hoạch duy trì mối quan hệ với khách hàng.
- Chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động kinh doanh theo tuần, tháng, quý, năm hoặc theo yêu cầu khác của cấp quản lý.
Nhân viên kinh doanh B2B
Vị trí này thường làm các công việc cụ thể sau:
- Thu thập thông tin khách hàng và thực hiện cuộc gọi để giới thiệu và tư vấn về sản phẩm của công ty.
- Khai thác và phân tích nhu cầu cũng như tình trạng kinh doanh hiện tại của khách hàng.
- Thực hiện demo sản phẩm, đề xuất các gói giải pháp và phương án, cũng như lên lộ trình thực hiện phù hợp với tình hình của doanh nghiệp.
- Đàm phán và thống nhất các điều khoản hợp tác như báo giá, hợp đồng, thanh toán, ...
- Chuyển thông tin và phối hợp với bộ phận Chăm sóc khách hàng để triển khai hệ thống cho khách hàng.
- Sản phẩm cung cấp bao gồm các phần mềm quản lý bán hàng như GoSell, GoFnB và phần mềm xuất khẩu hàng hóa GoExport.
Nhân viên chăm sóc khách hàng B2B
Vị trí này thường làm các công việc cụ thể sau:
- Liên hệ và tư vấn theo dõi thông tin của Khách hàng dựa trên dữ liệu sẵn có (đối tượng là quản lý cấp trung hoặc CEO của các Doanh nghiệp tại Việt Nam từ HBR Business School).
- Chăm sóc khách hàng cũ để chuyển đổi thêm hợp đồng.
- Mở rộng mạng lưới khách hàng doanh nghiệp thông qua kết nối.
- Hỗ trợ khách hàng trong quá trình tham gia các khóa học.
- Chăm sóc khách hàng trong suốt khóa học và giải đáp mọi thắc mắc của học viên.
Sales manager
Sales manager sẽ chịu trách nhiệm chính lên kế hoạch kinh doanh và quản lý đội nhóm, cụ thể:
- Chịu trách nhiệm về mục tiêu doanh thu bán hàng của đội và kênh đảm nhận.
- Quản lý đội sales và hướng dẫn họ đạt được mục tiêu bán hàng.
- Lập dự báo doanh số hàng tháng, hàng quý cho các Khách hàng quan trọng.
- Triển khai kế hoạch bán hàng trong kênh đang chịu trách nhiệm từ công ty.
- Huấn luyện và đào tạo kỹ năng cho đội bán hàng.
- Tham gia xây dựng KPIs kinh doanh.
- Hợp tác với ngành hàng để tối ưu hóa sản phẩm và Marketing để triển khai chiến dịch bán hàng một cách hiệu quả.
- Theo dõi và phân tích các chỉ số kinh doanh để điều chỉnh và tối ưu hóa.
- Đánh giá chất lượng khách hàng, phê duyệt và đề xuất các phương án phù hợp cho từng nhóm khách.
- Quản lý công nợ và các khoản phải thu để đảm bảo thu hồi nợ hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.

Để tìm kiếm các tin tức sale B2B tuyển dụng hoặc các việc làm nhân viên kinh doanh B2B tại Hà Nội, Hồ Chí Minh hoặc bất kỳ tỉnh thành nào trên cả nước, hãy truy cập ngay vào website TopCV.vn. TopCV là nền tảng công nghệ tuyển dụng hàng đầu hiện nay là nơi kết nối 2.000.000+ việc làm giúp kết nối hàng nghìn ứng viên với những cơ hội việc làm hấp dẫn từ 540.000+ doanh nghiệp uy tín. Ngoài ra, TopCV cũng cung cấp các mẫu CV đa dạng ngôn ngữ và phong cách thiết kế. Bạn có thể truy cập vào mục Mẫu CV tại TopCV để tạo ra những bản CV chuyên nghiệp nhất, giúp bạn có thể vượt qua được vòng hồ sơ của nhà tuyển dụng.
Xem thêm: 4 bước tạo CV online chuyên nghiệp, nhanh chóng trên TopCV
Hiểu rõ Sale B2B là gì và các đặc điểm chi tiết không chỉ giúp tăng cường hiệu suất bán hàng mà còn giúp xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và lâu dài với khách hàng. Đặc biệt, những ứng viên hiểu cặn kẽ về ngành, về mô hình kinh doanh sớm sẽ xây dựng được hướng đi trong tương lai một cách rõ ràng. Hãy truy cập ngay vào TopCV để tìm kiếm việc làm nhanh chóng, tiếp thêm lợi thế cho hành trình sự nghiệp.