Để trở thành chuyên viên tài chính cấp cao, bạn sẽ phải bắt đầu ở vị trí thực tập sinh, dần dần thăng tiến tới các vị trí khác. Vậy thực tập sinh tài chính là gì? Thực tập sinh tài chính làm gì? Sinh viên tài chính nên thực tập ở đâu? Nếu bạn đang tâm đến những vấn đề này thì hãy dành ít phút đọc ngay bài viết dưới đây của TopCV.
Tổng quan về ngành tài chính
Theo Thời báo Ngân hàng, trong năm 2022, ngành tài chính Việt Nam đã và đang chịu nhiều tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới và xung đột giữa Nga - Ukraine. Đứng trước bối cảnh thị trường tài chính suy thoái, ngân hàng nhà nước đã tăng lãi suất điều hành, can thiệp thị trường ngoại hối, v.vv.. để giảm áp lực giá và kiểm soát lạm phát. Nhờ đó, thị trường tài chính Việt Nam đã bắt đầu ổn định trở lại.
Tuy nhiên, khi bước sang năm 2023, nền kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng chậm lại (5,5% - 6%). Bên cạnh đó, lạm phát có thể sẽ cao hơn từ 4% - 4,5% so với năm 2022. Nguyên nhân là do chịu sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, đặc biệt là sự cố sụp đổ của các ngân hàng Mỹ và Thụy Sĩ.
Trước tình hình này, ngân hàng nhà nước đã chủ động hỗ trợ thanh khoản cho khu vực ngân hàng, đồng thời hạ dần mặt bằng lãi suất, chống lạm phát. Một chính sách tài khóa quy mô lớn đang được triển khai, tập trung khuyến khích phân bổ đầu tư công, duy trì một số biện pháp giảm, hoãn, giảm thuế có lợi cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Nhìn chung, ngành tài chính Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Đặc biệt, Việt Nam hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn của “nguồn vốn xanh” quốc tế.

>>> Xem thêm: Cẩm nang xin việc ngành tài chính ngân hàng
Thực tập sinh tài chính là gì?
Thực tập sinh tài chính là người tham gia vào chương trình thực tập tại một tổ chức, công ty hoặc ngân hàng trong lĩnh vực tài chính. Thực tập sinh tài chính thường là sinh viên mới tốt nghiệp, đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học.
Sinh viên ngành tài chính có thể thực tập ở nhiều bộ phận khác nhau, bao gồm: tài chính doanh nghiệp, tài chính ngân hàng, quản lý tài sản, quản lý rủi ro, tư vấn tài chính hoặc nghiên cứu thị trường tài chính.
Thực tập tài chính là một cơ hội tuyệt vời để sinh viên xây dựng kỹ năng, mở rộng mạng lưới quan hệ và có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành tài chính. Đồng thời, quá trình thực tập sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xin việc sau này trong ngành tài chính.

>>> Xem thêm: Chuyên viên tài chính và những thông tin cần biết về vị trí này
Mô tả công việc thực tập sinh tài chính
Công việc của một thực tập sinh tài chính có thể thay đổi tùy thuộc vào tổ chức hoặc doanh nghiệp mà họ thực tập. Dưới đây là mô tả tổng quan về công việc của thực tập sinh tài chính:
- Nghiên cứu và phân tích dữ liệu: Thực tập sinh tài chính sẽ được yêu cầu nghiên cứu và phân tích các dữ liệu tài chính liên quan đến doanh nghiệp hoặc thị trường tài chính. Điều này có thể bao gồm việc thu thập và xử lý dữ liệu tài chính, thực hiện các phân tích cơ bản và trình bày kết quả.
- Hỗ trợ đánh giá rủi ro và quản lý danh mục: Thực tập sinh có thể tham gia vào quá trình đánh giá rủi ro và quản lý danh mục đầu tư, bao gồm: đánh giá các loại tài sản, xác định tiềm năng sinh lời và rủi ro, hỗ trợ xây dựng và theo dõi danh mục đầu tư.
- Hỗ trợ trong công việc giao dịch và tư vấn tài chính: Thực tập sinh có thể được tham gia vào các hoạt động giao dịch tài chính, như là hỗ trợ cho các chuyên gia tài chính trong việc thực hiện các giao dịch, xử lý giấy tờ liên quan và nắm bắt các quy trình giao dịch.
- Đóng góp vào các dự án và báo cáo tài chính: Thực tập sinh tài chính thường được yêu cầu hỗ trợ trong việc chuẩn bị báo cáo tài chính, báo cáo nghiên cứu và các dự án tài chính khác. Họ có thể tham gia vào việc thu thập thông tin, trình bày dữ liệu và hỗ trợ viết báo cáo.
- Hỗ trợ trong công việc quản lý tài chính doanh nghiệp: Thực tập sinh có thể được giao nhiệm vụ hỗ trợ các bộ phận tài chính của doanh nghiệp, như: quản lý dòng tiền, xử lý thanh toán và hóa đơn, tham gia vào quá trình lập kế hoạch tài chính.

