Để có thể cải tiến được tình hình kinh doanh, giúp đạt được sự phát triển vượt bậc về doanh thu, các doanh nghiệp cần nâng cấp các tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh. Sau đây là 9 tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh để nhà tuyển dụng nên sử dụng để đánh giá hiệu quả và thái độ là việc của nhân viên:
Tăng trưởng doanh thu hàng tháng
Đây là chỉ số được sử dụng để đo lường doanh số bán hàng của nhân viên kinh doanh có chiều hướng tăng hay giảm so với cùng kỳ tháng trước. Thông thường, các doanh nghiệp áp dụng mô hình SaaS để đo lường doanh số bán hàng theo năm. Tuy đây cũng là một chỉ số khá quan trọng, nhưng thường chên lệnh với ước tính của doanh nghiệp khá nhiều.
Do đó, thực hiện đánh giá theo từng tháng sẽ giúp cho người quản lý bộ phận kinh doanh nắm được doanh số của nhân viên đó đang có chiều hướng như thế nào. Quản lý kinh doanh sẽ đưa ra được những chiến lược để đẩy doanh số tốt hơn.
>> Xem thêm: Có nên ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh?
Tỷ suất lợi nhuận trung bình
Đây là tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh dựa trên loại sản phẩm, dịch vụ mà họ đang bán hàng. Đây là chỉ số tương đối quan trọng đối với các doanh nghiệp nếu là đơn vị cung cấp nhiều gói dịch vụ, sản phẩm đa dạng. Tiêu chí này cũng giúp cho nhân viên kinh doanh được linh hoạt hơn trong việc định giá sản phẩm.
Số đơn hàng hàng tháng
Đây là tiêu chí được xác định dựa trên số hợp đồng, số đơn hàng được ký kết hàng tháng. Tiêu chí này có thể chia thành nhiều loại tùy vào từng doanh nghiệp như số lượng đơn hàng theo mỗi nhân viên, số lượng đơn hàng theo khu vực.
Chỉ số này sẽ có vai trò thúc đẩy các nhân viên kinh doanh luôn thanh đổi theo thời đại, đặc biệt rất hữu hiệu với các đơn vị kinh doanh dịch vụ/sản phẩm theo SaaS.
Cơ hội bán hàng
Tiêu chí này sẽ giúp cho các nhân viên kinh doanh có thể sắp xếp, ưu tiên những cơ hội bán hàng tiềm năng hơn. Để có thể đánh giá dựa trên tiêu chí này, người đánh giá sẽ cần phải thu thập khá nhiều thông tin từ dữ liệu khách hàng cũng như từ những báo cáo, kế hoạch làm việc của nhân viên Sales.
>> Có thể bạn quan tâm: Bỏ túi kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên kinh doanh cực “xịn”
Doanh thu mục tiêu
Đây là tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh dựa theo doanh số thu về trong một khoảng thời gian nhất định của cả bộ phận kinh doanh. Điều này sẽ giúp cải thiện được hiệu suất làm việc của các nhân viên trong bộ phận đó.
Để đánh giá được tiêu chí này, các doanh nghiệp sẽ cần có một khung tham chiếu về mục tiêu chính xác. Bởi nếu mục tiêu quá cao sẽ khiến cho nhân viên kinh doanh bị áp lực, nản chí hoặc nếu mục tiêu quá thấp cũng có thể khiến nhân viên kinh doanh không có động lực để làm việc.
Tỷ lệ chốt đơn hàng
Tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh theo chỉ số này được xác định là chỉ số giữa số đơn hàng mà nhân viên sales đã chăm sóc, lập báo giá,… với số đơn hàng thành công thực tế. Tiêu chí này tương đối hữu ích trong việc có thể xác định được thời gian mà một nhân viên sales cần thiết để hoàn thành một đơn hàng.
Tỷ lệ chốt cao, điều này có thể hiểu rằng có nhiều đơn hàng được báo giá, chăm sóc nhưng ít đơn hàng thành công, có nghĩa hoạt động sales đang chưa được tối ưu. Từ việc theo dõi tỷ lệ chốt, quản lý kinh doanh sẽ có thể đưa ra các biện pháp điều chỉnh để tối ưu được quá trình sale.
Giá trị mỗi đơn hàng trung bình
Đây là tiêu chí được sử dụng để đo lường về giá trị trung bình thu về cho mỗi đơn hàng thành công. Từ chỉ số này, nhân viên kinh doanh có thể xác định được về giá trị định lượng của mỗi đơn hàng tiềm năng.
Tuy nhiên, khi sử dụng tiêu chí này, nhân viên kinh doanh sẽ cần phải kết hợp với các chỉ số khác ở mô hình định giá để có thể tính ra được số tiền chính xác hơn.
>>>Xem thêm: TOP những câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh phổ biến nhất
Tỉ lệ cuộc gọi hàng tháng/email hàng tháng
Đây là chỉ số được sử dụng nhiều để làm tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh không chính thức của làm việc theo hình thức part time cộng tác viên. Chỉ số này sẽ liên quan đến tổng số lượng cuộc gọi hoặc email cần thiết mà mỗi nhân viên kinh doanh part time hoặc cộng tác viên có thể tiếp cận nền với những khách hàng tiềm năng.
Chỉ số này cũng có thể được chia nhỏ thành các chỉ số khác như số cuộc gọi được nhấc máy, số cuộc gọi được gọi đi, số thời lượng mỗi cuộc gọi hoặc số email được mở,...
Tỉ lệ đơn hàng thành công/khách hàng tiềm năng
Tiêu chí này được xem xét bởi tỷ số giữa các hợp đồng hoặc đơn hàng thành công với số lượng lead mà các bạn nhân viên kinh doanh có. Sau những khoảng thời gian nhất định, quản lý bộ phận kinh doanh hoặc nhân viên kinh doanh sẽ rà soát loài quá trình làm việc.
Từ chỉ số này, có thể xác định được những leads nào chất lượng, hình thức trao đổi nào phù hợp với với nhóm khách hàng tiềm năng, thông điệp nào phù hợp với họ,...
Chi phí trung bình
Đây là tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh sẽ giúp giải đáp được câu hỏi doanh nghiệp cần chi bao nhiêu tiền để có thể đưa về được một data khách hàng tiềm năng.
Chỉ số này cũng sẽ có những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các chỉ số khác ví dụ như tỷ suất lợi nhuận, doanh thu hàng tháng,...
Tạm kết
Trên đây là bộ tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể áp dụng một cách khá dễ dàng. Ngoài những tiêu chí được TopCV nêu ra ở trên bạn cũng có thể áp dụng các tiêu chí khác như tỷ lệ giữ chân khách hàng, tỷ lệ hủy đơn hàng, độ dài hoặc độ lớn trung bình của đơn hàng, doanh số thực tế dựa theo cách thức liên lạc với khách hàng, giá trị vòng đời khách hàng,..
Tìm việc làm Nhân viên kinh doanh hấp dẫn tại TopCV:
>> Tạo CV chuẩn, độc, lạ tại TopCV để ứng tuyển những công việc hấp dẫn
Nguồn ảnh: Sưu tầm