Con đường trở thành Kỹ sư lập trình nhúng bắt đầu từ vị trí thực tập sinh. Trong quá trình thực tập, bạn cần phải làm tốt những công việc được giao, không ngừng quan sát và học hỏi để trau dồi thêm kinh nghiệm lập trình. Vậy bạn có biết thực tập sinh nhúng làm công việc gì và yêu cầu kỹ năng ở một thực tập sinh nhúng ra sao? Cùng TopCV tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Tổng quan về ngành Lập trình nhúng
Ngành Lập trình nhúng đang có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Thu nhập của nhân sự trong ngành này cũng được đánh giá là cao hơn so với nhiều ngành khác.
Làn sóng đầu tư từ nước ngoài mang đến nhiều cơ hội và cả những thách thức không hề nhỏ cho thị trường IT Việt Nam. Nhu cầu nhân lực trong ngành tăng mạnh, đặc biệt là nhu cầu tuyển dụng Kỹ sư lập trình nhúng.
Tuy vậy, nguồn cung nhân lực lập trình nói chung và lập trình nhúng nói riêng vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu thực tế. Đáng chú ý, rất nhiều sinh viên sau khi ra trường chưa thể đáp ứng được yêu cầu của các công ty và phải đào tạo lại.
Trong bối cảnh cung không đủ cầu, hầu hết các công ty đều đẩy mạnh chiến dịch tuyển dụng thực tập sinh nhúng, chấp nhận đào tạo để bổ sung thêm nguồn nhân lực chất lượng.
Thực tập sinh nhúng là gì?
Thực tập sinh nhúng là người đang thực tập và học hỏi kinh nghiệm tại các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ nhúng, bao gồm cả việc phát triển phần mềm và phần cứng cho các hệ thống nhúng.
Vị trí này được xem là “bước đệm” để theo đuổi nghề Lập trình nhúng. Giai đoạn làm thực tập sinh nhúng sẽ giúp bạn học hỏi thêm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trước khi thăng tiến đến những vị trí cao hơn trong lĩnh vực công nghệ nhúng.
Thực tập sinh nhúng làm việc tại phòng ban/bộ phận lập trình trong các công ty công nghệ hay tập đoàn lớn. Họ sẽ làm việc dưới sự quản lý của trưởng phòng hoặc trưởng bộ phận. Mỗi thực tập sinh nhúng sẽ được hướng dẫn bởi một lập trình viên.
Thông thường, vị trí Thực tập sinh nhúng sẽ tuyển dụng sinh viên năm cuối hoặc những người theo học lập trình nhúng nhưng chưa có kinh nghiệm. Đôi khi những người chuyển từ ngành nghề khác sang lĩnh vực lập trình nhúng cũng có thể ứng tuyển vào vị trí này.
>>> Xem thêm: Embedded Software Engineer là gì? Mô tả công việc và mức thu nhập
Mô tả công việc của thực tập sinh nhúng
Do còn hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức, Thực tập sinh nhúng sẽ chưa được trực tiếp triển khai các hoạt động của một dự án cụ thể. Công việc chủ yếu của Thực tập sinh nhúng là hỗ trợ kỹ sư nhúng thực hiện các đầu việc liên quan như:
- Hỗ trợ việc phát triển và kiểm tra phần mềm: Thực tập sinh nhúng có thể được giao nhiệm vụ hỗ trợ viết một phần code hoặc kiểm tra hoạt động của phần mềm. Họ cần đảm bảo rằng phần mềm thỏa mãn các yêu cầu cho trước và hoạt động một cách ổn định.
- Hỗ trợ việc xử lý lỗi và debug: Thực tập sinh nhúng cũng có thể được giao nhiệm vụ kiểm tra và xác định lỗi trong phần cứng hoặc phần mềm. Tùy thuộc vào mức độ lỗi khó hay dễ, họ cũng có thể được hướng dẫn để đảm nhiệm luôn phần việc xử lý lỗi và debug.
- Hỗ trợ quá trình phân tích, thiết kế và lựa chọn giải pháp cho hệ thống nhúng: Nếu đã có một số kinh nghiệm nhất định, thực tập sinh nhúng có thể được đào tạo hoặc phân công hỗ trợ cho lập trình viên trong quá trình nghiên cứu, đánh giá các giải thuật công nghệ và ngôn ngữ lập trình sử dụng trong hệ thống.
- Báo cáo: Viết báo cáo hoặc hỗ trợ một phần báo cáo và tài liệu kỹ thuật phục vụ cho việc nghiên cứu.
Ngoài ra, thực tập sinh nhúng có thể được giao cho một số nhiệm vụ khác theo đặc thù của từng dự án họ được tham gia dưới vai trò hỗ trợ. Thực tập sinh nhúng càng được tiếp xúc với nhiều đầu việc thì càng có thêm cơ hội học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, kiến thức và cải thiện kỹ năng.