Yêu cầu công việc và phúc lợi đối với TTS tài chính
Yêu cầu công việc
- Học vấn: Thực tập sinh tài chính phải là sinh viên năm cuối hoặc đã tốt nghiệp các chuyên ngành tài chính, kế toán, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh hoặc các chuyên ngành tương tự.
- Kiến thức về tài chính: Cần có kiến thức cơ bản về các khái niệm tài chính, các nguyên tắc kế toán và quản lý tài chính.
- Kỹ năng phân tích số liệu: Thực tập sinh tài chính cần có khả năng phân tích dữ liệu và xử lý số liệu cũng như sử dụng các công cụ phân tích tài chính phổ biến.
- Kỹ năng giao tiếp: Yêu cầu khả năng giao tiếp rõ ràng và hiệu quả, vì tình chất công việc phải thường xuyên tiếp xúc với đồng nghiệp và khách hàng.
- Kỹ năng sử dụng phần mềm: Nắm vững các phần mềm và công cụ tài chính, như Microsoft Excel hoặc các hệ thống quản lý danh mục.

>>> Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp là gì? 07 cách cải thiện khả năng giao tiếp hiệu quả
Phúc lợi
- Học hỏi và đào tạo: Thực tập sinh tài chính sẽ có cơ hội học hỏi từ các chuyên gia tài chính.
- Hỗ trợ và hướng dẫn: Thực tập sinh thường được hỗ trợ và hướng dẫn bởi những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, giúp họ phát triển kỹ năng và hiểu rõ hơn về công việc của bản thân.
- Cơ hội tiếp cận công việc thực tế: Trong quá trình thực tập, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận và tham gia vào các hoạt động thực tế trong lĩnh vực tài chính, giúp bạn tích lũy kinh nghiệm và xây dựng mạng lưới mối quan hệ.
- Thù lao và phúc lợi: Một số tổ chức hoặc doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ lương đối với thực tập sinh hoặc các phúc lợi khác như bảo hiểm sức khỏe, hỗ trợ đi lại hoặc các chương trình đào tạo bổ sung.
- Cơ hội việc làm: Trong quá trình thực tập, bạn sẽ có cơ hội để chứng minh năng lực của bản thân. Qua đó, bạn có thể được nhận vào vị trí chính thức sau khi kết thúc kỳ thực tập.
Sinh viên tài chính nên thực tập ở đâu?
Sinh viên tài chính có nhiều lựa chọn khi quyết định nơi để thực tập. Dưới đây là một vài tổ chức, doanh nghiệp bạn có thể lựa chọn khi đi thực tập.
Thực tập tại ngân hàng, công ty tài chính
Nhu cầu tuyển dụng thực tập sinh tài chính ngân hàng và công ty tài chính ngày càng tăng cao. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần những tài năng trẻ, năng động và có khả năng thích nghi với sự biến đổi trong ngành.
Với nhu cầu ngày càng cao này, sinh viên tài chính có cơ hội tìm kiếm những cơ hội thực tập hấp dẫn và thú vị tại ngân hàng và công ty tài chính. Điều quan trọng là bạn nắm vững kiến thức cơ bản và khả năng sử dụng công nghệ, cùng với tinh thần học hỏi và cam kết trong việc phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính. Thực tập tại ngân hàng và công ty tài chính là cơ hội tuyệt vời để xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai và thành công trong lĩnh vực này.
Hiện nay, sinh viên ngành tài chính khi thực tập tại ngân hàng hoặc công ty tài chính có thể làm việc ở các vị trí như: thực tập nhân viên tín dụng, thực tập sinh tư vấn đầu tư, thực tập sinh phân tích tài chính, thực tập sinh làm hồ sơ vay vốn, v.vv..

