Chuyên viên quan hệ khách hàng là người thực hiện duy trì, củng cố và phát triển mối quan hệ với khách hàng, đây là vị trí quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp. Vì thế, đây là vị trí có mức độ cạnh tranh cao giữa các ứng viên. Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, tăng khả năng trúng tuyển thì bạn cần chuẩn bị một bản CV chuyên nghiệp. Hãy theo dõi hướng dẫn viết CV Chuyên viên quan hệ khách hàng chuẩn, ấn tượng cùng TopCV ngay trong bài viết này nhé!
Cấu trúc chuẩn của CV tìm việc Chuyên viên quan hệ khách hàng
CV là yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá bước đầu về năng lực, kinh nghiệm của ứng viên. Vì thế, dưới đây là cấu trúc chuẩn của một bản CV Chuyên viên quan hệ khách hàng để bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng:
Về cấu trúc:
- Trình bày nội dung đầy đủ, súc tích trong 1 - 2 trang.
- Ưu tiên sử dụng các font chữ cơ bản như Arial, Calibri, Quicksand, Time News Roman.
- Các mốc thời gian trong CV nên sắp xếp theo thứ tự từ gần nhất đến xa nhất.
- Luôn luôn gửi CV ở định dạng PDF cho nhà tuyển dụng để tránh bị lỗi định dạng.
Về nội dung:
- Header: Bao gồm họ tên và tên vị trí mà bạn muốn ứng tuyển.
- Thông tin cá nhân: Bao gồm các thông tin cơ bản về ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc, email, mạng xã hội, v.vv..
- Mục tiêu nghề nghiệp: Là mục tiêu, định hướng nghề nghiệp của bạn trong tương lai, độ dài giới hạn trong khoảng 3 - 5 câu. Phần này bạn nên nêu những đặc điểm, kinh nghiệm và mục tiêu mà bạn hướng đến phù hợp với vị trí Chuyên viên quan hệ khách hàng.
- Kinh nghiệm làm việc: Mô tả các công việc bạn đã làm trước đó, bao gồm tên công ty, vị trí, thời gian gắn bó với công ty đó, các công việc chính, v.vv.. Ưu tiên liệt kê các công việc liên quan đến quan hệ khách hàng hoặc chăm sóc khách hàng.
- Học vấn: Mô tả ngắn gọn về quá trình đào tạo, học vấn cũng như là các chứng chỉ liên quan đến vị trí Chuyên viên quan hệ khách hàng.
- Kỹ năng: Liệt kê các kỹ năng mà bạn đang sở hữu, ưu tiên các kỹ năng quan trực tiếp đến vị trí đang ứng tuyển.
- Thông tin khác: Bạn có thể bổ sung những thông tin khác để giúp CV của bạn được nổi bật hơn như: Giải thưởng, Chứng chỉ/Chứng nhận, Người tham chiếu, Sở thích cá nhân, v.vv..
Một tips nho nhỏ để bạn tăng khả năng trúng tuyển vòng CV chính là sử dụng kỹ thuật Keywords và Buzzwords. Keywords là những danh từ, thuật ngữ liên quan đến công việc. Còn Buzzwords là những danh từ, thuật ngữ liên quan đến công ty hoặc lĩnh vực công ty đó đang hoạt động. Bạn sẽ chọn lọc những thuật ngữ Keywords và Buzzwords để xen kẽ vào trong CV Chuyên viên quan hệ khách hàng.
Bởi hàng ngày nhà tuyển dụng có thể đọc đến hàng trăm CV, lúc này họ sẽ lọc CV theo từ khóa. Khi đó, CV của bạn có điểm tương đồng với mô tả công việc, định hướng của doanh nghiệp thì cơ hội trúng tuyển sẽ cao hơn.