Thực tập sinh nhúng có được trả lương không?
Có không ít các bạn băn khoăn về mức lương của thực tập sinh nhúng. Thông thường các công ty sẽ hỗ trợ một khoản lương cứng cho vị trí Thực tập sinh. Cũng có những công ty chỉ hỗ trợ một số khoản phụ cấp như: Chi phí ăn uống, chi phí đi lại, v.v..
Mức lương cứng cho thực tập sinh nhúng có thể khác nhau tùy thuộc vào thị trường việc làm, tình hình kinh doanh của mỗi công ty cũng như kinh nghiệm và năng lực của từng bạn sẽ có mức lương khác nhau.
Tuy nhiên, bạn không nên quá đặt nặng vấn đề lương thưởng khi ứng tuyển vị trí thực tập sinh nhúng, bởi quá trình thực tập sẽ giúp bạn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thực tế và xây dựng các mối quan hệ để tiến đến vị trí kỹ sư nhúng trong tương lai.
Những kỹ năng cần có ở một thực tập sinh nhúng
Quá trình thực tập không chỉ giúp bạn tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng mà còn hỗ trợ bạn xác định rõ ràng hơn con đường nghề nghiệp mà mình sẽ theo đuổi trong tương lai. Vậy thực tập sinh nhúng cần có những kỹ năng gì để thể hiện tốt trong thời gian thực tập?
Kỹ năng chuyên môn
Kiến thức về ngôn ngữ lập trình
Nắm vững kiến thức về ngôn ngữ lập trình là yêu cầu cơ bản nhất và cũng là yêu cầu bắt buộc đối với thực tập sinh nhúng. Trong ngành CNTT nói chung, ngôn ngữ C là ngôn ngữ lập trình cơ bản nhất.
Ngoài ra, để làm việc trong lĩnh vực lập trình nhúng, bạn cần học tập thêm kiến thức về các ngôn ngữ lập trình khác như: C, C++, Python, Java, JavaScript, Go, Lua, Assembly, Rust hoặc Swift, v.vv.. Thực tập sinh nhúng cần hiểu rõ cách thức vận hành và thành thạo kỹ năng viết code sử dụng các ngôn ngữ lập trình này.
Kiến thức về hệ thống nhúng và IoT
Bên cạnh kiến thức về ngôn ngữ lập trình, thực tập sinh nhúng cũng cần có thêm kiến thức về hệ thống nhúng và IoT.
Bạn cần nắm vững cách thức hoạt động của hệ thống nhúng, biết cách làm việc với vi xử lý, vi điều khiển, và các linh kiện nhúng khác. Thêm vào đó, bạn cũng cần nghiên cứu về cách thức vi điều khiển tương tác với các thiết bị ngoại vi trong hệ thống IoT.
IoT – hay Internet of Things (Internet vạn vật) – là tên gọi của mạng lưới các thiết bị kết nối internet. Thống kê của Gartner trong năm 2020 cho thấy có khoảng 20 tỷ thiết bị sử dụng IoT và con số này đang không ngừng tăng lên. Có thể nói lập trình nhúng và IoT đang là xu hướng phát triển của tương lai.
Kiến thức về lập trình phần mềm
Lập trình phần mềm bao gồm các công việc thiết kế, phát triển và kiểm thử. Kiến thức nền tảng về lập trình phần mềm rất rộng, bao gồm:
- Kiến thức về ngôn ngữ lập trình và framework, đặc biệt là các ngôn ngữ lập trình đa nền tảng
- Các giao thức giao tiếp như: SPI, I2C, UART, v.vv..
- Các nền tảng điện toán đám mây như: AWS, Azure, Google Cloud, v.vv..
- Kiến thức về điện tử số và analog
- Kiến thức về hệ điều hành thời gian thực (RTOS)
- Kiến thức về xử lý tín hiệu và hình ảnh
- …
Kiến thức cơ bản trong ngành CNTT
Ngoài kiến thức về ngôn ngữ lập trình, IoT và hệ thống nhúng, thực tập sinh nhúng cũng cần nắm vững những kiến thức cơ bản khác trong ngành CNTT, bao gồm:
- Hệ thống máy tính: Bạn nên dành thời gian để nghiên cứu về cấu trúc hệ điều hành, kiến trúc máy tính, cách xây dựng một hệ thống, command line và shell script có trên Linux, v.vv... Đây là những kiến thức nền tảng và cơ bản nhất, giúp bạn có cơ sở để tiếp cận và lý giải những kiến thức chuyên sâu hơn trong ngành CNTT.
- Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Thông thạo kỹ năng viết code, test và fix bug, viết driver device, kiến thức về giao tiếp ngoại vi, v.vv..
- Cơ sở dữ liệu: Nắm vững kiến thức về quản lý và truy vấn cơ sở dữ liệu, bao gồm SQL và các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như: MySQL, PostgreSQL, SQLite, MariaDB, v.vv..
