Trong thời đại công nghệ số, Embedded Engineer hay Embedded Software Engineer được đánh giá là nghề hot, hứa hẹn đầy triển vọng trong năm 2023 và cả ở tương lai. Trước ngưỡng cửa nghề nghiệp, vậy muốn trở thành lập trình nhúng Embedded Engineer cần những gì? Đọc ngay bài viết dưới đây của TopCV để nắm rõ Embedded Software Engineer là gì và lộ trình của nghề lập trình nhúng cần học gì?
Embedded Software Engineer là gì?
Trước khi khám phá lập trình nhúng Embedded Engineer cần những gì, chúng ta nên hiểu rõ Embedded Software Engineer là gì.
Embedded Software Engineer là những người trực tiếp làm việc, phát triển phần mềm nhúng. Đây còn là các lập trình viên, kỹ sư phát triển các phần mềm nhúng như application (website, desktop hay mobile app), firmware, OS (hệ điều hành), driver.
Embedded Software là một phần nhỏ của Embedded Systems, hay còn gọi là Hệ thống nhúng. Mục đích lập trình nhúng được phát triển nhằm sử dụng đa số cho các bài toán chuyên môn trong các lĩnh vực như công nghiệp tự động hóa, máy móc công nghiệp, nông nghiệp, y tế, ô tô, máy bay, đồ điện tử,…
Công việc của một lập trình nhúng khá đa dạng với các nhiệm vụ cơ bản:
- Viết và test code, tạo bản requirement và document cho sản phẩm nhúng
- Phối hợp phát triển các phần mềm ở đa dạng các nền tảng: website, desktop, mobile app, OS, firmware, driver...
- Phân tích và lựa chọn giải pháp hợp lý cho toàn bộ hệ thống nhúng
- Nghiên cứu và phát triển các thuật toán điều khiển bộ chuyển đổi nguồn
- Viết và lập trình Firmware
>>> Xem thêm: Lập trình viên là gì? Những kỹ năng cần có ở một lập trình viên
Lập trình nhúng Embedded Engineer cần những gì?
Từ khái niệm Embedded Software Engineer là gì, ắt hẳn nhiều người đặt ra câu hỏi: “Muốn trở thành lập trình nhúng Embedded Engineer cần những gì?”
Là ngành nghề khó nên nếu muốn dấn thân vào, ứng viên cần có bằng cấp, trang bị tốt các kiến thức về ngôn ngữ, ứng dụng cơ bản nhằm tìm ra cho mình ngôn ngữ lập trình phù hợp nhất để học lập trình nhúng. Không chỉ vậy, ứng viên bắt buộc phải dung nạp đầy đủ các kiến thức cần có và bắt buộc cũng như kỹ năng mềm.
Ngôn ngữ, ứng dụng cần biết
Ngôn ngữ C++
C++ là ngôn ngữ lập trình được phát triển trên nền tảng của ngôn ngữ lập trình C. Với câu hỏi "Lập trình nhúng Embedded Engineer cần những gì", đây được xem là ngôn ngữ lập trình quan trọng nhất khi theo đuổi nghề.
Lập trình nhúng và Iot
Iot (Internet of Things) là mạng lưới thiết bị kết nối internet. Nó là một trong những xu hướng phát triển hiện nay nên cần luôn theo dõi, cập nhật kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Lập trình nhúng embedded
Nền tảng có vai trò phát triển phần mềm cho các sản phẩm nhúng trên application, firmware, OS, driver,… một cách dễ dàng hơn.
Ngoài ra, một số ngôn ngữ thường xuất hiện trong hệ thống nhúng như Python, Arduino, Linux,.. Mỗi ngôn ngữ lập trình sẽ có ưu, nhược điểm khác nhau. Tùy vào sở thích và khả năng của ứng viên để lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp nhất.
>>> Xem thêm: Lập trình nhúng là gì? Học lập trình nhúng ra trường làm gì?
Kiến thức cơ bản
Từ câu hỏi "Lập trình nhúng cần học gì”, ứng viên muốn trở thành Embedded Engineer chuyên nghiệp cần nắm chắc các kiến thức cơ bản cần thiết sau:
- Học lập trình C: Cần học tốt, đạt mức thành thạo bởi đây được xem là ngôn ngữ quan trọng nhất trong lập trình nhúng và để trở thành lập trình nhúng Embedded Engineer.
- Tiếng anh: Ở mức khá để có thể đọc và hiểu được các tài liệu chuyên ngành
- Hệ điều hành: Cài đặt và làm quen với hệ điều hành linux. Dành thời gian tìm hiểu về shell script và command line có trên linux. Bên cạnh đó, bổ sung những kiến thức cơ bản về lập trình, cấu trúc hệ điều hành, kiến trúc máy tính... Ứng viên còn cần rèn luyện cách build về hệ thống nhúng một cách tốt nhất.