Hiện nay, TopCV đang có hàng trăm cơ hội việc làm khác nhau với mức lương hấp dẫn, uy tín. Truy cập TopCV để ứng tuyển ngay!
|

Hướng dẫn viết CV Chuyên viên quan hệ khách hàng chuẩn, ấn tượng
Cách viết phần thông tin cá nhân
Mục đầu tiên không thể thiếu trong CV xin việc chính là giới thiệu bản thân. Ở phần này, bạn cần giới thiệu các thông tin cơ bản để nhà tuyển dụng biết bạn là ai, ngoài ra hãy đảm bảo các thông tin chính xác để nhà tuyển dụng liên hệ cho với bạn khi ứng tuyển. Phần thông tin cá nhân trong CV Chuyên viên quan hệ khách hàng bao gồm:
- Họ và tên
- Ngày tháng năm sinh
- Số điện thoại
- Địa chỉ liên lạc
Lưu ý:
Đối với CV xin việc Chuyên viên quan hệ khách hàng thì bạn nên lựa chọn ảnh đại diện rõ mặt với trang phục lịch sự, chỉn chu. Hạn chế các ảnh có filter hoặc ảnh góc nghiêng bởi điều này thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của bạn.
Nên sử dụng địa chỉ email gắn liền với tên, công việc hoặc thông tin của bạn như nguyenthia@gmail.com, tránh sử dụng các địa chỉ email cobengocngech123@gmail.com.
Ví dụ:
|
>>> Xem thêm: Chuyên viên quan hệ khách hàng là gì? Lương có cao không?

Cách viết phần mục tiêu nghề nghiệp
Chuyên viên quan hệ khách hàng gồm hai nhánh chính là: Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân và Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù ở vị trí nào thì mục tiêu nghề nghiệp trong CV cũng nên được viết cô đọng với các điểm nhấn trong kinh nghiệm (số liệu, thành tích) và định hướng ngắn hạn, dài hạn của bạn trong tương lai. Với phần này, bạn nên trình bày ngắn gọn trong 3 - 5 dòng.
Khi viết mục tiêu nghề nghiệp cho CV Chuyên viên quan hệ khách hàng thì bạn cần đảm bảo ít nhất ba ý:
- Background của bạn như thế nào? (Bạn học ngành gì, có kinh nghiệm trong lĩnh vực gì, bao nhiêu năm?)
- Một vài kỹ năng thế mạnh của bạn liên quan đến vị trí Chuyên viên quan hệ khách hàng.
- Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3 - 5 năm tới là gì?
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho thực tập sinh quan hệ khách hàng:
Là một sinh viên mới tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính Ngân hàng trường Đại học Thương Mại. Với sự nhiệt huyết, tinh thần cầu tiến và khả năng giao tiếp tốt, tôi hy vọng có thể học hỏi, đóng góp tích cực vào sự thành công của Quý công ty tại vị trí thực tập sinh Quan hệ khách hàng. Trong 2 năm tới, mục tiêu của tôi là trở thành Chuyên viên quan hệ khách hàng, giúp công ty xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. |
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp:
Là Chuyên viên quan hệ khách hàng với 4 năm kinh nghiệm trong ngành, tôi mong muốn ứng tuyển vào vị trí Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại Công ty X. Tại công ty cũ, tôi đã đã quản lý danh sách 200+ khách hàng doanh nghiệp, doanh số cá nhân tăng 30% mỗi năm. Mục tiêu của tôi trong 3 năm tới là trở thành Trưởng phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp, có thể áp dụng, phát triển kỹ năng hiện tại để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường mối quan hệ lâu dài với khách hàng. |
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho nhân viên quan hệ khách hàng cá nhân (ứng viên ít kinh nghiệm):
Là Chuyên viên quan hệ khách hàng đã có 1 năm làm việc trong ngành Tài chính, tôi mong muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên Quan hệ khách hàng tại Quý công ty. Tôi tự tin rằng với khả năng giao tiếp tốt, các mối quan hệ rộng cùng kỹ năng bản thân đã tích lũy được sẽ giúp Quý công ty mở rộng mạng lưới khách hàng, đóng góp tích cực vào việc duy trì mối quan hệ với khách hàng. Trong 2 năm tới, tôi kỳ vọng trở thành Trưởng phòng quan hệ khách hàng, góp phần vào sự thành công và phát triển bền vững của công ty. |