>>> Xem thêm: Nhân viên tín dụng là gì? Khác với nhân viên tín dụng ngân hàng như thế nào?
Thực tập tại doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một trong những lựa chọn mà sinh viên tài chính có thể nghĩ đến khi tìm nơi thực tập. Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đều cần nhân viên quản lý tài chính, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại. Khi đi thực tập tại doanh nghiệp, bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí như tư vấn tài chính cho doanh nghiệp, tư vấn tài chính hoặc quản lý tài chính.
Thực tập sinh tài chính doanh nghiệp sẽ giúp bạn kết nối với các chuyên gia, nhà quản lý và đồng nghiệp trong cùng lĩnh vực, mở ra cơ hội việc làm và tạo lối đi cho sự nghiệp sau này. Đồng thời, quá trình thực tập tại doanh nghiệp cũng giúp bạn định hình và lựa chọn đúng con đường phát triển sự nghiệp, từ đó thúc đẩy sự thành công và tiến bộ trong tương lai.
>>> Tạo CV chuyên nghiệp để ứng tuyển vào việc làm tốt, lương cao!

Thực tập tại công ty chứng khoán
Thực tập tại công ty chứng khoán mang đến cho sinh viên nhiều cơ hội học hỏi và trải nghiệm thực tế trong lĩnh vực tài chính. Nhờ vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, bạn có thể nắm bắt kiến thức về thị trường tài chính, các loại tài sản và cơ chế giao dịch.
Điều quan trọng là thực tập tại công ty chứng khoán giúp bạn phát triển kỹ năng giao dịch, quản lý danh mục đầu tư và đánh giá rủi ro. Những kỹ năng này rất quan trọng trong việc định hình sự nghiệp trong ngành chứng khoán và tài chính.
Khi thực tập tại công ty chứng khoán, bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí như: thực tập sinh tư vấn tài chính, thực tập sinh quản lý rủi ro, giao dịch viên, v.vv..

>>> Xem thêm: Chuyên viên tư vấn tài chính là gì? 6 kỹ năng cần có của một chuyên viên tư vấn tài chính
Thực tập tại công ty kiểm toán, quỹ đầu tư
Thực tập tại công ty kiểm toán và quỹ đầu tư là cơ hội đáng trân quý mà sinh viên tài chính không nên bỏ qua. Khi tham gia vào những công ty này, sinh viên sẽ có chìa khóa mở ra thế giới thực tế của lĩnh vực tài chính. Từ những kiến thức lý thuyết đã học, bạn có cơ hội tiếp cận và áp dụng vào các hoạt động kiểm toán hoặc phân tích đầu tư chi tiết trong quỹ đầu tư.
Thực tập tại những tổ chức này không chỉ giúp bạn phát triển những kỹ năng chuyên môn như phân tích tài chính, quản lý rủi ro và định hình chiến lược đầu tư, mà còn hỗ trợ bạn trong việc xây dựng các kỹ năng mềm quan trọng như giao tiếp, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề.

Thực tập tại cục thuế, hải quan
Nhu cầu thực tập tại chi cục thuế và hải quan đang trở thành xu hướng đối với sinh viên các ngành liên quan đến kế toán, tài chính và hải quan. Tham gia thực tập tại những cơ quan này, sinh viên có cơ hội tiếp cận môi trường làm việc thực tế và trải nghiệm các hoạt động liên quan đến thuế và hải quan.
Thực tập tại cục thuế và hải quan giúp sinh viên hiểu rõ hơn về hệ thống thuế và các quy trình hải quan, từ đó làm cho kiến thức học đường trở nên thực tế và hiệu quả hơn. Điều này đặc biệt hữu ích khi sinh viên áp dụng kiến thức vào việc xử lý dữ liệu, phân tích thông tin tài chính và thực hiện các quy trình hải quan.
Hy vọng những thông tin được cập nhật trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí thực tập sinh tài chính. Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng thực tập sinh tài chính rất cao, từ các doanh nghiệp tư nhân đến cơ quan nhà nước. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm thực tập sinh tài chính, bạn có thể truy cập ngay TopCV. Hàng ngàn cơ hội thực tập hấp dẫn đến từ các ngân hàng, công ty tài chính đang chờ đón bạn. Ngoài ra đừng bỏ qua công cụ tạo CV online miễn phí để chuẩn bị một bản CV chuyên nghiệp gửi đến nhà tuyển dụng khi apply vị trí thực tập sinh.