- Kiến thức điện tử: Dành thời gian tìm hiểu và phân tích các kiến thức về logic, vi điều khiển, vi xử lý, ADC, TIMER, INTERRUPT,...
- Các loại giao tiếp (Protocol): Nghiên cứu kiến thức về các loại cơ bản như SPI, UART, I2C,… hay là các loại nâng cao như USB, MOST, SATA,..
- Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Là một lập trình nhúng cần học cách viết và test code, viết device driver để tạo ra quá trình giao tiếp với các ngoại vi.
- Memory: NOR, NAND, SRAM, DRAM,…
- Ngoài ra, học cách trực tiếp, xây dựng, phát triển và vận hành ứng dụng
Kiến thức chuyên ngành bắt buộc
Ở phần kiến thức chuyên ngành bắt buộc, ứng viên sẽ học về 3 mục chính đó chính các kiến thức về Embedded Software, Embedded Hardware và IoT.
Kiến thức về Embedded Software
- Lập trình ứng dụng: Lập trình C, C++, Java hay những ngôn ngữ lập trình khác cũng rất hữu dụng.
- Lập trình device driver: Sử dụng ngôn ngữ C
- Lập trình android, lập trình website
- Nắm rõ về Python, Perl trong lập trình
- Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
- Xây dựng môi trường: Sử dụng tốt Cmake, Makefile
Kiến thức Embedded Hardware
- Thiết kế PCB: Allegro hay Altium
- Design schematic: Xây dựng kiến thức điện tử tốt
- Test board: Hiểu rõ và biết cách sử dụng test board
- Review, đánh giá và lựa chọn linh kiện cho dự án sao cho tối ưu
- Biết cách sử dụng các dụng cụ máy đo
- Kĩ năng hàn mạch, sửa mạch
Kiến thức về IoT
- Networking: Nắm vững các kiến thức quan trọng khi làm IoT như: IP, Wifi, TCP/IP protocol, Bluetooth, Zigbee, Cellular, RF,…
- WebServer: Biết cách thức hoạt động của Webserver, cách “ra lệnh” cho phần cứng làm việc từ internet (CGI, Java, Javascript,…), lập trình andoid và website.
- Cloud: Trang bị kiến thức về cách điều khiển các thiết bị từ xa đồng thời biết thêm cách quản lý từ xa.
- Tìm hiểu về các cách thức bảo mật trên các thiết bị IoT
Ngoài ra, một số kiến thức khác cũng giúp ứng viên trở thành một kỹ sư Embedded thành công:
- Phát triển trình điều khiển thiết bị và giao diện phần cứng và phần mềm
- Tối ưu hóa trong ngôn ngữ bậc thấp
- Quản lý cấu hình phần mềm với các công cụ như Perforce, SVN, Git
- Quản lý dự án và vòng đời phát triển sản phẩm
- Kỹ năng đọc sơ đồ điện tử, nhanh nhạy nhận biết các vấn đề phát sinh
Học lập trình nhúng Embedded Engineer ở đâu?
Bằng cấp cũng là một điểm cộng cho ứng viên trước vấn đề lập trình nhúng Embedded Engineer cần những gì?
Việc học tập tại các trường Đại học theo ngành Công nghệ thông tin hoặc ngành Lập trình phần mềm là con đường chính quy để trở thành Embedded Engineer.
Một số trường đại học đào tạo chuyên ngành Công nghệ thông tin hiện nay:
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Học viện Kỹ thuật Quân sự
- Đại học Công nghệ - Đại học quốc gia Hà Nội
- Đại học Công nghệ thông tin – Đại học quốc gia TP.HCM
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Đại học FPT
Sự kiên trì và nỗ lực còn cần được thể hiện bằng việc tự học thông qua các khóa học lập trình nhằm xây dựng khối lượng kiến thức vững chắc. Các cơ sở đào tạo, học viện cũng giúp mang lại kiến thức chuyên sâu, rõ ràng và được rèn luyện nhiều hơn ở mặt thực hành.
Kỹ năng mềm cần phải có
Khả năng đọc hiểu lỗi thông báo
Khi làm việc liên tục với một hệ thống nhúng khổng lồ, ứng viên bắt buộc phải "thấu hiểu" các vấn đề, lỗi chương trình phát sinh. Kỹ năng đọc hiểu lỗi thông báo rất cần thiết để giúp Embedded Engineer nhanh chóng tìm ra cách sửa chữa và bảo trì nhanh nhất.
Kỹ năng về an toàn bảo mật
Các lỗ hổng bảo mật luôn có khả năng tạo ra “điểm chết”. Vì vậy, một người kỹ sư chuyên nghiệp luôn tôn trọng việc an toàn bảo mật, các biện pháp an ninh mạng nhằm khẳng định giá trị trước nhà quản lý.