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho chuyên viên quan hệ khách hàng (ứng viên giàu kinh nghiệm):
Tôi là Chuyên viên quan hệ khách hàng với hơn 5 năm kinh nghiệm trong ngành, trong đó có 2 năm giữ vai trò là Chuyên viên, tôi mong muốn ứng tuyển vào vị trí Chuyên viên quan hệ khách hàng tại Công ty X để phát triển, ứng dụng các kỹ năng của mình. Trong quá trình làm việc, tôi đã xây dựng thành công mối quan hệ với hơn 250+ khách hàng, doanh thu cá nhân quý tăng 20%. Trong 3 năm tới, tôi kỳ vọng trở thành Trưởng nhóm quan hệ khách hàng, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển mối quan hệ khách hàng của Quý công ty. |
Cách viết phần trình độ học vấn
Trình độ học vấn là phần quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá về năng lực chuyên môn của bạn. Đối với vị trí Chuyên viên quan hệ khách hàng thì nhà tuyển dụng ưu tiên các ứng viên tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, Kế toán, Kinh tế, v.vv.. Tuy nhiên, đây chỉ là yếu tố ưu tiên nên nếu bạn học chuyên ngành khác thì cũng đừng quá lo lắng nhé!
Ở phần trình độ học vấn, bạn cần liệt kê những nội dung sau:
- Tên trường, chuyên ngành, niên khóa.
- Kinh nghiệm ngoại khóa/dự án nghiên cứu đã tham gia (đối với các CV thực tập sinh hoặc các bạn chưa có kinh nghiệm).
- Điểm GPA nếu cao (đạt giỏi hoặc xuất sắc), còn nếu GPA trung bình thì bạn không cần thiết ghi vào.
Ví dụ về trình bày trình độ học vấn trong CV Chuyên viên quan hệ khách hàng:
|

Cách viết phần kinh nghiệm làm việc
Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên chính kinh nghiệm thực chiến. Vì thế, bạn hãy cố gắng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng những công việc, thành tích nổi bật mà bạn đã đạt được ở công ty cũ.
Dưới đây là những lưu ý khi trình bày kinh nghiệm làm việc trong CV Chuyên viên quan hệ khách hàng mà bạn nên biết:
- Trình bày các công việc theo thứ tự từ gần đến xa để nhà tuyển dụng dễ dàng theo dõi.
- Các thông tin bao gồm tên công ty/tổ chức, vị trí công việc, thời gian làm việc và mô tả công việc chính của bạn ở công ty.
- Bổ sung các số liệu cụ thể về kết quả bạn đã đạt được tại công ty cũ. Ví dụ như mức độ hài lòng của khách hàng đạt 85% (dựa trên khảo sát 500 khách hàng), tỷ lệ giữ chân khách hàng là 80%, v.vv..
Ngoài ra, đối với vị trí Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp thường yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm quản lý khách hàng cao cấp trước khi chuyển sang quản lý khách hàng doanh nghiệp. Vì thế, để ứng tuyển vị trí này, bạn cần có khá nhiều kinh nghiệm trước đó.
Ví dụ về trình bày kinh nghiệm làm việc trong CV Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân:
Công ty ABC 12/2022 - 6/2024 Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân
Công ty X 1/2022 - 12/2022 Nhân viên quan hệ khách hàng
|
Ví dụ về trình bày kinh nghiệm làm việc trong CV Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp:
Công ty X 12/2023 - 6/2024 Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp
Công ty ABC 1/2022 - 12/2023 Chuyên viên quan hệ khách hàng cao cấp
Công ty ABC 5/2021 - 1/2022 Nhân viên quan hệ khách hàng
|
>>> Đọc ngay: Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV cực hay cho ứng viên
Cách viết phần kỹ năng
Bên cạnh kinh nghiệm làm việc thì kỹ năng sẽ giúp bạn thể hiện được năng lực, đồng thời giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ phù hợp của bạn đối với vị trí Chuyên viên quan hệ khách hàng.