- Phát triển web: Bao gồm kiến thức về CSS, HTML và các framework như: Vue.js, React, Angular, v.vv..
- Bảo mật thông tin: Kiến thức cơ bản về bảo mật thông tin, các biện pháp bảo vệ dữ liệu và ứng dụng.
- Trí tuệ nhân tạo và machine learning: Đây là xu hướng phát triển tất yêu trong tương lai, do đó bạn cần trang bị cho mình những kiến thức này để bắt kịp những thay đổi của thời đại.
- Khoa học dữ liệu: Bao gồm việc khai phá, quản trị và phân tích dữ liệu. Khoa học dữ liệu cần thiết và có tính ứng dụng rất cao.
- Phát triển phần mềm và quản lý dự án phần mềm: Bao gồm kiến thức về lập trình, kiểm thử và triển khai phần mềm, quản trị dự án, v.v..
- …
Ngoài ra, bạn cần học thêm tiếng Anh để có thể đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành và phục vụ cho công việc.
>>> Xem thêm: Lập trình nhúng Embedded Engineer cần những gì để thành công trong nghề?
Một số kỹ năng mềm cần thiết
Song song với những kỹ năng và kiến thức chuyên môn, thực tập sinh nhúng cũng cần trang bị cho mình một số kỹ năng mềm cần thiết, bao gồm:
- Kỹ năng lắng nghe và quan sát: Môi trường công sở khác biệt hoàn toàn so với môi trường đại học. Do đó, bạn cần chủ động lắng nghe, quan sát và tự học hỏi.
- Hãy học hỏi cách đồng nghiệp trong công ty sắp xếp công việc, cách họ đặt ra mục tiêu và cách họ xử lý các mối quan hệ. Hãy nhớ rằng đồng nghiệp của bạn cũng có công việc cần hoàn thành và họ không thể dành hết thời gian để hướng dẫn bạn.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Đây là kỹ năng quan trọng và rất cần thiết mà mọi thực tập sinh cần nắm vững. Thông thường làm việc nhóm là điểm yếu của các bạn sinh viên và cũng chính là rào cản khiến bạn bỏ lỡ cơ hội học hỏi, giao lưu và xây dựng các mối quan hệ.
- Kỹ năng ứng phó với sự căng thẳng: Chắc chắn bạn sẽ có cảm giác bị “ngợp” khi kiến thức và kỹ năng được đào tạo trong trường đại học là chưa đủ để phục vụ cho công việc. Bạn cần học cách sắp xếp công việc và thích nghi với sự căng thẳng để giữ được động lực hoàn thành kỳ thực tập.
- Kỹ năng tự đánh giá bản thân: Bạn cần biết mình đã làm tốt những gì, đã mắc những sai lầm nào và mình cần cải thiện ở đâu. Bạn cũng có thể tham khảo đánh giá từ đồng nghiệp và cấp trên để hoàn thiện bản thân.
Tìm việc làm thực tập sinh nhúng ở đâu?
Hiện nay việc làm Thực tập sinh nhúng được nhiều doanh nghiệp, công ty tuyển dụng. Bạn có thể tìm kiếm tin tuyển dụng trong hội nhóm về CNTT của các trường Đại học hoặc các nền tảng mạng xã hội, trang web tuyển dụng về việc làm IT.
Một trong những trang web giúp bạn tiếp cận nhanh các tin tức việc làm là TopCV.vn - nền tảng công nghệ tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam. Bằng việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo, TopCV luôn cập nhật liên tục các tin tức việc làm mới nhất trên toàn quốc.
Dù bạn là người có kinh nghiệm hay sinh viên muốn tìm việc làm thực tập sinh đều có thể tìm kiếm và liên hệ nhanh chóng với nhà tuyển dụng thông qua TopCV.
Đặc biệt, TOPCV cho phép ứng viên tạo CV trực tuyến miễn phí và ứng tuyển online nhanh chóng, từ đó tìm kiếm được công việc phù hợp với năng lực của bản thân. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm Thực tập sinh nhúng, đừng bỏ qua TopCV nhé!
Như vậy chúng tôi vừa chia sẻ các thông tin chi tiết về Thực tập sinh nhúng, mô tả công việc chi tiết cũng như những kỹ năng mà nhân sự vị trí này cần có. Hy vọng với bài viết này, bạn đã hiểu rõ về Thực tập sinh nhúng - một vị trí không yêu cầu quá cao về kinh nghiệm làm việc hoặc kiến thức chuyên môn nhưng lại mang đến cơ hội giúp bạn có những trải nghiệm thực tế để trau dồi kỹ năng, từ đó tiến gần hơn đến vị trí kỹ sư nhúng trong tương lai. Bạn hãy nỗ lực và chăm chỉ học hỏi thật nhiều trong quá trình làm việc tại vị trí Thực tập sinh nhúng nhé. Chúc các bạn thành công!