Kỹ năng thuyết trình
Đây là một kỹ năng mềm quan trọng. Điều này giúp lập trình nhúng dễ dàng truyền đạt vấn đề một cách ngắn gọn, đơn giản cho khách hàng hoặc các phòng ban, cấp trên hiểu được.
Khả năng giao tiếp, làm việc nhóm
Embedded Engineer là công việc cần có sự phối hợp của nhiều người. Vì vậy, ứng viên cần rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, quản lý dự án để có thể cùng nhau hợp tác và phát triển sản phẩm. Sự trao đổi còn giúp khơi dậy những sáng tạo và đổi mới.
Cơ hội và thách thức khi theo đuổi nghề Embedded Engineer
Ngoài các thông tin lập trình nhúng Embedded Engineer cần những gì, ứng viên còn cần hiểu rõ hơn về cơ hội và thách thức của nghề để có bước đi đúng đắn cho sự nghiệp.
Cơ hội
- Việc làm đa dạng: Hiện nay, ngành lập trình có cơ hội việc làm rộng mở. Ứng viên có thể đảm nhiệm công việc là một developer và phát triển thành lập trình viên giỏi hoặc trở thành nhà thiết kế bo mạch. Ngoài ra, nếu muốn phát triển theo hướng IoT hoặc làm hệ thống đều được.
- Mức lương hấp dẫn: So với mặt bằng chung trên thị trường, mức thu nhập của Embedded Engineer được đánh giá tương đối cao. Lương Embedded Software Engineer trung bình từ 20 -25 triệu/tháng cho người đã có kinh nghiệm. Với người ít kinh nghiệm, mức lương dao động từ 15 -20 triệu/tháng.
- Xu thế phát triển tương lai: Nghề lập trình nhúng gần như không thể bị lỗi thời bởi công nghệ luôn đổi mới từng ngày.
Thách thức
- Kiến thức khó: Kiến thức lập trình nhúng được đánh giá phức tạp bởi ngoài kiến thức lập trình còn cần học thêm các kiến thức về phần cứng, IoT,… Điều này đòi hỏi tinh thần tự học và quyết tâm rất cao.
- Tốn chi phí thực hành: Bên cạnh việc tự học, công việc này còn cần thực hành với phần cứng, các loại cảm biến và một số thiết bị khác để hỗ trợ công việc. Điều này gây tốn kém chi phí trong quá trình theo đuổi.
- Áp lực công việc: Ngoài khối kiến thức đồ sộ về phần cứng, phần mềm, Iot, hệ điều hành… còn rất nhiều các tình huống phát sinh khi xử lý thông báo trên hệ thống. Các Embedded Software Engineer không tránh khỏi căng thẳng, sức ép trong công việc.
Tìm việc làm Embedded Engineer ở đâu?
Phần lớn các công ty IT ở Việt Nam hiện tại đều theo hướng outsourcing, ngành Embedded Engineer càng trở nên cần thiết mang đến các cơ hội việc làm hấp dẫn cho ứng viên đam mê vị trí này. Bên cạnh chuẩn bị bằng cấp, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cho lập trình nhúng Embedded Engineer cần những gì, ứng viên cần biết đến địa chỉ tìm việc làm lập trình nhúng nhúng chất lượng.
TopCV là một trong những địa chỉ tìm kiếm việc làm hàng hiện nay với hàng loạt công việc chất lượng tới từ các công ty, doanh nghiệp uy tín trong và ngoài nước. Với hàng ngàn đầu việc trên tất cả mọi lĩnh vực nghề nghiệp được cập nhật liên tục mỗi ngày, ứng viên không khó để lựa chọn cho mình việc làm Embedded Engineer.
Bên cạnh đó, TopCV sở hữu công cụ hỗ trợ tạo CV online, sẽ cung cấp cho các ứng viên nhiều mẫu CV chuyên nghiệp, đẹp mắt và miễn phí. Chỉ cần truy cập vào TopCV và chọn “Mẫu CV”, ứng viên dễ dàng truy cập vào kho CV khổng lồ, tham khảo các mẫu CV lập trình viên đẹp mắt và bắt đầu tự thiết kế CV nhanh chóng – dễ dàng - đúng mục đích.
Tạm kết
Trên đây là bài chia sẻ kinh nghiệm về "Lập trình nhúng Embedded Engineer cần những gì? 100+ điều quan trọng về nghề ‘hot’ năm 2023". Dù là một ngành nghề khó nhưng không thể phủ nhận cơ hội việc làm, mức lương hấp dẫn của vị trí này. Để sớm gặt hái thành công với nghề lập trình nhúng, hãy truy cập vào TopCV để tiếp cận nhiều công việc thú vị nhé.