Đối với CV Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân cũng như là CV Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp thường sẽ yêu cầu những kỹ năng sau:
- Sử dụng các công cụ hỗ trợ công việc: Sử dụng các công cụ như Word, Excel và phần mềm quản lý thông tin khách hàng (CRM), hệ thống hỗ trợ khách hàng (Customer Support Systems) nhằm tối ưu quá trình tư vấn và chăm sóc khách hàng.
- Có kiến thức về các sản phẩm ngân hàng, tài chính: Chuyên viên tư vấn khách hàng thường làm việc tại ngân hàng, công ty bảo hiểm hoặc công ty tài chính. Vì thế, đòi hỏi bạn có kiến thức cơ bản về các sản phẩm tài chính để tư vấn đến khách hàng hiệu quả nhất.
- Kỹ năng giao tiếp: Giúp Chuyên viên tư vấn khách hàng phải làm việc với khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp. Vì thế, kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn truyền đạt thông tin, thuyết phục khách hàng và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng.
- Kỹ năng ngoại ngữ: Đây là kỹ năng quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao, đặc biệt trong các doanh nghiệp đa quốc gia hoặc doanh nghiệp có khách hàng là người nước ngoài. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng thường chỉ yêu cầu về kỹ năng nghe, nói tiếng Anh tốt.
- Kỹ năng xử lý tình huống: Nhanh chóng xử lý các tình huống khi bất đồng hoặc nhận được các lời phàn nàn, thắc mắc của khách hàng, hạn chế gây ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp.
- Kỹ năng phân tích, nghiên cứu báo cáo: Phân tích dữ liệu từ khách hàng, thị trường để đưa ra các chiến lược phục vụ khách hàng hiệu quả hơn, cá nhân hóa cho từng nhóm đối tượng.
Cập nhật ngay TOP việc làm Chuyên viên quan hệ khách hàng uy tín, lương cao đang được tuyển dụng trên TopCV ngay!
|

Cách viết các phần bổ sung
Ngoài những phần cơ bản trong CV Chuyên viên quan hệ khách hàng ở trên thì bạn có thể bổ sung thêm các thông tin khác để tăng giá trị, giúp hồ sơ xin việc của bạn được nổi bật hơn. Các phần bạn nên bổ sung như các Dự án cá nhân, Giải thưởng, Người tham chiếu,...
Tuy nhiên, bạn nên chọn lọc các thông tin sao cho phù hợp với vị trí Chuyên viên quan hệ khách hàng mà mình đang ứng tuyển nhé!
Ví dụ về trình bày các phần bổ sung trong CV Chuyên viên quan hệ khách hàng:
Giải thưởng: Chuyên viên quan hệ khách hàng xuất sắc quý II/2024 tại Ngân hàng B Người tham chiếu:
|
>>> Click ngay: 15 câu hỏi phỏng vấn chuyên viên quan hệ khách hàng thông dụng nhất hiện nay
Mẫu CV Chuyên viên quan hệ khách hàng chuyên nghiệp
Dưới đây là mẫu CV Chuyên viên quan hệ khách hàng mà TopCV gợi ý đến bạn, bạn có thể tham khảo mẫu CV để tự tạo cho mình một bản CV chuyên nghiệp, tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé!

Phía trên là toàn bộ hướng dẫn cách viết CV Chuyên viên quan hệ khách hàng mà TopCV muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được mẫu CV chuyên nghiệp gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Ngoài ra, TopCV cũng đang có rất nhiều cơ hội việc làm uy tín với mức lương hấp dẫn, truy cập TopCV ngay để ứng tuyển nhé!